intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) tại Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

55
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance). Từ đó, phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) tại Công ty CP bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, chỉ ra những hạn chế của quản trị kênh phân phối để đề xuất các giải pháp phát triển phù hợp cho ABIC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) tại Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI BẢO HIỂM LIÊN KẾT NGÂN HÀNG (BANCASSURANCE) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP Ngành: Quản trị kinh doanh NGUYỄN THỊ TUYẾT NGÂN Hà Nội – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) tại Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Chuyên Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 83.40.101 Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Ngân Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Cảnh Hà Nội - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) tại Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được viết dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu kênh phân phối liên kết Ngân hàng – Bảo hiểm. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác. Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Ngân
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Cảnh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Tuyết Ngân
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .............................................................................. vii DANH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................................ vii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................. 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 3 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................4 4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ............................................................................ 4 6. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KÊNH PHÂN PHỐI VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI BẢO HIỂM LIÊN KẾT NGÂN HÀNG (BANCASSURANCE) CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM ............................................ 7 1.1. Khái quát về kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) .................................................................................................................................. 7 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bancassurance ...............................7 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) ..................................................................................................9
  6. iv 1.1.3. Chức năng của kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) ................................................................................................17 1.1.4. Cấu trúc kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance)19 1.1.5. Các mô hình bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) ..................20 1.2. Quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) của công ty bảo hiểm .................................................................................................... 24 1.2.1. Khái niệm và các yêu cầu của quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) ..............................................................................24 1.2.2. Tổ chức kênh phân phối bảo hiểm .........................................................27 1.2.3. Nội dung cơ bản của quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) .......................................................................................33 1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị kênh phân phối ............................. 38 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) của công ty bảo hiểm ............................................. 40 1.4.1. Các nhân tố khách quan..........................................................................40 1.4.2. Các nhân tố chủ quan .............................................................................42 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI BẢO HIỂM LIÊN KẾT NGÂN HÀNG (BANCASSURANCE) TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ............................................................................. 45 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ............ 45 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp .....................................................................................................45 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh ...............................................................................46 2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động .......................................................................46 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của ABIC ....................................48 2.2. Công tác quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp........ 52
  7. v 2.2.1. Hệ thống kênh phân phối hiện tại và thực trạng áp dụng mô hình Bancassurance tại Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp ...........52 2.2.2. Các thành viên kênh và thực trạng tuyển chọn kênh phân phối Bancasurrance tại Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ..........60 2.2.3. Chính sách khuyến khích các thành viên kênh phân phối bancassurance chính sách khuyến khích các thành viên kênh phân phối Bancassurance ........64 2.2.4. Thực trạng công tác đánh giá hoạt động các thành viên kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) và chính sách thưởng phạt các thành viên kênh.................................................................................................73 2.3. Đánh giá chung về quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp ........ 74 2.3.1. Một số kết quả đạt được .........................................................................74 2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .................................................81 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI BẢO HIỂM LIÊN KẾT NGÂN HÀNG (BANCASSURANCE) CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ....................................................... 86 3.1. Định hướng quản trị kênh phân phối Bancassurance của Công ty bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ....................................................................................... 86 3.1.1. Định hướng quản trị phát triển của Công ty bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp ...............................................................................................................86 3.1.2. Định hướng quản trị kênh phân phối Bancassurance của Công ty bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ..........................................................................86 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối Bancassurance của Công ty bảo hiêm Ngân hàng Nông nghiệp ......................................................... 87 3.2.1. Đổi mới và tăng cường công tác quản trị điều hành. .............................87 3.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy .........................................................90 3.2.3. Giải pháp phát phát triển mạng lưới, nhân sự ........................................91 3.2.4. Công tác lựa chọn thành viên kênh phân phối .......................................92
  8. vi 3.2.5. Giúp đỡ và khuyến khích các thành viên kênh ......................................94 3.2.6. Đổi mới và nâng cao phương pháp đánh giá các thành viên kênh .........99 3.2.7. Hiện đại hoá công nghệ thông tin .........................................................101 3.2.8. Một số các giải pháp khác ....................................................................103 3.3. Một số kiến nghị ........................................................................................... 107 3.3.1. Với các cơ quan quản lí Nhà nước .......................................................107 3.3.2. Với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.........................................................112 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 116
  9. vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1: Một số đặc trưng của các mô hình Bancassurance khác nhau .................. 22 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ABIC giai đoạn 2015-2019 ............... 48 Bảng 2.2: Doanh thu toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ..................................... 49 Bảng 2.3: Chi tiết doanh thu phí bảo hiểm gốc theo loại hình nghiệp vụ .................. 50 Bảng 2.4: Cơ cấu doanh thu khai thác qua các kênh phân phối tại Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp từ năm 2015 -2019 ............................................. 54 Bảng 2.5: Số lượng lao động của ABIC từ năm 2015-2019 ...................................... 60 Bảng 2.6: Số lượng tổng đại lý, đại lý viên của ABIC từ năm 2015-2019 ................ 64 Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kênh Bancassurance trong 05 năm 2015 – 2019 ......... 75 Bảng 2.8: Tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm ABIC giai đoạn 2016 - 2019 .................................................................................................................................... 78 DANH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1 Hệ thống kênh phân phối của DNBH ....................................................... 10 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ABIC............................................................... 47 Sơ đồ 2.2: Sự phối hợp giữa nhân viên Agribank và nhân viên ABIC trong mô hình Tổng Đại lý Bancassurance ........................................................................................ 67 Sơ đồ 2.3: Tóm tắt về cơ chế tài chính trong mô hình Bancassurance của AGRIBANK ............................................................................................................... 69 Biểu đồ 2.1: Thị phần bảo hiểm của ABIC trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ . 75
  10. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt ABIC Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BH Bảo hiểm CP Cổ phần DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm DT Doanh thu ĐV Đơn vị EU Liên minh Châu Âu HĐBH Hợp đồng bảo hiểm SPBH Sản phầm bảo hiểm KD Kinh doanh STBH Số tiền bảo hiểm YCBH Yêu cầu bảo hiểm
  11. ix TÓM TẮT LUẬN VĂN Thời gian qua, với sự phát triển của kinh tế thị trường, với chính sách mở cửa của Nhà nước Việt Nam, thị trường Bảo hiểm Việt Nam không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh cả trong kinh doanh bảo hiểm gốc, tái bảo hiểm và đầu tư vốn. Tuy nhiên, cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) lớn có uy tín, có chất lượng dịch vụ tốt, các loại hình Bảo hiểm đa dạng, tiềm năng tài chính lớn mạnh gia nhập vào thị trường Việt Nam. Đây là các đối thủ mạnh, đối thủ tiềm tàng của các DNBH Việt Nam. Điều này dẫn tới việc các DNBH trong nước phải đối mặt với cạnh tranh hết sức gay gắt, đó là cạnh tranh trong nội bộ các doanh nghiệp trong nước với nhau và cạnh tranh với cả các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài, và cạnh tranh diễn ra trên các mặt: chất lượng dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm, giá cả dịch vụ và năng lực vốn. Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) ra đời trong giai đoạn mà bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng, cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm diễn ra gay gắt, nguồn nhân lực bảo hiểm còn thiếu về số lượng và thường xuyên có sự biến động…Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, hiệu quả và phát triển bền vững, ABIC cần phải củng cố, nâng cao công tác tổ chức và quản lý hệ thống các kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, coi đó là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và đạt được mục tiêu của mình. Nhận thức được vấn đề này tác giả lựa chọn đề tài: “Quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) tại Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. Luận văn có ý nghĩa thực tiễn, thể hiện trên phương diện là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy và học tập liên quan quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance). Luận văn cũng là nguồn tài liệu có giá trị đối với Công ty cũng như các cán bộ làm công tác quản lý tại ABIC. Với kết cấu gồm ba chương, luận văn đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:
  12. x Về lý luận, luận văn đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, các mô hình về Bancassurance; lý luận về quản trị kênh phân phối Bancassurance của công ty bảo hiểm như khái niệm, mục tiêu, chức năng, cấu trúc, tổ chức kênh phân phối. Về thực tiễn, luận văn đã phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối Bancassurance của Công ty bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, nội dung là (i) thực trạng công tác lựa chọn thành viên kênh phân phối; (ii) Đánh giá hoạt động thành viên kênh phân phối; (iii) chính sách khuyến khích các thành viên kênh phân phối. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối Bancassurance của Công ty bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp trong thời gian tới.
