Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn
lượt xem 11
download
Luận văn "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm ra các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của đơn vị. Nghiên cứu đo lường và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn, từ đó đưa ra các hàm ý quản trị nhằm cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BIỆN THỊ TUYẾT NHƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BIỆN THỊ TUYẾT NHƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI ĐỨC SINH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là minh bạch, trung thực và rõ ràng, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Người cam đoan Biện Thị Tuyết Như
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô – Trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh đã giúp tôi trang bị kiến thức, kỹ năng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn đến TS. Bùi Đức Sinh - giảng viên hướng dẫn - người đã tận tâm hướng dẫn, động viên, định hướng cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Đông Sài Gòn và các Chi nhánh khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, giúp đỡ, đóng góp những kiến nghị, chỉ dẫn chân thành cho nghiên cứu của tôi. Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu với thời gian hạn chế, kiến thức chưa thực sự toàn vẹn, nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn.
- iii TÓM TẮT Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn Tóm tắt: dựa trên tính cấp thiết về việc nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị trong khu vực TP Hồ Chí Minh, nghiên cứu đã tìm ra các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Đông Sài Gòn, từ đó đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của đơn vị. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, sau đó thực hiện phân tích nhân tố EFA và kiểm định giá trị trung bình mẫu của các nhân tố cấu thành năng lực cạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy 7 nhân tố: Khả năng quản trị, Khả năng marketing, Khả năng tài chính, Khả năng đổi mới sản phẩm - dịch vụ, Khả năng quản trị rủi ro, Khả năng tổ chức phục vụ và Khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh là các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của BIDV Đông Sài Gòn. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước mà tác giả đã tham khảo. Khả năng tổ chức phục vụ được đánh giá là khả năng tốt nhất trong năng lực cạnh tranh của Chi Nhánh Đông Sài Gòn. Từ kết quả của nghiên cứu, tác giả đưa ra các hàm ý quản trị giúp nâng cao năng lực cạnh tranh tại đơn vị đồng thời cải thiện các hạn chế hiện hữu. Từ khóa: năng lực cạnh tranh, ngân hàng thương mại, nâng cao, khả năng tổ chức phục vụ
- iv ABSTRACT Subject: Improving competitiveness of Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam – Dong Sai Gon Branch Abstract: Based on the importance of improving the competitiveness in Ho Chi Minh City, the study analyzed the factors constituting the competitiveness of the Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Dong Sai Gon Branch, then assess the current competitive situation of the Branch. The study applied the method of assessing the reliability of the scale through Cronbach's Alpha coefficient, then performed EFA factor analysis and mean test. Research results show all 7 factors: Management capacity, Marketing capacity, Financial capacity, Capacity to innovate products – services, Risk management capacity, Capacity to serve and Capacity to adapt to the business environment affects the competitiveness of BIDV Dong Sai Gon. This is consistent with previous research. Capacity to serve is assessed as the best ability among the capabilities of the Bank's competitiveness. Base on the results of the research, the author proposes a number of recommendations to help improve the competitiveness of the Branch and improve the existing limitations. Keywords: competitiveness, commercial banks, improving, capacity to serve
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CN Chi Nhánh CTG Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam DN Doanh nghiệp DPRR Dự phòng rủi ro ĐVT Đơn vị tính LNST Lợi nhuận sau thuế MBB Ngân hàng TMCP Quân Đội NLCT Năng lực cạnh tranh NHTM Ngân hàng thương mại TCB Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TP Thành phố TT – NHNN Thông tư – Ngân hàng Nhà Nước TTS Tổng Tài Sản VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt IO Industrial Organization Tổ chức Công nghiệp ROA Return on Assets Tỷ số lợi nhuận trên tài sản Structure - conduct – SCP Cấu trúc - hành vi – kết quả performance Value – Rareness – Giá trị - Hiếm - Khó bắt VRIN Immitablility – Non- chước - Không thể thay thế substitutability
- vii MỤC LỤC 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.6 Đóng góp của đề tài nghiên cứu ........................................................................... 5 1.7 Cấu trúc của luận văn............................................................................................ 6 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ...................... 7 2.1 Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 7 2.1.1 Khái niệm về cạnh tranh ....................................................................................... 7 2.1.2 Khái niệm lợi thế cạnh tranh ................................................................................. 8 2.1.3 Lý thuyết nguồn lực ............................................................................................10 2.1.4 Năng lực cạnh tranh ............................................................................................11 2.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................14 2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trên thế giới ........................14 2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong nước ..........................17 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..................21
- viii 2.3.1 Khả năng quản trị ................................................................................................21 2.3.2 Khả năng marketing ............................................................................................22 2.3.3 Khả năng tài chính ..............................................................................................23 2.3.4 Khả năng đổi mới sản phẩm – dịch vụ ...............................................................24 2.3.5 Khả năng quản trị rủi ro ......................................................................................24 2.3.6 Khả năng tổ chức phục vụ ..................................................................................25 2.3.7 Khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh .................................................25 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...............................................................................26 3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................29 3.1 Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................29 3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................30 3.2.1 Phương pháp định tính ........................................................................................30 3.2.2 Phương pháp định lượng .....................................................................................36 4 CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................39 4.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Đông Sài Gòn ................................................................................................................39 4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................................39 4.1.2 Cơ cấu bộ máy ....................................................................................................40 4.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................................41 4.2 Thống kê và mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................................42 4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo ............................................................................44 4.4 Phân tích nhân tố EFA ........................................................................................47 4.4.1 Phân tích nhân tố biến độc lập ............................................................................47
- ix 4.4.2 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc ........................................................................50 4.5 Xây dựng mô hình nghiên cứu điều chỉnh ..........................................................51 4.6 Kiểm định mô hình nghiên cứu ..........................................................................52 4.6.1 Phân tích sự tương quan giữa các biến ...............................................................53 4.6.2 Phân tích hồi quy ................................................................................................54 4.6.3 Kiểm định đặc điểm mẫu nghiên cứu đến quá trình đánh giá NLCT .................59 4.7 Kết quả kiểm định nghiên cứu ............................................................................60 4.8 Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Đông Sài Gòn .............................................................................61 4.8.1 Thực trạng khả năng quản trị ..............................................................................61 4.8.2 Thực trạng khả năng marketing ..........................................................................62 4.8.3 Thực trạng khả năng tài chính ............................................................................64 4.8.4 Thực trạng khả năng đổi mới sản phẩm/dịch vụ ................................................65 4.8.5 Thực trạng khả năng quản trị rủi ro ....................................................................66 4.8.6 Thực trạng khả năng tổ chức phục vụ .................................................................67 4.8.7 Thực trạng khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh ...............................68 4.8.8 Tổng kết thực trạng năng lực cạnh tranh ............................................................69 5 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................73 5.1 Kết luận ...............................................................................................................73 5.2 Hàm ý quản trị ....................................................................................................74 5.2.1 Hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng quản trị ..............................................74 5.2.2 Hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng marketing ..........................................74 5.2.3 Hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng tài chính.............................................75
- x 5.2.4 Hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng đổi mới sản phẩm - dịch vụ ..............76 5.2.5 Hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro ....................................77 5.2.6 Hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng tổ chức phục vụ .................................77 5.2.7 Hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh ... .............................................................................................................................78 5.3 Hạn chế ...............................................................................................................79
- xi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2-1 Tóm tắt các nghiên cứu tham khảo ................................................................19 Bảng 2-2 Các biến nghiên cứu và nguồn gốc thang đo .................................................27 Bảng 3-1 Bảng mã hóa thang đo ...................................................................................31 Bảng 4-1 Kết quả kinh doanh BIDV Đông Sài Gòn từ 2020 đến 2022 ........................42 Bảng 4-2 Thống kê số lượng bảng khảo sát điều tra .....................................................42 Bảng 4-3 Thông tin thống kê mẫu nghiên cứu ..............................................................43 Bảng 4-4 Hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng của các nhân tố biến độc lập ...........................................................................................................................44 Bảng 4-5 Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố biến phụ thuộc ...................................46 Bảng 4-6 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett .................................................................47 Bảng 4-7 Ma trận xoay nhân tố .....................................................................................47 Bảng 4-8 Đặt tên các nhóm nhân tố trong mô hình nghiên cứu ...................................49 Bảng 4-9 Ma trận hệ số tương quan biến phụ thuộc .....................................................50 Bảng 4-10 Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc ....................................................51 Bảng 4-11 Kết quả phân tích tương quan Pearson ........................................................53 Bảng 4-12 Kết quả phân tích hồi quy – sơ lược mô hình..............................................55 Bảng 4-13 Kết quả phân tích hồi quy – kiểm định Anova ............................................56 Bảng 4-14 Hệ số hồi quy ...............................................................................................56 Bảng 4-15 Kiểm định Breusch-Pagan ...........................................................................57 Bảng 4-16 Hệ số hồi quy sau khi khăc phục các hiện tượng ........................................58 Bảng 4-17 Kiểm định Anova theo độ tuổi ....................................................................60 Bảng 4-18 Kết quả kiểm định giả thuyết.......................................................................60 Bảng 4-19 Mức độ đánh giá về nhân tố khả năng quản trị ...........................................61 Bảng 4-20 Mức độ đánh giá về nhân tố khả năng marketing .......................................62 Bảng 4-21 Mức độ đánh giá về nhân tố khả năng tài chính ..........................................64 Bảng 4-22 Mức độ đánh giá về nhân tố khả năng đổi mới sản phẩm/dịch vụ ..............65 Bảng 4-23 Mức độ đánh giá về nhân tố khả năng quản trị rủi ro .................................66
- xii Bảng 4-24 Mức độ đánh giá về nhân tố khả năng tổ chức phục vụ ..............................67 Bảng 4-25 Mức độ đánh giá về nhân tố khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh .......................................................................................................................................68 Bảng 4-26 Giá trị trung bình mẫu tổng thể ...................................................................71
- xiii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2-1 Nguồn lực đạt VRIN & lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ......................11 Hình 2-2 Mối quan hệ giữa nguồn lực, khả năng và năng lực ......................................14 Hình 2-3 Mô hình nghiên cứu của Grant R.M (1991) ..................................................15 Hình 2-4 Mô hình nghiên cứu của Catherine G.Gitonga (2012) ..................................16 Hình 2-5 Mô hình nghiên cứu của Breznik và Lahovnik (2016) ..................................16 Hình 2-6 Mô hình nghiên cứu của Trần Thị Hằng Ni (2019) .......................................18 Hình 2-7 Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................28 Hình 3-1 Quy trình nghiên cứu .....................................................................................29 Hình 4-1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Chi Nhánh Đông Sài Gòn ..........................40 Hình 4-2 Kết quả kinh doanh BIDV Đông Sài Gòn từ 2020 đến 2022 ........................41 Hình 4-3 Mô hình nghiên cứu sau điều chỉnh ...............................................................52
- 1 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt hơn, việc các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý và kinh nghiệm hoạt động tham gia thị trường là thách thức rất to lớn đối với các ngân hàng nội địa, đồng thời khoa học công nghệ ngày càng phát triển sẽ thay đổi toàn diện phương thức sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng, yêu cầu các ngân hàng phải điều chỉnh để có thể tồn tại và phát triển. Hiện nay việc cạnh tranh giữa các ngân hàng không chỉ là vấn đề mang tính riêng của ngành, mà còn ảnh hưởng đến nhiều thành phần khác trong nền kinh tế Việt Nam, vì vậy được Chính phủ, Nhà nước chỉ đạo rất sát sao. Với vai trò là một trong những NHTM đứng đầu trên thị trường tài chính Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) không thể nằm ngoài xu thế đó, vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời đại mới là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu, được triển khai đồng bộ, thống nhất, toàn diện từ Hội sở đến các đơn vị trực thuộc. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi Nhánh Đông Sài Gòn (BIDV Đông Sài Gòn) đã trải qua hơn 18 năm hình thành và phát triển trên địa bàn phía Đông TP. Hồ Chí Minh. Năm 2021, BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn đạt lợi nhuận trước thuế là 219,3 tỷ đồng, xếp thứ 10 trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, tiếp tục được xếp hạng Đặc Biệt. Tuy vậy, con số lợi nhuận này còn thấp hơn mức lợi nhuận trung bình tính trên một chi nhánh Vietcombank. Địa điểm kinh doanh của BIDV Chi Nhánh Đông Sài Gòn nằm ở vị trí thuận lợi để tiếp cận các Khu chế xuất và Khu công nghệ cao TP.HCM. Tuy nhiên Chi Nhánh chưa khai thác hiệu quả các khách hàng doanh nghiệp cũng như các khách hàng cá nhân là cán bộ công nhân viên tại khu vực này. Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2021 của chi nhánh, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn là 925 tỷ đồng
- 2 chiếm 26% tổng dư nợ khách hàng tổ chức, dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ là 2.577 tỷ đồng chiếm 74%. Các khách hàng doanh nghiệp đang có mối quan hệ với BIDV CN Đông Sài Gòn chỉ khoảng 30% trên tổng số doanh nghiệp tại các Khu chế xuất trong khu vực. Dư nợ cho vay bán lẻ năm 2021 của BIDV Đông Sài Gòn chỉ tăng trưởng 4% so với năm 2020 – khá khiêm tốn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của các chi nhánh trên địa bàn Tp HCM là 19%. Do đó xếp hạng của Chi Nhánh Đông Sài Gòn trên hệ thống tiếp tục bị suy giảm chỉ đạt hạng 16/36 khu vực TP. HCM. Với hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt cũng như vị thế của cả hệ thống bị suy giảm, BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn phải tiếp tục nỗ lực khẳng định vị thế trong hệ thống. Hoạt động tại địa bàn không thuận lợi do cạnh tranh trực tiếp từ nhiều ngân hàng khác nhau nên quy mô Chi nhánh còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm lực của hệ thống. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, trong ngành ngân hàng nói chung và trên địa bàn nói riêng, đang đặt ra cho BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn nhiều thách thức. Với những yêu cầu cấp thiết nêu trên, việc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Đông Sài Gòn và giúp cải thiện năng lực này là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên cho đến tháng 6 năm 2022, đa số các nghiên cứu về BIDV CN Đông Sài Gòn mới chỉ tập trung phát triển cho mảng tín dụng như: Trương Thùy Duyên với nghiên cứu “Phát triển hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Sài Gòn” năm 2021; Nguyễn Hữu Nam với nghiên cứu “Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Đông Sài Gòn” năm 2020; Nguyễn Lâm Duy với nghiên cứu “Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Sài Gòn” năm 2018; một số nghiên cứu khác lại về phát triển ngân hàng điện tử hoặc nâng cao chất lượng dịch vụ. Mảng nghiên cứu về năng lực cạnh tranh Chi Nhánh chưa được quan tâm đúng mức và đang bị lãng quên trong những năm qua.
- 3 Nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn là điều kiện tối cần thiết nhằm phát triển hoạt động, xây dựng vị thế, hình ảnh thương hiệu vững chắc và lâu dài. Để thực hiện thành công điều này, cần có những nghiên cứu có cơ sở khoa học, cho dù tính cấp thiết của vấn đề đã được đặt ra nhưng cho đến nay vẫn đang có một khoảng trống lớn và chưa có nghiên cứu cụ thể nào để khỏa lấp vấn đề này. Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn trên, là người đang công tác tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn, tác giả quyết định chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn” để làm luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh tại Đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tham khảo, tác giả hướng tới áp dụng nghiên cứu mô hình thực tế tại BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn để tìm ra các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của đơn vị. Nghiên cứu đo lường và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn, từ đó đưa ra các hàm ý quản trị nhằm cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi sau: - Các nhân tố nào cấu thành năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn?
- 4 - Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn như thế nào? - Có những hàm ý quản trị nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh tại BIDV CN Đông Sài Gòn. Đối tượng sẽ tham gia khảo sát là người am hiểu lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hiểu biết về vấn đề cạnh tranh bao gồm cán bộ quản lý tại các Chi nhánh BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ công tác tại BIDV Đông Sài Gòn. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ➢ Phạm vi về không gian - Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Đông Sài Gòn. - Địa chỉ trụ sở: 23A - 25 Đặng Văn Bi, Trường Thọ, Thủ Đức, Hồ Chí Minh ➢ Phạm vi về thời gian - Nghiên cứu tiến hành khảo sát 300 cán bộ nhân viên, lãnh đạo, chuyên gia. Thực hiện thu thập dữ liệu từ ngày 01/08/2022 đến ngày 31/12/2022. - Sử dụng số liệu hoạt động ngân hàng trong 3 năm: 2020, 2021, 2022. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn các đối tượng chuyên gia nhằm mục đích khám phá, hiệu chỉnh và phát triển thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và thẩm định lại các câu hỏi phỏng vấn thông qua quá trình phỏng vấn thử.
- 5 Tiếp theo việc thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua phương pháp điều tra bằng bảng khảo sát gửi đến các chuyên gia, cán bộ nhân viên, lãnh đạo. Từ kết quả trả lời bảng khảo sát, tác giả thu thập được dữ liệu sơ cấp. Sau đó tác giả phân tích dữ liệu, kiểm định thang đo, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Nhằm bảo đảm các vấn đề nghiên cứu được bao quát và độ tin cậy trong quá trình xây dựng các biến trong nghiên cứu được chính xác, tác giả tiến hành vận dụng các khái niệm đã được công nhận, làm rõ trong các nghiên cứu trước đây. Tác giả cũng sử dụng thang đo Likert năm mức độ trong bảng nghiên cứu này là cho tất các các biến quan sát, biến độc lập và biến phụ thuộc. Toàn bộ dữ liệu sơ cấp được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 25. Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên các thang đo sau khi điều chỉnh, bổ sung sẽ được kiểm định bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, kiểm định giá trị trung bình để đánh giá thực trạng. Hai công cụ là hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA sử dụng để kiểm định độ tin cậy những thang đo của từng nhân tố. Sau khi đã kiểm định thành công thanh đo của từng nhân tố thì tác giả thực hiện phân tích tương quan Pearson và kiểm định giá trị trung bình. Từ đó, đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Chi Nhánh Đông Sài Gòn. 1.6 Đóng góp của đề tài nghiên cứu Đề tài đã tập trung làm rõ các vấn đề mang tính lý luận lẫn thực tiễn có liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh đặt trong lĩnh vực hoạt động cụ thể là kinh doanh ngân hàng. Trên cơ sở vận dụng các lý luận đúc kết được vào thực tiễn ngân hàng nhằm phân tích các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh của BIDV Đông Sài Gòn trong quá trình hoạt động, từ đó đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Chi nhánh trên địa bàn phía đông TP Hồ Chí Minh nói riêng và địa bàn Thành phố nói chung.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 445 | 118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 374 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 275 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 282 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 285 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 243 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 189 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p | 204 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 248 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 174 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 146 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 141 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn