intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hàng hóa loại hình Sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

28
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận về nhập khẩu hàng hoá để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục hải quan đối với hoạt động này; phân tích thực trạng thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu để tìm ra các ưu điểm, hạn chế hiện nay cũng như các nguyên nhân của các ưu điểm và hạn chế đó.... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hàng hóa loại hình Sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- HỌ TÊN HỌC VIÊN: HOÀNG KIM NGA HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã ngành: 60 34 05 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2012.
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- HỌ TÊN HỌC VIÊN: HOÀNG KIM NGA HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã ngành: 60 34 05 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ. PHAN NGỌC TRUNG TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2012.
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ (Nhận xét của CB hướng dẫn ) Họ và tên học viên : Hoàng Kim Nga Đề tài luận văn : Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hàng hóa loại hình Sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Người nhận xét : Tiến sĩ Phan Ngọc Trung Ý KIẾN NHẬN XÉT 1-Về nội dung & đánh giá thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... 2-Về phương pháp nghiên cứu, độ tin cậy của các số liệu: .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... 3-Về kết quả khoa học của luận văn: .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................
  4. 4-Về kết quả thực tiễn của luận văn: .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... 5-Những thiếu sót & vấn đề cần làm rõ: .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... 6-Ý kiến kết luận (mức độ đáp ứng yêu cầu đối với LVThS): Sau thời gian hướng dẫn HV thực hiện đề tài, tôi nhận thấy HV đã đáp ứng các nội dung của một Luận văn Thạc sĩ, và tôi đồng ý cho HV Hoàng Kim Nga bảo vệ trước Hội đồng đánh giá Luận văn. TP. HCM, ngày tháng năm 20… CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) Phan Ngọc Trung
  5. i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH - ĐTSĐH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ. Phan Ngọc Trung (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM ngày … tháng … năm … Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) 1. …………………………………………………………… 2. …………………………………………………………… 3. …………………………………………………………… 4. …………………………………………………………… 5. …………………………………………………………… Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…
  6. ii NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên : Hoàng Kim Nga Giới tính : Nữ Ngày, tháng, năm sinh : 16/01/1982 Nơi sinh : Bắc Giang Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh MSHV : 60 34 05 I- TÊN ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhập khẩu hàng hoá để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục hải quan đối với hoạt động này. (2) Phân tích thực trạng thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu để tìm ra các ưu điểm, hạn chế hiện nay cũng như các nguyên nhân của các ưu điểm và hạn chế đó. (3) Đề xuất những giải pháp, kiến nghị để khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu. III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 30/05/2012 IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/11/2012 V- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TIẾN SĨ. PHAN NGỌC TRUNG CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  7. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Kim Nga
  8. iv LỜI CẢM ƠN Trong thời gian theo học chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh vừa qua bản thân tác giả luận văn đã thực sự lĩnh hội được một lượng kiến thức lớn, rất quý báu được đúc kết từ sách vở, từ thực tiễn thông qua sự truyền dạy kinh nghiệm của các thày, cô. Tác giả đã được mở mang thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực như: Nghệ thuật lãnh đạo, phương án kinh doanh, tư duy logic trong công việc một cách khoa học và tích cực… Tác giả thấy mình thật tự hào vì được đào tạo tại trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thày, cô – những người đã truyền đạt kinh nghiệm quý báu của mình tới các thế hệ học trò nói chung và bản thân tác giả nói riêng để mỗi học trò sau khi tốt nghiệp đều có kiến thức vững vàng, tự tin trong các lĩnh vực phát triển sự nghiệp, trong cuộc sống. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Phan Ngọc Trung, thày đã trực tiếp hướng dẫn tận tâm cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện cuốn luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - là nơi tác giả đang làm việc, đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian vừa qua về việc thu thập thông tin, dữ liệu để tác giả có thể hoàn thành tốt cuốn luận văn; cảm ơn các anh, chị đi trước; bạn bè đồng nghiệp đã tạo giúp đỡ, đóng góp ý kiến để tác phẩm được hoàn thiện một cách suôn sẻ./. Tác giả: Hoàng Kim Nga
  9. v TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tính tất yếu của đề tài - Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có hoạt động SXXK. - Nhằm hoàn thiện công tác quản lý và đạt được hiệu quả cao, là tài liệu cung cấp ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu cho các đối tượng là đồng nghiệp, doanh nghiệp, công chức mới tiếp cận loại hình SXXK còn chưa nắm rõ. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, giữ uy tín cho thương hiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế và làm lành mạnh môi trường kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật giữa các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế. Xuất phát từ những lý do trên,tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhập khẩu hàng hoá để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục hải quan đối với hoạt động này. (2) Phân tích thực trạng thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu để tìm ra các ưu điểm, hạn chế hiện nay cũng như các nguyên nhân của các ưu điểm và hạn chế đó. (3) Đề xuất những giải pháp, kiến nghị để khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề thủ tục Hải quan đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp ở Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu.