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kênh phân phối và mạng lưới kênh phân phối là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Quản trị kênh phân phối hiệu quả giúp tạo ra và vận hành kênh, mạng lưới phân phối hoạt động hiệu quả. Bancassurance chỉ mối liên kết giữa ngân hàng với bảo hiểm nhằm Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, cùng với đó là xu thế các công ty bảo hiểm liên kết với các ngân hang để triển khai các dịch vụ bảo hiểm do có rất nhiều lợi thế về thị trường, thương hiệu, cơ sở vật chất, tiềm lực. Tuy nhiên hoạt động liên kết giữa bảo hiểm với ngân hàng tại Việt Nam hiện nay chưa thực sự hiệu quả hoặc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thực tế do việc khai thác thị trường tiềm năng vẫn còn rất nhiều vướng mắc. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, hiệu quả và phát triển bền vững, ABIC cần phải xây dựng, củng cố công tác tổ chức và quản lý hệ thống các kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, coi đó là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và đạt được mục tiêu của mình. Nhận thức được vấn đề này tác giả lựa chọn đề tài: “Quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) tại Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về quản trị kênh phân phối tại Việt Nam là một lĩnh vực khá mới, đặc biệt là kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm. Các tài liệu nghiên cứu về quản trị kênh phân phối sản phẩm gồm có: Đỗ Minh Hoàng (2016), “Vận dụng mô hình Bancassurance vào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, luận văn thạc sỹ ĐH Quốc gia Hà Nội. Công trình đã nghiên cứu và khái quát được những vẫn đề lý luận liên quan
  14. 2 đến mô hình Bancassurance, tìm được một mô hình Bancassurance phù hợp nhất để Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp áp dụng thành công vào thị trường khách hàng của Agribank. Vũ Văn Toàn (2015), "Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ tại ABIC" luận văn thạc sỹ ĐH Kinh tế quốc dân. Công trình này đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng các kênh phân phối sản phẩm phi nhân thọ của ABIC, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các kênh phân phối. Hoàng Kim Thái (2016), “Hoàn thiện hoạt động marketing-mix của Công ty bảo hiểm Đà Nẵng”, luận văn thạc sỹ đại học Đà Nẵng. Luận văn này, tác giả đã nêu được những thuận lợi và khó khăn, những cơ hội và thách thức đối với Công ty bảo hiểm (phi nhân thọ) Đà Nẵng từ đó đưa ra một số giải pháp sử dụng công cụ marketing mix nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nguyên Ngọc Hội (2016), “Phát triển các sản phẩm bảo hiểm Bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt”, luận văn thạc sỹ đại học Ngoại Thương, luận văn này tác giả đã nêu được các đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm Bancassurance và một số giải pháp để phát triển dịch vụ này tại ngân hàng. Nguyễn Thị Huyền Trang (2018), “Phát triển dịch vụ Bancassurance tại Tổng công ty bảo hiểm PVI trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn thạc sỹ trường đại học Kinh tế - đại học Quốc gia Hà Nội, luận văn này tác giả đã mô tả được bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình phát triển dịch vụ Bancassurance tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây, các thời cơ, thách thức đối khi triển khai dịch vụ này để từ đó đưa ra các định hướng phát triển dịch vụ Bancassurance tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Hoàng Ngọc Quang (2016) “Hoàn thiện kênh phân phối tại chi nhánh Vietel Bình Định – Tập đoàn Viễn thông quân đội”, luận văn thạc sỹ Trường đại học Đà Nẵng, luận văn này tác giả đã nêu được đặc điểm của kênh phân phối ngành dịch vụ và đưa ra được một số giải pháp để hoàn thiện kênh phân phối.
