Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang
lượt xem 218
download
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang trình bày tổng quan lý luận và thực tiễn về tín dụng bán lẻ và phát triển tín dụng bán lẻ của các ngân hàng thương mại; đánh giá thực trạng việc phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh BIDV Bắc GiangBIDV Bắc Giang; đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------- ------- VƯƠNG HỒNG HÀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : 60.34.05 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ QUANG GIÁM
- HÀ NỘI - 2013 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành QTKD của tôi. Các phân tích, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào . Mọi thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài đã được trích dẫn đầy đủ. Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2013 Tác giả luận văn VƯƠNG HỒNG HÀ i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình chỉ bảo của tập thể và cá nhân, các cơ quan trong và ngoài Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Đỗ Quang Giám – Bộ môn Kế toán Quản trị & Kiểm toán, Khoa Kế toán và Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các phòng ban tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang , Phòng Tổng hợp - Chi cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang đã giúp tôi thu thập số liệu, nghiên cứu hoàn thiện luận văn. Bên cạnh sự hợp tác giúp đỡ trong công việc tôi không thể quên sự động viên của gia đình và bạn bè trong quá trình học tập và nghiên cứu th ực tế. Dù đã cố gắng nhưng trình độ bản thân còn hạn chế, trong báo cáo của tôi sẽ không tránh khỏi thiếu sót, kính mong các thầy, cô giáo, các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để nội dung nghiên cứu này hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2013 Tác giả luận văn VƯƠNG HỒNG HÀ ii
- iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG................................................................................. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................vii 1. MỞ ĐẦU............................................................................................. 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài...................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của để tài........................................................3 1.2.1 Mục tiêu chung...............................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................. 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 5 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................6 2.1 Cơ sở lý luận..................................................................................... 6 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của ngân hàng thương mại........................6 2.1.2 Các chức năng chủ yếu của ngân hàng thương mại .................10 2.1.3 Tín dụng ngân hàng và các vấn đề có liên quan .......................15 2.1.4 Tín dụng bán lẻ và các vấn đề liên quan ...................................21 2.1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng bán lẻ....................29 2.2 Cơ sở thực tiễn............................................................................... 36 2.2.1 Sự cần thiết phải phát triển tín dụng bán lẻ của ngân hàng ở nước ta.................................................................................................. 36 2.2.2 Kinh nghiệm phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ ngân hàng của một số nước trên thế giới ............................................................. 39 2.2.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam..................................43 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................... 45 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.....................................................45 3.1.1 Vài nét khái quát về tỉnh Bắc Giang............................................45 3.1.2 Khái quát về Chi nhánh BIDV Bắc Giang ..................................47 3.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................... 62 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.....................................................62 3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu...................................................62 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................63 4.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh BIDV Bắc Giang . .63 4.1.1 Thực trạng công tác huy động vốn.............................................63 4.1.2 Thực trạng hoạt động cho vay....................................................65 iv
- 4.2 Thực trạng phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ của Chi nhánh ..70 4.2.1 Khái quát hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh ................70 4.3 Đánh giá thực trạng tín dụng bán lẻ của chi nhánh BIDV Bắc Giang ..................................................................................................... 1 4.3.1 Những thành tựu đạt được ........................................................... 1 4.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................5 4.4 Giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh BIDV Bắc Giang ........................................................................................... 12 4.4.1 Tăng cường thu hút khách hàng tiềm năng................................12 4.4.2 Đẩy mạnh các hoạt động MarketingNgân hàng ........................13 4.4.3 Cải tiến, đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm tín dụng bán lẻ........15 4.4.4 Phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng .......18 4.4.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân....................................................................................................... 19 4.4.6 Nâng cao hình ảnh, vị thế của Ngân hàng ................................21 4.4.7 Tiếp tục tăng cường năng lực quản lý rủi ro..............................21 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................24 5.1 Kết luận........................................................................................... 24 5.2 Kiến nghị......................................................................................... 26 Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. ............29 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................31 PHỤ LỤC............................................................................................... 33 v
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế Việt Nam ......36 Bảng 3.1: Tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang ..........47 (ĐVT: %)............................................................................................... 47 Bảng 3.2: Những kết quả đạt được của Chi nhánh BIDV Bắc Giang giai đoạn 2009-2011............................................................................. 53 Bảng 3.3: Kết quả hoạt động dịch vụ của Chi nhánh BIDV Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2011.......................................................................... 59 Bảng 4.1: Kết quả huy động vốn của Chi nhánh BIDV Bắc Giang giai đoạn 2009 - 2011.................................................................................. 63 Bảng 4.2: Kết quả cho vay của Chi nhánh BIDV Bắc Giang giai đoạn 2009-2011............................................................................................. 67 Bảng 4.3: So sánh số lượng sản phẩm tín dụng bán lẻ với một số ngân hàng trên địa bàn đến 31/12/2011 ..............................................71 Bảng 4.4: Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh BIDV Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2011.............................................................. 73 Bảng 4.5: Kết quả hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở..............76 Bảng 4.6: Kết quả hoạt động cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh............................................................................................... 1 Bảng 4.7: Kết quả hoạt động cho vay đảm bảo bằng GTCG/TTK .....2 Bảng 4.8: Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp .....................3 Bảng 4.9: Kết quả hoạt động cho vay mua ô tô....................................2 Phụ lục 1: So sánh đặc điểm sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của BIDV với các Ngân hàng khác ( Theo thông tin từ website của các ngân hàng BIDV, VCB, ACB) .............................................................. 33 Phụ lục 2: So sánh đặc điểm sản phẩm cho vay cá nhân, hộ gia đình SXKD của BIDV với các Ngân hàng khác( Theo thông tin từ website của các ngân hàng BIDV, VCB, ACB) ..................................................35 Phụ lục 3: So sánh đặc điểm sản phẩm cho vay đảm bảo bằng GTCG của BIDV với các Ngân hàng khác (Theo th ông tin từ website của các ngân hàng BIDV, VCB, ACB) ................................................38 vi
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Kết quả huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2009 – 2011....................................................................................................... 64 Biểu đồ 4.2. Kết quả cho vay của Chi nhánh BIDV Bắc Giang theo kỳ hạn giai đoạn 2009-2011...................................................................... 67 Biểu đồ 4.3. Kết quả cho vay của Chi nhánh BIDV Bắc Giang theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2009-2011........................................68 Biểu đồ 4.4. Dư nợ tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh BIDV Bắc Giang giai đoạn 2009 - 2011.................................................................................. 74 ............................................................................................................... 74 Biểu đồ 4.5. Dư nợ các sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh BIDV Bắc Giang giai đoạn 2009 - 2011........................................................74 Biểu đồ 4.6. Dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở..............................78 Biểu đồ 4.7. Dư nợ cho vay cá nhân hộ gia đình SXKD .......................2 Biểu đồ 4.8. Dư nợ cho vay đảm bảo bằng GTCG/TTK .......................2 Biểu đồ 4.9. Dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp.....................................4 Biểu đồ 4.10. Dư nợ cho vay mua ô tô...................................................2 vii
- 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trường tài chính như hiện nay, là một bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh t ế, h ệ th ống Ngân hàng Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã có sự phát triển toàn di ện, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Bên cạnh việc phát triển những dịch vụ mới như: tư vấn tài chính, bảo hiểm..., thì việc củng cố và phát triển hoạt động tín dụng Ngân hàng truy ền th ống v ẫn là ưu tiên hàng đầu của nhiều Ngân hàng thương mại và được đầu tư có chiều sâu và rộng để các Ngân hàng tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường trong tương lai. Hoạt động tín dụng Ngân hàng góp ph ần t ạo l ập nguồn vốn và thu nhập ổn định cho các ngân hàng, phân tán rủi ro và là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động tín d ụng Ngân hàng còn góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định hoạt động cho ngân hàng. Đến nay, h ầu hết các Ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam đều có định h ướng tập trung phát triển hoạt động tín dụng Ngân hàng. Việc phát triển, đa dạng hoá hoạt động tín dụng Ngân hàng đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam và ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Phát tri ển hoạt động tín dụng truyền thống lên một tầm cao mới chính là sự tách bạch trong cách phân chia các loại hình tín dụng đó là tín dụng bán buôn và tín dụng bán lẻ. Trong khi hoạt động tín dụng bán buôn vẫn được duy trì thì việc hoạt động tín dụng bán lẻ đang là một xu hướng mới, ngày càng nh ận được nhiều sự quan tâm từ các Ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước 1
- (NHTM cổ phần và NHTM quốc doanh). Thực tế cho thấy Ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội trong việc mở rộng và phát triển tín dụng bán l ẻ đ ến đông đảo đối tượng khách hàng là các cá nhân, các h ộ gia đình đang r ất thiếu các dịch vụ tài chính sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị trường. V ới vi ệc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, các Ngân hàng không ch ỉ có th ị tr ường l ớn hơn mà hiệu quả kinh tế cũng cao hơn nhờ các sản phẩm được đa dạng hoá và cung cấp với khối lượng lớn, doanh thu cao, phân tán được rủi ro kinh doanh, đồng thời mang lại cho Ngân hàng khả năng phát tri ển nh ờ liên tục đổi mới và đa dạng hoá các sản phẩm của mình. Trong 3 năm vừa qua, mặc dù gặp không ít khó khăn do khủng hoảng kinh tế, thắt chặt tín dụng tiêu dùng cũng như sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng đã có kinh nghiệm về hoạt động tín d ụng bán l ẻ đ ặc bi ệt là khối NHTM cổ phần và NHTM nước ngoài song với sự cố gắng và n ỗ lực của toàn hệ thống, sự tích cực triển khai nhiều giải pháp hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV vẫn đạt được mức tăng trưởng ổn định với 29.800 tỷ đồng dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2010, tăng 46% so với năm 2009. Sang năm 2011, con số này đạt hơn 38.000 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với năm 2010, nâng tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ lên 14%. Hoạt động tín dụng bán lẻ được triển khai theo sát các chỉ đạo của Th ủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, theo đó tập trung cho vay ph ục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với tỷ trọng chiếm xấp xỉ 45% trên tổng d ư n ợ, cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu (vay mua nhà kho ảng 30%, cho vay tín chấp tiêu dùng chiếm 7% trong tổng dư nợ,…). Nắm bắt được nhu cầu thực tế cũng như để đẩy mạnh sức c ạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã triển khai các lo ại hình tín d ụng bán l ẻ đối với khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân, h ộ gia đình. Tuy nhiên, d ư n ợ tín dụng bán lẻ của Chi nhánh còn thấp, việc phát triển tín d ụng trên địa 2
- bàn còn gặp nhiều khó khăn, số lượng sản phẩm triển khai còn h ạn ch ế, t ỷ trọng tín dụng vẫn thấp so với tổng dư nợ của ngân hàng. Mặt khác v ề công tác quảng cáo, marketing cũng như công tác phát triển mạng lưới tín dụng bán lẻ, nguồn nhân lực vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh. Xuất phát từ những vấn đề nghiên cứu khoa học và thực tiễn hoạt động kinh doanh đang diễn ra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang như đã trình bày ở trên, tôi đã ti ến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của để tài 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài được chọn nhằm hướng đến phân tích để làm rõ những vấn đề đặt ra trong các hình thức tín dụng bán lẻ nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang ( từ đây gọi tắt là Chi nhánh BIDV Bắc Giang ) một cách có hiệu quả. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tổng quan lý luận và thực tiễn về tín dụng bán lẻ và phát triển tín dụng bán lẻ của các ngân hàng thương mại; - Đánh giá thực trạng việc phát triển tín dụng bán l ẻ t ại Chi nhánh BIDV Bắc Giang ; - Đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động phát triển tín dụng bán 3
- lẻ tại Chi nhánh BIDV Bắc Giang . 4
- 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu sau: + Thực trạng hoat động phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh BIDV Bắc Giang ; + Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển tín dụng bán l ẻ c ủa Chi nhánh với các sản phẩm chủ yếu: Cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay mua ô tô, .... - Về không gian và thời gian Đề tài được tập trung nghiên cứu về phát triển tín dụng bán lẻ của Chi nhánh BIDV Bắc Giang trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Số liệu được thu thập, phân tích và sử dụng trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011. 5
- 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị ph ần và số l ượng các loại hình Ngân hàng. Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc bi ệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ ổn định kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch v ụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Nhưng cách ti ếp c ận thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đ ặc bi ệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi : “Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận ti ền gửi và s ử d ụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.( Theo Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Ngân hàng thương mại là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh 6
- nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại Ngân hàng. Vốn vay từ Ngân hàng mang lại nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình. Đây là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình. Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua hàng hóa dự trữ hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật. Khi doanh nghi ệp và người tiêu dùng phải thanh toán cho các khoản mua hàng hóa và dịch v ụ, h ọ thường sử dụng séc, ủy nhiệm chi, thẻ tín dụng hay tài khoản điện t ử… Khi họ cần thông tin tài chính hay lập kế hoạch tài chính, h ọ th ường đến ngân hàng để nhận lời tư vấn. Các khoản tín dụng của ngân hàng cho Chính phủ là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển. Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhi ệm v ụ c ơ bản nhất của ngân hang đó là huy động vốn và cho vay v ốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ ch ức hút v ốn từ n ơi nhàn r ỗi và bơm tiền vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hang thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hang hoá đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và ph ần chênh l ệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Hoạt động c ủa ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Khác h ẳn với ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước (ngân hàng Trung ương) không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ. Mỗi một quốc gia chỉ có một ngân hàng Nhà nước duy nhất, có thể gọi là ngân hàng mẹ có chức năng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ; và có rất nhiều ngân hàng th ương m ại, có th ể coi là các ngân hàng con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền trong nền kinh tế. Trong trường hợp ngân hàng thương mại đứng trên bờ vực phá sản, ngân 7
- hàng Trung ương sẽ là nguồn cấp vốn cuối cùng mà ngân hàng thương mại tìm đến. Trong ngân hàng thương mại, tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản "nợ", tiền cho công ty và các cá nhân vay cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác và số trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là tài sản "có" của ngân hàng. Phần chênh lệch giữa số tiền huy động được và số tiền đem cho vay, gủi ngân hàng và mua trái phiếu gọi là vốn tự có. Phần tài sản có tính thanh khoản cao được giữ để đề phòng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút đột ngột gọi là tỉ lệ dự trữ của ngân hàng. Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận không chia và các quỹ dự trữ lập trên cơ sở trích từ lợi nhuận của tổ chức như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Vốn cấp 2 bao gồm: phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức, nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ khác). Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu. 2.1.1.2 Đặc điểm Thứ nhất, ngân hàng thương mại trung gian là tài chính thực hiện kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu t ư, đòi h ỏi s ự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tàm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đ ầu t ư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người bổ sung vốn; (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn 8
- hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Do tồn tại hai loại cá nhân và tổ ch ức trên hoàn toàn đ ộc l ập v ới ngân hàng thương mại. Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển t ừ nhóm th ứ (2) sang nhóm thứ (1) nếu cả hai cùng có lợi. Như vậy, thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm. N ếu dòng ti ền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một lượng vốn lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệ tín dụng. Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn. Đây là quan hệ tài chính trực tiếp. Tuy nhiên, quan hệ tài chính trực tiếp bị nhiều giới hạn do s ự không phù hợp về qui mô, thời gian, không gian... Điều này cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy nở trung gian tài chính. Trung gian tài chính đã làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm, từ đó khuy ến khích ti ết kiệm, đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư (tăng thu nhập cho người đầu tư). Trung gian tài chính đã tập hợp các ng ười ti ết ki ệm và đ ầu tư. Cơ chế hoạt động trung gian sẽ có hiệu quả khi nó gánh chịu rủi ro và sử dụng kỹ thuật nghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro và giảm chi phí giao dịch. Ngân hàng thương mại sẵn sàng chấp nhận các khoản cho vay nhi ều rủi ro trong khi lại phát hành các chứng khoán ít rủi ro cho ng ười g ửi ti ền. Thực tế, các ngân hàng thương mại tham gia vào kinh doanh rủi ro. Ngân hàng thương mại cũng thỏa mãn nhu cầu thanh khoản c ủa nhi ều khách hàng. Ngân hàng thương mại là một trung gian thanh toán. Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ với nhiều hình thức thanh toán như bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ...cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng cũng thực hiện bù trừ lẫn 9
- nhau thông qua Ngân hàng Trung ương hoặc thông qua trung tâm thanh toán. Hiện nay, ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nh ất ở h ầu h ết các quốc gia. Một lý do để ngân hàng phát triển thịnh vượng là khả năng thẩm định thông tin. Sự phân bổ không đều thông tin và năng l ực phân tích thông tin được gọi là tình trạng “thông tin không cân xứng” làm gi ảm tính hiệu quả của thị trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lợi cho ngân hàng, nơi có chuyên môn và kinh nghiệm đánh giá các công cụ tài chính và có kh ả năng lựa chọn những công cụ với các yếu tố rủi ro – lợi nhuận h ấp dẫn nhất. Thứ hai, ngân hàng là tổ chức kinh doanh phải có điều kiện. Ngân hàng chịu sự điều hành chặt chẽ của Chính phủ hơn bất kỳ tổ ch ức nào trong nền kinh kế, bởi ngân hàng là thủ quỹ của cả nền kinh t ế. Ngân hàng muốn được cấp giấy phép hoạt động phải có một lượng vốn nh ất đ ịnh, cam kết thực hiện một số chính sách nhất định như cho vay, tài trợ cho một dự án hay một khoản chi tiêu nào đó, đồng thời trong quá trình hoạt động, ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Muốn hoạt động tốt, ngân hàng không ngừng gia tăng nguồn vốn của mình, tuyển nhân s ự có đ ủ số lượng và chất lượng, có mạng lưới chi nhánh rộng khắp để đáp ứng nhanh các nhu cầu của khách hàng và thực hiện nhiều hoạt động khác, nhằm thu được lợi nhuận lớn, hạn chế rủi ro cho cả người gửi ti ền và ngân hàng. 2.1.2 Các chức năng chủ yếu của ngân hàng thương mại 2.1.2.1 Huy động vốn ♦ Huy động vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thường bao gồm: vốn tự có (vốn góp), thặng dư vốn và lợi nhuận tích lũy. Để bắt đầu hoạt đ ộng ngân hàng (được pháp luật cho phép), chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định. Tùy theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn hình thành vốn ban 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 445 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 374 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 275 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 282 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 285 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 243 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 189 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 248 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 174 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 141 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn