intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu văn hoá tổ chức tại Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Woori Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:161

24
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Nghiên cứu văn hoá tổ chức tại Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Woori Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương" nhằm sử dụng Mô hình Đánh giá Văn hóa Tổ chức OCAI của Cameron and Quinn (2011) phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa tổ chức Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dương, từ đó, đưa ra giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu văn hoá tổ chức tại Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Woori Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ THU TRINH NGHIÊN CỨU VĂN HÓA TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN WOORI VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG – NĂM 2021
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ THU TRINH NGHIÊN CỨU VĂN HÓA TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN WOORI VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC DUY PHƢƠNG BÌNH DƢƠNG – NĂM 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “NGHIÊN CỨU VĂN HÓA TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN WOORI VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH DƢƠNG” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Bình Dƣơng, ngày tháng năm 2021 Ngƣời thực hiện Trần Thị Thu Trinh i
  4. LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ cũng nhƣ sự quan tâm, động viên từ nhà trƣờng, thầy cô và các bạn học viên. Luận văn đƣợc hoàn thành cũng dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, tài liệu sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trƣờng Đại học, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt hơn nữa là sự hỗ trợ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp từ Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng. Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Duy Phƣơng – ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã tận tâm dành thời gian và công sức hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Thủ Dầu Một cùng toàn thể các thầy cô giảng viên, nhân viên công tác trong trƣờng đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng, nhƣng luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những ngƣời quan tâm đến luận văn, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè thông cảm cũng nhƣ đóng góp ý kiến xây dựng để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! ii
  5. TÓM TẮT Dƣới góc nhìn của các nhà quản lý, văn hóa tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bởi hiệu quả tích cực mà nó mang lại. Văn hóa tổ chức mạnh mẽ không chỉ là chất keo gắn kết toàn bộ thành viên trong tổ chức, vốn đến từ các nền tảng khác nhau với thói quen, mà còn thể hiện đặc trƣng văn hóa riêng của tổ chức đó. Hoạt động văn hóa tổ chức của hầu hết các ngân hàng tạ Việt Nam rất đa dạng, có chiều sâu, bao gồm văn hóa làm gƣơng của Ban lãnh đạo, tăng sự kết nối hỗ trợ hiệu quả giữa các bộ phận, nổi bậc đặc trƣng tiêu biểu cho ngân hàng, tạo nên những lợi ích tích cực trong các tổ chức tài chính. Để góp phần xây dựng văn hoá tổ chức tại nơi làm việc của mình, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu văn hoá tổ chức tại Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Woori Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương”. Mô hình nghiên cứu của tác giả dựa trên Mô hình đánh giá văn hoá tổ chức của Cameron and Quinn (2011), thuyết nhu cầu cấp bậc của Abraham Maslow (1943), và các nghiên cứu liên quan trƣớc đây. Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đạt hiệu quả, tác giả sử dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng cho mẫu nghiên cứu bao gồm 205 nhân viên Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng. Sau đó, tiến hành xử lý dữ liệu bằng các kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach‟s Alpha, kiểm định giá trị trung bình cặp (Paired Samples T–test), kiểm định giá trị trung bình mẫu phụ thuộc (Independent Samples T–test) và áp dụng mô hình OCAI để đánh giá thực trạng văn hoá tổ chức hiện tại, mong muốn và một số tiêu chí phụ thuộc giả định. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau giữa nhận định văn hóa tổ chức hiện tại và mong muốn của nhân viên Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng. Trong đó, nổi bậc lên xu hƣớng văn hóa cấp bậc chi phối lớn nhất (2,702/10 điểm), kế đến là văn hóa gia đình (2,528/10 điểm), tiếp theo là văn hóa thị trƣờng (2,429/10 điểm) và cuối cùng là văn hóa sáng tạo (2,278/10 điểm). So với mong muốn của nhân viên về văn hóa tổ chức thì kết quả nhƣ sau: chú trọng hơn xu hƣớng văn hoá thị trƣờng (2,630/10 điểm), tiếp theo là văn hóa gia đình (2,505/10 điểm), văn hóa sáng tạo (2,498/10 điểm), và sự giảm bớt áp lực từ những ảnh hƣởng iii
  6. của xu hƣớng văn hóa cấp bậc (2,367/10 điểm), mong muốn đối với xu hƣớng này mạnh mẽ nhất vì độ chênh lệch so với mức hiện tại khá lớn (-0,335 điểm). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra có sự khác biệt trong nhận định văn hoá tổ chức theo chức vụ, và quốc tịch của nhân viên Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng. Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giải pháp cụ thể để đáp ứng nguyện vọng của nhân viên Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng, cũng nhƣ xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức tại đây. Trong đó, chú trọng định hƣớng giảm bớt những đặc tính ảnh hƣởng từ văn hoá cấp bậc, và đồng thời định hƣớng cân bằng giữa xây dựng văn hoá thị trƣờng và văn hoá gia đình bằng một số giải pháp chi tiết. iv
  7. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... ii TÓM TẮT ......................................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... x DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ xii CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................3 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ........................................................3 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .............................................................3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................3 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................4 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................4 1.5 Ý nghĩa của luận văn .................................................................................4 1.6 Kết cấu của luận văn .................................................................................4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .. 6 2.1 Cơ sở lý thuyết ...........................................................................................6 2.1.1 Văn hóa tổ chức...............................................................................6 2.1.1.1 Khái niệm về văn hóa tổ chức ......................................................6 2.1.1.2 Phân loại văn hóa tổ chức ............................................................7 2.1.1.3 Vai trò của văn hóa tổ chức ........................................................18 2.1.2 Ngân hàng thƣơng mại 100% vốn nƣớc ngoài..............................23 2.1.3 Văn hóa tổ chức trong các tập đoàn đa quốc gia...........................24 v
  8. 2.2 Các lý thuyết và mô hình về văn hóa tổ chức ......................................28 2.2.1 Lý thuyết 3 cấp độ văn hóa tổ chức của Schein (2004) ................28 2.2.2 Mô hình văn hóa tổ chức DOCS của Denison (1990) ..................29 2.2.3 Mô hình đánh giá văn hóa tổ chức OCAI của Cameron and Quinn ...........................................................................................................................31 2.3 Các nghiên cứu liên quan........................................................................35 2.3.1 Các nghiên cứu trong nƣớc liên quan ...........................................37 2.3.2 Các nghiên cứu ngoài nƣớc liên quan ...........................................39 2.4 Mô hình nghiên cứu ............................................................................41 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 44 3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................44 3.1.1 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính ...............................................44 3.1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng ............................................44 3.2 Phƣơng pháp chọn mẫu ...........................................................................44 3.3 Quy trình nghiên cứu...............................................................................45 3.4 Phƣơng pháp phân tích và xử lý dữ liệu ...............................................46 3.4.1 Thu thập dữ liệu ............................................................................46 3.4.2 Phân tích xử lý số liệu ...................................................................46 3.4.2.1 Kiểm định trung bình mẫu cặp (Paired Samples T–test) ...........46 3.4.2.2 Kiểm định trung bình mẫu độc lập (Independent Samples T–test) ...........................................................................................................................47 3.4.2.3 Phƣơng pháp đo lƣờng Văn hóa tổ chức bằng mô hình OCAI ..47 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 50 4.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG WOORI VIỆT NAM TẠI CHI NHÁNH BÌNH DƢƠNG ..............................................................................50 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................50 vi
