Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: PR với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty cổ phần chứng khoán BIDV
lượt xem 7
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày một số vấn đề lý luận về truyền thông, thương hiệu của doanh nghiệp; phương pháp nghiên cứu; phân tích và đánh giá thực trạng công tác truyền thông tại Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV; đề xuất và kiến nghị nhằm khuếch trương thương hiệu tại Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: PR với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty cổ phần chứng khoán BIDV
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐINH THỊ KIM CHI PR VỚI VIỆC KHUẾCH TRƯƠNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BIDV LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐINH THỊ KIM CHI PR VỚI VIỆC KHUẾCH TRƯƠNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BIDV Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ TRÍ DŨNG Hà Nội – 2015
- CAM KẾT Tôi xin cam đoan luận văn “PR với khuếch trương thương hiệu tại công ty chứng khoán BIDV” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Hà Nội, năm 2015.
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Vũ Trí Dũng, Giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân, người đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh, khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần chứng khoán BIDVđã nhiệt tình trao đổi, góp ý và cung cấp thông tin tư liệu cho tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn!
- TÓM TẮT Tên đề tài: PR với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty cổ phần chứng khoán BIDV. Số trang: 79 Trường: Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa: Quản trị kinh doanh Thời gian: 2015 Bằng cấp: Thạc sỹ Người nghiên cứu: Đinh Thị Kim Chi Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Trí Dũng Từ lâu, các doanh nghiệp trong nước đã thực hiện nhiều chương trình, nhiều hoạt động PR nhằm hỗ trợ cho kinh doanh, tạo quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng.Thế nhưng định hướng cho các hoạt động đó, cũng như mục tiêu, đối tượng nhắm đến, phương pháp đo lường hiệu quả và việc lên kế hoạch còn chưa được lưu tâm đúng mức. Điều quan trọng hơn nữa là các hoạt động PR đó chưa được “soi dưới kính hiển vi” như một quá trình truyền thông phức tạp, trong đó bao gồm nhiều cơ hội để truyền thông điệp cho đối tượng, thuyết phục họ để họ làm theo mục tiêu của mình. Chính vậy, giá trị và hiệu quả của hoạt động PR chưa được khai thác tối đa, và doanh nghiệp chưa gặt hái được trọn vẹn những ích lợi to lớn từ hoạt động PR mang lại cho thương hiệu doanh nghiệp. Là một học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh, tôi mang trong mình khao khát trở thành một doanh nhân thành đạt, một người đóng góp thật nhiều cho đất nước.Trong hoàn cảnh doanh nghiệp của mình đang gặp nhiều khó
- khăn, tôi mong muốn đóng góp tâm huyết, kiến thức và kinh nghiệm của mình để khuyến nghị giải pháp giúp khắc phục vấn đề đó. Với sự chấp thuận của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi xin chọn đề tài: “Quan hệ công chúng (PR) với việc khuếch trương thương hiệu tại công ty cổ phần chứng khoán BIDV” cho Luận văn tốt nghiệp của mình. Với đề tài này, luận văn được hoàn thiện với các mục tiêu như:Hệ thống hóa lý luận cơ bản và tình hình nghiên cứu về quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu của doanh nghiệp; phân tích thực trạng Quan hệ công chúng, việc khuếch trương thương hiệu của Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV; và đề xuất giải pháp quan hệ công chúng để khuếch trương thương hiệu của công ty. Luận văn đã sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; sử dụng song song phương pháp phân tích định tính quá trình thực hiện. Sau khi nghiên cứu, phân tích và đánh giá, luận văn đã đề xuất được một giải pháp giúp khuếch trương thương hiệu cho Công ty Cổ chứng khoán BIDV là đồng nhất với mục tiêu đã đề ra. Từ khóa Quan hệ công chúng, khuếch trương thương hiệu, giải pháp quan hệ công chúng cho việc khuếch trương thương hiệu, Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV.
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. i DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG, THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................... 6 1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................ 6 1.1.1. Giới thiệu tổng quan quan hệ công chúng (PR) .......................... 6 1.1.2. Một số lý thuyết cơ bản về thương hiệu và sự khuếch trương đối với thương hiệu................................................................................... 22 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 29 2.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 29 2.1.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi ....................................... 29 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu..................................................... 30 2.1.3. Các phương pháp nghiên cứu khác ........................................... 31 2.2. Nguồn dữ liệu .................................................................................. 32 2.2.1. Dữ liệu thứ cấp ......................................................................... 32 2.2.2. Dữ liệu sơ cấp........................................................................... 33 2.3. Phân tích kết quả ............................................................................. 33 CHƯƠNG 3PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VỚI VIỆC KHUẾCH TRƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BIDV ............................................................................. 35 3.1. Đặc điểm cơ bản về Công ty ............................................................ 35 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty............................ 35 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty ............................................. 37
- 3.1.3. Bộ máy tổ chức hoạt động của công ty...................................... 38 3.1.4. Hoạt động kinh doanh của công ty............................................ 39 3.2. Thực trạng quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV ................................................ 42 3.2.1. Quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu bên trong công ty ...................................................................................... 42 3.2.2. Quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu bên ngoài công ty ...................................................................................... 48 3.2.3.Đánh giá chung về thực trạng công tác quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu tại công ty chứng khoán BIDV. ........ 54 CHƯƠNG 4CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHUẾCH TRƯƠNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BIDV ...... 61 4.1. Đẩy mạnh hoạt động PR có trọng tâm ............................................. 61 4.2. Xây dựng đội ngũ PR chuyên nghiệp............................................... 62 4.3.Xây dựng chiến lược PR tổng thể và tiến hành đánh giá trong từng năm ........................................................................................................ 64 4.4. Đẩy mạnh hoạt động PR nội bộ. ...................................................... 66 4.5. Đa dạng hóa nội dung website và đẩy mạnh hoạt động PR trực tuyến 69 4.6.Tăng cường quản trị khủng hoảng .................................................... 71 4.7. Quản lí quan hệ truyền thông ........................................................... 74 4.8. Phát huy chức năng của PR trong việc khuếch trương thương hiệu . 77 4.9. Xây dựng mối quan hệ tốt với chính phủ, các nhà đầu tư................. 80 KẾT LUẬN.................................................................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BSC Chứng khoán BIDV 2 CBCNV Cán bộ công nhân viên 3 ITC Công nghệ thông tin và truyền thông 4 PR Quan hệ công chúng i
- DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Quy trình khuếch trương thương hiệu & Qui 1 Bảng 1.1 29 trình nhận biết thương hiệu Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các 2 Bảng 3.1 41 năm của Công ty 3 Bảng 4.1 Bảng quản lý quan hệ báo chí truyền thông 78 ii
- DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang Tiến trình chuyển đổi những tình huống cơ 1 Hình1.1 16 bản nhờ hoạt động PR Biểu đồ Vốn điều lệ, tổng tài sản, tổng doanh 2 Hình 3.1 42 thu, lợi nhuận sau thuế qua các năm 3 Hình 3.2 Logo Công ty chứng khoán BIDV 46 iii
- MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Thương hiệu là câu chuyện không mới. Mỗi doanh nghiệp, dù to dù nhỏ, dù mới khởi nghiệp hay đã có chỗ đứng vững vàng trên thương trường đều coi thương hiệu là một phần không thể thiếu trong quá trình cạnh tranh, phát triển.Có thể nói thương hiệu chính là bản sắc, là linh hồn của doanh nghiệp, hay nói như Tạp chí Fortune: “Trong thế kỷ 21, thương hiệu sẽ là cách duy nhất để phân biệt các công ty. Giá trị thương hiệu sẽ trở thành tài sản quan trọng nhất”. Chính vì vậy, xây dựng, vun đắp, giữ gìn, khuyếch trương, quảng bá thương hiệu đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực ICT, do tính tiên phong và phổ cập của nó, thương hiệu lại càng trở nên một giá trị nổi bật. Theo đánh giá của Interbrand & BusinessWeek năm 2009, trong số 100 thương hiệu có giá trị lớn nhất trên thế giới, có 22 thương hiệu của ngành ICT và trong 10 thương hiệu có giá trị lớn nhất, có 5 thương hiệu ICT, đó là: IBM, Microsoft, Nokia, Google và Intel. Đây thực sự là những thương hiệu mà trên khắp thế giới, khi nghe nhắc đến người ta đều có thể ngay lập tức định danh được nó là cái gì mà không cần tìm hiểu nhiều. Là tài sản vô hình của doanh nghiệp, nhưng mỗi thương hiệu đều vẫn có thể được định giá một cách cụ thể, chẳng hạn, giá trị của thương hiệu IBM được xác định là 60,211 tỷ USD, còn giá trị thương hiệu Microsoft là 56,647 tỷ USD. Trong lĩnh vực ICT của Việt Nam, chúng ta cũng đã có được những thương hiệu khá nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, gắn với các lĩnh vực dịch vụ, sản phẩm ICT: di động, Internet, máy tính, phần mềm như: VNPT, Mobifone, Viettel, VDC, FPT… Những năm qua, bản thân các 1
- doanh nghiệp này đã có những bước đi khá nghiêm túc, bài bản trong việc thực hiện chiến lược thương hiệu. Thừa nhận tầm quan trọng sống còn của thương hiệu đối với các doanh nghiệp nhưng qua sự chia sẻ của các doanh nghiệp, có thể thấy có rất nhiều con đường để làm nên thương hiệu, kể cả thương hiệu quốc tế. Điều quan trọng nhất là ý chí quyết tâm, sự tự tin, năng lực sáng tạo của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, không kém phần quan trọng là vai trò “bà đỡ” của Chính phủ và sự đoàn kết, hợp lực của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong công cuộc tấn công ra thị trường nước ngoài. Nhận thấy tầm quan trọng trong việc quan hệ công chúng tác động đến việc khuếch trương thương hiệu tại công ty chứng khoán BIDV và bằng những kiến thức đã được trang bị tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, tôi xin lựa chọn đề tài: “ PR với việc khuếch trương thương hiệu tại công ty cổ phần chứng khoán BIDV” làm bài luận văn tốt nghiệp. Nghiên cứu nhằm đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi sau: - Cơ sở lý luận quan hệ công chúng, thương hiệu là gì? - Phương thức nào nâng cao quan hệ công chúng, để khuếch trương được thương hiệu? - Thực trạng công tác quan hệ công chúng, công tác quan hệ công chúng đã tác động đến việc khuếch trương thương hiệu của Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV như thế nào? - Những giải pháp để nâng cao công tác quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV là gì? 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Tìm ra giải pháp nâng cao công tác quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu của Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV trong tương lai. Nhiệm vụ: 2
- - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quan hệ công chúng, công tác quan hệ công chúng tác động khuếch trương thương hiệu của công ty và các tiêu chí tạo lập khuếch trương thương hiệu của công ty. - Nghiên cứu, thu thập số liệu và phân tích số liệu để đánh giá một cách khách quan và hệ thống việc quan hệ công chúng của công ty để thấy thành công, hạn chế, đồng thời phát hiện những nguyên nhân của kết quả đối sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. - Đề xuất một số giải pháp và những kiến nghị nhằm khuếch trương thương hiệu tại Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV. 3.Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu công tác quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu của công ty cổ phần chứng khoán BIDV. 4.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian:Số liệu sử dụng để nghiên cứu trong luận văn được lấy trong thời gian 3 năm trở lại đây, từ năm 2012 đến năm 2014. - Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện trong phạm vi tại Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV. - Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu các nội dung truyền thông, khuếch trương thương hiệu, phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp. 5.Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về tình hình hoạt động quan hệ công chúng (PR) là một vấn đề mới mẻ tại Việt Nam. Trên thực tế, đã có nhiều đề tài, luận văn nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt PR cho các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể nêu lên một số luận văn, công trình nghiên cứu như : Quan hệ công chúng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nguyễn Đỗ Quyền, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2006 3
- Đẩy mạnh hoạt động quan hệ công chúng bên ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam, Lê Văn Cường, Đại học Ngoại Thương, 2007. Hoạt động quản trị khủng hoảng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nguyễn Thu Thủy, 2009. Tuy nhiên, nghiên cứu về thực trạng và giải pháp hoạt động công chúng cho công ty chứng khoán Việt Nam thì vẫn chưa có một công trình nào thực hiện. Do vậy, có thể nói đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ thực trạng hoạt động PR tác động tới việc khuếch trương thương hiệu của Công ty cổ phần chứng khoán BIDV và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động này ở một Công ty chứng khoán Nhà nước mới được cổ phần hóa. Nắm bắt được tầm quan trọng cũng như tính thời sự, giá trị thực tiễn của vấn đề, tác giả chọn “Quan hệ công chúng (PR) với việc khuếch trương thương hiệu tại công ty chứng khoán BIDV” làm đề tài nghiên cứu của mình. 6.Những đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên, trực diện về quan hệ công chúng tác động đến việc khuếch trương thương hiệu tại công ty chứng khoán BIDV. Làm sáng tỏ lý luận cơ bản về quan hệ công chúng, phát triển thương hiệu gắn với thực tế tại Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV. Đúc rút kinh nghiệm về công tác quan hệ công chúng của công ty chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Phân tích và đánh giá tình hình thực tế về quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV. Đưa ra các đề xuất và kiến nghị có giá trị thực tiễn nhằm khuếch trương thương hiệu tại Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV. 7. Kết cấu của luận văn - Tên đề tài: 4
- “PR với việc khuếch trương thương hiệu tại công ty cổ phần chứng khoán BIDV” Kết cấu của luận văn : Luận văn gồm phần mở đầu, phần kết luận và 4 chương được trình bày như sau : Phần mở đầu Chương 1. Một số vấn đề lý luận về truyền thông, thương hiệu của doanh nghiệp Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác truyền thông tại Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV Chương 4. Đề xuất và kiến nghị nhằm khuếch trương thương hiệu tại Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV 5
- CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬNVỀ TRUYỀN THÔNG, THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Giới thiệu tổng quan quan hệ công chúng (PR) 1.1.1.1. Bản chất và vai trò Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về quan hệ công chúng.Theo Frank Jefkins, “PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng nhằm đạt được những hiểu biết cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau” (Phá vỡ bí ẩn PR, Hà Nội, 2005). Theo Học viện Quan hệ công chúng của Anh,“Quan hệ công chúng là những hoạt động liên tục, có kế hoạch và thận trọng để thiết lập và duy trì sự hiểu biết lẫn nhau giữa doanh nghiệp / tổ chức và công chúng” . Hiệp hội Các viện sỹ Thông tấn PR, Mexico tháng 8/1978 (The World PR Associates) định nghĩa “PR là một nghệ thuật và môn khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo của tổ chức và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ quyền lợi của tổ chức và công chúng” Các định nghĩa được phát biểu theo khía cạnh khác nhau của PR, nhưng chúng cùng đi đến thống nhất với nhau về những vấn đề cốt lõi của PR, đó là: PR là những nỗ lực một cách có kế hoạch của một cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm thiết lập, duy trì mối quan hệ cùng có lợi với đông đảo công chúng.PR xây dựng thông tin đối thoại hai chiều, tạo sự thông hiểu và ủng hộ của công chúng. PR không chỉ là thông tin một chiều được phát đi 6
- từ các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mà thông tin còn được tiếp nhận từ khách hàng, từ các nhóm công chúng với mục tiêu xây dựng sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau. Hoạt động PR chuyển tải một lượng thông tin nhiều hơn so với các phương tiện tuyên truyền, quảng bá khác.Công chúng có cơ hội nhận được lượng thông tin nhiều và kỹ hơn về hoạt động của bản thân cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Qua đó công chúng có thể hình dung về hướng phát triển cũng như quan điểm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc quan tâm đến quyền lợi của công chúng, về những ưu thế của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (như sản phẩm của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp chẳng hạn). PR tác động làm thay đổi nhận thức, định kiến, quan niệm… một cách có lợi cho cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp.Một tâm lý thường thấy là mọi người thường tin tưởng các thông tin có tính khách quan của bên thứ ba đưa ra thay vì chính mình quảng cáo về mình.Hoạt động của PR cũng dựa trên nguyên tắc đó. Trong doanh nghiệp, PR có vai trò quan trọng và cơ bản là cầu nối giữa doanh nghiệp với các nhóm công chúng bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.Nói cách khác, PR thực hiện việc truyền tải các thông điệp từ doanh nghiệp đến khách hàng và những nhóm công chúng của họ. Với nhóm công chúng bên trong doanh nghiệp, thông điệp này là những chỉ đạo, ý kiến, tầm nhìn của lãnh đạo để chuyển tải đến nhân viên, để nhân viên nắm bắt được thông tin và thấy được viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp cũng như xác định được mục tiêu để nỗ lực phấn đấu. Bên cạnh đó, nó cũng giúp xoa dịu các bất đồng trong doanh nghiệp (nếu có). Với nhóm công chúng bên ngoài doanh nghiệp, các thông điệp này là nhằm giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu. 7
- Trong thời kỳ mà người tiêu dùng liên tục bị quá tải vì quảng cáo, PR được coi là một trong những hình thức phù hợp vì chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú nên dễ gây thiện cảm, dễ được công chúng chấp nhận, mang tính tư vấn tiêu dùng và mang tính thực tế. Một cách chung nhất, những lợi ích của PR có thể được thể hiện ở các khía cạnh sau đây: Thức nhất, PR là cách tốt nhất để chuẩn bị và tạo dư luận tốt.PR giúp doanh nghiệp tạo dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương mại.Trong khi đó, công cụ truyền thống mà các doanh nghiệp thường dùng là quảng cáo lại khó làm được việc này. Đơn giản chỉ vì quảng cáo dễ gây ấn tượng nhưng không dễ dàng thuyết phục công chúng tin. Trong khi chi phí cho quảng cáo có thể nói là khổng lồ. Khi so sánh chi phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hay đăng một quảng cáo với chi phí cho một thông cáo báo chí, thông cáo báo chí sẽ có một lượng công chúng rộng rãi hơn và chi phí thì lại thấp hơn nhiều. Và trên thực tế, hoạt động PR đang là một giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp, đơn giản vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình, với chi phí thấp, tạo được tiếng vang khi chuyển tải hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng. Thứ hai, PR còn giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực tài giỏi. Thông thường người lao động thích được làm việc trong những công ty nổi tiếng vì họ tin tưởng là công ty đó rất vững chắc và họ có thể có rất nhiều cơ hội để thăng tiến. Thứ ba, PR còn giúp doanh nghiệp vượt qua những cơn sóng gió và những cơn bão táp.Khi có khủng hoảng, doanh nghiệp đó sẽ tìm được sự ủng hộ bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng (đây là điều kì diệu không thể bỏ tiền ra mua như đăng quảng cáo) trong việc cứu vãn uy tín và giữ gìn nguyên vẹn hình ảnh của doanh nghiệp. 8
- Thứ tư, PR thực hiện chức năng xây dựng và bảo vệ thương hiệu.PR thường có sự kết hợp với quảng cáo để xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác, đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. “Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường” - P.Kotler. Các doanh nghiệp định vị và quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp bằng nhiều phương pháp: thông qua quảng cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Trong đó, có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu.Với các chương trình hành động được hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những họat động và mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Các bộ phận cấu thành cơ bản của PR trong doanh nghiệp Tư vấn xây dựng chiến lược tổng thể PR có vai trò rất lớn trong việc xây dựng danh tiếng của doanh nghiệp, điều này liên quan trực tiếp đến chiến lược tổng thể của doanh nghiệp trong dài hạn. Chính vì vậy, hoạt động tư vấn xây dựng chiến lược tổng thể cho doanh nghiệp là hoạt động cần thiết của PR, bao gồm các hoạt động cụ thể như: tham gia xác định mục tiêu của doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh doanh, hoạch định chiến lược phát triển dài hạn… Quan hệ báo chí (giới truyền thông) Quan hệ báo chí là toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến giới truyền thông nhằm tranh thủ sự ủng hộ của giới truyền thông đối và 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty cổ phần truyền hình cáp sông Thu
113 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng của Công ty Lữ Hành Vitours
158 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Điện lực Kiên Giang
128 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại BIDV Quảng Nam
112 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
116 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 3
126 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 14 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Tập đoàn TH
130 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn