intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu rủi ro NNT theo như: Tình hình kê khai thuế, mức độ tuân thủ về nộp thuế, hiệu quả sản xuất kinh doanh,... để từ đó xây dựng kế hoạch, thanh tra, kiểm tra, chuẩn bị nội dung thanh tra, kiểm tra cho phù hợp và đảm bảo thanh tra, kiểm tra đúng người nộp thuế có vi phạm. Nhằm tạo sự công bằng cho người nộp thuế và tăng nguồn thu thuế trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh

  1. ----------------------------------- TRẦN NGỌC DUY NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG KÊ KHAI NỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 60 34 01 02
  2. i ----------------------------------- TRẦN NGỌC DUY NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG KÊ KHAI NỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 60 34 01 02 -TS PHAN ĐÌNH NGUYÊN
  3. i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phan Đình Nguyên (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 22 tháng 01 năm 2014 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS.TS Võ Thanh Thu Chủ tịch 2 TS. Ngô Quang Huân Phản biện 1 3 TS. Phạm Thị Hà Phản biện 2 4 TS. Trần Anh Minh Ủy viên 5 TS. Phạm Thị Minh Châu Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV Võ Thanh Thu
  4. ii TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng.... năm 2014 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: ……..Trần Ngọc Duy .. ...................................Giới tính: ….Nam.......... Ngày, tháng, năm sinh: ......26/7/1983.........................................Nơi sinh:..Bình Dương .. Chuyên ngành: .Quản Trị Kinh Doanh........................................MSHV: 1241820026 .... I- Tên đề tài: Nghiên Cứu Rủi Ro Trong Kê Khai Nộp Thuế Tại Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh. II- Nhiệm vụ và nội dung: Học viên Trần Ngọc Duy và Cán bộ hướng dẫn có quyền và nghĩa vụ theo Quy chế đào tạo Thạc sĩ ban hành theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 2 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ Giá dục và đào tạo. III- Ngày giao nhiệm vụ: 07/8/2013 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/12/2013 V- Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS Phan Đình Nguyên CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS.TS Phan Đình Nguyên
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan bản luận văn “Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn mà không được trích dẫn theo quy định. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Ngọc Duy
  6. ii LỜI CÁM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu, với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy, Cô; các Ngành cùng các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ với đề tài: “Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh”. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến PGS.TS Phan Đình Nguyên đã hết lòng giảng dạy, hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Cho phép Tôi được gởi lời cám ơn đến các đồng nghiệp, Ban lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, cùng các Doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã đóng góp những ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong quá trình thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu đề tại. Xin cám ơn các anh, chị học viên cao học của Trường đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẽ những kinh nghiệm , kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Nhân đây, Tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên Tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài này. Trân trọng! Ngƣời thực hiện Trần Ngọc Duy
  7. iii TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh” với mục tiêu là xác định, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của các DN trên địa bàn Cục Thuế TP.HCM. Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm, cơ sở lý thuyết về thuế, về rủi ro, rủi ro về thuế, kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra, các yếu tố tác động đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN, đặc biệt là nghiên cứu sâu về các nhân tố nội sinh tác động đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN, các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước có liên quan và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu đề tài này. DN, chủ yếu là các yếu tố nội sinh của DN. Mô hình hồi quy được sử dụng là mô hình hồi quy Binary logistic với biến phụ thuộc nhị phân mang hai giá trị là 1: cho tình trạng có rủi ro, và 0: cho tình trạng không rủi ro của DN. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các doanh nghiệp thuộc phòng Kiểm tra thuế số 1 và phòng Kiểm tra thuế số 2 quản lý từ nguồn cơ sở dữ liệu Cục Thuế TP.HCM. Số lượng doanh nghiệp thực hiện kê khai nộp thuế tại phòng Kiểm tra thuế số 1 và phòng Kiểm tra thuế số 2 có khoảng 4.500 doanh nghiệp. Sau khi xử lý số liệu tác giả chỉ chọn mẫu với 3.282 DN là các DN đang hoạt động SXKD. Kết quả hồi quy logit và kiểm định xác định được 13 yếu tố có ý nghĩa và tác động đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN từ 17 biến, trong đó các biến có các biến có tác động thuận chiều với rủi ro kê khai nộp thuế:Tỷ lệ Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần, Tỷ lệ Chi phí lãi vay/Nợ vay, Tỷ lệ khấu hao bình quân, Quan hệ liên kết, Thuế TNDN phát sinh, Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, Doanh thu, Tổng số thuế phải nộp; và các biến có tác động nghịch chiều đối với rủi ro kê khai nộp thuế: Hệ số khả năng thanh toán nhanh, Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần, Biến động của tỷ lệ Thuế TNDN phát sinh/ Doanh thu giữa các năm, Biến động của tỷ lệ Thuế GTGT phát sinh/ Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra giữa các năm, Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế với vốn chủ sở hữu là đầu tư nước ngoài.
  8. iv Bên cạnh có những hạn chế như chưa đề cập đến những yếu tố tác động khác của chính sách thuế, không đưa các biến ngoại sinh vào mô hình và còn một số biến liên quan hoạt động kinh doanh khác cũng chưa đưa vào mô hình trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm vững chắc, sử dụng phương pháp định lượng trên mẫu dữ liệu lớn và khá toàn diện đối với hoạt động kê khai nộp thuế của DN trên địa bàn TP.HCM, nên đây là tài liệu tham khảo có giá trị và cũng mong muốn đóng góp làm cơ sở cho các cán bộ ngành Thuế tiếp tục nghiên cứu đề xuất và hoạch định cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể, khả thi trong việc xây dựng Bộ Tiêu chí để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN góp phần tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế, tăng cường số thu cho Ngân sách Nhà nước, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các DN và nâng cao tính tuân thủ của DN.
  9. v ABSTRACT Entitled " Risk Analysis in tax declaration in the Tax Department in Ho Chi Minh City " with the goal of identifying , analyzing the factors affecting the risk of tax declaration of the enterprises in the Department tax HCMC . On the basis of concept study , the theoretical basis of taxation, risk , tax risk , risk management techniques in the inspection , testing , factors affecting risk in Statistics tax returns of businesses , especially depth research on endogenous factors affecting the risk of businesses tax declaration , the previous studies in and outside the country concerned and the research methods used quantitative research to this topic . This research deals with factors affecting the risk of businesses tax declaration , mainly endogenous factors of businesses . The regression model used is Binary logistic regression models for binary dependent variable is 1 carries two values : the state of risk , and 0 : no risk situation of the company . Besides there are no restrictions as to mention the impact on other elements of tax policy , not included exogenous variables in the model and also a number of relevant variables other business activities not included in the model in the research subject. However, results of this study are based on theory, empirical research firm , using quantitative methods on large samples and data for comprehensive tax declaration and payment activities of enterprises in HCM , so here is the reference value and also wish to contribute as a basis for the tax department officials continue to study proposals and planning mechanisms , policies and specific measures , feasibility of the construction of Ministry of criteria to evaluate the factors affecting the risk of tax declaration and payment of contributing companies optimize the use of human resources , improve the efficiency of the inspection , testing taxes , increasing revenues for the state budget and create healthy competition , fairness between businesses and enhance compliance by businesses .
  10. vi MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .....................................................................................................i Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii Tóm tắt ............................................................................................................ iii Abstract .............................................................................................................v Mục lục ............................................................................................................vi Danh mục từ viết tắt ........................................................................................ix Danh mục bảng .................................................................................................x Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ và hình ảnh ............................................xi Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................1 1.1 Tính cấp thiết đề tài. ..................................................................................1 .................................................................................4 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .............................................................5 1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................7 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................................................7 1.6. Kết cấu của luận văn. ................................................................................8 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .....................9 2.1. Khái niệm và phân loại thuế .....................................................................9 2.1.1. Khái niệm về thuế. .........................................................................9 2.1.2. Phân loại thuế ................................................................................9 2.2. Lý thuyết về sự không chắc chắn ...........................................................10 2.2.1. Khái niệm rủi ro..........................................................................10 2.2.2. Lý thuyết về sự không chắc chắn ................................................11 2.3. Rủi ro trong kê khai nộp thuế .................................................................13 2.3.1. Khái niệm rủi ro về thuế: .............................................................13 2.3.2 Rủi ro trong kê khai nộp thuế (tuân thủ thuế): .............................13 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kê khai nộp thuế .................................15 2.4.1. Các yếu tố liên quan đến tình hình tài chính ............................... 15
  11. vii 2.4.2. Các yếu tố liên quan đến tình hình SXKD ..................................16 2.4.3. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp.......................................16 2.4.4. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả kinh doanh ............................16 2.4.5. Các yếu tố liên quan đến giao dịch liên kết .................................17 2.4.6. Các yếu tố khác liên quan đến tình hình kinh doanh...................18 2.5. Nghiên cứu của Tổng cục Thuế .............................................................. 19 2.6. Mô hình nghiên cứu đề nghị ...................................................................22 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................26 3.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................26 3.2. Mô hình nghiên cứu. ...............................................................................27 .....................................................................27 ...................................30 .................................................................................35 ........................................................35 ...........................................................................37 3 ........................................................................37 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ...................................................................40 .................................................40 ......................44 4.2.1. Kiểm định sự tương quan ............................................................44 4.2.2. Kiểm định đa công tuyến của mô hình ........................................45 .......................................................................................45 4.3.1. Kiể ......................................................................45 ............................................46 ....................46 các chỉ số hồi quy .............................46 .........................................................................48 4.3.2.1. Các biến có ý nghĩa trong mô hình ..................................48 4.3.2.2. Các biến không có ý nghĩa trong mô hình .......................54
  12. viii Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ..........................................56 5.1. Kết luận ...................................................................................................56 5.2. Gợi ý chính sách .....................................................................................58 5.3. Hạn chế của đề tài ...................................................................................60 Danh mục Tài liệu tham khảo..............................................................................62
  13. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APA Thỏa thuận giá trước BCTC Báo cáo tài chính CQT Cơ quan thuế DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân ĐTNN Đầu tư nước ngoài NNT Người Nộp Thuế FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTGT Giá trị gia tăng NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển SXKD Sản xuất, kinh doanh TNCT Thu nhập chịu thuế TNDN Thu nhập doanh nghiệp TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  14. x DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Thống kê kết quả thanh tra, kiểm tra người nộp thuế ..............................3 Bảng 3.2: Bảng tổng hợp định nghĩa các biến ........................................................45 Bảng 3.5: Phân loại rủi ro kê khai nộp thuế theo thành phần kinh tế. ....................48 Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến số ............................................................51 Bảng 4.2. Bảng phân loại dự báo (Classification Table) .......................................57 Bảng 4.3: Thông số các biến trong mô hình ...........................................................58
  15. xi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH Trang Biểu đồ 2.1: Ước tính rủi ro của từng DN .............................................................. 40 Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu rủi ro kê khai nộp thuế...........................................46 Biểu đồ 3.4: Phân loại các DN theo thành phần kinh tế .........................................47
  16. 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu của đề tài nhằm cung cấp những vấn đề mang tính tổng quát về đề tài nghiên cứu. 1.1 Tính cấp thiết đề tài Qua hai cuộc cải cách thuế, đã hình thành được một hệ thống chính sách thuế bao quát hết được hầu hết các nguồn thu của đất nước và luôn được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện kịp thời với tình hình phát triển của đất nước, đã trở thành công cụ của Đảng và Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo hướng khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống chính sách thuế được sửa đổi bổ sung và hoàn thiện đã bao quát các nguồn thu, tiếp tục khẳng định thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đảm bảo tỷ lệ động viên hợp lý về thuế và phí, lệ phí vào Ngân sách Nhà nước (NSNN), đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và đảm bảo nguồn tài chính cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Quy mô thu NSNN giai đoạn 2006 - 2010 tăng 2 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Tỷ lệ động viên thu NSNN đạt 23% GDP so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đặt ra là 21 - 22% GDP, trong đó động viên từ thuế và phí vào NSNN bình quân đạt 22% GDP so với mục tiêu chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đạt 20 - 21% GDP. Tốc độ tăng thu từ thuế và phí, lệ phí vào NSNN bình quân hàng năm đạt 19,6% (Tổng cục Thuế, 2011a). Chiến lược cải cách hệ thống thuế 2011 - 2020 xác định mục tiêu huy động thu NSNN trong 5 năm đầu (2011-2015) có thể duy trì ở tỷ lệ khoảng 23-24% GDP, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí khoảng 22-23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân hàng năm đạt từ 16-18%/năm. Trong 5 năm kế tiếp (2016 - 2020), tỷ lệ huy động thu NSNN và tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí trên GDP ở mức hợp lý
  17. 2 theo hướng giảm mức động viên về thuế trên một đơn vị hàng hoá, dịch vụ để khuyến khích cạnh tranh, tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh (Bộ Tài chính, 2011). Do chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước, hàng năm sẽ có thêm hàng chục vạn doanh nghiệp và hộ kinh doanh ra đời. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp ngày một lớn, không còn bó hẹp trong một địa phương mà ngày càng quốc gia hóa, toàn cầu hóa; hoạt động kinh doanh doanh nghiệp ngày càng đa dạng. Ngoài ra, với chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế đối với một số ngành nghề cần khuyến khích đầu tư của Nhà nước tác động làm tăng nhanh số lượng, quy mô người nộp thuế và làm cho công tác quản lý thuế càng thêm khó khăn, phức tạp. Cụ thể, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh đến cuối năm 2010 là 430.000 doanh nghiệp, gấp 2,7 lần so với năm 2006; số vốn các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giai đoạn 2006 - 2010 cao gấp 6 lần so với 5 năm trước (Tổng cục Thuế, 2011a). Hiện nay, cơ chế quản lý của ngành thuế là người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước; cơ quan thuế thức hiện chức năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế để nâng cao tính tuân thủ, tự giác chấp hành các nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật, đồng thời tăng cường chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, chống thất thu Ngân sách Nhà nước. Thực hiện cơ chế này cho phép cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan thuế với các doanh nghiệp, là một phần chiến lược đổi mới quản lý thuế theo cách tiếp cận thân thiện đối với người nộp thuế nhằm cải thiện hiệu lực và hiệu quả quản lý thuế. Cơ chế Tự khai, tự nộp thuế tập trung nguồn lực vào các kỹ năng quản lý, đổi mới thủ tục quản lý thuế, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế như kê khai điện tử, sử dụng hệ thống phần mềm quản lý mới như thanh tra, kiểm tra thuế theo phương thức rủi ro. Tuy nhiên, do khối lượng công việc tăng nhanh, người nộp thuế ngày càng tăng nhanh số lượng và quy mô, trong khi đó do định biên về biên chế nên số lượng cán bộ công chức tăng rất ít, đòi hỏi ngành thuế phải đẩy mạnh cải cách để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn tại tại cuộc họp về công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã chỉ đạo định hướng công tác thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2011 - 2015
  18. 3 như sau: “Chuyển đổi cơ chế quản lý theo phương thức doanh nghiệp tự khai, tự nộp thì công tác thanh tra, kiểm tra phải trên cơ sở thực hiện quản lý rủi ro; tăng cường công nghệ thông tin; tập trung thúc đẩy việc xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu người nộp thuế và sử dụng cơ sở dữ liệu người nộp thuế một cách hiệu quả” (Tổng cục Thuế, 2010d). Trong thời gian qua, để ngăn chặn các hành vi gian lận thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ nộp thuế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra tại Cục Thuế TP.HCM từ năm 2005- 2011 được ghi nhận như sau: Biểu 1.1: Thống kê kết quả thanh tra, kiểm tra ngƣời nộp thuế Số doanh Số doanh nghiệp Tỷ lệ số cuộc nghiệp Bình quân số truy đươc thực hiện thanh tra, kiểm STT Chỉ tiêu đang quản thu và phạt/hồ sơ thanh tra, kiểm tra/ Số doanh lý đầu (đồng) tra trong năm nghiệp quản lý năm 1 Năm 2006 25.371 1.813 7,15% 143.015.469 2 Năm 2007 32.363 1.089 3,36% 76.959.425 3 Năm 2008 42.285 1.076 2,54% 285.581.997 4 Năm 2009 54.197 1.386 2,56% 374.242.043 5 Năm 2010 71.197 1.687 2,37% 867.461.726 6 Năm 2011 88.774 2.318 2,61% 1.218.729.318 7 Năm 2012 91.437 2.543 4,63% 1.420.356.257 Nguồn: Cục Thuế TP.HCM (Năm 2006 – 2012) Kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra trong thời gian tại qua Cục Thuế TP.HCM phần nào đã đạt yêu cầu là góp phần nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế và tăng thu cho Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả công tác vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu được yêu cầu quản lý của ngành là phải đảm bảo số cuộc thanh tra, kiểm tra đạt tỷ lệ 20%/Số doanh nghiệp đang quản lý, chưa sử dụng hết nguồn nhân lực. Đối tượng được chọn thanh tra, kiểm tra thường là chủ quan của công chức thuế, chưa khoa học nên dễ bị bỏ sót đối tượng, bỏ sót nguồn thu.
  19. 4 Để đảm bảo tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nhân lực, chọn lọc đối tượng có trọng tâm, trọng điểm, khách quan hơn, tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp và nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp, đảm bảo tăng cường số thu cho Ngân sách Nhà nước đòi hỏi công tác chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra cần xây dựng trên nguyên tắc thống nhất, phương pháp chọn khoa học tức là chọn các người nộp thuế có nhiều rủi ro trong kê khai nộp thuế, trong chấp hành pháp luật thuế từ đó tạo điều kiện quản lý tốt người nộp thuế và nâng cao hiệu quả công tác thanh kiểm tra. Để có cơ sở trong việc ra quyết định trong việc chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra tại Cục Thuế TP.HCM nói chung và tại phòng Thanh tra thuế số 4 nói riêng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh” làm Luận văn tốt nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách nêu trên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Hỗ trợ, chuẩn hoá công tác lập kế hoạch thanh tra trên nguyên tắc phân tích đánh giá rủi ro: Cho ết lập bộ tiêu chí phân tích rủi ro Thực hiện phân tích rủi ro của từng doanh nghiệp Lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra Rà soát thường xuyên thông tin khai thuế của doanh nghiệp phát hiện và đưa ra dấu hiệu cảnh báo đối với những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế để có thể bổ sung vào kế hoạch thanh tra Đánh giá tình trạng mức độ tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp. Đảm bảo tính công bằng trong công tác thanh tra, góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp Hiện đại hoá công tác quản lý thuế, đặc biệt trong công tác thanh tra tiến tới hội nhập với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực quản lý thanh tra thuế Đánh giá tình trạng mức độ tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp. Đảm bảo tính công bằng trong công tác thanh tra, góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp
  20. 5 Hiện đại hoá công tác quản lý thuế, đặc biệt trong công tác thanh tra tiến tới hội nhập với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực quản lý thanh tra thuế Đánh giá tình trạng mức độ tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp. Đảm bảo tính công bằng trong công tác thanh tra, góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp Hiện đại hoá công tác quản lý thuế, đặc biệt trong công tác thanh tra tiến tới hội nhập với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực quản lý thanh tra thuế 1.3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu - Thu thập thông tin về người nộp thuế từ cơ sở dữ liệu ngành thuế: Bộ phận thanh tra thuế về cán bộ thanh tra thuế thu thập, khai thác thông tin về người nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu sau: Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế; Báo cáo tài chính doanh nghiệp; Thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế. Thông tin về thanh tra, kiểm tra người nộp thuế. - Thu thập, khai thác dữ liệu thông tin dữ liệu về người nộp thuế từ các nguồn thông tin bên ngoài Ngoài việc xác định thu thập các cơ sở dữ liệu thông tin, đơn vị thanh tra có trách nhiệm thực hiện thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về NNT từ các nguồn dữ thông tin sau: Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của các cơ quan thuộc ngành Tài chính như: Hải quan và Kho bạc Nhà nước; Thanh tra tài chính; Ủy ban chứng khoán; Cục quản lý giá... Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liện quan: Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra chính phủ; Từ các cơ quan quản lý thuộc Bộ, ngành, hiệp hội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2