Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu nâng cao ý định quay trở lại điểm đến du lịch của du khách đến tỉnh Bình Dương
lượt xem 8
download
Mục tiêu tổng quát của đề tài "Nghiên cứu nâng cao ý định quay trở lại điểm đến du lịch của du khách đến tỉnh Bình Dương" là phân tích, đánh giá thực trạng ngành du lịch Bình Dương. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cụ thể, kiến nghị để nâng cao ý định quay trở lại du lịch của du khách đến Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu nâng cao ý định quay trở lại điểm đến du lịch của du khách đến tỉnh Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM THỊ HỒNG QUẾ NGHIÊN CỨU NÂNG CAO Ý ĐỊNH QUAY TRỞ LẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH CỦA DU KHÁCH ĐẾN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIẾT BẰNG -----------------------------------
- BÌNH DƯƠNG – NĂM 2019
- 1
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Phạm Thị Hồng Quế 1
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện nghiên cứu này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Viết Bằng đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu này. Tôi cũng xin cảm ơn Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Thủ Dầu Một, lãnh đạo và các anh chị, cô chú đang làm việc, công tác tại các đơn vị liên quan đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn tiểu luận của chúng tôi còn có rất nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy. Xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày tháng năm 2019 2
- TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng chất lượng điểm đến du lịch, các yếu tố thuộc điểm đến du lịch tác động đến ý định quay lại của du khách. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các kết quả các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước; tài liệu hội thảo, báo cáo khoa học, số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê các cấp thuộc tỉnh Bình Dương, tạp chí khoa học,… Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn 397 du khách đến du lịch tại Bình Dương Qua việc sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố thuộc điểm đến du lịch gồm môi trường xã hội, cơ sở hạ tầng du lịch (yếu tố văn hóa – chính trị và cơ sở hạ tầng du lịch), cơ sở hạ tầng chung ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của du khách. Bên cạnh đó, sự hài lòng và kinh nghiệm du lịch có tác động tính cực đến ý định quay trở lại của du khách. Cũng qua nghiên cứu, thái độ của du khách không bị tác động tiêu cực bởi các tệ nạn liên quan đến giá cả và tệ nạn về an toàn, an ninh tại điểm đến du lịch mà chỉ mong muốn nâng cao chất lượng môi trường du lịch hơn nữa theo hướng thông minh, hiện đại. Ngoài ra, nghiên cứu đã phân tích thực trạng các điểm đến du lịch, lấy ý kiến đóng góp của du khách. Từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng du lịch và ý định quay trở lại của du khách như: Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm du lịch; Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch; Phát triển sản phẩm du lịch mới, đa dạng, khác biệt; Phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú có chất lượng cao và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, quảng bá hình ảnh, thương hiệu điểm đến du lịch; Đẩy mạnh liên kết và hợp tác phát triển sản phẩm du lịch; Phát triển nguồn nhân lực du lịch; Coi trọng bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, kiến nghị các giải pháp đối với UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành và các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư để nâng cao chất lượng môi trường du lịch. Trong hướng nghiên cứu mới tiếp theo, nghiên cứu cũng cần mở rộng cỡ mẫu quan sát và mở rộng khảo sát các địa điểm du lịch ở khu vực Đông Nam bộ để có sự so sánh vấn đề nghiên cứu của các vùng với nhau. 3
- MỤC LỤC Lời cam đoan...........................................................................................................1 Lời cảm ơn..............................................................................................................2 Tóm tắt....................................................................................................................3 Mục lục.................................................................................................................... 4 Danh mục các từ viết tắt..........................................................................................8 Danh mục hình........................................................................................................9 Danh mục bảng......................................................................................................10 Phần mở đầu..........................................................................................................11 1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................11 2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................12 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:....................................................................12 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể..........................................................................13 2.3. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................13 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................13 3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................13 3.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................13 4. Đóng góp của đề tài...........................................................................................14 5. Kết cấu của luận văn..........................................................................................14 Tóm tắt phần mở đầu.............................................................................................15 Chương 1............................................................................................................... 16 Cơ sở lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại du lịch của du khách đến tỉnh Bình Dương...................................................................................16 1.1. Các khái niệm, định nghĩa..............................................................................16 1.1.1. Lý thuyết về du lịch và khách du lịch........................................................16 1.1.2. Lý thuyết về điểm đến du lịch...................................................................16 1.2. Lý thuyết về ý định quay trở lại của du khách................................................17 1.2.1. Mô hình hành vi tiêu dùng trong du lịch của Mathieson and Wall (1982)....17 1.2.2. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)..............17 4
- 1.2.3. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) – TPB....................18 1.3. Lược khảo các nghiên cứu liên quan..............................................................20 1.3.1. Nghiên cứu trong nước.............................................................................20 1.3.2. Nghiên cứu nước ngoài.............................................................................21 1.4. Phương pháp và mô hình nghiên cứu.............................................................25 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................25 1.4.1.1. Phương pháp và quy trình nghiên cứu..............................................25 1.4.1.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu............................................................26 1.4.1.3. Công cụ nghiên cứu.........................................................................27 1.4.1.4. Thu thập dữ liệu...............................................................................27 1.4.1.5. Xử lý và phân tích dữ liệu................................................................27 1.4.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu.............................................................27 1.4.3. Xây dựng thang đo nghiên cứu..................................................................33 Chương 2............................................................................................................... 37 Thực trạng ý định quay trở lại điểm đến du lịch....................................................37 của du khách đến tỉnh Bình Dương.......................................................................37 2.1. Tổng quan về điểm đến du lịch Bình Dương..................................................37 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương...........................37 2.1.2. Các điểm đến du lịch tỉnh Bình Dương......................................................38 2.1.3. Kết quả đạt được.......................................................................................40 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến du lịch của du khách đến tỉnh Bình Dương............................................................................43 2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến du lịch của du khách đến tỉnh Bình Dương.......................................................................45 2.2.1. Kết quả phân tích thực trạng dựa trên dữ liệu thứ cấp.................................45 2.2.2. Kết quả phân tích thực trạng dựa trên cơ sở dữ liệu sơ cấp.........................50 2.4. Đánh giá chung...............................................................................................58 5
- 2.4.1. Những thành công và nguyên nhân............................................................58 2.4.1.1. Những thành công............................................................................58 2.4.1.2. Nguyên nhân....................................................................................60 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................................61 2.4.2.1. Những hạn chế.................................................................................61 2.4.2.2. Nguyên nhân....................................................................................64 Chương 3............................................................................................................... 67 giải pháp nâng cao ý định quay trở lại điểm đến du lịch của du khách đến tỉnh Bình Dương...........................................................................................................67 3.1. Định hướng xây dựng và phát triển du lịch, điểm đến du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.........................................................................................67 3.2. Giải pháp nâng cao ý định quay trở lại điểm đến du lịch của du khách đến tỉnh Bình Dương....................................................................................................68 3.2.1. Giải pháp về môi trường du lịch................................................................70 3.2.2. Giải pháp về môi trường xã hội.................................................................76 3.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng........................................................................78 3.2.4. Giải pháp về kinh nghiệm du lịch..............................................................81 3.3. Một số kiến nghị nâng cao ý định quay trở lại điểm đến du lịch của du khách đến tỉnh Bình Dương...................................................................................82 3.3.1. Đối với Bộ, ngành Trung ương..................................................................82 3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương................................................83 3.3.3. Đối với các Sở, ban, ngành........................................................................83 3.3.4. Đối với các doanh nghiệp du lịch Bình Dương và cộng đồng dân cư địa phương..........................................................................................................84 Tóm tắt chương 3..................................................................................................86 Kết luận.................................................................................................................87 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................89 6
- Tài liệu tham khảo.................................................................................................90 Phụ lục................................................................................................................... 96 7
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (Mutural MRA-TP: Recongnition Arrangement on Tourism Professionals) UBND: Ủy ban nhân dân WEF: Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian ASEAN: Nations) GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) UN-WTO: Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organizaton) TRA: Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) TPB: Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) 8
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Mô hình hành vi tiêu dùng trong du lịch................................................17 Hình 1.2. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)........18 Hình 1.3. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour –TPB).............19 Hình 1.4: Quy trình nghiên cứu đề tài...................................................................26 Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................................32 Hình 2.1: Thống kê đặc điểm độ tuổi (%)..............................................................50 Hình 2.2: Thống kê đặc điểm thu nhập (%)...........................................................51 9
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan.......................................................23 Bảng 1.2: Bảng tổng hợp kỳ vọng yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại......................32 Bảng 1.3 : Các biến số trong mô hình....................................................................34 Bảng 2.1: Tổng hợp các điểm đến du lịch, làng nghề tiêu biểu.............................39 Bảng 2.2: Doanh thu sản phẩm, dịch vụ du lịch của các tỉnh Đông Nam bộ và cả nước giai đoạn 2014-2018.....................................................................................42 Bảng 2.3: Số lượng du khách Bình Dương và cả nước giai đoạn 2014-2018........43 Bảng 2.5: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành..........................47 Bảng 2.6: Tổng hợp vốn đầu tư thực hiện các hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải trí qua các năm................................................................................................48 Bảng 2.7: Tổng hợp vốn đầu tư các lĩnh vực thuộc du lịch qua các năm...............49 Bảng 2.8: Bảng tổng hợp số liệu tình hình trật tự, an toàn xã hội..........................50 Bảng 2.8: Thống kê đặc điểm giới tính..................................................................50 Bảng 2.9: Thống kê về nghề nghiệp......................................................................51 Bảng 2.10: Tổng hợp thống kê các thang đo nghiên cứu.......................................53 Bảng 2.11: Tổng hợp thống kê các thang đo nghiên cứu.......................................55 Bảng 2.12: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu......................................57 10
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển nhanh và mạnh của nền công nghiệp không khói trong những năm qua đã và đang mang lại nguồn thu quan trọng cho các nền kinh tế phát triển. Với tiềm năng to lớn của mình, du lịch được xem là một ngành kinh tế lớn của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh việc định hướng phát triển các sản phẩm du lịch cần chú trọng đến nhu cầu, mong muốn của du khách vì một điểm đến du lịch an toàn, thân thiện và phát triển sẽ là động lực để du khách đi du lịch. Theo Huang & Hsu (2009) và Bhat (2014) đã có nghiên cứu về ý định, thái độ quay trở lại của du khách đã chứng minh rằng một trong những tiêu chí phản ảnh tốt nhất sự hài lòng của du khách chính là ý định quay trở lại điểm đến du lịch. Tổng hợp từ niên giám thống kê Việt Nam, trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đều có sự tăng trưởng ổn định, bình quân tăng trên 15% cả về số lượng khách du lịch nội địa và khách quốc tế đến Việt Nam. Doanh thu từ du lịch đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước, trung bình tăng 20% qua các năm. Năm 2018 tiếp tục được đánh giá là một năm thành công của du lịch Việt Nam khi đón nhận khoảng 15,6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 620.000 tỷ đồng. Về tốc độ tăng trưởng khách quốc tế, Việt Nam hiện đang ở mức rất cao (21%) so với các nước Thái Lan, Singapore, Malaysia. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, cuối năm 2018, Việt Nam hiện đứng hạng 67/136 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh du lịch, Tài nguyên văn hóa và du lịch công vụ (hạng 30), xếp thứ 5 trong khối ASEAN. Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phát triển về du lịch trong nhiều năm qua. Đến với Bình Dương, du khách không chỉ ấn tượng bởi kinh tế phát triển, năng động, vùng đất Bình Dương xưa và nay còn được biết đến với bề dày lịch sử, văn hóa phát triển rất phong phú, đa dạng, có nhiều nét chung hòa quyện vào lịch sử - văn hóa phương Nam nhưng vẫn giữ được những nét riêng rất độc đáo. Bên cạnh đó, du khách còn được tham quan các danh lam, thắng cảnh, khu du lịch sinh thái, tham 11
- gia các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm thu hút sự tham gia của hàng ngàn lượt khách thập phương với hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch ngày càng được cải thiện. Với những tiềm năng, thế mạnh đó, Bình Dương luôn là một điểm đến du lịch nổi bật và hấp dẫn của Việt Nam, luôn là sự lựa chọn của khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Theo đánh giá kết quả hàng năm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương, năm 2017, tỉnh thu hút 4,55 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch đạt 1.280 tỷ đồng; năm 2018, thu hút 4,75 triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt 1.360 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của ngành du lịch Bình Dương đạt 2,07% về số lượng lượt khách và 4,24% về doanh thu du lịch. Tuy nhiên, so với tỷ trọng các ngành khác, du lịch Bình Dương vẫn chưa thực sự phát triển, cùng với đó lượng du khách đến du lịch tỉnh dù tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với những đầu tư cho ngành hiện tại. Theo thống kê của tỉnh năm 2017, GRDP của Bình Dương đạt 248 nghìn tỷ đồng, trong khi công nghiệp đạt 152 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 63,8% GRDP) thì dịch vụ lưu trú và ăn uống chỉ đạt 4,751 tỷ đồng, mới bằng gần 2% GRDP. Khảo sát thực tế cũng cho thấy, du khách đến những điểm du lịch tại Bình Dương phần lớn là người trong tỉnh. Đặc biệt năm 2015, số lượng du khách giảm đột biến do tình hình kinh tế - chính trị không ổn định. Bên cạnh đó, khả năng thu hút du khách từ nơi khác, nhất là du khách có khả năng chi tiêu và sử dụng dịch vụ cao cấp rất hạn chế. Hiện nay, hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh chưa có giá trị thật sự nổi trội, chưa thành chuỗi dịch vụ liên hoàn để tạo khả năng cạnh tranh trong việc thu hút và tác động đến ý định quay trở lại của du khách đến Bình Dương. Xuất phát từ những thực tế nêu trên, nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nâng cao ý định quay trở lại du lịch của du khách. Do đó, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu nâng cao ý định quay trở lại điểm đến du lịch của du khách đến tỉnh Bình Dương” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: 12
- Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là phân tích, đánh giá thực trạng ngành du lịch Bình Dương. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cụ thể, kiến nghị để nâng cao ý định quay trở lại du lịch của du khách đến Bình Dương. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Một là, phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố của điểm đến du lịch ảnh hưởng đến sự quay trở lại của du khách. Từ đó, đưa ra những đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác phát triển du lịch và nâng cao thu hút du khách. Hai là, từ những cơ sở, định hướng đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao số lần quay lại của du khách đối với các điểm đến của tỉnh Bình Dương. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này xuất phát từ việc tìm kiếm câu trả lời về việc nâng cao ý định quay trở lại điểm đến du lịch của du khách đến Bình Dương. Vì vậy, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra: Một là, những yếu tố nào của các điểm đến du lịch tại Bình Dương và mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến ý định quay trở lại của du khách. Hai là, đề xuất các giải pháp cụ thể, kiến nghị để nâng cao ý định quay trở lại của du khách đối với các điểm đến du lịch ở Bình Dương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu ý định quay trở lại điểm đến du lịch phục vụ cho phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Dương. + Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát chính nhằm phục vụ cho nghiên cứu là du khách đã đến và sử dụng các dịch vụ tại các điểm đến du lịch tại tỉnh Bình Dương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 13
- + Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2014 đến năm 2018. Số liệu sơ cấp được khảo sát từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2019. 4. Đóng góp của đề tài Về mặt lý luận: Nghiên cứu tổng quan một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về điểm đến du lịch, sự hài lòng, ý định quay trở lại của du khách tại điểm đến du lịch. Đề xuất mô hình đánh giá sự hài lòng, các yếu tố tác động đến ý định quay trở lại của du khách, nâng cao chất lượng của điểm đến du lịch mang tính dài hạn và phát triển bền vững. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu đánh giá thực trạng về chất lượng của các điểm đến du lịch Bình Dương; đề xuất quan điểm, đưa ra một số kiến nghị về chính sách và giải pháp định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ của điểm đến du lịch có những sự khác biệt nhằm tăng cường ý định quay trở lại, thu hút đối tượng khách du lịch mới trong nước và quốc tế đến Bình Dương trong thời gian tới. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài những phần mở đầu, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại du lịch của du khách đến tỉnh Bình Dương Chương 2: Thực trạng ý định quay trở lại điểm đến du lịch của du khách đến tỉnh Bình Dương Chương 3: Giải pháp nâng cao ý định quay trở lại điểm đến du lịch của du khách đến tỉnh Bình Dương 14
- TÓM TẮT PHẦN MỞ ĐẦU Phần mở đầu của luận văn nêu ra lý do chọn đề tài và trình bày tóm tắt các vấn đề nghiên cứu được đề cập trong khóa luận tốt nghiệp. Luận văn nêu ra mục tiêu nghiên cứu, từ đó đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu để giải quyết các vấn đề đã đặt ra. Chương 1 sẽ tiến hành phân tích cơ sở lý thuyết, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lực làm luận cứ khoa học hình thành luận văn. Các dữ liệu thu thập nhằm đánh giá thực trạng các điểm đên du lịch Bình Dương và ý định quay trở lại của du khách. 15
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH QUAY TRỞ LẠI DU LỊCH CỦA DU KHÁCH ĐẾN TỈNH BÌNH DƯƠNG 1.1. Các khái niệm, định nghĩa 1.1.1. Lý thuyết về du lịch và khách du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) đã quy định “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”. Khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. 1.1.2. Lý thuyết về điểm đến du lịch Tùy vào góc độ nghiên cứu hay quản lý, các nhà khoa học, nhà quản lý đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về điểm đến du lịch. Các chuyên gia về quản lý điểm đến của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO, 2005) định nghĩa “Điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách lưu trú lại ít nhất một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường”. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO, 2005) đã đưa ra quan niệm “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) đã quy định “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch”. Điều kiện công nhận điểm du lịch bao gồm: + Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định. 16
- + Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch. + Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Điểm đến có thể hiểu đơn giản là một vị trí địa lý mà một du khách đang thực hiện hành trình đến đó gồm các khu, điểm du lịch, những đô thị, vùng quê, miền núi,... Những nơi này là các điểm đến cho một chuyến đi trong ngày, một kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của người đó. 1.2. Lý thuyết về ý định quay trở lại của du khách 1.2.1. Mô hình hành vi tiêu dùng trong du lịch của Mathieson and Wall (1982) Theo Mathieson and Wall (1982), quá trình ra quyết định của khách du lịch có 5 giai đoạn: (1) Nhu cầu /Mong muốn thực hiện chuyến đi, (2) Thu thập và đánh giá thông tin, (3) Quyết định chuyến đi, (4) Chuẩn bị hành trình, (5) Đánh giá sự hài lòng/thỏa mãn sau chuyến đi. Hai tác giả cũng đã xác định rằng quá trình ra quyết định của khách du lịch nói chung và quyết định đi du lịch nói riêng bị phụ thuộc bởi nhiều yếu tố. Đó là đặc điểm của khách du lịch, đặc điểm chuyến đi, đặc điểm và những tài nguyên của điểm đến du lịch. Hình 1.1. Mô hình hành vi tiêu dùng trong du lịch Nguồn: Mathieson and Wall (1982) 1.2.2. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) Thuyết hành động hợp lý TRA được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1975 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian. Mô hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 443 | 118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 373 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 273 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 280 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 281 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 242 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p | 202 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 243 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 171 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 145 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 165 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 139 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn