intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Dĩ An Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

44
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu của đề tài "Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Dĩ An Bình Dương" là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Dĩ An Bình Dương thông qua khảo sát thực tế khách hàng đến giao dịch tại đây và trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Dĩ An Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN LÊ NHẬT ANH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH DĨ AN BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 BÌNH DƯƠNG – 2019
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN LÊ NHẬT ANH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH DĨ AN BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS ĐINH PHI HỔ BÌNH DƯƠNG – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan tất cả nội dung của luận văn tốt nghiệp này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS Đinh Phi Hổ. Những kết quả và các số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Bình Dương , ngày tháng năm 2019 Tác giả Nguyễn Lê Nhật Anh i
  4. LỜI CẢM ƠN Để luận văn tốt nghiệp được hoàn thành, tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS TS Đinh Phi Hổ người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô trong Hội đồng khoa học đã có những góp ý về những thiếu sót của luận văn, giúp luận văn này hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và tập thể nhân viên của NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi Nhánh Dĩ An – Bình Dương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Sự giúp đỡ, giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, các anh chị là nguồn động viên to lớn, là động lực giúp tôi phấn đấu nhiều hơn nữa. Cuối cùng tôi xin kính chúc Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô, Ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị nhân viên của NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi Nhánh Dĩ An – Bình Dương luôn mạnh khoẻ, vui vẻ, hạnh phúc và thành công hơn nữa trong công việc. Xin chân thành cảm ơn ! Bình Dương, ngày tháng năm 2019 Tác giả Nguyễn Lê Nhật Anh ii
  5. TÓM TẮT Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, sự ra đời và phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt là một tất yếu khách quan. Thanh toán không dùng tiền mặt có một vai trò hết sức quan trọng đối với từng người dân, từng doanh nghiệp và đối với toàn bộ nền kinh tế, đáp ứng được đòi hỏi của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, làm cho Ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, hệ thống các ngân hàng thương mại toàn tỉnh nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Dĩ An Bình Dương nói riêng đã không ngừng phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đảm bảo an toàn, tiện lợi, thích hợp và chính xác trong giao dịch thanh toán của khách hàng vừa tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế và đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa đồng thời tạo thêm nguồn thu cho ngân hàng Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha Thang đo cho thấy không có biến nào bị loại ra khỏi mô hình, tất cả các biến đều có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng > 0,3. Từ 28 biến quan sát ban đầu sau khi kiểm định vẫn còn lại 25 biến quan sát, các biến quan sát này sẽ được sử dụng trong bước phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả EFA cho thấy 28 biến đủ điều kiện kiểm định mô hình hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến ý định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng gồm 07 thành phần theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: LI (β = 0,354); TT (β = 0,238); AT (β = 0,218); HQ (β = 0,162); SD (β = 0,139). Nghĩa là, giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, được chấp nhận. Mô hình nghiên cứu giải thích được 57.1% % sự biến thiên của biến việc sử dụng dịch vụ TTKDTM của khách hàng tại ngân hàng BIDV Dĩ An Bình Dương chịu tác động của 5 yếu tố trong mô hình, còn lại 42.9% do tác động bởi các yếu tố khác chưa được nghiên cứu trong mô hình này. iii
  6. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................... 1 1.1 Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ...................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ........................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.4 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4.1 Đề tài bao gồm các nội dung nghiên cứu chính như sau: ................................ 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 4 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 5 1.7 Bố cục nghiên cứu ........................................................................................... 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 6 2.1 Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM ..................................... 6 2.1.1 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt .................................................... 6 2.1.2 Sự hình thành thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế .................... 6 2.1.3 Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt ............................................... 7 2.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. ........ 8 2.3 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ................................................ 9 2.3.1 Thanh toán bằng séc .................................................................................... 9 2.3.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi .....................................................................10 2.3.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu ( UNT) .........................................................10 2.3.4 Thanh toán bằng thư tín dụng ( L/C) ............................................................11 2.3.5 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng ...................................................................11 2.4 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng ..................................................................12 2.4.1 Hành vi người tiêu dùng ..............................................................................12 2.4.2 Tiến trình ra quyết định của người tiêu dùng.................................................13 2.5 Hành vi khách hàng ngân hàng ......................................................................15 iv
  7. 2.5.1 Những đặc thù của dịch vụ ngân hàng tác động đến hành vi mua của khách hàng 15 2.5.2 Các mô hình lý thuyết liên quan đến hành vi người tiêu dùng .........................16 2.6 Các nghiên cứu trước đây...............................................................................22 2.6.1 Các nghiên cứu nước ngoài .........................................................................22 2.6.2 Các nghiên cứu trong nước ..........................................................................26 2.7 Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu cho luận văn. ............................................................................................................28 2.7.1 Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu .............................................28 2.7.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu ........................................................................30 3.1 Quy trình nghiên cứu .....................................................................................35 3.2 . Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................36 3.2.1 Thiết kế thang đo.........................................................................................37 3.2.2 Các giai đoạn thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp .............................................38 3.2.3 Cách thức thu thập dữ liệu ...........................................................................39 3.2.4 Quy trình sàng lọc và xử lý dữ liệu ...............................................................39 3.2.5 Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp ....................................................................39 3.3 Mô tả mẫu khảo sát........................................................................................45 3.4 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha ...................................................................47 3.4.1 Phân tích khám phá EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN chi nhánh Dĩ An – Bình Dương ...................................................................................49 3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá thang đo TTKDTM ........................................52 3.5 Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố .................................................55 3.6 Phân tích tương quan .....................................................................................55 3.7 Phân tích hồi qui tuyến tính bội mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN chi nhánh Dĩ An – Bình Dương............................................................................57 3.7.1 Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc. ......................................................57 3.7.2 Hồi qui tuyến tính bội. .................................................................................57 3.7.3 Kiểm tra các giả định hồi qui........................................................................59 3.7.4 Kiểm định độ phù hợp mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến. .........................60 3.7.5 Phương trình hồi qui tuyến tính bội ..............................................................61 3.7.6 Tổng kết kết quả nghiên cứu ........................................................................62 3.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................63 3.8.1 Sự tin tưởng................................................................................................63 v
  8. 3.8.2 Độ dễ sử dụng .............................................................................................63 3.8.3 Cảm nhận lợi ích.........................................................................................64 3.8.4 Sự an toàn/tính bảo mật ...............................................................................64 3.8.5 Tính hiệu quả .............................................................................................65 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI BIDV CN DĨ AN BÌNH DƯƠNG ...............................................67 4.1 Tổng quan về thị xã Dĩ An và ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh Dĩ An – Bình Dương. ........................................................................67 4.1.1 Tổng quan về Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.................................................67 4.1.2 Lĩnh vực kinh doanh ...................................................................................68 4.2 Thực trạng về TTKDTM tại BIDV chi nhánh Dĩ An Bình Dương ....................68 4.2.1 Thực trang chung tại thị trường Việt Nam ....................................................68 4.2.2 Thực trạng sử dụng dịch vụ TTKDTM của khách hàng tại BIDV chi nhánh Dĩ An Bình Dương giai đoạn từ 2016 đến tháng 30/06/2019. .........................................72 4.3 Thực trạng của các nhân tố tác động tới phát triển dịch vụ TTKDTM tại BIDV chi nhánh Dĩ An Bình Dương giai đoạn từ 2016 đến tháng 30/06/2019 ........................85 4.3.1 Thực trạng của nhân tố cảm nhận lợi ích của khách hàng ảnh hưởng đến phát triển TTKDTM tại BIDV chi nhánh Dĩ An Bình Dương............................................85 4.3.2 Thực trạng của nhân tố sự tin tưởng của khách hàng ảnh hưởng đến phát triển TTKDTM tại BIDV chi nhánh Dĩ An Bình Dương ...................................................87 4.3.3 Thực trạng của nhân tố an toàn ảnh hưởng đến phát triển TTKDTM tại BIDV chi nhánh Dĩ An Bình Dương .................................................................................88 4.3.4 Thực trạng của nhân tố hiệu quả trong phát triển TTKDTM tại BIDV chi nhánh Dĩ An Bình Dương .................................................................................................89 4.3.5 Thực trạng của nhân tố dễ sử dụng trong phát triển TTKDTM tại BIDV chi nhánh Dĩ An Bình Dương ......................................................................................90 4.4 Đánh giá về thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM tại BIDV chi nhánh Dĩ An Bình Dương. .............................................................................................................92 4.4.1 Đánh giá chung về thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM tại BIDV Dĩ An Bình Dương 92 4.4.2 Hạn chế trong hoạt động TTKDTM ..............................................................92 4.4.3 Nguyên nhân ..............................................................................................94 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................98 5.1 Mục tiêu chung của BIDV Dĩ An Bình Dương trong phát triển dịch vụ TTKDTM 98 5.2 Các giải pháp cho ngân hàng BIDV Dĩ An Bình Dương trong phát triển dịch vụ TTKDTM ..............................................................................................................100 vi
  9. 5.2.1 Giải pháp xuất phát từ cảm nhận lợi ích ..................................................100 5.2.2 Giải pháp xuất phát từ nhân tố sự tin tưởng ............................................102 5.2.3 Giải pháp xuất phát từ tính an toàn ........................................................103 5.2.4 Giải pháp xuất phát từ tính hiệu quả ......................................................105 5.2.5 Giải pháp xuất phát từ việc dễ dàng sử dụng việc TTKDTM .....................106 5.3 Những đóng góp, hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .......107 KẾT LUẬN ...............................................................................................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 1 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 1 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 1 PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ ................................................................................ 1 PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH CRONBACH ALPHA .......................................................... 1 PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ....................................................... 1 PHỤ LỤC 6 .................................................................................................................. 1 vii
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AT - An toàn ATM – Máy trả tiền tự động BIDV– Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CN - Chi nhánh CP – Chính phủ DVTGTT – Dịch vụ trung gian thanh toán GDP - Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic product) HQ - Hiệu quả H-T-H : Hàng - Tiền – Hàng L/C : Thư tín dụng LI - Lợi ích NĐ- Nghị định NHNN – Ngân hàng nhà nước NHTM – Ngân hàng thương mại SD - Sử dụng TMĐT – Thương mại điện tử TT - Tin tưởng TTKDTM – Thanh toán không dùng tiền mặt UNC - Ủy nhiệm chi UNT - Ủy nhiệm thu viii
  11. VĐT – Ví điện tử ix
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các yếu tố của mô hình nghiên cứu 30 Bảng 3.1 Quy trình nghiên cứu 35 Bảng 3.2: Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Dĩ An – Bình Dương 47 Bảng 3.3: Ma trận xoay nhân tố lần cuối 49 Bảng 3.4: Kết quả phân tích nhân tố TTKDTM 51 Bảng 3.5: Diễn giải các biến quan sát sau khi xoay nhân tố. 52 Bảng 3.6: Ma trận tương quan giữa các nhân tố 54 Bảng 3.7: Kết quả phân tích hồi qui bội 56 Bảng 3.8: Tóm tắt mô hình (Model Summaryb) 59 Bảng 3.9: ANOVAb 59 Bảng 3.10: Kết quả kiểm định các giả thuyết. 61 Bảng 4.1: Tình hình thanh toán tại BIDV chi nhánh Dĩ An Bình Dương 70 Bảng 4.2: Tình hình các hình thức TTKDTM tại BIDV Dĩ An Bình Dương 72 Bảng 4.3: Tình hình thanh toán Uỷ nhiệm chi tại BIDV Dĩ An Bình Dương 74 Bảng 5.1. Mức độ tác động của từng nhân tố đến phát triển dịch vụ TTKDTM 98 x
  13. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Khung phân tích hành vi khách hàng 13 Sơ đồ 2.2. Quy trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng 14 Sơ đồ 2.3. Mô hình thuyết nhận thức rủi ro TPR (Bauer, 1967) 18 Sơ đồ 2.4: Thuyết hành vi dự định 19 Sơ đồ 2.5. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1989) 21 Sơ đồ 2.6: Thuyết hành động hợp lý TRA 22 Hình 2.7: Đề xuất mô hình nghiên cứu 30 Hình 3.1: Biểu đồ phân tán của phần dư 57 Hình 3.2: Đồ thị Histogram 58 HÌNH 4.1 Tình hìn thanh toán tại BIDV Dĩ An Bình Dương 71 HÌNH 4.2 Tỷ trọng hình thức thanh toán bằng UNT 75 HÌNH 4.3 Tỷ trọng hình thức thanh toán bằng séc 77 HÌNH 4.4 Tỷ trọng hình thức thanh toán qua thẻ 79 HÌNH 4.5 Tỷ trọng hình thức thanh toán ngân hàng điện tử 81 xi
  14. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Lí do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, sự ra đời và phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt là một tất yếu khách quan. Thanh toán không dùng tiền mặt có một vai trò hết sức quan trọng đối với từng người dân, từng doanh nghiệp và đối với toàn bộ nền kinh tế, đáp ứng được đòi hỏi của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, làm cho Ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Với mục tiêu của Đề án Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tạo sự chuyển biến rõ rệt về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông tính trên GDP, tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán.Đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; tạo lập cơ chế hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.Thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán giữa cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Nắm bắt nhu cầu này, các ngân hàng thương mại, các tổ chức trung gian thanh toán rất tích cực triển khai các loại hình dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh việc phát triển và mở rộng các phương thức truyền thống như ủy nhiệm chi (lệnh chi), ủy nhiệm thu (nhờ thu), nhiều dịch vụ, phương thức mới, hiện đại, tiện lợi và tiện ích dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin đã xuất hiện và đang đi dần vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới như thẻ ngân hàng, Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking, ví điện tử ... Với mục tiêu trở thành một ngân hàng hiện đại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) xác định lấy hoạt động mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt làm một trong những nhiệm vụ trọng tâm, làm mục tiêu hàng đầu trong toàn bộ hoạt động của mình. Trong những năm qua, BIDV Dĩ An- Bình Dương 1
  15. nói riêng đã tập trung chỉ đạo, cải tiến về cơ chế nghiệp vụ và hiện đại hóa công nghệ nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nhanh chóng hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, thực tế triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng còn có những hạn chế bởi tính đa dạng và ổn định của dịch vụ chưa cao, chưa thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ....Xuất phát từ thực trạng đó, trên cơ sở những lý luận đã học cùng với quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về tình hình thực tiễn tôi đã chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Dĩ An Bình Dương” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Dĩ An Bình Dương thông qua khảo sát thực tế khách hàng đến giao dịch tại đây và trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này bao gồm: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dĩ An- Bình Dương thông qua bộ chỉ số đo lường mà tác giả nghiên cứu đề nghị. Xác định các yếu tố tác động phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dĩ An- Bình Dương; Xác định thực trạng những thuận lợi khó khăn tác động đến phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dĩ An- Bình Dương ; 2
  16. Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dĩ An- Bình Dương trong thời gian tới. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu như vậy, câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Dĩ An Bình Dương giai đoạn 2016 đến 2019 như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Dĩ An Bình Dương và mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào? Các giải pháp nào được đưa ra để phát triển khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Dĩ An Bình Dương? 1.4 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Dĩ An Bình Dương của khách hàng và từ đó tìm các giải pháp phát triển dịch vụ này tại chi nhánh. 1.4.1 Đề tài bao gồm các nội dung nghiên cứu chính như sau: Nội dung 1: Nghiên cứu lý thuyết về thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng thực tế cho thực tế tại BIDV Dĩ An Bình Dương . Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đo lường sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng đánh giá cho khách hàng ở BIDV Dĩ An Bình Dương Nội dung 3: Nghiên cứu đánh giá thực tế các yếu tố tác động đến sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Dĩ An Bình Dương của khách hàng . 3
  17. Nội dung 4: Xây dựng và đề xuất mô hình thực tế nâng cao hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Dĩ An Bình Dương . Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp tổng thể phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Dĩ An Bình Dương. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Nghiên cứu hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Dĩ An Bình Dương. Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm gần đây (từ năm 2016-2018). Số liệu sơ cấp điều tra từ tháng 04/2019 đến tháng 06/2019. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong đề tài bao gồm cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định tính bao gồm các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng. - Phương pháp mô tả nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt. - Phương pháp so sánh nhằm đối chiếu các số liệu trong quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp. - Phương pháp điều tra mẫu qua bảng hỏi. Phương pháp định lượng bao gồm các phương pháp sau: - Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha - Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) - Phân tích hồi quy bội MLR (Multiple Linear Regression) + Phân tích tương quan 4
  18. + Phân tích hồi quy bội (MLR) - Kiểm định sự khác biệt về tác động của các yếu tố đến việc sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Dĩ An Bình Dương theo các biến định tính bằng T-test và ANOVA 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Tuy đã có nhiều đề tài nghiên cứu trước đó về lĩnh vực này song đề tài này cũng khai thác một số những điểm mới sau: - Đánh giá được thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Dĩ An Bình Dương trong thời gian qua. - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với BIDV Dĩ An Bình Dương. - Đóng góp một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh trong thời gian tới. 1.7 Bố cục nghiên cứu Kết cấu của đề tài này bao gồm 5 chương như sau: Chương 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 3 : MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI BIDV CN DĨ AN BÌNH DƯƠNG Chương 4 : THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI BIDV CN DĨ AN BÌNH DƯƠNG Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5
  19. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM 2.1.1 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng. (Nghị định số 101/2012/NĐ-CP) TTKDTM trong nước là sự dịch chuyển giá trị từ tài khoản này sang tài khoản khác trong các hệ thống tài khoản kế toán của NHNN, các tổ chức tín dụng, bằng các phương tiện TTKDTM và thông qua một trong các hệ thống thanh toán do Luật NHNN và Luật Các tổ chức tín dụng cho phép. Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức đơn giản và tiện dụng nhất trong mua bán hàng hóa một cách dễ dàng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, phương thức này chỉ phù hợp với nền kinh tế có quy mô nhỏ, sản xuất chưa phát triển, việc trao đổi thanh toán hàng hóa với số lượng nhỏ, trong phạm vi hẹp. 2.1.2 Sự hình thành thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Trong nền kinh tế hàng hóa, sự tồn tại của tiền tệ và lưu thông tiền tệ là nhân tố đặc biệt quan trọng để quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa được tiến hành, đồng thời có tác động lớn đến hiệu quả của các quá trình này. Cùng với sự phát triển của xã hội là sự xuất hiện và phát triển của các phương tiện thanh toán. Ngân hàng ra đời và phát tiển kéo theo sự phát triển của các dịch vụ mà trong đó dịch vụ thanh toán chiếm vai trò hết sức quan trọng. Giai đoạn đầu của sản xuất, lưu thông hàng hoá thì thanh toán giữa người mua và người bán được thực hiện bằng tiền mặt. Việc dùng tiền đã đẩy mạnh hiệu quả của nền kinh tế, giúp cho việc lưu thông và trao đổi hàng hoá dễ dàng thuận tiện, thúc đẩy nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, ngoài ra còn loại bỏ được nhiều thời gian dành cho việc trao đổi các hàng hoá và dịch vụ. Nhưng khi nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển, với khối lượng hàng hóa được trao đổi 6
  20. lớn phạm vi mua bán rộng thì cách thức thanh toán bằng tiền mặt đã bộc lộ các nhược điểm như: chi phí in ấn, vận chuyển bảo quản và kiểm đếm lớn, tốc độ thanh toán chậm, khả năng đảm bảo an toàn không cao,... Thực tế khách quan đó đòi hỏi phải có một cách thức thanh toán mới và tiên tiến hơn. Chính vì vậy, thanh toán không dùng tiền mặt đã ra đời và nhanh chóng chiếm ưu thế trong nền kinh tế. Ngày nay, TTKDTM chiếm một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường 2.1.3 Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt Trong thanh toán không dùng tiền mặt sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp nhau. Đây là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán. đây là đặc điểm riêng của thanh toán không dùng tiền mặt. Trong thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình. Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình. Với những đặc điểm nêu trên, thanh toán không dùng tiền mặt nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trong tương lai, theo đà phát triển của xã hội và theo nhu cầu của thị trường, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ và trong thanh toán giá trị của nền kinh tế. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2