  15. 3 Hải Yến (2017). “Triển vọng phát triển Bancassurance ở Việt Nam” Tạp chí Tài chính – Bảo hiểm (2/2018), trang 31-34. PGS.TS Trần Huy Hoàng : “Vận dụng mô hình Bancassurance vào thị trường Bảo hiểm ở Việt Nam” Tạp chí Phát triển Kinh tế số 213, tháng 7/2018, trang 19-21. Các bài tham luận về Bancassurance tại Hội thảo Quốc tế về Bancassurance tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 12+13/5/2019 Nguyễn Thị Thùy Trang (2018). Luận văn Thạc sỹ: “ Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động Bảo hiểm liên kết Ngân hàng trong lĩnh vực Bảo hiểm Nhân thọ ở Việt Nam” . Ngoài giáo trình Quản trị kênh phân phối của Tiến sỹ Trương Đình Chiến để trình bày chi tiết về công tác quản trị kênh phân phối của các doanh nghiệp, còn lại các nghiên cứu khác trên đây chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống các kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, vẫn cần phải có những nghiên cứu sâu, nhận thức một cách toàn diện và có những đánh giá cụ thể, chi tiết về công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và ABIC đã được chọn để nghiên cứu và đánh giá trên những tiêu chí cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Làm rõ một số vấn đề lý luận quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance). Từ đó, phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) tại Công ty CP bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, chỉ ra những hạn chế của quản trị kênh phân phối để đề xuất các giải pháp phát triển phù hợp cho ABIC.
  16. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản trị kênh phân phối Bancassurance tại công ty bảo hiểm. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm Bancassurance của ABIC. - Trên cơ sở lý luận liên quan đến kênh phân phối và quản trị kênh phân phối bảo hiểm, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối Bancassurance của ABIC. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và của Công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng Nông nghiệp nói riêng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancasurance) của ABIC. Phạm vi không gian: Nghiên cứu kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancasurance) của ABIC trên toàn quốc. Phạm vi thời gian: Khi nghiên cứu thực trạng, đề tài nghiên cứu này sử dụng các dữ liệu thứ cấp giai đoạn 2015 – 2019. Khi nghiên cứu các giải pháp, đề tài đã đề xuất giải pháp từ năm 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn có sử dụng nhiều phương pháp kết hợp nhằm giải quyết vấn đề đã nêu ra. Cụ thể các phương pháp được triển khai như sau:
  17. 5 - Phương pháp lịch sử: Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, luận văn cùng các tài liệu trước đó nghiên cứu về hệ thống kênh phân phối bảo hiểm, kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng tại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Bài viết sẽ tóm tắt những kết quả đã đạt được và chỉ ra những khoảng trống hoặc những thiếu sót của các tài liệu đó. Từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho đề tài, đồng thời kế thừa những nội dung đã được nghiên cứu trước đó. - Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: Bài viết sẽ nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về vấn đề quản trị kênh phân phối nói chung; các tài liệu liên quan đến ngành bảo hiểm phi nhân thọ, kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng. Từ những đặc thù riêng của ngành, của kênh phân phối này, bài viết sẽ đưa ra được các nội dung về công tác quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng tại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. - Phương pháp thu thập thông tin: Bài viết sử dụng các dữ liệu thứ cấp đưuọc lấy từ các báo cáo tài chính cùng các tài liệu đã công bố của công ty, các báo cáo của các phòng/ban được nghiên cứu. - Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng các dữ liệu thứ cấp đã thu thập, luận văn sẽ phân tích các thông tin này theo hệ thống các chỉ tiêu đánh giá đã nêu ra trước đó. Sau đó sẽ có các nhận xét về sự thay đổi của các chỉ tiêu này qua các năm 2015 - 2019. Từ đó sẽ rút ra các đánh giá về công tác quản trị kênh phân phối của công ty. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luân chung về quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân
  18. 6 hàng (Bancassurance). Chương 2: Thực trạng quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) tại Công ty CP bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp.
  19. 7 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KÊNH PHÂN PHỐI VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI BẢO HIỂM LIÊN KẾT NGÂN HÀNG (BANCASSURANCE) CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM 1.1. Khái quát về kênh phân phối bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bancassurance Bancassurance là từ ghép giữa “Bank” và “Assurance” xuất phát từ Pháp, chỉ hoạt động phát sinh do nhu cầu thực tế trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Vào năm 1974, Crédit Lyonnais - một ngân hàng của Pháp hợp tác với Tập đoàn Médicales de France thành lập Assurances du Credit Mutuel (ACM) Vie et IARD – Công ty bảo hiểm hỗn hợp (kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ). Công ty Bảo hiểm hỗn hợp này hoạt động dựa vào cơ chế sử dụng lợi thế của Credit Lyonnais đối với các khách hàng của ngân hàng: Khi ngân hàng cấp một khoản tín dụng cho khách hàng sẽ đồng thời cấp đơn bảo hiểm kèm theo để bảo hiểm cho các khách hàng đó mà không phải sử dụng một trung gian bảo hiểm khác. Hoạt động này chính là khởi đầu cho hoạt động Bancassurance. Sau sự thành công của ACM, Bancassurance đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những kênh phân phối chính cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và ngày càng trở nên quan trọng đối với việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Đến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỉ 21 Bancassurance trở nên phổ biến và phát triển một cách mạnh mẽ tại các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu (EU) như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, hay các nước Bắc Âu như Hà Lan, Thụy Điển và Áo. Theo số liệu 2010 tại diễn đàn các nhà lãnh đạo khu vực Châu Âu, có đến trên 80% các ngân hàng tại Châu Âu có kinh doanh Bancassurance, 1/3 các sản phẩm bảo hiểm Nhân thọ được phân phối thông qua các ngân hàng, doanh thu phí bảo hiểm qua kênh này lên tới 50% tổng doanh thu phí bảo hiểm . Tại Việt Nam, trong thời gian qua, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tích cực phối hợp với các ngân hàng thương mại tham gia phát triển mạnh mẽ kênh phân phối Bancassurance. Ngoài ra, Bancassurance đang trở thành một trào lưu và xu hướng tất yếu để các ngân hàng trong nước tìm tới một nguồn thu bổ sung bền vững
  20. 8 và an toàn, thay vì dựa vào hoạt động tín dụng nhiều vốn, rủi ro cao. Những DNBH đang phát triển mạnh kênh phân phối này tại thị trường Việt Nam hiện nay là Bảo Việt, Prudential, Manulife, Prevoir, VCLI, Vietin-Aviva… Các DNBH khác như Dai-ichi Life Việt Nam, ACE Life, AIA Việt Nam, Great Eastern, Hanwha Life… cũng đã vào cuộc và ký kết hợp tác với các ngân hàng khác nhau. Các dòng sản phẩm bảo hiểm tai nạn, sức khỏe con người, Bảo hiểm du lịch toàn cầu, Bảo hiểm hỗ trợ viện phí, Bảo hiểm xe hơi, bảo hiểm nhà, bảo hiểm tín dụng tiêu dùng, bảo hiểm tài sản cầm cố thế chấp… ngày càng được phát triển đa dạng đã và đang được các doanh nghiệp phối hợp cung cấp cho khách hàng và cũng đã được thị trường đón nhận. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam sau một thời gian triển khai kênh phân phối sản phẩm này đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ, doanh thu phí bảo hiểm từ kênh Bancassurance đã không ngừng tăng lên. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các thỏa thuận hợp tác mới giữa doanh nghiệp bảo hiểm và Ngân hàng đã chứng minh cho sự phát triển nhanh chóng của xu hướng này. Từ việc chỉ ký kết hợp tác mang để “truyền thông” và đánh bóng thương hiệu, thì gần đây hoạt động bancassurance đã đi vào chiều sâu và thực chất bằng việc doanh thu bancassurance ngày càng tăng lên và việc hình thành các DNBH– là các công ty con trực thuộc các ngân hàng và phân phối sản phẩm bảo hiểm qua các ngân hàng như BIC-BIDV, VCLI-Vietcombank, AVIVA-Vietinbank, ABIC-Agribank. Không chỉ xuất hiện ở phân khúc thị trường bảo hiểm nhân thọ, hiện nay tại phân khúc thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, kênh Bancassurance còn phát triển với tốc độ nhanh hơn và đang được đánh giá là thành công hơn so với khối bảo hiểm nhân thọ do sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ thường đơn giản, dễ bán hơn. Mặt khác, các ngân hàng cũng tỏ ra “chuộng” các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ để bảo vệ vốn vay cho chính ngân hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2