Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương
lượt xem 12
download
Mục tiêu của đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương" là đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương để đáp ứng yêu cầu và điều kiện thực tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN XUÂN HUY NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ DI ĐỘNG VINAPHONE TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 BÌNH DƢƠNG - 2020
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN XUÂN HUY NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ DI ĐỘNG VINAPHONE TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM XUÂN THU BÌNH DƢƠNG - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dƣơng” do tôi nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học và trao đổi với giảng viên hướng dẫn, bạn bè. Những số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn có chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo và kết quả khảo sát điều tra của cá nhân. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực. Bình Dương, ngày tháng năm 2020 Người thực hiện luận văn NGUYỄN XUÂN HUY i
- LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến các Quý Thầy cô Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới Thầy TS. Phạm Xuân Thu đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tui trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến cán bộ Lãnh đạo,chuyên viên, nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương đã tạo điều kiện cung cấp tài liệu giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Một lần nữa, xin cho phép tôi được bày tỏ lòng tri ân đến tất cả những người đã dành cho tôi sự giúp đỡ vô giá trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cám ơn. Bình Dương, ngày tháng năm 2019 Người thực hiện luận văn NGUYỄN XUÂN HUY ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................1 LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ viii CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2 1.3 Đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................................................2 1.4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ..........................................................................3 1.4.1 Phạm vi đối tượng ..............................................................................................................3 1.4.2 Không gian nghiên cứu ....................................................................................................3 1.4.3 Thời gian nghiên cứu........................................................................................................3 1.5 Những đóng góp của đề tài...................................................................................3 1.6 Bố cục nghiên cứu .................................................................................................3 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG ..........................................................................................5 2.1 Tổng quan nghiêncứu của đề tài .........................................................................5 2.1.1 Tổng quan về các nghiên cứu nước ngoài ................................................................5 2.1.2 Tổng quan về các nghiên cứu trong nước .................................................................6 2.2 Một số khái niệm ...................................................................................................7 2.2.1 Cạnh tranh ............................................................................................................................7 2.2.2 Năng lực cạnh tranh ...................................................................................................... 13 2.3 Đặc điểm hoạt động củaViễn thông Bình Dƣơng ............................................17 2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến các hoạt động của ngành Viễn thông ..................19 2.4.1 Nhóm yếu tố bên ngoài .................................................................................................. 19 2.4.2 Nhóm yếu tố bên trong................................................................................................... 21 2.5 Một số mô hình về năng lực cạnh tranh ...........................................................23 2.5.1 Ma trận SWOT ................................................................................................................. 23 2.5.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter .......................................... 25 iii
- 2.5.3 Mô hình kim cương ........................................................................................................ 27 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ............................... 30 3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................30 3.2. Phân tích các yếu tố của mô hình đề xuất ........................................................31 3.2.1. Phân tích đề xuất mô hình .........................................................................31 3.2.2. Nội dung của mô hình ................................................................................................... 36 3.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 38 3.3.1. Nghiên cứu định tính ..................................................................................38 3.3.2. Nghiên cứu định lượng ...............................................................................41 3.4. Phân tích và xử lý dữ liệu ...................................................................................46 3.4.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .................................. 46 3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá ....................................................................................... 46 3.2.3. Phân tích hồi quy............................................................................................................. 47 3.2.4. ..Kiểm định sự khác biệt về năng lực cạnh tranh của mạng di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dươngtheo đặc điểm cá nhân ..................... 48 CHƢƠNG 4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẠNG DI ĐỘNG VINAPHONE TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – BÌNH DƢƠNG .............................................................................................................49 4.1 Giới thiệu về Trung tâm kinh doanh VNPT - Bình Dƣơng ............................ 49 4.1.1 Giới thiệu chung .............................................................................................................. 49 4.1.2 Bộ máy tổ chức ................................................................................................................. 49 4.1.2.1 Phòng Tổng hợp – Nhân sự ........................................................................................ 50 4.1.3 Các loại hình dịch vụ viễn thông cung cấp ............................................................. 52 4.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................................... 53 4.2 Thực trạngnăng lực cạnh tranh của mạng di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dƣơng ..............................................................................53 4.2.1 Cạnh tranh về hệ thống mạng lưới và chất lượng mạng ................................... 54 4.2.2 Cạnh tranh về thương hiệu và thị phần ................................................................... 54 4.2.3 Cạnh tranh về giá cước ................................................................................................. 56 4.2.4 Cạnh tranh về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng .................................. 58 4.3 Đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của mạng di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dƣơng .................................60 iv
- 4.3.1 Thống kê mô tả mẫu ....................................................................................................... 60 4.3.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .................................. 61 4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá ....................................................................................... 67 4.3.4 Phân tích hồi quy............................................................................................................. 71 4.3.5 ...Kiểm định sự khác biệt về năng lực cạnh tranh của mạng di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dươngtheo đặc điểm cá nhân ..................... 76 4.4 Nguyên nhân của các mặt tồn tại ......................................................................78 CHƢƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẠNG DI ĐỘNG VINAPHONE .....................................................79 TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – BÌNH DƢƠNG ................................ 79 5.1 Định hƣớng phát triển của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dƣơng đến năm 2025 .......................................................................................................................79 5.2 Các giải pháp .......................................................................................................79 5.3 Kiến nghị ..............................................................................................................83 5.3.1 Kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông ........................................................ 83 5.3.2 Kiến nghị với VinaPhone .............................................................................................. 83 5.4 Kết luận ................................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................86 PHỤ LỤC .....................................................................................................................87 Phục lục 3.1. DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM ........................................................87 Phụ lục 3.2. PHIẾU KHẢO SÁT SƠ BỘ KHÁCH HÀNG TẠI VNPT BÌNH DƢƠNG ........................................................................................................................90 Phụ lục 3.3. PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG TẠI VNPT BÌNH DƢƠNG ........................................................................................................................93 v
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Mẫu ma trận SWOT .....................................................................................23 Bảng 3. 1. Danh mục các chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 36: 2011/BTTTT ...............33 Bảng 3.2. Thang đo trong mô hình nghiên cứu ............................................................. 37 Bảng 3. 3. Thang đo điều chỉnh từ kết quả thảo luận nhóm chuyên gia .......................40 Bảng 3. 4. Thang đo điều chỉnh từ kết quả khảo sát thử ...............................................43 Bảng 4. 1. Tình hình hoạt động của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dươnggiai đoạn 2015 - 2017 ...........................................................................................................53 Bảng 4. 2. Tình hình mạng lưới của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dươnggiai đoạn 2015 – 2017 ..........................................................................................................54 Bảng 4. 3.Tình hình thuê bao di động của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dươnggiai đoạn 2015-2017 ...........................................................................................56 Bảng 4. 4. Cước thuê bao trả sau của một số nhà mạng................................................56 Bảng 4. 5.Cước thuê bao trả trước của gói học sinh - sinh viên của một số nhà mạng 57 Bảng 4. 6.Cước thuê bao trả trước của gói người có thu nhập của một số nhà mạng...58 Bảng 4. 7. Thống kê mẫu khảo sát ................................................................................60 Bảng 4. 8. Bảng tổng hợp các biến và thang đo sau phân tích Cronbach’s Alpha........66 Bảng 4. 9. Hệ số hồi quy chuẩn hóa và mức độ đóng góp trong mô hình ....................75 Bảng 4. 10. So sánh năng lực cạnh tranh theo các nhóm đánh giá ............................... 77 vi
- DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1. Mô hình năm tác lực của Michael E.Porter (1980) ......................................26 Hình 2. 2. Mô hình kim cương của Michael E.Porter (1998) .......................................29 Hình 3. 1. Quy trình tiến hành nghiên cứu ....................................................................30 Hình 3. 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................................................32 Hình 4. 1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương ..............50 Hình 4. 2. Thị phần thuê bao di động tại địa bàn Bình Dương tính đến hết năm 2016 55 Hình 4. 3. Kết quả kiểm định giả định liên hệ tuyến tính .............................................75 Hình 4. 4. Kết quả kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư....................................76 vii
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương” là bài nghiên cứu các vấn đề có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động nói riêng. Nhìn lại sự phát triển của thị trường Viễn thông Việt Nam, người ta có thể thấy gần như bao trùm lên nó là sự độc quyền trong thời gian dài với hình ảnh thương hiệu độc quyền của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT. Và sự độc quyền này dần dần bị xóa bỏ khi có sự ra đời của S-fone năm 2003 và mạng di động Viettel năm 2005. Bên cạnh đó, mạng MobiFone cũng tách ra thành mạng riêng lẻ. Sự ra đời của các nhà mạng cung cấp dịch vụ mới đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ cho ngành Viễn thông Việt Nam. Phải cạnh tranh với một loạt đối thủ mạnh mẽ trong ngành viễn thông Viettel, Mobiphone, …đòi hỏi Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương phải có những giải pháp, phương hướng phù hợp để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình. Dựa trên quá trình tìm hiểu các vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp kinh doanh, bằng phương pháp phân tích SWOT, luận văn nêu lên những đánh giá về năng lực cạnh tranh dịch vụ mạng di động VinaPhone trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn phát triển. Với các đánh giá về vị thế của dịch vụ mạng di động VinaPhone so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành khác, luận văn nghiên cứu những tác động về chất lượng mạng, giá cước, hệ thống phân phối, thị truờng. Từ các điểm đã phân tích, luận văn đưa ra các giải pháp để thể góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương. Hy vọng các góp ý này có thể giúp Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương vươn lên mạnh mẽ trên thị trường kinh doanh dịch vụ di động đang ngày càng lớn mạnh tại Việt Nam. viii
- CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kinh doanh thưởng mang tính cạnh tranh cao. Thực tế cho thấy, mỗi doanh nghiệp có một cách thức để tồn tại và phát triển riêng. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải biết cách giành được lợi thế cạnh tranh từ việc thực hiện tốt các chiến lược mà mình đã đề ra. Việc quản trị chiến lược nói chung và hoạch định chiến lược nói riêng đóng góp một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, tạo nên lợi nhuận cao hơn và phát triển bền vững. Viễn thông Việt Nam là một ngànhkinh tế quan trọng, có tiềm năng đóng góp lớn cho nền kinh tế, có tốc độ phát triển cao, nhiều lao động trí thức cũng như năng lực sáng tạo và là ngành “công nghiệp sạch”. Nhìn lại sự phát triển của thị trường Viễn thông Việt Nam, người ta có thể thấy gần như bao trùm lên nó là sự độc quyền trong thời gian dài với hình ảnh thương hiệu độc quyền của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT.Và sự độc quyền này dần dần bị xóa bỏ khi có sự ra đời của S-fone năm 2003 và mạng di động Viettel năm 2005. Bên cạnh đó, mạng MobiFone cũng tách ra thành mạng riêng lẻ. Sự ra đời của các nhà mạng cung cấp dịch vụ mới đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ cho ngành Viễn thông Việt Nam. Người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc sử dụng dịch vụ điện thoại di động, họ có quyền tự do lựa chọn từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tỷ lệ người Việt Nam được sử dụng dịch vụ điện thoại với giá rẻ hơn tăng lên nhanh chóng và thị trường mạng di động của Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương(trực thuộc Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông) luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì không thể không đề cập đến những tồn tại làm giảm năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương như: Hệ thống phân phối điểm bán hàng ngày càng tăng nhưng so với đối thủ cạnh tranh thì vẫn còn ít và chưa đa dạng. Tại thị trường Bình Dương, dịch vụ di động VinaPhone hiện đứng thứ hai sau Viettel, tuy nhiên khoảng cách này lại khá xa lên đến 17,39% thị phần; Phạm vi phủ sóng còn yếu, hệ thống mạng lưới ít, tính đến hết năm 2017 chỉ có 1
- 284 trạm thu phát sóng; Công tác truyền thông còn kém, thông tin đến với khách hàng còn thấp, đa số khách hàng chỉ biết đến VinaPhone qua quầy bán hàng lưu động. Để đảm bảo tồn tại và phát triển thì nâng cao năng lực cạnh tranhlà một vấn đề bức thiết mà các nhà mạng quan tâm hiện nay.Đặt biệt là nhà mạng VinaPhone. Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi chọn đề tài:“Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương” làm luận văn thạc sĩ của mình.Thông qua đó, tôi hy vọng đóng góp một phần nhỏ trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương. Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực trạng cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone tại Bình Dương. Qua đó, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân tồn tại để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương; với hi vọng trả lời được câu hỏi: Ban lãnh đạo Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương cần phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone tại Bình Dương trong thời gian tới? 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụdi động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương để đáp ứng yêu cầu và điều kiện thực tế. Để đạt được mục tiêu nói trên, tác giả xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và thực tiễn cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông; - Nghiên cứu và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương; - Phân tích thực trạng cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dươnggiai đoạn 2015 – 2017; Đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone Bình Dương; - Nghiên cứu định hướng phát triển của Trung tâmKinh doanh VNPT – Bình Dương làm cơ sở đề xuất giải pháp. 1.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vềnâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động 2
- VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương. 1.4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi đối tượng Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của mạng di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương. Cụ thể, đề tài nghiên cứu các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone. 1.4.2 Không gian nghiên cứu Không gian nghiên cứu tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương. 1.4.3 Thời gian nghiên cứu 1.4.3.1Số liệu thứ cấp Đề tài sử dụng dữ liệu thực tế của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương giai đoạn 2015 - 2017. 1.4.3.2Số liệu sơ cấp Quá trình thu thậpdữ liệu sơ cấp được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 11/2018. Luận văn đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương đến năm 2025. 1.5 Những đóng góp của đề tài Là một đề tài nghiên cứu khoa học có tính độc lập, luận văn dự kiến có những đóng góp sau: Về mặt lý luận, luận văn góp phần khái quát và phát triển những nội dung lý thuyết về năng lực cạnh tranh nói chung và hệ thống các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh ngành Viễn thông nói riêng. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các doanh nghiệp Viễn thông nắm bắt được các yếu tố đánh giá về ngành Viễn thông, cũng như cách đo lường chúng. Từ đó, các doanh nghiệp xây đựng giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ di động của họ nhằm kinh doanh có lợi nhuận và phát triển bền vững. Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị đối với cấp quản lý của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương. 1.6 Bố cục nghiên cứu Luận văn được chia thành 5 chương: Chương 1: Phần mở đầu. 3
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực Viễn thông. Chương 3: Phương pháp tiến hành nghiên cứu. Chương 4: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương. Chương 5: Một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động VinaPhone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Dương. 4
- CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG 2.1 Tổng quan nghiêncứu của đề tài 2.1.1 Tổng quan về các nghiên cứu nước ngoài Li & Xu (2004) với công trình “The impact of privatization and competition in the telecommunications sector around the world”. Journal of Law and Economics đã nêu lên sự tác động của tư nhân hóa và sự cạnh tranh cóảnh hưởng tích cực đối với sức cạnh tranh ngành viễn thông. Abeysinghe & Paul (2005) với công trình “Privatization and technological capability development in the telecommunications sector: a case study of Sri Lanka Telecom ”. Technology in Society đã phân tích sự ảnh hưởng quan trọng củanăng lực công nghệ và tư nhân hóa đối với ngành viễn thông. Ngành viễn thông muốn nâng cao sức cạnh tranh cần có năng lực công nghệ tốt và môi trường kinh doanh tự do và minh bạch. Necniỉddin Bagdadioglu & Murat Cetinkaya (2010) với công trình “Sequencing in telecommunications reform: A review of the Turkish case”. Telecommunications Policy đã đưa ra bài học kinh nghiệm từ sự đổi mới ngành viễn thông Thổ Nhĩ Kỳ thông qua việc đổi mới mạnh mẽ cơ cấu sở hữu trong các doanh nghiệp viễn thông, cho phép tư nhân tham gia mua hơn 50% cổ phần tại các doanh nghiệp viễn thông quốc doanh. Sajee B. Sirikrai & Jonh C.S Tang (2006) với công trình “Industrial competitiveness analysis: Using the analytic hierachy process”, Journal of High Technology Management Research đã đưa ra chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp gồm hai nhóm chỉ tiêu là chỉ tiêu tài chính (như đầu tư, tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận) và công trình đặc biệt nhấn mạnh các chỉ tiêu phi tài chính để phản ánh năng lực cạnh tranh của ngành như: Sự thỏa mãn của khách hàng (Sharma & Fisher, 1997; Tracey, Vonderembse & Lim, 1999), thị phần thị trường (Anderson & Soha, 1999; Lau, 2002), tăng trưởng của thị trường (Tracey, Vonderembse & Lim, 1999), doanh số bán hàng (Anderson & Soha, 1999; Li, 2000), tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng (Lau, 2002; Sharma & Fisher, 1997) và năng suất lao động (Noble, 1997; Ross, 2002; Sharma & Fisher, 1997). 5
- 2.1.2 Tổng quan về các nghiên cứu trong nước Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giá Lê Ngọc Minh (2008) “Phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động. Qua đó, phân tích thực trạng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động Việt Nam hiện nay trong đó lấy 3 doanh nghiệp có thị phần chiếm 95% thị trường là Tổng doanh nghiệp viễn thông Quân đội nay là Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel, Doanh nghiệp thông tin di động VMS (MobiFone), Doanh nghiệp dịch vụ viễn thông Vinaphone làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Đồng thời luận văn cũng đã đưa ra cơ hội, thách thức, mục tiêu và các giái pháp phát triển kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam thời gian tới. Luận văn tập trung ở khía cạnh vi mô, cụ thể là các biện pháp, giải pháp để phát triển kinh doanh, lượng thuê hao, doanh thu, lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp này. Báo cáo nghiên cứu chính sách về cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam (2005). Đây là báo cáo trong khuôn khổ Dự án nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam VNCI do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID tài trợ được hoàn thành. Báo cáo đã phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam dưới góc độ: Khuôn khổ pháp lý và thể chế của Nhà nước Việt Nam như trách nhiệm của các bộ ngành đối với chính sách viễn thông Việt Nam, chính sách và chiến lược phát triển viễn thông, quy định pháp luật về viễn thông, quy định quản lý về viễn thông. Báo cáo đã nghiên cứu cơ cấu thị trường và vấn đềsở hữu trong kinh doanh viễn thông, vai trò chủ đạo của VNPT bởi vì giai đoạn 2005 trở về trước, VNPT chiếm độc quyền và là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chính yếu của Việt Nam. Báo cáo cũng đưa ra kết quả khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông. Đây là báo cáo rất hay đánh giá thực trạng cạnh tranh ngành viễn thông những năm 2005 trở về trước. Nghiên cứu chưa đánh giá có những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam, đánh giá năng lực cạnh tranh bằng bộ tiêu chí nào. Tác phẩm “Đánh giá chất hrợng dịch vụ và chất lượng mạng viễn thông” của tác giảNguyễn Hữu Dũngđã giới thiệu các định nghĩa, các tham so đánh giá, các phương pháp đo đạc và kiểm tra trong thực tế, các phương pháp thu thập và thống nhất hóa các dữ liệu cho việc đánh giá về QoS và NP. Một số kiến nghị cho công tác đo, 6
- kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ và chất lượng mạng viễn thông. Tác phẩm viễn thông dưới góc độ công nghệ và kỹ thuật để nâng cao chất lượng mạng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cho ngành viễn thông. Luận án tiến sĩ “Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới” của tác giả Trần Thị Anh Thư (2012) đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh trongthời kỳ hội nhập của lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh với các phương pháp chủ yếu: + Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp thông qua điều tra khảo sát khách hàng và các chuyên gia. + Phương pháp phân tích định tính và định lượng. Trong đó, tác giả đã đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: năng lực tài chính, năng lực quản lý và điều hành, giá trị phi vật chất của doanh nghiệp, năng lực Marketing,... + Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT. Trên cơ sở nghiên cứu các cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tác giả đã hệ thống hóa và luận giải một số cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó đã đề xuất 2 mô hình phân tích năng lực cạnh tranh và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh. 2.2 Một số khái niệm 2.2.1 Cạnh tranh 2.2.1.1 Khái niệm cạnh tranh Doanh nghiệp là một chủ thể đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, vì thế sự tồn tại của doanh nghiệp chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường mọi tổ chức, cá nhân được quyền tự do lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm, đây là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh. Cạnh tranh trên thị trường rất đa dạng và phức tạp giữa các chủ thể có lợi ích kinh tế đối lập nhau như: cạnh tranh giữa những người mua, cạnh tranh giữa những người bán, giữa người bán với người mua, giữa những nhà sản xuất, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài,... Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. 7
- Do có nhiều tiếp cận khác nhau, bởi mục đích nghiên cứu khác nhau, nên trong thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, C.Mác (2005) đã đưa ra quan niệm về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Như vậy, từ việc nghiên cứu xã hội tư bản chủ nghĩa, gắn liền đó là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, C.Mác đã nhìn nhận cạnh tranh dưới góc độ là cá lớn nuốt cá bé, là lấn át, chèn ép lẫn nhau để tồn tại và thu được lợi nhuận cao nhất. Theo Từ điển tiếng Việt, cạnh tranh là cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau trên cùng một địa bàn, một lĩnh vực(Minh Tân và Cộng sự, 1998). Xét ở góc độ quốc gia, cạnh tranh được hiểu là quá trình đương đầu của quốc gia này với quốc gia khác trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xét ở góc độ doanh nghiệp,cạnh tranh là sự ganh đua về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Đối với khách hàng bao giờ cũng muốn mua được hàng hóa có chất lượng tốt mà lại rẻ, còn các doanh nghiệp lại muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình. Với mục tiêu lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm cách giảm mức phí, giành giật khách hàng về phía mình. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế ngày nay thì cạnh tranh được coi là môi trường, động lực của sự phát triển, các nhà kinh tế học quan niệm, cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sản xuất phát triển(Bạch Thụ Cường, 2002). Nhìn chung, có thể hiểu cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế (các nhà sản xuất, nhà kinh doanh) ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, tiêu thụ có lợi nhất nhằm tối đa hoá lợi nhuận (C. Mác, 2005). Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nhận thức đúng đắn về cạnh tranh để phát huy nội lực, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mặt khác, tránh bất hợp pháp 8
- dẫn đến làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của cộng đồng cũng như làm suy yếu chỉnh bản thân mình. 2.2.1.2Vai trò Đối với nền kinh tế quốc dân, cạnh tranh là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá nền sản xuất xã hội, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động xã hội, cho phép sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất và phục vụ ngày càng tốt nhu cầu đa dạng và phong phú của người tiêu dùng. Cạnh tranh lành mạnh cho phép tự phát duy trì những cân đối của nền kinh tế và là môi trường, động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng cùng có lợi của mọi thành phần kinh tế, không phân biệt các loại hình DN, qua đó góp phần xoá bỏ dần những đặc quyền không nên có và xoá bỏ những bất bình đẳng trong kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định sự tồn tại, phát triển hay phá sản của một doanh nghiệp, bởi cạnh tranh tác động trực tiếp tới quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Một doanh nghiệp được xem là có khả năng cạnh tranh khi nó có thể đứng vững và thực hiện việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện môi trường kinh doanh mở. Cạnh tranh tạo ra môi trường, động lực phát triển, thúc đẩy mỗi doanh nghiệp nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trong thị trường thông qua tỷ lệ thị phần mà doanh nghiệp nắm giữ, đồng thời nó quyết định uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Do cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục đối với giá cả nên buộc các doanh nghiệp phải nhạy bén với nhu cầu luôn biến đổi của thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để cải tiến phương pháp quản lý sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp sản phẩm ngày một tốt hơn, chất lượng tốt hơn và giá rẻ hơn cho thị trường. Đối với người tiêu dùng, trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là thượng đế là người có quyết định tối cao trong hành vi tiêu dùng. Nhờ cạnh tranh, người tiêu dùng có thể nhận được hàng hoá và dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng với chất lượng cao hơn và giá cả phù hợp hơn. Cạnh tranh làm cho người tiêu dùng thực sự được tôn trọng, thúc đẩy và nâng cao việc các doanh nghiệp đảm bảo và làm thoả mãn 9
- người mua hàng. 2.2.1.3 Phân loại Có nhiều cách phân loại cạnh tranh dựa theo các tiêu thức khác nhau, nhưng ngày nay trong phân tích đánh giá người ta dựa theo các tiêu thức sau: Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trƣờng, gồm 2 loại: - Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Đây là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật “mua rẻ, bán đắt”. Người mua muốn mình mua được sản phẩm mình cần với giá thấp còn người bán muốn bán sản phẩm đó với giá cao, qua quá trình mặc cả để xác định giá của hàng hóa (Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2004). - Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh chủ yếu trên thị trường với tính gay go và cạnh tranh này có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị phần, thu hút khách hàng và kết quả là hàng hóa gia tăng với chất lượng, mẫu mã đẹp hơn nhưng giá cả lại thấp hơn và có lợi cho người mua hơn. Những doanh nghiệp dành được thắng lợi trong cạnh tranh sẽ tăng được thị phần, tăng doanh thu bán hàng tạo ra lợi nhuận tăng và có vốn để mở rộng đầu tư sản xuất (Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2004). Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế, gồm 2 loại: - Cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hóa nhằm mục đích tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch bằng các bện pháp cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất làm cho giá trị hàng hóa cá biệt do doanh nghiệp sản xuất ra nhỏ hơn giá trị xã hội. Kết quả cuộc cạnh tranh này làm cho kỹ thuật sản xuất phát triển hơn. - Cạnh tranh giữa các ngành là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh giữa các doanh nghiệp trong các ngành với nhau nhằm giành giật lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này xuất hiện sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành khác nhau, kết quả hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Căn cứ vào mức độ cạnh tranh, gồm 2 loại: - Cạnh tranh hoàn hảo là loại cạnh tranh có đặc điểm như: có vô số người bán, người mua độc lập với nhau(mỗi cá nhân đơn lẻ không có tác động tới giá cả trên thị trường); sản phẩm đồng nhất(người mua không cần phân biệt sản phẩm này là của hãng nào); thông tin đầy đủ (cả người mua và người bán đều hiểu biết hoàn hảo, liên 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 445 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 423 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 375 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 275 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 282 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 313 | 61
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 268 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 285 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 243 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 189 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 249 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 176 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 146 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 168 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn