intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

38
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ giữa mạng xã hội tại nơi làm việc và kết quả công việc của nhân viên; đo lường ảnh hưởng của mạng xã hội tại nơi làm việc đến kết quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao kết quả làm việccủa nhân viênthông qua việc sử dụng mạng xã hội cho các nhà quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp. Mời các bạn tham khảo tài liệu!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

  1. TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN TẤN QUANG NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN KẾT QUẢ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã ngành : 60 34 01 02 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08/2017
  2. i TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN TẤN QUANG NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN KẾT QUẢ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã ngành : 60 34 01 02 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08/2017
  3. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép anh/chị được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà, người hướng dẫn khoa học cho anh/chị, đã định hướng đề tài, trực tiếp hướng dẫn và có những góp ý quý báu giúp đỡ anh/chị trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Anh/chị xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trường Đại học Tôn Đức Thắng đã giảng dạy và truyền đạt cho anh/chị những kiến thức quý giá làm nền tảng để thực hiện Luận văn này. Cảm ơn quý Thầy, Cô phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Tôn Đức Thắng đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn anh/chị hoàn thành các thủ tục liên quan đến luận văn tốt nghiệp. Anh/chị cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị, các bạn và các em hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các tài liệu, thảo luận giúp anh/chị hoàn thiện các thang đo, phiếu khảo sát và dành thời gian để tham gia và trả lời phiếu câu hỏi khảo sát. Sau cùng anh/chị xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và tạo chỗ dựa vững chắc cho anh/chị trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để có được kết quả như ngày hôm nay. Xin chân thành cảm ơn. Tp. HCM, ngày 20 tháng 08 năm 2017 Tác giả luận văn Trần Tấn Quang
  4. iii CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Anh/chị xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng anh/chị và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Minh Hà. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào anh/chị xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do anh/chị gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2017 Tác giả Trần Tấn Quang Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà Trường đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh Cán bộ phản biện 1: ....................................................................... (Phần này do Phòng KHCN, HT&SĐH ghi) Cán bộ phản biện 2: ........................................................................ (Phần này do Phòng KHCN, HT&SĐH ghi) Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG, ngày . . . tháng . . . năm . . . theo Quyết định số …/20 /TĐT-QĐ-SĐH ngày …./…./…….
  5. iv TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai” đã nghiên cứu được mối quan hệ của một số nhân tố của mạng xã hội ảnh hướng tích cực đến kết quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất các kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao kết quả làm việc của nhân viên. Nghiên cứu này sử dụng thang đo cường độ sử dụng mạng xã hội của Elison và các đồng nghiệp (2007); Thang đo Tính hữu dụng, thang đo tính dễ sử dụng, thang đo tiêu chuẩn chủ quan được kế thừa từ nghiên cứu của Boyd, D.M. và Ellison, N.B. (2008) được dẫn bởi Moqbel, M. (2012). Như vậy, thang đo mạng xã hội gồm 4 thành phần với tổng số biến quan sát là 27 biến. Thang đo kết quả làm việc gồm 1 nhân tố với 6 biến quan sát. Nghiên cứu định tính được thực hiện với 7 nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu định tính nhằm bổ sung, điều chỉnh biến quan sát của các thang đo nêu trên. Nghiên cứu định lượng được thực hiện với cỡ mẫu nghiên cứu gồm 225 nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai để đo lường các nhân tố của mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhân viên. Nghiên cứu định lượng được thực hiện theo trình tự phân tích thống kê mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả khảo sát có 225 phiếu câu hỏi thu về, trong đó có 218 phiếu trả lời hợp lệ và 7 phiếu trả lời không hợp lệ. Kết quả phân tích mẫu nghiên cứu cho thấy nhìn chung đại diện cho tổng thể các nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai về giới tính, độ tuổi, thu nhập hàng tháng, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thâm niên và bộ phận làm việc. Dữ liệu khảo sát hợp lệ được đưa vào kiểm định độ tin cậy thang đo dựa trên hệ số Cronbach‟s Alpha và thang đo kết quả làm việc bao gồm 1 thành phần; thang
  6. v đo mạng xã hội có 4 thành phần: cường độ sử dụng mạng xã hội, tính hữu dụng, tính dễ sử dụng, tiêu chuẩn chủ quan. Kết quả phân tích hồi quy xác định được 4 nhân tố của mạng xã hội có ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Các nhân tố này được sắp xếp theo thứ tự ảnh hưởng từ cao tới thấp lần lượt là: tiêu chuẩn chủ quan, tính hữu dụng, tính dễ sử dụng và cuối cùng là cường độ sử dụng mạng xã hội. Những nhân tố này ảnh hưởng 69,2% đến kết quả làm việc của nhân viên; 30,8% còn lại là các yếu tố khác bên ngoài mô hình nghiên cứu. Từ các kết quả trên, kiến nghị các giải pháp nhằm tăng kết quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai thông qua 04 khía cạnh: tiêu chuẩn chủ quan, tính hữu dụng, tính dễ sử dụng và cường độ sử dụng mạng xã hội. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra các hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo, bao gồm: mở rộng phạm vi nghiên cứu, mở rộng đối tượng khảo sát, cải tiến phương pháp lấy mẫu, nghiên cứu thêm các mô hình khác.
  7. vi MỤC LỤC Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii Lời cam đoan ............................................................................................................. iii Tóm tắt luận văn ......................................................................................................... iv Mục lục ....................................................................................................................... vi Danh mục các từ viết tắt............................................................................................. ix Danh mục các bảng biểu ............................................................................................. x Danh mục các hình vẽ ................................................................................................ xi CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 4 1.4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 1.6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 5 1.7. Bố cục của đề tài ................................................................................................. 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 7 2.1. Kết quả làm việc ................................................................................................. 7 2.1.1. Khái niệm về kết quả làm việc ..................................................................... 7 2.1.2. Thang đo kết quả làm việc ............................................................................ 8 2.2. Mạng xã hội ...................................................................................................... 10 2.2.1. Khái niệm mạng xã hội ............................................................................... 10 2.2.2. Lợi ích kinh tế của mạng xã hội ................................................................. 13 2.3. Những thách thức của mạng xã hội đối với doanh nghiệp ........................... 18 2.4. Các mô hình nghiên cứu trƣớc ....................................................................... 20 2.4.1. Nghiên cứu của Angela Yan Yu (2011) ..................................................... 20 2.4.2. Nghiên cứu của Moqbel và cộng sự (2013)................................................ 21
  8. vii 2.5. Ảnh hƣởng của mạng xã hội đến kết quả làm việc của nhân viên .............. 26 2.5.1. Những ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả làm việc .......................... 26 2.5.2. Các thành phần mạng xã hội tác động đến kết quả làm việc ...................... 28 2.6. Đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hƣởng của mạng xã hội đến kết quả làm việc của nhân viên ................................................................................................... 31 Tóm tắt chƣơng 2 .................................................................................................... 33 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 34 3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 34 3.2. Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 35 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ..................................................................... 35 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................................... 36 3.3. Nghiên cứu định lƣợng .................................................................................... 36 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng .................................................................. 36 3.3.2. Xử lý dữ liệu ............................................................................................... 38 3.4. Thiết kế thang đo ............................................................................................. 41 3.4.1. Thang đo cường độ sử dụng mạng xã hội .................................................. 41 3.4.2. Thang đo “Tính hữu dụng của mạng xã hội” ............................................. 42 3.4.3. Thang đo “Tính dễ sử dụng của mạng xã hội” ........................................... 43 3.4.4. Thang đo “Tiêu chuẩn chủ quan của mạng xã hội” .................................... 44 3.4.5. Thang đo “Kết quả làm việc” ..................................................................... 45 Tóm tắt chƣơng 3 .................................................................................................... 45 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 47 4.1. Phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................... 47 4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Anpha) ................................... 49 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................... 54 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) các biến độc lập.................................. 55 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) biến phụ thuộc .................................... 57 4.4. Phân tích tƣơng quan bằng ma trận Pearson ................................................ 58 4.5. Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................................. 59
  9. viii 4.6. Phân tích hồi quy tuyến tính ........................................................................... 60 4.6.1. Kết quả hồi quy tuyến tính.......................................................................... 60 4.6.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................................ 61 4.6.3. Kiểm định phân phối chuẩn ........................................................................ 65 4.6.4. Kiểm định độc lập giữa các phần dư .......................................................... 66 Tóm tắt chƣơng 4 .................................................................................................... 66 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 68 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 68 5.2. Hàm ý quản trị ................................................................................................. 70 5.2.1. Kiến nghị về “Cường độ sử dụng mạng xã hội” ........................................ 71 5.2.2. Kiến nghị về “Tính hữu dụng của mạng xã hội” ........................................ 72 5.2.3. Kiến nghị về “Tính dễ sử dụng của mạng xã hội” ...................................... 73 5.2.4. Kiến nghị về “Tiêu chuẩn chủ quan” .......................................................... 73 5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 74 Tóm tắt chƣơng 5 .................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77 PHỤ LỤC .................................................................................................................xii
  10. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANOVA: Analysis of Variance (Phân tích phương sai) EFA: Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) KMO: Kaiser – Meyer – Olkin Sig.: Significance of Testing (p- value ) (Mức ý nghĩa của phép kiểm định) SPSS: Statistical Package for the Social Sciences Phần mềm phục vụ cho thống kê khoa học xã hội VIF: Variance Inflation Factor (Nhân tố phóng đại phương sai) IBM: International Business Machines CEO: Chief Executive Officer (Giám đốc điều hành) CIO: Chief information Officer (Giám đốc công nghệ thông tin) CFO: Chief Financial Officer (Giám đốc tài chính) OSN: Online Social Networking MXH: Cường độ sử dụng mạng xã hội THD: Tính hữu dụng TDSD: Tính dễ sử dụng TCCQ: Tiêu chuẩn chủ quan KQLV: Kết quả làm việc
  11. x DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Thang đo về “cường độ sử dụng mạng xã hội” ....................................... 38 Bảng 3.2: Thang đo “Tính hữu dụng” ...................................................................... 39 Bảng 3.3: Thang đo “Tính dễ sử dụng của mạng xã hội” ........................................ 39 Bảng 3.4: Thang đo “Tiêu chuẩn chủ quan của mạng xã hội” ................................ 40 Bảng 3.5: Thang đo “Kết quả làm việc” .................................................................. 41 Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu nghiên cứu .......................................................... 44 Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy thang đo Cường độ sử dụng mạng xã hội ............. 46 Bảng 4.3: Kiểm định độ tin cậy thang đo “Cường độ sử dụng” lần 2 .................... 47 Bảng 4.4: Kiểm định độ tin cậy thang đo “Tính hữu dụng” .................................... 47 Bảng 4.5: Kiểm định độ tin cậy thang đo “Tính dễ sử dụng” .................................. 48 Bảng 4.6: Kiểm định độ tin cậy thang đo “Tính dễ sử dụng” lần 2 ......................... 49 Bảng 4.7: Kiểm định độ tin cậy thang đo “Tiêu chuẩn chủ quan” .......................... 49 Bảng 4.8: Kiểm định độ tin cậy thang đo “Kết quả làm việc” ................................. 50 Bảng 4.9: Kiểm định KMO và Bartlett- thang đo các yếu tố của mạng xã hội ....... 51 Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố biến độc lập ................................................. 52 Bảng 4.11: Kiểm định KMO và Bartlett - thang đo kết quả làm việc ..................... 53 Bảng 4.12: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc ............................................. 54 Bảng 4.13: Tương quan giữa các yếu tố của mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả làm việc ........................................................................................................................... 55 Bảng 4.14: Kiểm định đa cộng tuyến ....................................................................... 56 Bảng 4.15: Thống kê các hệ số hồi quy ................................................................... 57 Bảng 4.16: Mức độ giải thích của mô hình .............................................................. 58 Bảng 4.17: Phân tích phương sai ANOVA .............................................................. 58 Bảng 4.18: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................ 59 Bảng 5.1: Kết quả thống kê mô tả và mức độ ảnh hưởng của biến độc lập............. 66
  12. xi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Angela Yan Yu (2011) ..................................... 25 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tịnh (2014) ............................... 26 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Ellison (2007)................................................... 26 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Kishokumar (2016) .......................................... 27 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Wickramasinghe và Nisaf (2013) .................... 28 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 29 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 30 Hình 4.1: Mô hình kết quả nghiên cứu .................................................................... 59 Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ..................................................... 61 Hình 4.3: Biểu đồ tần số P – P ................................................................................. 61 Hình 4.4: Đồ thị phân tán ......................................................................................... 62
  13. 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, toàn cầu hoá công nghệ đã và đang thay đổi những cách thức liên lạc trao đổi thông tin và làm việc hàng ngày trong các doanh nghiệp thông qua mạng xã hội được sử dụng rất phổ biến và kết quả.Việc sử dụng mạng xã hội được xem là một nhân tố hỗ trợ quan trọng cho sự cộng tác và sáng tạo trong doanh nghiệp. Những tiến bộ về công nghệ và việc sử dụng internet ngày càng tăng trong những năm gần đây dẫn tới một cuộc cách mạng tuyền thông (Massari, 2010; Moquel, 2012). Cuộc cách mạng truyền thông cũng như lối sống trong môi trường truyền thông kỹ thuật và công nghệ của người dùng cá nhân đã thay đổi cách mà mọi người giao tiếp và kết nối với nhau. Nghiên cứu của IBM (2012) cho thấy công nghệ có vai trò trong việc đổi mới tổ chức, 53% CEO toàn cầu và Asian đang có kế hoạch sử dụng công nghệ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh và cộng tác ở mức độ cao. Những trang mạng xã hội phổ biến mà chúng ta biết như Facebook, MySpace, Twitter, LinkedIn, Zalo.. đã và đang đổ bộ vào rất nhiều những ngành nghề khác nhau. Do đó việc ảnh hưởng của nó đến kết quả làm việc hàng ngày của nhân viên là khó tránh khỏi. Phải chăng, nó sẽ mang lại những tiềm năng to lớn cho doanh nghiệp như nâng cao năng lực nhân viên, tăng cường sáng tạo và đổi mới, các nhân viên được khuyến khích phát biểu quan điểm của mình, thực hiện những sáng kiến cá nhân, kết nối và chia sẽ với đồng nghiệp. Bên cạnh những giá trị tiềm năng mà chúng ta có thể thấy được, mạng xã hội cũng có những mặt trái của nó, cũng có thể nói rằng nó chính là nguyên nhân làm giảm hiệu suất vì lãng phí thời gian. Tuy nhiên, từ góc nhìn của nhà lãnh đạo, mạng xã hội được đánh giá rất cao, nó chính là công cụ cần thiết trong công việc và đó cũng chính là công cụ không thể thiếu đối với nhà lãnh đạo trong thế kỉ XXI.
  14. 2 Việc ảnh hưởng của mạng xã hội lên kết quả làm việc cũng được nhiều chuyên gia trên thế giới nghiên cứu. Các nghiên cứu đã được tiến hành về việc sử dụng các trang mạng xã hội bao gồm các chủ đề khác nhau từ các vấn đề đạo đức (Clark & Roberts, 2010) đến các vấn đề về quyền riêng tư và an ninh (Dinh, 2011; Dwyer và cộng sự, 2007; Patel & Jasani, 2010). Có rất ít nghiên cứu đánh giá về việc sử dụng các trang web mạng xã hội tại nơi làm việc có bất kỳ lợi ích tiềm năng cho các doanh nghiệp về hiệu suất công việc. Vì vậy, với nghiên cứu này tác giả cố gắng lấp đầy khoảng trống này trong các tài liệu về các trang mạng xã hội bằng cách kiểm tra xem liệu việc sử dụng các trang mạng xã hội tại nơi làm việc có góp phần làm tăng kết quả làm việc của nhân viên. Ở Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa được đánh giá rõ ràng. Riêng ở thành phố Pleiku Là thành phố của những người trẻ tuổi nhiều tiềm năng phát triển của khu vực Tây Nguyên, là nơi tập trung hơn 3500 doanh nghiệp, cũng là một trong những nơi chịu nhiều sự ảnh hưởng lớn của công nghệ với đặc điểm là trung tâm hành chính của tỉnh Gia Lai nên việc áp dụng công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi và phổ biến các giao tiếp từ bán hàng, giao dịch, báo cáo, trao đổi công việc đều có sự tác động không nhỏ của mạng điện tử, đặc biệt là mạng xã hội, cho nên có thể nói mạng xã hội có tác động lên kết quả làm việc tại của các nhân viên tại các doanh nghiệp. Do đó, đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai” đã được chọn để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là cơ sở chính xác và khách quan để giúp các tổ chức, doanh nghiệp xác định rõ vai trò của mạng xã hội lên kết quả làm việc trong doanh nghiệp của mình, để từ đó xây dựng môi trường làm việc, chính sách, quy định đối với nhân viên ngày càng kết quả hơn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu của việc tiến hành nghiên cứu này là: Xác định mối quan hệ giữa mạng xã hội tại nơi làm việc và kết quả công việc của nhân viên.
  15. 3 Đo lường ảnh hưởng của mạng xã hội tại nơi làm việc đến kết quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao kết quả làm việc của nhân viên thông qua việc sử dụng mạng xã hội cho các nhà quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp.
  16. 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu xác định, nội dung của đề tài sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Mạng xã hội có ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai hay không? Có những nhân tố nào của Mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhân viên? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Mạng xã hội đến kết quả làm việc của nhân viên như thế nào? Các kiến nghị nào để cải thiện các nhân tố của Mạng xã hội nhằm làm tăng kết quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai? 1.4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả làm việc của nhân viên. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đối tượng khảo sát: Là những nhân viên làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian tại các doanh nghiệp. Với đặc điểm các nhân viên này đều có thể làm việc thông qua hệ thống mạng điện tử đặc biệt là mạng xã hội để giao tiếp, xử lý công việc, bán hàng, báo cáo vì vậy các đối tượng này được tác giả chọn làm đối tượng khảo sát cho đề tài nghiên cứu của mình. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên 2 phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng như sau: Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính được thực hiện để khám phá các thành phần và hiệu chỉnh thang đo trong mô hình đề xuất. Nghiên cứu định tính được thực hiện sau khi tổng quan lý thuyết về các nghiên cứu đi trước để đề xuất mô hình nghiên cứu sơ bộ. Sau đó, tiến hành thảo luận nhóm với 7 nhân viên đang
  17. 5 làm việc cho các doanh nghiệp tại thành phố Pleiku để khám phá các thành phần và hiệu chỉnh lại các thang đo của mô hình nghiên cứu sơ bộ. Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả làm việc của nhân. Dữ liệu để phục vụ nghiên cứu định lượng dựa trên khảo sát bằng bảng câu hỏi với nhân viên. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 225 nhân viên làm việc cho các doanh nghiệp tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Dựa trên dữ liệu thu thập, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để thực hiện các phân tích thống kê gồm: Đánh giá độ tin cậy các thang đo trong mô hình nghiên cứu bằng kiểm định Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để đo lường sự hội tụ của thang đo với với kiểm định Barlett và KMO, phân tích hồi quy đo lường ảnh hưởng các nhân tố của Mạng xã hội đến kết quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai bằng kiểm định F và mức ý nghĩa Sig. 1.6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cho những nhà quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp, cụ thể như sau: Thứ nhất, xác định mô hình nghiên cứu các yếu tố của mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị nhận dạng được các yếu tố này. Thứ 2, Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản trị nhân sự nhận thấy được tầm quan trọng của mạng xã hội. Từ đó, đưa ra các giải pháp cho những nhà quản trị nhân sự về vấn đề mạng xã hội nhằm cải thiện kết quả làm việc của nhân viên. 1.7. Bố cục của đề tài Nội dung của luận văn được chia thành 5 chương, nội dung từng chương được mô tả tóm tắt dưới đây:
  18. 6 Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi ngiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và bố cục của nghiên cứu. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết Trình bày cơ sở lý thuyết về mạng xã hội, kết quả làm việc của nhân viên. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và đặt ra các giả thuyết nghiên cứu. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Trình bày quy trình nghiên cứu, mô tả phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh và xây dựng thang đo các thành phần trong mô hình nghiên cứu để thu thập dữ liệu nghiên cứu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu Trình bày kết quả nghiên cứu gồm thông tin về mẫu khảo sát, thống kê mô tả dữ liệu, kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến, sử dụng mô hình hồi quy để kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết. Chƣơng 5: Kết luận và Hàm ý quản trị Trình bày các kiến nghị nhằm giúp các nhà quản trị nâng cao kết quả làm việc của nhân viên thông qua việc sử dụng mạng xã hội. Chương này cũng trình bày tóm tắt kết luận về kết quả nghiên cứu, những hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  19. 7 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 1 đã giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu. Chương 2 sẽ giới thiệu các lý thuyết có liên quan làm cơ sở cho thiết kế nghiên cứu. Chương này bao gồm ba phần chính. Đầu tiên, là tóm tắt lý thuyết về các khái niệm chính của nghiên cứu: kết quả làm việc và mạng xã hội, kế tiếp là tổng quan về mối quan hệ giữa các khái niệm có liên quan và cuối cùng là đề xuất mô hình nghiên cứu. 2.1. Kết quả làm việc 2.1.1. Khái niệm về kết quả làm việc Nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu tìm kiếm nhiều cách thức khác nhau để nâng cao kết quả làm việc của nhân viên. Đây là một lĩnh vực được sự quan tâm rất nhiều đối với tổ chức và các nhà nghiên cứu. Kết quả làm việc của nhân viên được xác định như một tiêu chí đánh giá khả năng và kết quả công việc của nhân viên. Kết quả làm việc ám chỉ đến “những hành vi hoặc hành động liên quan đến mục tiêu của tổ chức đề ra” (McCloy và cộng sự ,1994). Kết quả làm việc là biến đa chiều, trong đó mỗi công việc có những yếu tố kết quả riêng biệt (McCloy và cộng sự ,1994). Hiệu quả thực hiện công việc là những tiêu chuẩn dự báo hoặc những tiêu chuẩn chủ chốt được quy định trong khuôn khổ, là công cụ để đánh giá hiệu quả của từng cá nhân, nhóm và tổ chức (Rego và cộng sự, 2008). Hoặc theo Majumdar và cộng sự (2012) cho rằng hiệu quả làm việc là đầu ra hoặc là kết quả của một quá trình. Quá trình có nghĩa là làm xong công việc với mức độ và mục tiêu được chấp nhận bởi một quy chuẩn. Bên cạnh đó, kết quả làm việc còn là chuẩn đánh giá cho sự động viên, phúc lợi, khen thưởng phạt và điều chỉnh lương. Vì vậy, hiệu quả làm việc là một trong những biến số nghiên cứu quan trọng nhất trong hành vi tổ chức (Kleysen và cộng sự (2001). Lotfi (2010) cho rằng hiệu quả làm việc đề cập đến tất cả các hành vi của người lao động nhằm đóng góp cho các mục tiêu của tổ chức. Những hành vi này có
  20. 8 thể đo lường và đánh giá được. Và là nền tảng cho các nhà quản lý trong việc phân bổ nguồn nhân lực, thiết kế chương trình đào tạo, động viên người lao động và phát triển nguồn nhân lực. Điều này cũng rất quan trọng để một tổ chức đánh giá công bằng trong việc đưa ra mức thưởng phạt, động viên tinh thần nhân viên và hoạt động này đạt kết quả nhờ xây dựng các chiến lược trong việc nâng cao hiệu suất làm việc (Singh, 2004). Hiệu quả làm việc là một biểu hiện của thái độ làm việc của người lao động. Thái độ này cần được quan tâm và động viên người lao động kịp thời nhằm nâng cao lòng trung thành và cải thiện kết quả làm việc của nhân viên (Hunt, 1996). Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả công việc là một trong những ưu tiên hàng đầu cho các tổ chức muốn đạt kết quả (Tsai và cộng sự, 1998). Abbasi và Hollman (2000) cho rằng doanh thu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả làm việc của một nhân viên và thái độ làm việc của họ trong cả khu vực nhà nước và tư nhân. Như vậy, có thể thấy hiệu quả làm việc của nhân viên được thể hiện qua kết quả công việc, phương pháp làm việc và những phẩm chất khi thực hiện công việc. Khi đo lường kết quả làm việc của người lao động cần đo lường cả kết quả công việc, phương pháp làm việc và việc thể hiện những phẩm chất công việc yêu cầu. Kết quả làm việc của người lao động có thể đo lường được dựa trên hoàn thành những mục tiêu, các tiêu chuẩn chủ yếu của tổ chức. Kết quả làm việc là công cụ để đánh giá hiệu quả công việc của từng cá nhân, nhóm và tổ chức trong thực hiện công việc. Kết quả làm việc của người lao động có thể đánh giá thông qua cá nhân người lao động và các nhà quản lý của tổ chức về hiệu quả công việc, chất lượng công việc của người lao động. Nghiên cứu này sử dụng đo lường kết quả làm việc của người lao động dựa vào chính bản thân họ đánh giá. Người lao động sẽ tự đánh giá kết quả làm việc của cá nhân theo cảm nhận của họ đồng thời cảm nhận về đồng nghiệp và cấp lãnh đạo đánh giá về hiệu quả làm việc của họ. 2.1.2. Thang đo kết quả làm việc Có nhiều cách tiếp cận để đo lường kết quả làm việc, Campbell và các cộng sự (1990) dẫn theo Ebrahim và các cộng sự (2010) xác định 8 biến quan sát để đo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2