Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố động viên người lao động tại Công ty Cơ khí và Xây dựng Posco E&C Việt Nam
lượt xem 10
download
Luận văn tiến hành nghiên cứu lý luận về động viên; xác định và kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ động viên nhằm giữ chân người lao động; đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố động viên người lao động, qua đó đề xuất các kiến nghị để nâng cao mức độ động viên nhằm giữ chân người lao động tại công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố động viên người lao động tại Công ty Cơ khí và Xây dựng Posco E&C Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH --------------- PHẠM QUANG HOAN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐỘNG VIÊN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG POSCO E&C VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã ngành : 60340102 TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01/2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH --------------- PHẠM QUANG HOAN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐỘNG VIÊN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG POSCO E&C VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã ngành : 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI LÊ HÀ TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01/2016
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI LÊ HÀ Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 01 năm 2016. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 TS. Lưu Thanh Tâm Chủ tịch 2 TS. Phan Thị Minh Châu Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Ngọc Dương Phản biện 2 4 TS. Lại Tiến Dĩnh Ủy viên 5 TS. Nguyễn Thế Khải Ủy viên, thư ký Xác nhận của Chỉ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày ..... tháng ..... năm 2016 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Phạm Quang Hoan Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 11/10/1987 Nơi sinh: Hải Dương Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1441820032 I- Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐỘNG VIÊN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG POSCO E&C VIỆT NAM. II- Nhiệm vụ và nội dung: Đề tài nghiên cứu về việc động viên người lao động tại Công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam. Cụ thể: - Xác định và kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ động viên nhằm giữ chân người lao động; - Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố động viên người lao động; - Đề xuất các kiến nghị để nâng cao mức độ động viên nhằm giữ chân người lao động tại Công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam. III- Ngày giao nhiệm vụ: (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề tài) IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ............................................................................... V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Bùi Lê Hà CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS.TS Bùi Lê Hà
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Phạm Quang Hoan
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các Thầy cô trường Đại học Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh, các tổ chức cá nhân đã cung cấp tài liệu cần thiết cùng với những câu trả lời giúp tôi hoàn thành bài luận văn này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn Giảng viên hướng dẫn PGS.TS Bùi Lê Hà đã tận tâm hướng dẫn cũng như những góp ý, nhận xét về mặt lý thuyết lẫn thực tế đề tài nghiên cứu của tôi. Trong quá trình hoàn tất đề tài, mặc dù đã cố gắng tham khảo tài liệu, tham khảo nhiều ý kiến đóng góp, song thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được sự đóng góp quý báu từ Quý Thầy, Cô, đồng nghiệp và các bạn. Trân trọng. Tác giả PHẠM QUANG HOAN
- iii TÓM TẮT (Tóm tắt nội dung LV bằng Tiếng Việt) Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: (1) xác định và kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ động viên nhằm giữ chân người lao động; (2) đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố động viên người lao động, qua đó đề xuất các kiến nghị để nâng cao mức độ động viên nhằm giữ chân người lao động tại công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được đưa ra ban đầu bao gồm 15 yếu tố. Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh, xây dựng các biến quan sát cho các thang đo, từ 15 yếu tố còn 11 yếu tố ảnh hưởng đến sự động viên nhằm giữ chân người lao động tại công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam. Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy với số lượng mẫu khảo sát gồm 220 người lao động đang làm việc tại công ty để đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu. Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả phân tích cho thấy: sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập, từ 11 yếu tố c n 8 yếu tố được rút ra với 30 biến quan sát. Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết của mô hình có 6 trong 8 yếu tố được rút ra ảnh hưởng đến sự động viên nhằm giữ chân người lao động, bao gồm: công việc thú vị, công việc ổn định, lương cao, môi trường và điều kiện làm việc, khen thưởng và phúc lợi, đồng nghiệp. Trong đó, yếu tố “khen thưởng và phúc lợi” có ảnh hưởng mạnh nhất. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về sự động viên nhằm giữ chân người lao động đối với các yếu tố độ tuổi, thời gian công tác, ph ng/ban đang làm việc; thu nhập; có sự khác biệt về sự động viên nhằm giữ chân người lao động với các yếu tố giới tính và trình độ học vấn.
- iv ABSTRACT (Tóm tắt nội dung LV bằng tiếng Anh) This study was conducted for the purpose is: 1. Identify and test the scale factors affecting the level of encouragement to retain employees. 2. Assess the level of importance of factors motivate employees, thereby propose recommendations to improve the level of encouragement to keep employees in Posco Engineering & Construction VietNam Company Limited. Model studies were launched initially include 15 elements. Qualitative research was conducted to adjust and build the observed variables for the scale, from 15 elements to 11 elements affecting the encouragement to keep employees in the company POSCO E&C Vietnam. Quantitative research using the method coefficient reliability Cronbach's Alpha, exploratory factor analysis (EFA), correlation analysis and regression with the number of sample of 220 employees working at the company for evaluation scale and research models. SPSS 20.0 software was used to analyze data. Analysis results showed that after assessing the reliability of the scale through the Cronbach's Alpha, analysis exploratory factor (EFA) for the independent variable, from 11 elements in 8 elements drawn with 30 observed variables. Linear regression analysis and hypothesis testing of models with 6 of the 8 elements are drawn affects motivation to retain workers, including interesting work, job stability, wages high environmental and working conditions, rewards and benefits, and colleagues. In particular, the factors "Bonus and welfare" have the most influence. In addition, the study showed no difference in motivation to retain employees for the age factor, working time; income. There are many differences in motivation to retain employees with the factors sex and education level.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT ............................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................... ixx CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.5. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 5 2.1. Tổng quan về công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam ................... 5 2.2. Khái niệm về động viên ....................................................................................... 8 2.3. Cơ sở lý thuyết về động viên................................................................................ 9 2.3.1. Thuyết nhu cầu ..................................................................................................9 2.3.2. Thuyết nhận thức .............................................................................................17 2.3.3. Thuyết củng cố ................................................................................................21 2.4. Các nghiên cứu về động viên nhân viên ............................................................ 24 2.4.1. Mô hình mười yếu tố động viên của Kenneth S.Kovach (1987) ....................25 2.4.2. Các nghiên cứu ứng dụng mô hình mười yếu tố của Kovach (1987) .............28 2.4.3. Tổng hợp các yếu tố động viên từ các lý thuyết và nghiên cứu......................31 2.5. Mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu ................................................................ 33 2.6. Tóm tắt chương 2 ............................................................................................... 36 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 38 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 38
- vi 3.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................... 39 3.2.1. Hiệu chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...............................................39 3.2.2. Thiết kế thang đo .............................................................................................43 3.3. Nghiên cứu định lượng....................................................................................... 46 3.3.1. Phương thức lấy mẫu và cỡ mẫu .....................................................................46 3.3.2. Xử lý và phân tích dữ liệu ...............................................................................47 3.4. Tóm tắt chương 3 ............................................................................................... 52 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 53 4.1. Mô tả mẫu .......................................................................................................... 53 4.1.1. Phương pháp và dữ liệu thu thập ....................................................................53 4.1.2. Mô tả thông tin mẫu ........................................................................................53 4.2. Kiểm định và đánh giá thang đo ........................................................................ 54 4.2.1. Phân tích nhân tố (EFA) các biến độc lập .......................................................56 4.2.2. Phân tích nhân tố (EFA) cho biến phụ thuộc ..................................................58 4.2.3. Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố (EFA)........................................................59 4.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu ......................................................................... 59 4.3.1. Mô hình điều chỉnh .........................................................................................59 4.3.2. Các giả thiết sau khi điều chỉnh ......................................................................60 4.4. Phân tích hồi quy ................................................................................................ 60 4.4.1. Phân tích tương quan.......................................................................................61 4.4.2. Kết quả phân tích hồi quy ...............................................................................61 4.5. Kiểm định giả thiết ............................................................................................. 69 4.6. Kiểm định sự khác biệt theo các đặc tính cá nhân đến sự động viên nhằm giữ chân người lao động .................................................................................................. 70 4.7. Kết quả phân tích thống kê mô tả ...................................................................... 72 4.8. Tóm tắt chương 4 ............................................................................................... 73 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................ 75 5.1. Định hướng phát triển ........................................................................................ 75 5.2. Kết luận từ kết quả nghiên cứu .......................................................................... 75
- vii 5.3. Hàm ý từ kết quả nghiên cứu đối với Công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam ................................................................................................................... 77 5.3.1. Vấn đề “Khen thưởng và phúc lợi” .................................................................78 5.3.2. Vấn đề “Công việc ổn định” ...........................................................................79 5.3.3. Vấn đề “Lương cao” .......................................................................................80 5.3.4. Vấn đề “Môi trường và điều kiện làm việc” ...................................................80 5.3.5. Vấn đề “Công việc thú vị” ..............................................................................81 5.3.6. Vấn đề “Đồng nghiệp” ....................................................................................82 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................ 82 5.4.1. Hạn chế của đề tài ...........................................................................................83 5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................83 5.5. Tóm tắt chương 5 ............................................................................................... 83 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 86 PHỤ LỤC
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung EFA Exploratory Factor Analysis SPSS Statistical Package for the Social Sciences / Statistical Product and Service Solutions
- ix DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên Nội dung Trang Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cơ khí và xây Bảng 2.1 7 dựng POSCO E&C Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2014 Bảng 2.2 So sánh nội dung giữa các lý thuyết 14 Bảng 2.3 Các nhân tố động viên và duy trì 15 Bảng 2.4 Mối quan hệ giữa mô hình 10 yếu tố động viên của 28 Kovach và Thuyết hai yếu tố của Herzberg Bảng 2.5 Tổng hợp các yếu tố động viên nhân viên 31 Bảng 3.1 Kết quả nghiên cứu định tính 38 Bảng 4.1 Kết quả Cronbach’s alpha của các thang đo đạt độ tin cậy 52 Bảng 4.2 Kết quả phân tích nhân tố (EFA) biến độc lập 53 Bảng 4.3 Kết quả phân tích nhân tố (EFA) biến phụ thuộc 55 Bảng 4.4 Tóm tắt mô hình 58 Bảng 4.5 Kết quả phân tích ANOVA 58 Bảng 4.6 Bảng hệ số hồi quy 59 Bảng 4.7 Tóm tắt mô hình 62 Bảng 4.8 Kết quả phân tích ANOVA 63 Bảng 4.9 Bảng hệ số hồi quy 63 Bảng 4.10 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết 66 Bảng 4.11 Thống kê nhóm 67 Bảng 4.12 Kiểm định T-test 68 Bảng 4.13 Kiểm định phương sai đồng nhất 68 Bảng 4.14 ANOVA 68 Bảng 4.15 Kiểm định hậu ANOVA: Tukey 69 Bảng 4.16 Kết quả thống kê về mức độ động viên nhằm giữ chân 69 người lao động
- x DANH MỤC HÌNH VẼ Sơ đồ tổ chức của công ty cơ khí và xây dựng POSCO Hình 2.1 7 E&C Việt Nam Hình 2.2 Tháp nhu cầu của Maslow 10 Hình 2.3 Mô hình kỳ vọng của Vroom 19 Hình 2.4 Mô hình động viên của Kovach 26 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu 33 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 35 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị chính thức 39 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 56 Hình 4.2 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 61 Hình 4.3 Biểu đồ P-P Plot 61 Hình 4.4 Biểu đồ phân tán - Scatterplot 62 Hình 4.5 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 64 Hình 4.6 Biểu đồ P-P Plot 65 Hình 4.7 Biểu đồ phân tán – Scatterplot 65 Hình 4.8 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu 67
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển, mỗi doanh nghiệp có mục tiêu riêng như ng đ ều hư ớng tới mục đ ích chung là không ngừng phát triển và phát triển một cách bền vững. Nguồn nhân lực là tài sản quý nhất của doanh nghiệp và cũng là bạn đ ồng hành của doanh nghiệp trên con đ ư ờng đ i tới mục tiêu đ ã đ ề ra. Chính vì vậy, đ ội ngũ nhân viên giỏi sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Do đ ó, các doanh nghiệp đều có kế hoạch chiến lược để đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân viên của mình. Song hành đó, các doanh nghiệp cũng luôn chú trọng đến việc duy trì được đội ngũ nhân viên ổn định, gắn bó lâu dài với tổ chức. Trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã làm cho nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng gia tăng. Doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn vấn đề xây dựng nguồn nhân lực, nhất là tuyển chọn đúng người cho công ty mình. Tuy nhiên, đã chọn được đúng người mình cần là chưa đủ, doanh nghiệp còn phải biết cách giữ chân nhân viên của mình nhất là những nhân viên nòng cốt, giữ vai trò chủ chốt trong công ty. Với sự thiếu hụt nguồn nhân lực “có năng lực” như hiện nay, việc giữ chân nhân viên giỏi trở thành vấn đề được các chủ doanh nghiệp hết sức quan tâm. Sự ổn định trong đội ngũ nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí (tuyển dụng, đào tạo, ...), giảm các sai sót (do nhân viên mới gây ra khi chưa quen với công việc mới), tạo niềm tin và tinh thần đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp. Từ đó nhân viên sẽ xem doanh nghiệp là nơi lý tưởng cho họ phát huy năng lực của mình cũng như gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Cuối cùng quan trọng hơn hết, sự ổn định này sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tạo được sự tin cậy của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
- 2 Vậy làm thế nào để xây dựng được đội ngũ nhân viên ổn định cho công ty mình? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên đối với công ty? Phải chăng chính sách lương, thưởng, phúc lợi, môi trường làm việc… của công ty đã ảnh hưởng đến sự ra đi của họ và nhà lãnh đạo đã thực sự quan tâm đến quyền lợi của người lao động chưa? Vấn đề làm sao giữ chân được nhân viên là một vấn đề đau đầu cho các nhà quản lý của các doanh nghiệp nói chung và của công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam nói riêng. Khi đã có được sự thỏa mãn công việc, nhân viên sẽ có động lực làm việc tích cực hơn, từ đó dẫn đến hiệu suất và hiệu quả công việc cao hơn. Đây cũng là điều mà chủ doanh nghiệp mong muốn đạt được từ nhân viên mình. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố động viên người lao động tại Công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam” để nghiên cứu. Nghiên cứu này hy vọng cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp cái nhìn sâu sắc hơn về các nhân tố có thể mang lại sự thỏa mãn công việc cho nhân viên. Từ đó giúp họ có các định hướng, chính sách phù hợp trong việc sử dụng lao động, nhằm giữ chân những nhân viên phù hợp mà nhà quản lý mong muốn họ gắn bó lâu dài với công ty. 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố động viên nhằm giữ chân người lao động tại công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam, khảo sát nhân viên làm việc tại công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam bằng bảng câu hỏi. Phạm vi nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu trong phạm vi công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: đề tài nghiên cứu về việc động viên người lao động tại công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu lý luận về động viên. Xác định và kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ động viên nhằm giữ chân người lao động.
- 3 Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố động viên người lao động, qua đó đề xuất các kiến nghị để nâng cao mức độ động viên nhằm giữ chân người lao động tại công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm xem xét các yếu tố tác động đến sự động viên nhằm giữ chân người lao động đầy đủ và hợp lý chưa để từ đó điều chỉnh các yếu tố cho phù hợp với tình huống nghiên cứu, tiến hành xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Bước 2: Nghiên cứu chính thức Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp hay qua email/online bằng bảng câu hỏi được soạn sẵn. Mẫu điều tra nghiên cứu chính thức được thực hiện cho người lao động đang làm việc tại công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam. Đề tài sử dụng nhiều công cụ phân tích dữ liệu: các thống kê mô tả, kiểm định thang đo Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định T-Test, ANOVA dựa trên kết quả xử lý số liệu thống kê SPSS. 1.5. Ý nghĩa của đề tài Vấn đề động viên, đãi ngộ nhằm đem lại sự thõa mãn nhu cầu giúp người lao động gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà quản trị. Do đó, tạo sự động viên người lao động nhằm giữ chân họ là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Như vậy, với kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp cho người sử dụng lao động tại công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam có được cái nhìn tổng quát hơn về các yếu tố tạo động viên nhằm giữ chân người lao động, từ đó có các biện pháp, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích động viên người lao động kịp thời, nâng cao năng lực
- 4 cho đội ngũ nhân viên trong công việc để đạt được hiệu quả làm việc cao nhất, tạo cho người lao động làm việc một cách hăng hái, nhiệt tình nhất và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra của tổ chức. Nghiên cứu này giúp ta nhận biết được các thang đo dùng để đo lường sự động viên nhằm giữ chân người lao động, từ đó các nhà quản lý sẽ tham khảo và xây dựng cho công ty chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy công việc và cải thiện sự động viên nhằm giữ chân người lao động trong tổ chức của mình. 1.6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn bao gồm các chương sau : Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý từ kết quả nghiên cứu.
- 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trong chương này, tác giả sẽ trình bày sơ lược về công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam, một số khái niệm về động viên, những lý thuyết cơ bản về động viên nhân viên như Maslow, Herzberg, Alderfer, Vroom, Adam … Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ trình bày một số bài nghiên cứu về động viên nhân viên trên thế giới và ở Việt Nam từ mô hình Kovach. Từ cơ sở lý thuyết về động viên và các nghiên cứu trước đó, tác giả sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu cho đề tài nghiên cứu này. 2.1. Tổng quan về công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam Đồng Nai là một trong những tỉnh có các khu công nghiệp phát triển vượt bậc ở miền Nam Việt Nam. Ở đây có nguồn lao động dồi dào mà các nhà đầu tư có thể tìm thấy, là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp phát triển. Nhìn thấy sự thuận lợi đó, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã quyết định đầu tư tại vùng đất Đồng Nai này. Công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam được thành lập vào ngày 06/07/2010, số chứng nhận đầu tư 472023000746 do Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cấp. Tiền thân của công ty là công ty liên doanh giữa hai bên Việt Nam là Tổng công ty lắp máy Việt Nam, địa chỉ: 124 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và bên nước ngoài là Posco Engineering & Construction CO, LTD (POSEC), địa chỉ: 568-1 Goedong-dong, Pohan, Kyungsanbuk-do, Korea. Qua một thời gian dài hoạt động (từ ngày 23 tháng 05 năm 1995) cho tới ngày nay, nhằm đẩy mạnh ngành cơ khí và góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam thêm phát triển, Công ty đã mua lại toàn bộ phần vốn góp cùng quyền và nghĩa vụ tương ứng của Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Sau đây là một số thông tin cơ bản về công ty: Tên doanh nghiệp: Công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam (Tên cũ của doanh nghiệp là Công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C - LILAMA); tên giao dịch: POSCO ENGINEERING &CONSTRUCTION VIETNAM COMPANY
- 6 LIMITED (Tên giao dịch cũ là POSCO ENGINEERING &CONSTRUCTION – LILAMA CO., LTD.); tên viết tắt: POSCO E&C Việt Nam (Tên cũ là POSCO E&C LILAMA) Địa chỉ trụ sở chính: Khu công Nghiệp Nhơn Trạch 1, Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Ngành nghề kinh doanh: Chế tạo, lắp ráp các kết cấu, cột tháp, thùng chứa và bể chứa bằng thép, tham gia thầu xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp có liên quan tới việc cung cấp sản phẩm do công ty sản xuất tại Việt Nam; tham gia thi công các công trình dân dụng và công nghiệp khác; thực hiện quyền nhập khẩu và quyền xuất khẩu các mặt hàng phù hợp với mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ khi thành lập năm 1996, hiện nay công ty đã hoạt động hơn 20 năm. Với việc xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể, Posco E&C Việt Nam định hướng rõ mục tiêu của mình từ đây đến năm 2020 sẽ đạt top 1 các công ty xây dựng tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam và tiến xa ra khu vực Đông Nam Á. Các dự án Posco E&C Việt Nam đã thực hiện và đạt nhiều thành công rải đều khắp cả nước như Diamond Plaza, bệnh viện Phú Phong, bệnh viện Sơn Thịnh, nhiệt điện Cà Mau, nhiệt điện Phú Mỹ, nhiệt điện Nhơn Trạch, nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy thép CSVC, nhà máy thép POSCO SS VINA, cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây, cao tốc Nội Bài – Lào Cai, trong đó Formosa tại Hà Tĩnh được xem là một siêu dự án đã khẳng định sự thành công và độ tin cậy của các khách hàng, chủ đầu tư đối với Posco E&C Việt Nam. Cơ cấu tổ chức:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty cổ phần truyền hình cáp sông Thu
113 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng của Công ty Lữ Hành Vitours
158 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Điện lực Kiên Giang
128 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại BIDV Quảng Nam
112 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
116 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 3
126 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Tập đoàn TH
130 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn