intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Tính cước và Thanh khoản Mobifone

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

41
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ của đề tài là tổng hợp lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm TCTK Mobifone. Đề xuất các biện pháp, sáng kiến, cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này tại Trung tâm TCTK Mobifone trong giai đoạn 2017-2020. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Tính cước và Thanh khoản Mobifone

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN ĐẮC DŨNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÍNH CƢỚC VÀ THANH KHOẢN MOBIFONE LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN ĐẮC DŨNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÍNH CƢỚC VÀ THANH KHOẢN MOBIFONE Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƢƠNG MINH ĐỨC Hà Nội - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trin ̀ h nghiên cƣ́u của riêng tôi . Các số liệu , kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác . Các kết quả, số liê ̣u do tác giả trƣ̣c tiế p thu thâ,̣pthố ng kê và xƣ̉ ly.́ Các nguồn dữ liê ̣u khác đƣơ ̣c tác giả sƣ̉ du ̣ngtrong luâ ̣n văn đề u ghi nguồ n trích dẫn và xuấ t xƣ . ́ Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2018 Ngƣời thực hiện luận văn Nguyễn Đắc Dũng
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầ u tiên , Tôi xin chân thành cảm ơn đế n toàn thể quý Thầ y , Cô Trƣờng Đa ̣i ho ̣c kin h tế , Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i đã trang bi ̣cho tôi nhƣ̃ng kiế n thƣ́c quý báu trong thời gian tôi theo học tại trƣờng. Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn TS . Trƣơng Minh Đức, ngƣời đã cho tôi nhiề u kiế n thƣ́c thiế t thƣ̣c và hƣớng dẫn khoa ho ̣ c của luâ ̣n văn . Thầ y đã luôn tâ ̣n tin ̀ h hƣớng dẫn, đinh ̣ hƣớng và góp ý giúp cho tôi hoàn thành luâ ̣n văn này. Tiế p theo , Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn Ban lãnh đ ạo Trung tâm Tính cƣớc và Thanh khoản MobiFone và các đơn vị trực thuộc, các cán bộ, chuyên viên Trung tâm đã h ỗ trợ cung cấ p tài liê ̣u , tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong quá trình nghiên cƣ́u, hoàn thiện luận văn. Cuố i cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn ngƣ ời thân, gia đình, những ngƣời bạn, đồ ng nghiê ̣p đã luôn đông̣ viên, khích lệ Tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu . Xin gƣ̉i lời cảm ơn chân thành đế n tấ t cả mo ̣i ngƣời!
  5. TÓM TẮT Luâ ̣n văn nghiên cƣ́u hoa ̣t đô ̣ng phát triể n nguồ n nhân lƣ̣c ta ̣i Trung tâm Tính cƣớc và Thanh khoản Mobifone trong thời gian tƣ̀ năm 2014 đến năm 2016, phạm vi nghiên cƣ́u đƣơ ̣c giới ha ̣n là hoa ̣t đô ̣ng phát triển nguồ n nhân lƣ̣c theo chiều sâu tại Trung tâm. Trong nghiên cƣ́u đ ịnh tính, luâ ̣n văn sƣ̉ du ̣ng phƣơng pháp ph ỏng vấn sâu. Theo đó tác g iả tiến hành ph ỏng vấn sâu với Ban lãnh đ ạo, Trƣởng phòng T ổ chức hành chính theo những nội dung đã chuẩn bị sẵn để tìm ra câu trả lời về thực trạng phát triển nguồn nhân lƣ̣c ta ̣i Trung tâm. Kế t quả nghiên cƣ́u cho thấ y về cơ bản hoạt động phát triển nguồn nhân lực đã đƣợc quan tâm và thực hiện sâu sát. Trong phƣơng pháp thu thập số liệu, luận văn sử dụng phƣơng pháp khảo sát với công cụ là bảng câu hỏi đƣợc thực hiện với cán bộ toàn Trung tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm đạt mức Khá. Sau khi nghiên cứu, tác giả đã đ ề xuất mô ̣t số giải pháp nhằ m giúp cho công tác phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Tính cƣớc và Thanh khoản Mobifone đem lại hiệu quả cao hơn. Từ khóa: Phát triển nguồ n nhân lực , Trung tâm Tính cước và Thanh khoản Mobifone.
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................III LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... IV TÓM TẮT .................................................................................................................. V MỤC LỤC ................................................................................................................ VI DANH SÁCH CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT ........................................................................... I DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. II DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................III PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ..................................................................6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ................................................................................6 1.1.2. Kết luận và hướng nghiên cứu .................................................................9 1.2. Cơ sở lý luận phát triển nguồn nhân lực ........................................................10 1.2.1. Khái niệm chung về phát triển nguồn nhân lực .....................................10 1.2.2. Vai trò phát triển NNL............................................................................10 1.2.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực ......................................................12 1.2.4. Tiêu chí đánh giá về năng lực của người lao động ................................19 1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới PTNNL ...................................................22 1.2.6. Bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước về PTNNL doanh nghiệp ....25 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................36 2.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................36 2.2. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................36 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................37 2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ...................................................37 2.3.2. Thu thập dữ liêu sơ cấp ..........................................................................38 2.4. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu thứ cấp ................................................................39 2.5. Kết luận về kết quả nghiên cứu .....................................................................40
  7. CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÍNH CƢỚC VÀ THANH KHOẢN MOBIFONE ........................................41 3.1. Tổng quan về Tổng công ty Viễn thông Mobifone .......................................41 3.2. Tổng quan về Trung tâm Tính cƣớc và Thanh khoản Mobifone ..................42 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .........................................................42 3.2.2. Sơ đồ tổ chức và quản lý ........................................................................43 3.2.3. Chức năng, nhiệm vụ ..............................................................................43 3.2.4. Đặc điểm nhân sự ...................................................................................44 3.3. Thực trạng PTNNL tại Trung tâm .................................................................47 3.3.1. Hệ thống chính sách của Trung tâm về PTNNL.....................................47 3.3.2. Công tác PTNNL tại Trung tâm .............................................................50 3.4. Đánh giá những vấn đề về phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm ............66 3.4.1. Những kết quả đạt được .........................................................................66 3.4.2. Những tồn tại ..........................................................................................67 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TCTK MOBIFONE .........................................................69 4.1. Mục tiêu phát triển của Tổng Công ty viễn Thông Mobifone và Trung tâm TCTK Mobifone trong giai đoạn 2017-2020........................................................69 4.1.1. Mục tiêu phát triển của Tổng công ty viễn thông Mobifone ..................69 4.1.2. Mục tiêu phát triển của Trung tâm TCTK Mobifone .............................69 4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng NNL tại Trung tâm TCTK ...............71 4.2.1. Lãnh đạo cần tự nâng cao nhận thức về vai trò của mình .....................71 4.2.2. Bố trí sử dụng nhân lực ..........................................................................73 4.2.3. Thu hút lực lượng lao động ....................................................................75 4.2.4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ............................................................77 4.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo NNL tại Trung tâm .................................78 4.3. Kiến nghị tới Nhà nƣớc và lãnh đạo Tổng công ty Viễn thông Mobifone ....85 KẾT LUẬN ...............................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................88
  8. PHỤ LỤC
  9. DANH SÁCH CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CBCNV Cán bộ công nhân viên 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 NNL Nguồn nhân lực 4 PTNNL Phát triển nguồn nhân lực 5 PGS Phó giáo sƣ 6 TS Tiến sĩ 7 TC&QLKH Tính cƣớc và quản lý khách hàng 8 TCHC Tổ chức hành chính 9 TCTK Tính cƣớc và thanh khoản 10 TNHH Trách nhiệm hữu hạn i
  10. DANH MỤC BẢNG Stt Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Cơ cấu nhân sự chung của Trung tâm TCTK 44 2 Bảng 3.2 Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn 45 3 Bảng 3.3 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi 45 4 Bảng 3.4 Cơ cấu nhân sự theo thâm niên công tác 46 Cơ cấu lao động theo chức năng tại Trung tâm TCTK 5 Bảng 3.5 51 Mobifone (giai đoạn 2014 - 2016) Kết quả kiểm tra sức khỏe tại Trung tâm TCTK - 6 Bảng 3.6 53 2016 7 Bảng 3.7 Đánh giá kĩ năng nhân viên 54 8 Bảng 3.8 Đánh giá thái độ, hành vi của nhân viên 56 Kết quả đánh giá thực hiện công việc của CBCNV 9 Bảng 3.9 58 Trung tâm TCTK Mobifone 10 Bảng 3.10 Đánh giá về nguồn tuyển dụng lao động 60 Kết quả khảo sát về công tác sắp xếp, bố trí sử dụng 11 Bảng 3.11 63 lực lƣợng lao động của Trung tâm 12 Bảng 3.12 Đánh giá về văn hóa doanh nghiệp 65 13 Bảng 4.1 Bảng đánh giá kết quả đào tạo 85 ii
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ Stt Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài 36 2 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Trung tâm TCTK 43 Các bƣớc tuyển dụng lao động của Trung tâm 3 Sơ đồ 3.2 59 TCTK Mobifone Biểu đồ Stt Sơ đồ Nội dung Trang 1 Biểu đồ 3.1 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi 45 2 Biểu đồ 3.2 Cơ cấu nhân sự theo thâm niên công tác 46 Kết quả khảo sát thái độ, hành vi của ngƣời lao 3 Biểu đồ 3.3 57 động 4 Biểu đồ 3.4 Đánh giá về nguồn tuyển dụng lao động 60 5 Biểu đồ 3.5 Đánh giá về văn hóa doanh nghiệp 66 Hình vẽ Stt Hình vẽ Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Mô hình đào tạo nguồn nhân lực của Toyota 28 2 Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu 37 iii
  12. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực bao gồm các yếu tố cấu thành về lực lƣợng (số lƣợng), tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính năng động xã hội và sức sáng tạo, cũng nhƣ truyền thống lịch sử và nền văn hoá mà con ngƣời đƣợc thụ hƣởng. Trong bất cứ nền kinh tế nào, nguồn nhân lực đều giữ vai trò quyết định đối với các hoạt động sản xuất- kinh doanh và dịch vụ. Không phải ngẫu nhiên mà Gary Becker, ngƣời đƣợc giải Nobel về kinh tế năm 1992, đã khẳng định rằng “không có đầu tƣ nào mang lại nguồn lợi lớn nhƣ đầu tƣ vào nguồn lực con ngƣời, đặc biệt là đầu tƣ cho giáo dục”. Hiệu quả đầu tƣ phát triển con ngƣời luôn cao hơn hiệu quả đầu tƣ vào các lĩnh vực khác, tiết kiệm đƣợc việc sử dụng và khai thác các nguồn lực khác, và có độ lan toả đồng đều hơn so với các hình thức đầu tƣ khác. Nền kinh tế thế giới đang dần chuyển sang kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra sâu rộng và nhanh chóng thì vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với phát triển càng rõ nét hơn. Các lý thuyết tăng trƣởng kinh tế gần đây đã chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trƣởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản là: áp dụng công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Trong đó, yếu tố và cũng là động lực quan trọng nhất của sự tăng trƣởng kinh tế bền vững chính là nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt, thì ƣu thế cạnh tranh luôn nghiêng về các quốc gia có nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Bởi vậy, hiện nay trong chiến lƣợc phát triển của mình, nhiều quốc gia đã xác định phát triển nguồn vốn nhân lực là yếu tố cạnh tranh cơ bản nhất. Với xu thể hội nhập và cạnh tranh sâu rộng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam ta phải đối mặt với rất nhiều thách thức và ngành viễn thông di động cũng không phải là ngoại lệ. Là một doanh nghiệp trong ngành, Mobifone đã đang và sẽ phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn từ cơ chế hoạt động, đối thủ cạnh tranh và xu thế sử dụng dịch vụ đòi hỏi Công ty phải có những thay đổi về cơ cấu tổ chức để bƣớc vào một thời kì phát triển mới. Chính vì lí do đó mà 1/12/2014, Bộ trƣởng Bộ 1
  13. Thông tin và Truyền thông đã kí quyết định 1798/QĐ-BTTTT thành lập Tổng Công ty viễn thông Mobifone trên cơ sở tổ chức lại Công TNHH một thành viên Thông tin di động tách ra từ Tập đoàn VNPT. Theo đó các đơn vị của Tổng Công ty đã đƣợc thành lập trong đó có Trung tâm Tính cƣớc và Thanh khoản (TCTK) Mobifone (tiền thân là Trung tâm TCTK - Công ty Thông tin di động). Với vai trò là đơn vị vận hành và phát triển hệ thống Công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Trung tâm TCTK có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Tổng Công ty. Cùng với bƣớc phát triển mới của Tổng Công ty đòi hỏi Trung tâm TCTK Mobifone phải có những sự thay đổi. Những thay đổi này nhằm đáp ứng đƣợc những vấn đề sau: Quản trị và phát triển tốt nhất các nguồn nhân lực hiện có; Nhanh chóng đƣa ra các sản phẩm mới đáp ứng tốt yêu cầu cầu của thị trƣờng; Tối ƣu hệ thống tăng sự ổn định, giảm chi phí từ đó tăng chất lƣợng dịch vụ và hiệu quả hoạt động. Một câu hỏi đƣợc đặt ra là nguồn lực phải đƣợc chuẩn bị ra sao cho những đổi thay đó. Trong các nguồn lực cần phải chuẩn bị, nguồn nhân lực đƣợc xem là vô cùng quan trọng. Với Trung tâm TCTK Mobifone, việc phát triển nguồn nhân lực hiện nay có ý nghĩa hơn bao giờ hết vì những lý do nhƣ sau: - Phát triển nguồn nhân lực hiện nay tại Trung tâm TCTK Mobifone thực chất chƣa theo kịp đƣợc các yêu cầu mới từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó với đặc thù là một đơn vị chuyên về Công nghệ thông tin, nên các yêu cầu phát sinh, công nghệ mới ra đời liên tục luôn đòi hỏi phải có sự phát triển tƣơng xứng về chất lƣợng nguồn nhân lực. - Để đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập kinh tế trong tình hình mới cần phải có những thay đổi căn bản, phải tiếp cận với những phƣơng pháp phát triển nguồn nhân lực hiện đại. - Việc tái cơ cấu doanh nghiệp và thành lập Tổng Công ty Viễn thông Mobifone bao gồm việc thay đổi tổ chức các đơn vị, trong đó có Trung tâm TCTK, Tổng Công ty sẽ hƣớng tới những bƣớc phát triển mới bền vững hơn do đó việc phát triển nguồn nhân lực cần phải có những thay đổi phù hợp. 2
  14. Chính vì nhƣng lí do nêu trên tôi lựa chọn đề tài làm luận văn là “Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Tính cƣớc và Thanh khoản Mobifone” để hoàn thiện hơn nữa công tác phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm TCTK Mobifone và trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực Trung tâm TCTK Mobifone? - Có giải pháp nào để hoàn thiện hơn nữa công tác phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm TCTK Mobifone? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luâ ̣n văn là đƣa ra m ột số biện pháp nhằm phát triển nguồn nhân lƣ̣c ta ̣i Trung tâm TCTK Mobifone. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng hợp lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. - Nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm TCTK Mobifone. - Đề xuất các biện pháp, sáng kiến, cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này tại Trung tâm TCTK Mobifone trong giai đoạn 2017-2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn này là lý luận và thực tiễn công tác phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm TCTK Mobifone cho đối tƣợng nhân viên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm TCTK Mobifone giai đoạn 2014-2016; Các giải pháp và ki ến nghị cho giai đoạn 2017-2020. Không gian: Trung tâm TCTK Mobifone – Hà Nội. 3
  15. Nội dung: Luận văn nghiên cứu hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm TCTK Mobifone. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu: Định tính và định lƣợng. Tiếp cận về lý thuyết: Tìm hiểu, tổng hợp những lý thuyết chung về công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là các tài liệu về phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện nhân lực Việt Nam hiện nay. Tiếp cận thực tế: Thu thập thông tin qua tài liệu liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam; thu thập thông tin về hoạt động của Trung tâm, báo cáo công tác phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm; khảo sát thực tế một số chuyên viên phụ trách và không phụ trách công tác này. 5. Những đóng góp của luận văn Luận văn có những giá trị đóng góp cả về mặt khoa học và thực tiễn: Giá trị khoa học: Hệ thống các vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực, làm rõ thêm về nội dung phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Đề tài góp phần làm phong phú thêm nguồn lý luận và thực tiễn cho các nghiên cứu khoa học khác về vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong tƣơng lai. Giá trị thực tiễn: Trên cơ sở vận dụng những vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và kết quả phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm TCTK, luận văn sẽ đƣa ra các giải pháp cụ thể, nhằm khắc phục những tồn tại, phát huy ƣu điểm mà Trung tâm TCTK đã và đang áp dụng trong công tác phát triển nguồn nhân lực. Các giải pháp này là cơ sở để ban lãnh đạo Trung tâm TCTK tham khảo, vận dụng vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp, hoàn thiện công tác quản trị nhân sự nói chung, phát triển nguồn nhân lực nói riêng, thu hút, duy trì và phát triển đƣợc nguồn lực giỏi, ổn định lâu dài, giúp Trung tâm ngày càng phát triển trong thời gian tới. 4
  16. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phầ n mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cƣ́u đƣợc chia thành 04 (bốn) chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Chƣơng này trình bày khái quát các đề tài nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam, các khái niệm và lý luận về phát triển nguồn nhân lực. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở tình hình nghiên cứu và các lý luận đã nêu tại Chƣơng 1, chƣơng này, tác giả sẽ trình bày về phƣơng pháp, quy trình nghiên cứu của luận văn. Chương 3: Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm TCTK Mobifone Chƣơng này giới thiệu về Trung tâm TCTK, mô tả hiện trạng công tác phát triển nguồn nhân lực. Từ đó, tổng hợp kết quả nghiên cứu, chỉ ra những mặt còn hạn chế trong công tác phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm. Chương 4: Một số đề xuất nhằm cải thiện hiệu quả phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm TCTK Mobifone Từ thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm TCTK, trên cơ sở cơ sở lý luận đã nêu tại Chƣơng 1, tác giả sẽ trình bày một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm TCTK. 5
  17. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, ngay từ khi sản xuất tƣ bản hình thành đã có nhiều học giả nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp, để từ đó đúc kết lại thành các học thuyết kinh điển và vận dụng chúng trong việc thực hành công tác phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức - trong đó con ngƣời đóng vai trò trung tâm, các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực cũng liên tục đƣợc bổ sung, xây dựng. Một số các tài liệu nhƣ sau: - Ở Nhật Bản, Okuhina Yasuhiro (1994), Sách "Chính trị và kinh tế Nhật Bản", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, đã nêu rõ những vấn đề cơ bản về nhân tài; chính sách trong công tác cán bộ, phát triển nhân tài; phân tích những kinh nghiệm trong việc đánh giá và luân chuyển cán bộ, phát huy ngƣời tài của Nhật Bản trên cơ sở đặc điểm xã hội Nhật Bản; nhấn mạnh việc cố gắng bảo tồn và phát huy yếu tố truyền thống dân tộc; thực hiện chế độ đào tạo, quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền, chú trọng xây dựng các phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất trung thành của cán bộ; bảo đảm chế độ chính sách và tiền lƣơng cho cán bộ yên tâm cống hiến. - Ở Ấn Độ, “Phát triển nguồn nhân lực trong ngành Công nghệ thông tin Ấn Độ” của Suleman Ibrahim Shelash Al-Hawary và N.K.Sharma, viết năm 2011. Mặc dù có nhiều điểm khác biệt về điều kiện phát triển, nhƣng các tài liệu đều thống nhất cao ở tính đặc biệt cấp thiết của vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, các bài viết cũng gợi mở các ý tƣởng mới về phát triển tài năng. - Ở Hàn Quốc, Jang Ho Kim (2005), Sách "Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: các sáng kiến của chính phủ để phát triển kinh tế để hội nhập xã hội tại Hàn Quốc", nhà xuất bản KRIVET Seoul, 135949, Hàn Quốc. Cuốn sách đã đề cập đến các thách thức kinh tế xã hội trong phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng 6
  18. cao tại Hàn Quốc; khẳng định vai trò to lớn của nguồn nhân lực chất lƣợng cao; khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực của đất nƣớc; đƣa ra định hƣớng phát triển; đặc biệt đã đƣa ra và phân tích các vấn đề giáo dục và đào tạo nghề, kết hợp đào tạo với nghiên cứu và phát triển, những vấn đề về xây dựng xã hội học tập ở Hàn Quốc. - Ở Singapore, cuốn "Tuyển 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu (1994)", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, đã khẳng định rõ những tƣ tƣởng của Lý Quang Diệu về trọng dụng nhân tài đất nƣớc, về tầm quan trọng của nhân tài, vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài; nhấn mạnh "chế độ Singapore thực hành là chế độ trọng dụng nhân tài", coi việc biết đào tạo và dùng ngƣời tài là bí quyết thành công của Singapore trong phát triển nhân lực bậc cao, phát triển nhân tài của Singapore. Các nghiên cứu trên là cơ sở giúp tác giả vận dụng vào việc phân tích thực trạng và đƣa ra đƣợc các giải phát pháp triển nguồn nhân lực tại Trung tâm TCTK hiệu quả nhất. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Tình hình nghiên cứu trong nƣớc về phát triển nguồn nhân lực tập trung ở một số học giả và phần nào giúp ngƣời đọc có đƣợc những hiểu biết ban đầu về mô hình chung của phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp. Những nghiên cứu đƣợc bàn luận trên nhiều bình diện và các góc độ khác nhau, dƣới dạng các loại sách tham khảo, bài phân tích trên báo, tạp chí, luận án, luận văn… Ví dụ nhƣ: - "Nghiên cứu con ngƣời và nguồn lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá", Phạm Minh Hạc (2001), nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chiến lƣợc con ngƣời với tƣ tƣởng coi nhân tố con ngƣời, phát triển con ngƣời, nguồn lực con ngƣời có ý nghĩa quyết định đối với việc sáng tạo vật chất và tinh thần ; trình bày mối quan hệ giữa giáo dục - đào tạo, sử dụng và tạo việc làm với phát triển nguồn nhân lực đất nƣớc; từ đó xác định trách nhiệm quản lý của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 7
  19. - “Phát triển nguồn nhân lực – kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nƣớc ta” do hai tác giả Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm đồng chủ biên, viết năm 1996. Mặc dù sách chỉ tập trung vào các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực ở góc độ vĩ mô. Nhƣng thông qua đó, giúp nhận thức sâu hơn về vai trò tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực, cũng nhƣ trang bị thêm cách thức tƣ duy trong việc đề ra giải pháp cho vấn đề này. - “Phát triển nguồn nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Duy Dũng và TS. Trần Thị Nhung viết năm 2005. Lấy tấm gƣơng là các công ty thành công của Nhật Bản, tác phẩm đề xuất một số định hƣớng phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. - Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo- Kinh nghiệm Đông Á của Viện Kinh tế Thế giới (2003). Cuốn sách đã giới thiệu các thành tựu đạt đƣợc của nhóm nƣớc trong khu vực trong phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Các chính sách thành công về giáo dục và đào tạo của các nƣớc Đông Á là giải pháp quan trọng trong cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa. Đó cũng là bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực. - Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - lý luận và thực tiễn do PGS. TS. Đỗ Minh Cƣơng- TS. Mạc Văn Tiến đồng chủ biên (2004). Bên cạnh việc đi sâu nghiên cứu tìm ra các giải pháp phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam, tác giả đã đƣa ra các khái niệm nguồn nhân lực ở phạm vi vĩ mô và vi mô, kinh nghiệm đào tạo và phát triển lao động kỹ thuật ở một số nƣớc nhƣ Đông Nam Á, Trung Quôc, Nhật, Mỹ. - Luận án tiến sĩ: “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” của tác giả Lê Thị Mỹ Linh, viết năm 2009. Đây có thể xem là một tài liệu tham khảo hữu ích về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho đại bộ phận các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, kể cả các tập đoàn, tổng công ty hay các Trung tâm trực thuộc. 8
  20. - Luận văn “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” của Th.S Nguyễn Hoàng Nhiên, viết năm 2008. Bài viết tiếp cận toàn diện vấn đề phát triển nguồn nhân lực từ góc nhìn chiến lƣợc chung cho cả hệ thống các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Trong đó, có những đánh giá hết sức sắc sảo về thực trạng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Công nghệ Thông tin - Viễn thông hiện nay. Các nghiên cứu trên đã bàn về vấn đề phát triển nguồn nhân lực, với nhiều ý tƣởng hay có thể kế thừa. Đồng thời cung cấp cho tác giả nhiều tƣ liệu quý báu về sự cần thiết phải trú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực trong việc phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, một phần các nghiên cứu hoặc đã đƣợc viết từ cách đây khá lâu, hoặc của nƣớc ngoài nên đƣợc viết trong những bối cảnh tƣơng đối đối khác biệt so với điều kiện hiện tại ở Việt Nam. Một số khác các nghiên cứu chuyên sâu lại chủ yếu tập trung vào các nhìn nhận ở cấp độ quốc gia, cấp độ ngành. Vì vậy, việc thực hiện một nghiên cứu có tính hệ thống về vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm TCTK Mobifone thuộc Tổng Công ty Viễn thông Mobifone vẫn là một hƣớng đi mới. 1.1.2. Kết luận và hướng nghiên cứu Có thể thấy, giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung là một đề tài không mới và đã có rất nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng và đã trở thành các học thuyết kinh điển. Chính các học thuyết này, đề tài này lại liên tục đƣợc các học giả khác khai thác và phân tích để ứng dụng vào những mô hình cụ thể ở mỗi tổ chức ở các địa phƣơng, quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam hiện tại tỷ lệ các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp chƣa nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT và Viễn thông thì còn tƣơng đối khiêm tốn. Một số khác các nghiên cứu chuyên sâu lại chủ yếu tập trung vào cách nhìn nhận ở cấp độ quốc gia, cấp độ ngành. Thực tế, chƣa có nhiều tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu cho việc phát triển nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp viễn thông. Xuất phát từ khoảng trống đó và từ công tác phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm TCTK, nơi tác giả đang công tác, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu, phân 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2