intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp tại Công ty than Nam Mẫu - Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam - VINACOMIN

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

107
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp tại Công ty than Nam Mẫu - Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam - VINACOMIN" là hoàn thiện công tác quản trị tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Nam Mẫu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp tại Công ty than Nam Mẫu - Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam - VINACOMIN

  1. i LỜI CAM ĐOAN Đề tài luận văn “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp tại Công ty than Nam Mẫu - Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam - VINACOMIN” là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả dưới sự hướng dẫn của TS: Trần Văn Lâm. Các tài liệu, số liệu mà tác giả sử dụng đều có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, đúng quy định. Kết quả nghiên cứu luận văn của tác giả chưa được công bố trên bất kỳ ấn phẩm, công trình nghiên cứu nào. Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai xin được chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả Lê Minh Tiến
  2. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... ......vi DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ........................................................................................... viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ....................................... ix LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .... 8 1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp ....................................................... 8 1.2. Khái niệm về quản trị tài chính doanh nghiệp ........................................... 8 1.3. Nội dung về chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp .............................. 9 1.3.1. Khái niệm chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp ............................ 9 1.3.2. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp ....................................................................................... 10 1.3.2.1. Môi trường quốc tế và khu vực ................................................ 10 1.3.2.2. Môi trường chính trị, pháp luật ................................................ 10 1.3.2.3. Môi trường văn hóa, xã hội .................................................... 10 1.3.2.4. Môi trường kinh tế ............................................................... 11 1.3.2.5. Môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng........................................ 11 1.3.2.6. Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ .................................... 12 1.3.2.7. Môi trường ngành nghề ......................................................... 12 1.3.3. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng chất lượng hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp, mô hình tổ chức bộ máy quản trị ..................................................... 13 1.3.3.1. Nhiệm vụ của bộ máy quản trị doanh nghiệp ............................... 13 1.3.3.2. Lao động tiền lương ............................................................. 13 1.3.3.3. Tình hình tài chính doanh nghiệp ............................................. 14 1.3.3.4. Đặc tính của sản phẩm và công tác tiêu thụ sản phẩm .................... 14 1.3.3.5. Nguyên vật liệu và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu ........... 15 1.3.3.6. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ...... 15 1.3.3.7. Môi trường làm việc trong doanh nghiệp .................................... 15 1.3.4. Nội dung chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp ........................... 16 1.3.4.1. Tham gia xây dựng, đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch................................................................................................. 16 1.3.4.2. Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp ............................................................... 17 1.3.4.3. Tổ chức sử dụng tốt vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp ............................................ 17
  3. iii 1.3.4.4. Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp .................................................................................. 18 1.3.4.5. Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích hoạt động tài chính ............ 18 1.4. Mục tiêu và đặc điểm của quản trị Doanh nghiệp ...................................... 19 1.4.1. Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp..................................... 19 1.4.2. Đặc điểm của quản trị tài chính doanh nghiệp.................................... 19 1.5. Chức năng của quản trị tài chính của Doanh nghiệp ................................... 20 1.5.1. Hoạch định chính sách tài chính .................................................... 20 1.5.1.1. Mục tiêu của hoạch định tài chính ............................................ 21 1.5.1.2. Các kế hoạch tài chính........................................................... 21 1.5.1.3. Các phương pháp lập kế hoạch tài chính..................................... 21 1.5.1.4. Các quyết định tài chính ......................................................... 22 1.5.2. Kiểm soát tài chính ..................................................................... 22 1.5.2.1. Nội dung khảo sát tài chính ..................................................... 22 1.5.2.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp ........................ 24 1.5.2.3. Các tỷ số tài chính quan trọng trong việc thể hiện và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp ......................................................... 24 1.6. Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp ........... 31 1.6.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính của Vodaphone ................................... 31 1.6.2. Regina Miracle Internatinonal Holdings Ltd (Hồng Kông) ..................... 32 1.6.3. Kinh nghiệm quản trị tài chính Công ty điện lực Phú Yên ...................... 33 1.6.4. Bài học rút ra từ một số kinh nghiệm trên ......................................... 35 Kết luận chương 1 ............................................................................. 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY THAN NAM MẪU – TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM – VINACOMIN ................ 37 2.1. Khái quát chung về Công ty than Nam Mẫu – Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam – Vinacomin ............................................................ 37 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty than Nam Mẫu ............... 37 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ................................................... 39 2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty than Nam Mẫu ........... 39 2.1.4. Các quy chế hoạt động ................................................................ 40 2.1.5. Tình hình hoạt động của Công ty than Nam Mẫu................................. 42 2.2. Thực trạng hoạt động quản trị tài chính của Công ty than Nam Mẫu – TKV ..... 43 2.2.1. Đánh giá tình hình Tài chính của Công ty ..................................................... 43 2.2.2. Các quy chế hoạt động quản trị tài chính....................................................... 44 2.2.2.1. Bảo toàn vốn ............................................................................................ 44 2.2.2.2. Công ty quản lý và sử dụng TSCĐ .......................................................... 45 2.2.2.3. Công tác huy động và sử dụng vốn vay ................................................... 47
  4. iv 2.2.2.4. Công tác quản lý công nợ ........................................................................ 49 2.2.2.5. Về quản lý doanh thu và chi phí .............................................................. 51 2.2.2.6. Về lợi nhuận và phân phối lợi nhận ........................................................ 52 2.2.2.7. Các quyền và trách nhiệm khác trong lĩnh vực tài chính theo các quy định, quy chế quản lý nội bộ của TKV, Điều lệ tổ chức và hoạt động của TKV và quy định của pháp luật .................................................................................... 52 2.2.3. Tổ chức thực hiện chức năng quản trị tài chính tại Công ty than Nam Mẫu . 53 2.2.4. Thực trạng công tác kế hoạch hóa tài chính và các dự báo tài chính ............ 55 2.2.5. Tình hình thực hiện một số quy định tài chính chủ yếu tại Công ty than Nam Mẫu................................................................................................................... 59 2.2.6. Thực trạng công tác kiểm soát tài chính tại công ty than Nam Mẫu ............. 61 2.2.6.1. Phân tích tình hình công nợ ................................................................... 62 2.2.6.2. Phân tích khả năng thanh toán ............................................................... 64 2.2.6.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh ................................................................ 67 2.2.6.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ........................................... 69 2.2.6.5. Phân tích rủi ro tài chính ........................................................................ 71 2.3. Đánh giá chung hoạt động quản trị tài chính tại Công ty than Nam Mẫu – Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam – Vinacomin .................................... 73 2.3.1. Thành tựu ........................................................................................................ 73 2.3.2. Hạn chế ........................................................................................................... 74 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................... 77 Kết luận chương 2 .................................................................................................... 80 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY THAN NAM MẪU-TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM VINACOMIN .............................................................................................................. 81 3.1. Định hướng phát triển của Công ty than Nam Mẫu ............................................... 81 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị tài chính tại Công ty than Nam Mẫu ....................................................................................................................... 83 3.2.1. Giải pháp về tổ chức hoạt động quản trị tài chính tại Công ty ...................... 83 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư .............................................................. 87 3.2.3. Tái cấu trúc nguồn vốn ................................................................................... 89 3.2.4. Lựa chọn hình thức phân phối lợi nhuận ....................................................... 93 3.2.5. Áp dụng công nghệ trong quản trị tài chính tại Công ty than Nam Mẫu ..... 94 3.2.6. Giải pháp lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp .................................... 96 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp .......................................................................... 98 3.3.1. Về phía Chính phủ, Bộ Công Thương............................................................. 99 3.3.2. Về phía Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam ....................... 99 3.4. Các yếu tố tác động và dự báo trong dài hạn ......................................................... 99 Kết luận chương 3 .................................................................................................. 102
  5. v KẾT LUẬN ................................................................................................................ 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 104
  6. vi DANH MỤC VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CMCN Cách mạng công nghiệp CT Công ty DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DT Doanh thu HĐTV Hội đồng thành viên LN Lợi nhuận LNST Lợi nhuận sau thuế NĐ-CP Nghị định – Chính phủ PC Phú Yên Công ty điện lực Phú Yên QTTC Quản trị tài chính SXKD Sản xuất kinh doanh TCDN Tài chính doanh nghiệp TC-KD Tài chính kinh doanh TKV Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động VCĐ Vốn cố định VCSH Vốn chủ sở hữu VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Nội dung Trang Bảng chỉ tiêu đánh giá tài chính năm 2018 củaCông ty than 43 Bảng 2.1. Nam Mẫu Vốn Công ty than Nam Mẫu bảo toàn qua các năm 2016- Bảng 2.2. 45 2018 Bảng 2.3. Công ty quản lý và sử dụng tài sản cố định 45 Bảng 2.4. Quản lý công nợ qua các năm 49 Bảng doanh thu và chi phí Công ty than Nam Mẫu năm Bảng 2.5. 51 2016-2019 Bảng 2.6. Bảng cân đối kế toán 57 Chỉ tiêu kế hoạch và kết quả HĐSXKD giai đoạn 2016- Bảng 2.7. 58 2018 Bảng 2.8. Bảng các chỉ số về quy định các nguồn vốn năm 2018 61 Phân tích tình hình công nợ Cty than Nam Mẫu giai đoạn Bảng 2.9. 62 2016-2018 Bảng 2.10. Phân tích khả năng thanh toán 64 Bảng 2.11. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 67 Bảng 2.12. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 68 Bảng 2.13. Bảng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 70 Bảng 2.14. Độ lớn đòn bẩy tài chính 71 Mức độ biến động của ROE ứng với các TH cấu trúc vốn Bảng 3.1. 92 khác nhau
  8. viii DANH MỤC CÁC BIỂU STT Nội dung Trang Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 40 Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2016-2018 69 Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng vốn năm 2016-2018 70
  9. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Chương 1, luận văn đi sâu nghiên cứu hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính Doanh nghiệp; quản trị tài chính Doanh nhiệp và hiệu quả sử dụng tài chính Doanh nghiệp. Chương 2, đánh giá thực trạng công tác quản trị tài chính trong Công ty để tìm ra những hạn chế trong quản trị tài chính của Công ty và nắm bắt chất lượng thông tin tài chính, đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng nguồn tài chính Công ty. Xác định được những ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới hoạt động quản trị tài chính của Công ty và đưa ra các giải pháp tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính tại Công ty than Nam Mẫu. Chương 3, đề xuất được một số giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại Công ty than Nam Mẫu. Qua nghiên cứu thực tiễn về công tác quản trị tài chính tại Công ty, cho thấy công tác quản lý điều hành trong thời gian qua đã giúp Công ty có những bước tiến triển và đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, vấn đề quản trị tài chính còn bộc lộ nhiều nhược điểm ảnh hưởng đến chiến lược, mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới. Với những hạn chế còn tồn tại trong việc lập kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng vốn... luận văn đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản trị tài chính với các nội dung chính như: hoàn thiện tổ chức hoạt động quản trị tài chính; xây dựng cơ cấu vốn hợp lý. Các giải pháp tác giả đề xuất tại chương 3 của luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị tài chính tại công ty than Nam mẫu trong giai đoạn tiếp theo.
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công ty Than Nam Mẫu đang là một trong những đơn vị sản xuất hầm lò lớn và hiện đại trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất ngày càng xuống sâu, Công ty Than Nam Mẫu càng gặp không ít khó khăn và thách thức bởi sự thay đổi phức tạp của địa chất, diễn biến phức tạp của khí hậu, những tác động tiêu cực của giá cả thị trường. Đứng trước những khó khăn và thách thức đó, lãnh đạo Công ty đã có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức điều hành sản xuất đạt hiệu quả, đáp ứng được tiến độ sản xuất, phù hợp với điều kiện sản xuất từng đơn vị. Với mục tiêu cơ giới hoá, hiện đại hoá dây chuyền công nghệ trong khai thác than, những năm gần đây Công ty Than Nam Mẫu đã mạnh dạn đầu tư thiết bị, từng bước chuyển đổi công nghệ khai thác nhằm giảm sức lao động cho người công nhân, nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là dự án “Đầu tư công nghệ cơ giới hoá đồng bộ lò chợ khai thác sử dụng dàn chống tự hành kết hợp với máy khấu than”; dự án này được triển khai tại khu vực các lò chợ thuộc vỉa 6, vỉa 6a và vỉa 7 có tổng mức đầu tư trên 260 tỷ đồng; quy mô của dự án là đầu tư mới một lò chợ đồng bộ thiết bị cơ giới hoá khai thác dự kiến công suất từ 350.000 - 500.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, hệ thống vận tải than bằng băng tải với tổng vốn đầu tư gần 350 tỷ đồng, công trình có tổng chiều dài 4,5km, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2019 sẽ góp phần làm giảm chi phí vận chuyển than, tăng năng suất lao động mà còn có tác động tích cực đến môi trường sinh thái. Với mục tiêu “mỏ sạch, mỏ hiện đại”, Công ty Than Nam Mẫu đã đẩy mạnh việc đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào khai thác than hầm lò. Hiện tại, tất cả các lò chợ của Công ty đều áp dụng công nghệ khai thác than hầm lò tiên tiến, trong đó 4 lò chợ sử dụng cột thuỷ lực đơn, 5 lò chợ giá khung và 1 lò chợ cơ giới hoá. Đây là những công nghệ khai thác thân thiện với môi trường vì giảm được đáng kể lượng gỗ làm cột chống lò so với những công nghệ khai thác cũ.
  11. 2 Bên cạnh việc đầu tư cho phát triển công nghệ và trang thiết bị Công ty than Nam Mẫu cũng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu quản trị tài chính, dẫn đến giá thành sản phẩm vẫn còn cao so với các Doanh nghiệp khác và còn lãng phí gây thất thoát nhiều khoản chi phí không đáng có tại Công ty trong thời gian vừa qua. Quản trị tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của Công ty, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn cầu và khu vực, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế còn chậm thì quản trị tài chính là một vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết, bất kỳ ai liên kết, hợp tác với doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi nếu như quản trị tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả, ngược lại, họ sẽ bị thua thiệt khi quản trị tài chính kém hiệu quả. Vấn đề đặt ra ở khâu quản trị tài chính của Công ty cần có sự đổi mới, nhằm tạo ra cho Doanh nghiệp kinh doanh thực sự hiệu quả và thu hút được người lao động gắn bó với Công ty. Chính vì thế tác giả đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp tại Công ty than Nam Mẫu – Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam – Vinacomin” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình để có thể góp phần nhỏ công sức của mình trong việc hoàn thiện công tác quản trị tài chính tại Công ty. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Mục đích nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện công tác quản trị tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Nam Mẫu. 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn các vấn đề về hiệu quả nâng cao chất lượng quản trị tài chính của Công ty than Nam Mẫu, đối tượng nghiên cứu của đề tài là yếu tố về môi trường kinh tế, môi trường về khoa học công nghệ trong chất lượng quản trị tài chính.
  12. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính của Công ty than Nam Mẫu - Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam – Vinacomin trong giai đoạn 2016-2018. Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty than Nam Mẫu - Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam – Vinacomin. Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập trong các năm 2016-2018. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng quản trị tài chính của Công ty than Nam Mẫu. 4. Những đóng góp của luận văn Đóng góp về lý luận: Góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính Doanh nghiệp; quản trị tài chính Doanh nhiệp và hiệu quả sử dụng tài chính Doanh nghiệp. Về đánh giá thực trạng: Phân tích và đánh giá công tác quản trị tài chính trong Doanh nghiệp để tìm ra những điểm mạnh cũng như hạn chế trong phân tích quản trị tài chính chất lượng thông tin tài chính, đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng nguồn tài chính Công ty. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới hoạt động quản lý tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính tại Công ty than Nam Mẫu. Đóng góp về giải pháp: Đề xuất các giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại Công ty than Nam Mẫu. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng; Cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng cũng được vận dụng thông qua quá trình thu thập xử lý số liệu. Quá trình thu thập và phân tích số liệu, cơ sở dữ liệu được so sánh để tìm ra giải pháp tốt nhất phản ánh bản chất của vấn đề nghiên cứu. Thông
  13. 4 qua đó, giảm thiểu các nhận định chủ quan nhằm đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu. 5.2. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Tài liệu cần thu thập gồm: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh qua các năm; Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp qua các năm; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty than Nam Mẫu. 5.3.Phương pháp xử lý số liệu Dữ liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2007. 5.4. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phân tổ - Phương pháp so sánh - Phương pháp đồ thị - Phương pháp chuyên gia 6. Tổng quan về tình hình đề tài nghiên cứu 6.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến luận án Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về chất lượng quản trị tài chính. Chất lượng tài chính được đo lường bằng nhiều thước đo khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, có ba thước đo phổ biến thường được các nhà nghiên cứu sử dụng là: tỷ suất LNST trên doanh thu - ROS (Hart và Ahuja, 1996; Liargovas và Skandalis, 2008); tỷ suất LNST trên tài sản - ROA (Liargovas và Skandalis, 2008; McGuire và các cộng sự, 1988; Russo và Fouts, 1997; Stanwick, 2000; Tarawneh, 2006; Agiomirgiannakis và các cộng sự, 2006) và tỷ suất LNST trên VCSH - ROE (Liargovas và Skandalis, 2008; Konar và Cohen, 2001). Theo Timmons (1994) những công ty thành công có sự đóng góp không nhỏ của kỹ năng và sự sáng tạo của nhà quản lý. Cũng theo Bird (1995) cũng chỉ ra rằng năng lực quản lý tác động mạnh đến chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty. Những công ty thành công là những công ty có những nhà quản lý có năng
  14. 5 lực “cốt lõi” - khả năng kết hợp giữa sự hiểu biết, kinh nghiệm, chuyên môn, kỹ năng để điều hành nhóm quản lý đạt mục tiêu của công ty (Coyne, Hall và Clifford, 1997). Các nghiên cứu ở các nước phát triển đi trước đã chỉ ra 3 chỉ tiêu đo lường chất lượng tài chính phổ biến là (tỷ suất LN trên doanh thu - ROS, tỷ suất LN trên tài sản - ROA và tỷ suất LN trên VCSH - ROE) và các nhân tố (đòn bẩy tài chính, quy mô DN, khả năng thanh toán ngắn hạn và năng lực của nhà quản lý) ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính trong DN. Những nghiên cứu này đã được tiến hành cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm, kết quả nghiên cứu đã áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tác giả sẽ kế thừa nền tảng lý luận này để tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam. 6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án Ngành công nghiệp Than là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, do đó thường xuyên nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, giới DN trong và ngoài nước, giới nghiên cứu khoa học với nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học các cấp nhằm giúp các DN than Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ nhiều năm trước, đã có nhiều công trình, đề tài thực hiện ở trong nước về các vấn đề có liên quan đến nâng cao chất lượng hoạt động của các DN than hoặc về công tác TCDN nói chung ở Việt Nam như: 1. Luận án của tác giả Võ Thị Quý (2003), “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quả trị tài chính của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Hồ Chí Minh. Luận án này đã đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Qua đó, tác giả đã đề cập hoạt động quản trị tài chính trong các doanh nghệp nhà nước sau cổ phần hóa, đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính, nhưng chưa đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng quản trị tài chính trong doanh nghiệp.
  15. 6 2. Luận án của tác giả Quốc Tuấn (2012), “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh, áp dụng cho công ty TNHH một thành viên than Thống Nhất – TKV”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Luận án đề cập vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác than tại Quảng Ninh, áp dụng cho công ty TNHH một thành viên than Thống Nhất trong giai đoạn 2011 - 2015. Luận án đưa ra một số giải pháp cụ thể như: Giải pháp huy động vốn linh hoạt; sử dụng vốn một cách hiệu quả tại công ty than Thống Nhất. 3. Luận án của tác giả Nguyễn Anh Thắng (2008), “A comparison of corprate govermance and firm performance in developing (Viet Nam) and developed (Australia) financial markets”, Luận án tiến sĩ, Victoria University. Luận án này nghiên cứu vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp, đưa ra sự tác động của lý thuyết quản lý, sự khác biệt về quản trị giữa 2 thị trường của 2 nước Úc và Việt Nam. Như vậy, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề hiệu quả sử dụng vốn, hoặc những nội dung thuộc công tác quản trị TCDN của các DN than hay của DN thuộc các ngành khác; hoặc nghiên cứu về chất lượng quản trị TCDN của các DN thuộc các ngành khác; đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng QTTC và giải pháp nâng cao chất lượng QTTC của Công ty than Nam Mẫu. “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp tại Công ty than Nam Mẫu - Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam - VINACOMIN” là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả; vì vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả có tính độc lập, không hoàn toàn trùng lặp với các đề tài, luận án và các công trình nghiên cứu đã công bố trước đó cả về đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn được kết cấu trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan về quản lý tài chính doanh nghiệp
  16. 7 Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị tài chính tại Công ty than Nam Mẫu – Tập đoàn công nghiệp than và Khoáng sản Việt Nam – Vinacomin Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lí tài chính tại doanh nghiệp tại Công ty than Nam Mẫu – Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam – Vinacomin.
  17. 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, chính là quá trình tạo lập và sử dụng các quy tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là phạm trù khách quan gắn bó với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính và luồng chuyển dịch dưới hình thái giá trị của các nguồn lực tài chính phát sinh trong quá trình tìm kiếm, huy động, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. (Nguồn: Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh, Giáo trình TCDN, Nhà xuất bản Tài chính, 2005, tr.25.5) 1.2. Khái niệm về quản trị tài chính Doanh nghiệp Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản trị tài chính do cách tiếp cận khác nhau, có quan điểm cho rằng: Quản trị tài chính là các hoạt động nhằm bố trí các dòng tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp; Quản trị tài chính là một trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Chức năng quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác của quản trị doanh nghiệp như: Chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị Marketing, chức năng quản trị nguồn nhân lực.... Có một khái niệm khác lại định nghĩa: Quản trị tài chính trong công ty là một quá trình quản lý trong đó nhà quản trị tài chính xử lý các thông tin liên quan đến môi trường tài chính và môi trường nội bộ của công ty, giải quyết một cách đúng đắn các mối quan hệ tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra các quyết định tài chính nhằm tối đa hóa giá trị Công ty. Nhưng có quan niệm lại cho rằng: Quản trị tài chính trong Công ty là hoạt động liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra. Qua định nghĩa này có thể thấy quản trị tài chính liên quan
  18. 9 đến ba loại quyết định chính: Quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận làm ra sao cho có lợi nhất cho cổ đông. (Nguồn: Ths. Vũ Quang Kết - TS. Nguyễn Văn Tấn (Quantri.vn) Các khái niệm về quản trị tài chính trình bày ở trên có những quan điểm khác nhau nhưng từ những khái niệm trên ta có thể rút ra: - Quản trị tài chính là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp được hình thành để nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp - Nội dung chủ yếu của hoạt động quản trị tài chính trong công ty là lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. 1.3. Nội dung về chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp 1.3.1. Khái niệm về chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp Chất lượng của Quản trị tài chính là chất lượng của hoạt động lên kế hoạch kinh doanh, kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp với mục tiêu tối đa hóa giá trị của cổ đông, được thể hiện qua kế hoạch hoá tài chính, dự báo tài chính và các tỷ lệ tài chính: Tỷ lệ về khả năng thanh toán: đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ lệ về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Tỷ lệ về khả năng hoạt động: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp. Tỷ lệ về khả năng sinh lãi: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp. Kế hoạch hoá tài chính thiết lập nên các chỉ tiêu hướng dẫn cho các thay đổi của doanh nghiệp.
  19. 10 Sau khi phân tích các nội dung trên nhà quản trị đưa ra các quyết định đầu tư cho DN một cách chính xác nhất, tránh được rủi ro cao trong quá trình đầu tư. Các quyết định quản trị DN đều dựa trên cơ sở những đánh giá về mặt tài chính của hoạt động quản trị TCDN với mục tiêu quan trọng nhất là nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của DN. 1.3.2. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp 1.3.2.1. Môi trường quốc tế và khu vực Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới... ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Do vậy mà nó tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế ổn định cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp trong khu vực tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.3.2.2. Môi trường chính trị, pháp luật Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gài, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. 1.3.2.3. Môi trường văn hóa xã hội Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa
  20. 11 chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... nó ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm của các doanh nghiệp. Nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.3.2.4. Môi trường kinh tế Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người... là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại. 1.3.2.5. Môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng Các điều kiện tự nhiên như : các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thời tiết khí hậu,... ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia... ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán... của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2