  9. 4.1.2 Cơ cấu tổ chức ...............................................................................54 4.1.3 Các sản phẩm và dịch vụ ...............................................................60 4.1.4 Phân tích ƣu điểm và nhƣợc điểm của Ngân hàng Woori khi thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam...........................................................................61 4.1.4.1 Ƣu điểm của Ngân hàng Woori khi thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam ...........................................................................................................61 4.1.4.2 Nhƣợc điểm của Ngân hàng Woori khi thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam ...........................................................................................................63 4.1.5 Thực trạng văn hóa tổ chức hiện tại của Ngân hàng Woori Việt Nam – Chi nhánh Bình Dƣơng .........................................................................65 4.1.5.1 Cấu trúc văn hóa hữu hình .........................................................65 4.1.5.2 Mâu thuẫn do sự khác biệt văn hóa điển hình trong các tập đoàn đa quốc gia ........................................................................................................66 4.2 VĂN HÓA TỔ CHỨC NGÂN HÀNG WOORI VIỆT NAM TẠI CHI NHÁNH BÌNH DƢƠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA CAMERON AND QUINN (OCAI) ....................68 4.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tƣợng nghiên cứu .......................68 4.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo .....................................................70 4.2.3 Nhận diện và đo lƣờng văn hóa tổ chức tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng ....................................................................70 4.2.3.1 Nhận diện văn hóa tổ chức hiện tại của Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng ........................................................................71 4.2.3.2 Nhận diện văn hóa tổ chức mong muốn của ngƣời lao động làm việc tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng ......................72 4.2.3.2.1 Đặc tính nổi bật ...................................................................72 4.2.3.2.2 Phong cách lãnh đạo............................................................74 4.2.3.2.3 Quản lý nhân viên ...............................................................76 vii
  10. 4.2.3.2.4 Chất keo gắn kết ..................................................................77 4.2.3.2.5 Trọng tâm chiến lƣợc ..........................................................79 4.2.3.2.6 Tiêu chí thành công .............................................................80 4.2.3.3 Kiểm định sự khác nhau về văn hóa tổ chức hiện tại theo giới tính tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng ......................82 4.2.3.4 Kiểm định sự khác nhau về văn hóa tổ chức mong muốn theo giới tính tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng ...............82 4.2.3.5 Kiểm định sự khác nhau về văn hóa tổ chức hiện tại theo chức vụ tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng .........................83 4.2.3.6 Kiểm định sự khác nhau về văn hóa tổ chức mong muốn theo chức vụ tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng ................84 4.2.3.7 Kiểm định sự khác nhau về văn hóa tổ chức hiện tại theo quốc tịch tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng .......................85 4.2.3.8 Kiểm định sự khác nhau về văn hóa tổ chức mong muốn theo quốc tịch ............................................................................................................86 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................. 88 5.1 KẾT LUẬN ..............................................................................................88 5.2 GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG VĂN HÓA TỔ CHỨC NGÂN HÀNG WOORI VIỆT NAM TẠI CHI NHÁNH BÌNH DƢƠNG .....................................................................89 5.2.1. Định hƣớng giảm bớt những đặc tính văn hóa cấp bậc ..................89 5.2.2. Định hƣớng cân bằng giữa xây dựng văn hóa thị trƣờng và văn hóa gia đình ............................................................................................................89 5.2.3 Chú trọng xây dựng văn hóa tổ chức trong môi trƣờng đa quốc gia ..........................................................................................................................91 5.2.4 Nâng cao năng lực quản lý nhân sự trong môi trƣờng đa văn hóa .92 5.3 HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .....................94 viii
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................95 PHỤ LỤC ......................................................................................................101 ix
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Bảng câu hỏi đánh giá Văn hóa tổ chức OCAI (Cameron and Quinn, 2011).......................................................................................................................... 31 Bảng 2.2 Mẫu bảng tính điểm đánh giá Văn hóa tổ chức OCAI (Cameron and Quinn, 2011) .......................................................................................................................... 35 Bảng 2.3 Khảo lƣợc các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan ................................ 35 Bảng 4.1 Chi tiết các hoạt động nghiệp vụ đang thực hiện tại chi nhánh Bình Dƣơng60 Bảng 4.2 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tƣợng nghiên cứu ................................. 68 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha ....................................................... 70 Bảng 4.4 Kết quả đánh giá của nhân viên về văn hóa tổ chức tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng ........................................................................ 70 Bảng 4.5 Kết quả đánh giá về đặc tính nổi bật tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng .............................................................................................. 73 Bảng 4.6 Kết quả đánh giá về phong cách lãnh đạo tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng ......................................................................................... 74 Bảng 4.7 Kết quả đánh giá về quản lý nhân viên tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng .............................................................................................. 76 Bảng 4.8 Kết quả đánh giá về chất keo gắn kết tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng .............................................................................................. 78 Bảng 4.9 Kết quả đánh giá về trọng tâm chiến lƣợc tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng ......................................................................................... 79 Bảng 4.10 Kết quả đánh giá về tiêu chí thành công tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng ......................................................................................... 80 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định văn hóa tổ chức hiện tại theo giới tính tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng ............................................................. 82 Bảng 4.12 Kết quả kiểm định văn hóa tổ chức mong muốn theo giới tính tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng .................................................... 83 Bảng 4.13 Kết quả kiểm định văn hóa Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng hiện tại theo chức vụ ............................................................................ 83 Bảng 4.14 Kết quả kiểm định văn hóa tổ chức mong muốn theo chức vụ tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng .................................................... 84 Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Văn hóa tổ chức hiện tại theo quốc tịch tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng ............................................................. 86 Bảng 4.16 Kết quả kiểm định về Văn hóa tổ chức mong muốn theo quốc tịch tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng ........................................... 86 Bảng 4.17 Mô hình văn hóa Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng mong muốn theo quốc tịch ........................................................................................ 86 x
  13. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Bốn loại hình văn hóa tổ chức theo Cameron và Quinn (2011) ................ 12 Hình 2.2 Hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam .............................................. 23 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu văn hóa tổ chức Ngân hàng Woori Việt Nam tại Chi nhánh Bình Dƣơng .................................................................................................... 41 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu văn hóa tổ chức Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng .................................................................................................... 45 Hình 4.1 Kế hoạch mở rộng mạng lƣới giao dịch nƣớc ngoài năm 2019 ................. 51 Hình 4.2 Logo Ngân hàng Woori Việt Nam ............................................................. 52 Hình 4.3 Giá trị cốt lõi của Ngân hàng Woori .......................................................... 53 Hình 4.4 Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Woori Việt Nam ............................................... 54 Hình 4.5 Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Woori Việt Nam – Chi nhánh Bình Dƣơng ..... 55 Hình 4.6 Mô hình đánh giá của nhân viên về văn hóa tổ chức tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng ........................................................................ 71 Hình 4.7 Mô hình văn hoá Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng theo đánh giá của nhân viên về đặc tính nổi bật ....................................................... 73 Hình 4.8 Mô hình văn hoá Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng theo đánh giá của nhân viên về phong cách lãnh đạo ............................................... 75 Hình 4.9 Mô hình văn hoá Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng theo đánh giá của nhân viên về quản lý nhân viên.................................................... 76 Hình 4.10 Mô hình văn hoá Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng theo đánh giá của nhân viên về chất keo gắn kết ...................................................... 78 Hình 4.11 Mô hình văn hoá Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng theo đánh giá của nhân viên về trọng tâm chiến lƣợc ............................................... 79 Hình 4.12 Mô hình văn hoá Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng theo đánh giá của nhân viên về tiêu chí thành công.................................................. 81 Hình 4.13 Mô hình văn hóa Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng hiện tại theo đánh giá của nhân viên và quản lý ....................................................... 83 Hình 4.14 Mô hình văn hóa Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng mong muốn theo đánh giá của nhân viên và quản lý ................................................ 85 xi
  14. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CITAD dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng trong nƣớc FDI vốn đầu tƣ nƣớc ngoài L/C thƣ tín dụng OCAI mô hình đánh giá văn hoá tổ chức của Cameron and Quinn PCRT phòng chống rửa tiền PGD phòng giao dịch QLRR quản lý rủi ro SWIFT dịch vụ chuyển tiền quốc tế TCTD tổ chức tín dụng TD tín dụng TMCP thƣơng mại cổ phần TNHH MTV trách nhiệm hữu hạn một thành viên TSBĐ tài sản bất động USD đồng đô la Mỹ VND đồng Việt Nam WTO tổ chức thƣơng mại thế giới XHTDNB xếp hạng tín dụng nội bộ XNK xuất nhập khẩu xii
  15. CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Văn hóa tổ chức đƣợc nhiều tập đoàn nhận định là sự tồn tại hiển nhiên, không phải tổ chức nào cũng nhận ra tầm quan trọng của nó đối với tinh thần nhân viên, chất lƣợng công việc và lợi nhuận chung. Để xây dựng văn hóa tổ chức tốt, các nhà lãnh đạo cần truyền tinh thần xây dựng điều này vào tất cả các lĩnh vực của tổ chức đó. Nói cách khác, văn hóa tổ chức không chỉ là dấu hiệu hoặc danh mục giới thiệu trên trang chủ của một tổ chức, nó là sự đại diện riêng của tổ chức đó. Ông Tony Hsieh, Giám đốc điều hành của thƣơng hiệu giày Zappos đã chia sẻ rằng: “Văn hóa tổ chức độc đáo sẽ nuôi dƣỡng và thúc đẩy nhân viên mang lại dịch vụ khách hàng tốt nhất trong ngành đó.” (Hollender, 2013). Ƣu tiên hàng đầu của công ty này là văn hóa tổ chức. Họ tin tƣởng vào sức mạnh tổ chức. Có văn hóa tổ chức riêng đúng cách, gần nhƣ tất cả mọi thứ nhƣ cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt hảo hay xây dựng thƣơng hiệu bền vững sẽ tự hoàn thiện một cách tự nhiên. Trong khi khái niệm văn hoá tổ chức còn chƣa thật sự quen thuộc đối với nhiều tổ chức ở Việt Nam, điều này đã trở thành yếu tố không thể thiếu, hình thành trong ý thức và cách hành động của ngƣời Hàn Quốc tại nơi công sở. Áp dụng tốt văn hóa tổ chức và phát triển tối đa tiềm năng của con ngƣời qua sự tự vận động. Phần lớn ngƣời Hàn Quốc hiện đại có một tính cách vô cùng cởi mở năng động, không ngại khó, cầu tiến và hết mình vì công việc. Không để tình cảm ảnh hƣởng đến công việc. Họ có thể làm việc tăng ca mỗi ngày, về nhà trễ một chút nhƣng hoàn thành hết và tốt công việc của mình mới là điều họ mong muốn. Trong báo cáo mới nhất về Triển vọng Việc làm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 2017, ngƣời Mexico làm việc trung bình 2.257 giờ năm 2017, tƣơng đƣơng 43 giờ mỗi tuần. Hàn Quốc đứng thứ 3 với 2.024 giờ, tƣơng đƣơng 38 giờ mỗi tuần. Có thể nói, đây là yếu tố quan trọng trong việc đƣa Hàn Quốc trở thành một trong bốn con rồng của nền kinh tế Châu Á giai đoạn những năm 1960 đến 1990. Văn hóa tổ chức chính là tài sản vô hình, là sự kết nối kỳ diệu giữa con ngƣời với tổ chức, con ngƣời với con ngƣời, là chất xúc tác phát triển nhân rộng và giá trị kết hợp từng nguồn lực riêng lẻ với nhau. Sức mạnh tổng hợp của một tổ chức chỉ đƣợc tạo nên khi mọi cá nhân nhận thức đƣợc giá trị văn hoá của tổ chức 1
  16. mà họ đang gắn bó. Đó là yếu tố quyết định đem lại thành bại của mỗi tổ chức trong thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Đồng hành cùng giai đoạn phát triển kinh tế thần kỳ của đất nƣớc Hàn Quốc, là Ngân hàng Woori với hơn 120 năm hình thành và phát triển. Ngân hàng Woori là một trong những ngân hàng đầu tƣ hàng đầu châu Á, ngân hàng có xếp hạng uy tín quốc tế cao và là ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ 5 Hàn Quốc (303 triệu USD, số liệu tháng 03/2019). Năm 1997, Ngân hàng Woori mở chi nhánh Hà Nội trực thuộc Ngân hàng Woori đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2016, Ngân hàng Woori Việt Nam chính thức đƣợc cấp phép pháp nhân từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Mục tiêu kinh doanh của Ngân Woori tại Việt Nam không chỉ hƣớng đến khách hàng tổ chức và cá nhân Hàn Quốc, mà còn cung cấp dịch vụ tối ƣu cho khách hàng tổ chức và cá nhân ngƣời Việt Nam. Thâm nhập thị trƣờng Việt Nam, Ngân hàng Woori sẽ mở rộng quy mô dịch vụ tài chính mới dành cho tổ chức và ngƣời dân nội địa, cung cấp những dịch vụ tài chính an toàn, tiện lợi hơn và những sản phẩm khác biệt, với kỳ vọng tạo nên bƣớc đột phá trong thị trƣờng tài chính Việt Nam. Các tập đoàn đa quốc gia là những tập đoàn có mạng lƣới chi nhánh rộng khắp thế giới, nhân viên và khách hàng của họ cũng là những con ngƣời đến từ hàng trăm nền văn hóa khác nhau. Vì vậy, tại các tập đoàn đa quốc gia, vấn đề khác biệt văn hóa có thể coi là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc thiết lập một nét đặc trƣng riêng cho toàn tập đoàn. Đối với Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng, sự khác biệt về văn hóa hiện là trở ngại trong quá trình xây dựng văn hóa tổ chức tại đây. Luận văn đƣợc thực hiện nhằm phân tích và đánh giá tình hình áp dụng văn hóa tổ chức tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng thông qua khảo sát đánh giá văn hóa tổ chức Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng và phát triển văn hóa Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng. 2
  17. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Sử dụng Mô hình Đánh giá Văn hóa Tổ chức OCAI của Cameron and Quinn (2011) phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa tổ chức Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng, từ đó, đƣa ra giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức tại đây. 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Một là, phân tích các nhân tố cấu thành văn hóa tổ chức Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng. Hai là, đánh giá thực trạng văn hóa tổ chức Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng bằng mô hình OCAI, từ đó, so sánh sự khác biệt giữa văn hóa tổ chức hiện tại và văn hóa tổ chức mà ngƣời lao động tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng mong muốn. Ba là, xem xét ảnh hƣởng của sự khác biệt về văn hóa đa quốc gia tồn tại trong đội ngũ ngƣời lao động đến văn hóa tổ chức tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng. Bốn là, đề xuất một số giải pháp đóng góp nhằm xây dựng tích cực và phát triển văn hóa tổ chức Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Những nhân tố cấu thành văn hóa tổ chức tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng? Câu hỏi 2: Có tồn tại sự khác biệt giữa văn hóa tổ chức hiện tại và mong muốn của ngƣời lao động tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng không? Câu hỏi 3: Sự khác biệt về văn hóa đa quốc gia có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến văn hóa tổ chức Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng? Câu hỏi 4: Những giải pháp nào góp phần xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng? 3
  18. 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc xác định là ngƣời lao động đang làm việc tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu văn hóa tổ chức Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng là ngƣời lao động làm việc tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng từ ngày 01/12/2018 cho đến tháng 01/04/2019. 1.5 Ý nghĩa của luận văn Luận văn đƣợc thực hiện nhằm phân tích đánh giá tình hình áp dụng văn hóa tổ chức tại Ngân hàng Woori Việt Nam – chi nhánh Bình Dƣơng. Một là, luận văn chỉ ra đặc trƣng văn hóa tổ chức Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng. Hai là, luận văn đã đánh giá thực trạng văn hóa tổ chức hiện tại và mong muốn của nhân viên thông qua Mô hình Đánh giá Văn hóa Tổ Chức OCAI (Cameron and Quinn, 2011). Ba là, nghiên cứu sự ảnh hƣởng của mâu thuẩn mang tính đặc thù của một tập đoàn đa quốc gia đối với văn hóa tổ chức tại Ngân hàng Woori Việt Nam – chi nhánh Bình Dƣơng. Bốn là, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng văn hóa tổ chức, đóng góp cho sự phát triển của Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng. 1.6 Kết cấu của luận văn Chƣơng 1: Mở đầu Chƣơng 1 nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của luận văn. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Chƣơng 2 khái quát nội dung cơ sở lý thuyết, các lý thuyết nền và một số nghiên cứu liên quan trong và ngoài nƣớc. Trong đó, nêu rõ các khái niệm về văn hoá tổ chức, doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tập đoàn đa quốc gia, phân loại và phân tích vai trò văn hoá tổ chức. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu 4
  19. Chƣơng 3 trình bày phƣơng pháp nghiên cứu đã áp dụng trong luận văn, phƣơng pháp chọn mẫu, các phƣơng pháp phân tích và xử lý dữ liệu nhƣ thống kê mô tả, hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha, kiểm định giá trị trung bình mẫu cặp, kiểm định giá trị trung bình mẫu độc lập, và phƣơng pháp đánh giá văn hoá tổ chức bằng bộ mô hình OCAI. Từ đó, đƣa ra quy trình nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp cho luận văn này. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chƣơng 4 giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng về lịch sử hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức, các sản phẩm dịch vụ ƣu điểm, nhƣợc điểm của Ngân hàng Woori khi thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam và thực trạng văn hóa tổ chức hiện tại. Đồng thời, đánh giá văn hoá tổ chức hiện tại và mong muốn của Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng khi áp dụng mô hình đánh giá văn hoá tổ chức (OCAI). Chƣơng 5: Kết luận và giải pháp Chƣơng 5 tóm tắt kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn nâng cao hiệu quả áp dụng văn hoá tổ chức tại Ngân hàng Woori Việt Nam tại chi nhánh Bình Dƣơng. Bên cạnh đó, tác giả liệt kê một số hạn chế cũng nhƣ gợi ý một số hƣớng nghiên cứu mở rộng luận văn. 5
  20. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Văn hóa tổ chức 2.1.1.1 Khái niệm về văn hóa tổ chức Khái niệm mang tính khái quát về văn hóa tổ chức đƣợc hiểu đơn giản là cách thức mà một tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh của mình (Deal and Kennedy, 1982). Văn hóa tổ chức đƣợc mô tả nhƣ chất keo kết dính toàn bộ tổ chức lại với nhau bằng cách cung cấp sự liên kết mạch lạc giữa từng bộ phận nhỏ của tổ chức (Schneider, 1988). Theo Dƣơng Thị Liễu (2008), “Văn hóa tổ chức là toàn bộ những nhân tố văn hóa đƣợc tổ chức chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của tổ chức đó”. Đối với những nhà nghiên cứu chú trọng đến giá trị văn hóa vô hình trong tổ chức đề cao các giả định tinh thần (Ravasi and Schultz, 2006), thái độ (Williams et al., 1989), thói quen, truyền thống, các triết lý, giá trị cốt lõi, quan niệm (Schein, 2004), niềm tin, kỳ vọng chung (Schwartz and Davis, 1981) và thậm chí cả phƣơng pháp tƣ duy (Đỗ Thị Phi Hoài, 2009), tồn tại phổ biến trong tổ chức; các yếu tố văn hóa vô hình này đƣợc toàn bộ các thành viên trong tổ chức chia sẻ, thừa nhận và định hình thành những chuẩn mực hành vi ứng xử của họ và có xu hƣớng tự lƣu truyền, thƣờng trong thời gian dài (Kotter and Heskett, 1992). Những nhà nghiên cứu thiên về các yếu tố hữu hình của văn hóa tổ chức nhận định văn hóa tổ chức bao gồm các biểu tƣợng, lễ nghi, sự kiện, các vật thể, kiến trúc, cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức của chính tổ chức đó (Keyton, 2011). “Mục đích chính của các yếu tố văn hóa hữu hình là nhằm biểu hiện và truyền đạt các yếu tố văn hóa vô hình, tuy nhiên, do các yếu tố văn hóa hữu hình có vai trò rất quan trọng trong việc gợi mở, định hình các giá trị văn hóa của tổ chức tới những ngƣời bên ngoài hoặc những thành viên mới của tổ chức đó. Chính những yếu tố văn hóa hữu hình sẽ giúp các thành viên trong tổ chức, đặc biệt là các thành viên mới hiểu và thấm nhuần các yếu tố văn hóa tổ chức vô hình một cách nhanh chóng hơn.” (Nguyễn Hải Minh, 2017). 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2