  10. vi Phạm vi nghiên cứu là vấn đề thủ tục Hải quan trong khâu nhập khẩu nguyên liệu và thủ tục Hải quan ở khâu xuất khẩu sản phẩm sử dụng nguyên liệu nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau: - Phương pháp duy vật biện chứng, - Phương pháp hệ thống hoá, - Phương pháp thống kê so sánh, - Phương pháp phân tích các tình huống - Phương pháp điều tra các doanh nghiệp thăm dò mức độ hài lòng của DN Qua đó phát hiện những vấn đề chưa hoàn thiện trong thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu. 5. Kết cấu của luận văn Chương I. Lý luận về nhập khẩu hàng hoá và thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Chương II. Thực trạng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục Hải quan đối với loại hàng hóa này tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Chương III. Hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Mục tiêu của Chương I là hệ thống hoá các vấn đề lý luận về nhập khẩu và thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu (để sản xuất hàng xuất khẩu). Để thực hiện được mục tiêu trên, Chương này trình bày bốn nội dung chính: (1) Tổng quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá. (2) Những vấn đề chung về nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục Hải quan đối với hoạt động này.
  11. vii (3) Sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. (4) Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Sau đây là nội dung chi tiết của của từng mục. Trên cơ sở các nội dung của Chương I, Chương II được xây dựng nhằm phân tích thực trạng việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Cục hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Để thực hiện được mục tiêu đó, các nội dung chính trong Chương II được trình bày theo trình tự sau: (1) Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và tình hình hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp; (2) Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; (3) Thực trạng tiến hành thủ tục Hải quan của các doanh nghiệp đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; (4) Đánh giá thực trạng tiến hành thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Trên cơ sở các nội dung của Chương II, Chương III được xây dựng nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Cục hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Để thực hiện được mục tiêu đó, các nội dung chính trong Chương III được trình bày theo trình tự sau: (1) Triển vọng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu sản phẩm sử dụng nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2015;
  12. viii (2) Những giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; (3) Một số kiến nghị với Nhà nước và các Bộ, Ngành có liên quan. +++++++++++++++++++++ ABSTRACT 1. The necessity of the dissertation: - In order to create favorable conditions for enterprises activities export production. - In order to improve management and achieve high efficiency, this dissertation provides a concise, comprehensive, understandable overview for colleagues, businesses and civil servants which is a new type of export production approach was not held clearly. Therefore, the question is necessary to improve customs procedures for imported raw materials manufacturing exports to further promote the activity of import of raw materials for export production, keep prestige brand for Vietnamese goods on the international market and a healthy economic environment, ensuring equality before the law among the participants in economic activities. Derived from these reasons, I have chose the subject: " IMPROVING EFFICIENCY IN THE MANAGEMENT OF GOODS EXPORT PRODUCTION IN THE CUSTOMS DEPARTMENT OF BA RIA-VUNG TAU PROVINCE " to do my dissertation. 2. The purpose and mission of researching dissertation. (1) Studying the rationale for importing goods to produce goods for export and customs procedures for this operation. (2) Analysing of the current status of customs procedures for imported raw materials for the production of export goods at the Custom Department of Ba Ria - Vung Tau Province to find out the advantages and current limitations as well as the causes of the advantages and limitations.
  13. ix (3) Proposing solutions and recommendations to overcome these limitations and promote the advantages in the implementation of customs procedures for imported raw materials for export goods’s production at the Custom Department of Ba Ria - Vung Tau Province. 3. The object and scope of the study Researching object of the dissertation is the problem Customs procedures for imported raw materials for the production of export goods by enterprises in the Custom Department of Ba Ria - Vung Tau Province. Range research problem Customs procedures in the import of raw materials and export customs procedures at the stage of products using raw materials, which are imported by enterprises, in the Custom Department of Ba Ria - Vung Tau Province. 4. Research methodology of the dissertation. The dissertation integrated use of several different methods: - The method of dialectical materialism, - The methods of systematize, - The method of satistics & comparison, - The methods of analysis of the situation - The method of investigating the business survey satisfaction of business Thereby detecting incomplete problems in customs procedures for imported raw materials for the production of export goods at the Customs Department of Ba Ria-Vung Tau Province. 5. Structure of the dissertation Chapter I: Theory of imports of goods and customs procedures for imported raw materials for the production of export goods. Chapter II: Status of conducting customs procedures for imported raw materials for the production of export goods at the Customs Department of Ba Ria-Vung Tau Province.
  14. x Chapter III: Giving several solutions, proposals to improve and enhance the management of raw materials imported for the production of export goods at the Customs Department of Ba Ria-Vung Tau Province. The objective of Chapter I is to systemize the theoretical issues of import and customs procedures for imported raw materials (for the production of export goods). To achieve the above objectives, this chapter presents four key issues: (1) The overview of the import and export of goods. (2) The general problem of importing raw materials to produce goods for export and customs procedures for this operation. (3) The need to improve customs procedures for imported raw materials for the production of export goods. (4) The factors that affect the customs procedures for imported raw materials for the production of export goods. The following are details of the content of each item. On the basis of the contents of Chapter I, Chapter II, was built to analyze the state of implementation of customs procedures for imported raw materials for export production enterprises in the Custom Department of Ba Ria - Vung Tau Province. To accomplish that goal, the main content in chapter II is presented in the following order: (1) Introduce an overview of the Customs Department of Ba Ria-Vung Tau Province and the activities of import of raw materials for export production enterprises; (2) The factors that affect the customs procedures for imported raw materials for export production enterprises in the Custom Department of Ba Ria - Vung Tau Province; (3) Status of conducting customs procedures of enterprises for raw materials imported for the production of export goods at the Custom Department of Ba Ria - Vung Tau Province; (4) Assess the situation to conduct customs procedures for imported raw materials for the production of export enterprises.
  15. xi On the basis of the contents of Chapter II, Chapter III is designed to provide solutions and recommendations to improve customs procedures for imported raw materials for export production enterprises in the Custom Department of Ba Ria - Vung Tau Province. To accomplish that goal, the main content in chapter III are presented in the following order: (1) Prospects for the import of raw materials for the production of export goods and the export of products using raw materials imported from Vietnam in 2015; (2) The measures to improve customs procedures for imported raw materials for the production of export goods at the Custom Department of Ba Ria - Vung Tau Province; (3) Some recommendations to the Government and the ministries concernes.
  16. xii CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LÝ LỊCH KHOA HỌC (Dùng cho nghiên cứu sinh & học viên cao học) I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC: Họ & tên : Hoàng Kim Nga Giới tính : Nữ Ngày, tháng, năm sinh : 16/01/1982 Nơi sinh : Bắc Giang Quê quán : Tân Yên- Bắc Giang Dân tộc : Kinh Chức vụ : Nhân viên Đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Cục Hải quan tỉnh BR-VT Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Số 16 Lê Lợi –P.1 – Tp. Vũng Tàu. Điện thoại cơ quan : 0643.511.765 Điện thoại nhà riêng : 0949.431.972 Fax : 0643.511.765 E-mail : Ngahk@customs.gov.vn II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Trung học chuyên nghiệp: Hệ đào tạo : Chính quy Thời gian đào tạo từ : 2002 đến: 2004 Nơi học (trường, thành phố) : Đại Học Dân Lập Lạc Hồng – Tỉnh Đồng Nai Ngành học : Tin Học Phần Mềm 2. Đại học: Hệ đào tạo : Chính Quy. Thời gian đào tạo : Từ 2004 đến 2008 Nơi học (trường, thành phố) : Đại Học Lạc Hồng – Tỉnh Đồng Nai Ngành học : Ngoại Thương Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bán hàng tại công ty TNHH khoáng sản Hiệp Lực. Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Năm 2008; Tại: Trường Đại Học Dân Lập Lạc Hồng – Tỉnh Đồng Nai. Người hướng dẫn: Tiến sĩ. Nguyễn Văn Nam 3. Thạc sĩ: Hệ đào tạo : Chính quy Thời gian đào tạo : Từ 2011 đến 2012 Nơi học (trường, thành phố) : Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. HCM
  17. xiii Ngành học : Quản Trị Kinh Doanh Tên luận văn : Hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu Ngày & nơi bảo vệ luận văn : Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. HCM Người hướng dẫn : Tiến sĩ. Phan Ngọc Trung 4. Tiến sĩ: Không 5. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): B1 (Anh văn) 6. Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật đƣợc chính thức cấp: Không III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm Theo dõi Thuế, Xuất - Nhập - 2008- Nay Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Tồn nguyên liệu NK, sản phẩm XK loại hình SXXK IV. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ: Không XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC Ngày tháng năm 2012 HOẶC ĐỊA PHƢƠNG Ngƣời khai ký tên (Ký tên, đóng dấu)
  18. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài Việt Nam là quốc gia đang phát triển, do đó chiến lược hướng vào xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên có vai trò vô cùng quan trọng trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả nhất định trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó nổi bật nhất là hoạt động gia công xuất khẩu. Tuy nhiên, do đặc thù của gia công xuất khẩu nên phần giá trị gia tăng trong giá trị hàng xuất khẩu không cao, bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam không thể thực sự chủ động trong hoạt động kinh doanh quốc tế của mình: như thiết kế, định giá sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ... hoàn toàn do đối tác đặt gia công quyết định. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu cả về lượng và chất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới, cần tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh, nâng cao phần giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang dần từng bước chuyển đổi, từ đơn thuần là nhận gia công hàng hoá cho đối tác nước ngoài sang chủ động nhập nguyên liệu, sản xuất hàng hoá và tìm thị trường xuất khẩu. Hoạt động này giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh quốc tế từ khâu tìm kiếm nguyên vật liệu, thiết kế - sản xuất sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, do đó góp phần làm gia tăng giá trị trong hàng xuất khẩu, tạo uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới, thúc đẩy hoạt động hội nhập quốc tế nhanh chóng, hơn nữa cũng góp phần thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ hơn của các hoạt động dịch vụ như giao nhận vận tải, ngân hàng, bảo hiểm... Nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại rất đa dạng và phong phú, cùng với những chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm đẩy mạnh hoạt động này, do vậy cần có sự quản lý nhà nước về
  19. 2 Hải quan đối với hoạt động này - cụ thể là thủ tục Hải quan. Từ đăng ký hợp đồng và danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu, danh mục sản phẩm xuất khẩu, định mức sản xuất, nhập nguyên liệu từ nước ngoài về để sản xuất hàng hoá, xuất khẩu sản phẩm và thanh khoản tờ khai nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu đều đặt dưới sự quản lý của cơ quan Hải quan. Như vậy, Hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu. Trong những năm qua, ngành Hải quan đã làm tương đối tốt công tác quản lý hoạt động nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, thủ tục Hải quan đã tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp có hoạt động này. Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm được thì có không ít những khó khăn và tồn tại mà các doanh nghiệp đang gặp phải như: quản lý Hải quan còn sơ hở, các quy định quản lý của Nhà nước đối với thủ tục Hải quan chưa đồng bộ và bất cập dẫn đến gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của các doanh nghiệp hoặc một số doanh nghiệp làm ăn không nghiêm chỉnh cố tình lợi dụng khe hở để gian lận, gây thất thu thuế cho Nhà nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, giữ uy tín cho thương hiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế và làm lành mạnh môi trường kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật giữa các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế. Xuất phát từ những lý do này, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU” để làm luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý về thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải
  20. 3 quan Bà Rịa-Vũng Tàu để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Để thực hiện mục đích trên, luận văn cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhập khẩu hàng hoá để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục hải quan đối với hoạt động này. (2) Phân tích thực trạng thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu để tìm ra các ưu điểm, hạn chế hiện nay cũng như các nguyên nhân của các ưu điểm và hạn chế đó. (3) Đề xuất những giải pháp, kiến nghị để khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề thủ tục Hải quan đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp ở Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu. Phạm vi nghiên cứu là vấn đề thủ tục Hải quan trong khâu nhập khẩu nguyên liệu và thủ tục Hải quan ở khâu xuất khẩu sản phẩm sử dụng nguyên liệu nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau. Đó là phương pháp duy vật biện chứng, hệ thống hoá, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích các tình huống mà các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đã từng gặp phải trong quá trình làm thủ tục Hải quan, phương pháp điều tra các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu để thăm dò mức độ hài lòng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0