Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tại Công ty Viễn thông quốc tế
lượt xem 12
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Quản trị rủi ro tại Công ty Viễn thông quốc tế" là phân tích thực trạng quản trị rủi ro tại Công ty Viễn thông Quốc tế từ đó đề xuất ra giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro của Công ty.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tại Công ty Viễn thông quốc tế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ - VNPT-I NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN PHƯƠNG MAI HÀ NỘI, NĂM 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ - VNPT-I Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Nguyễn Phương Mai Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thúy Anh HÀ NỘI, NĂM 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Học viên Nguyễn Phương Mai
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Khoa đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Ngoại thương đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình tham gia học tập tại Trường. Chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thúy Anh đã tận tình hướng dẫn, rất cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của Cô đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Phương Mai
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... vii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu .................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 6. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO, QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG .....................................................................................................................................6 1.1. Khái quát chung về rủi ro doanh nghiệp ........................................................ 6 1.1.1. Khái niệm về rủi ro doanh nghiệp ........................................................... 6 1.1.2. Phân loại rủi ro ........................................................................................ 7 1.2. Quản trị rủi ro doanh nghiệp ........................................................................ 11 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro doanh nghiệp ................................................ 11 1.2.2. Mục tiêu quản trị rủi ro doanh nghiệp ................................................... 11 1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro doanh nghiệp .................................................. 12 1.3. Quản trị rủi ro tại doanh nghiệp viễn thông ................................................. 27 1.3.1. Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp Viễn thông ................................ 27
- iv 1.3.2. Một số rủi ro chính của các doanh nghiệp viễn thông .......................... 28 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ ........................................................................................39 2.1. Tổng quan về Công ty Viễn thông Quốc tế ................................................. 39 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty ................................................................. 39 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty ......................................................................... 40 2.2. Phân tích hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp tại Công ty ..................... 42 2.2.1. Thiết lập bối cảnh quản trị rủi ro ........................................................... 43 2.2.2. Khẩu vị rủi ro ........................................................................................ 45 2.2.3. Nhận diện rủi ro ..................................................................................... 47 2.2.4. Phân tích, đo lường rủi ro ...................................................................... 50 2.2.5. Xử lý rủi ro ............................................................................................ 55 2.2.6. Truyền thông và báo cáo ....................................................................... 65 2.3. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tại Công ty ............................................ 66 2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................. 66 2.3.2. Hạn chế .................................................................................................. 67 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ .....................................................................69 3.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong giai đoạn tới ........................... 69 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty ................ 70 3.2.1. Xây dựng hồ sơ rủi ro riêng cho đơn vị ....................................................... 70 3.2.2. Xây dựng và áp dụng Chỉ số cảnh báo rủi ro chủ chốt (KRIs) .................... 74 3.2.3. Một số các giải pháp khác ............................................................................ 76 KẾT LUẬN ...............................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................81
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Bằng Tiếng Anh Bằng Tiếng Việt CRO Chief Risk Officer Giám đốc rủi ro CNTT Công nghệ thông tin ERM Enterprise Risk Management Quản trị rủi ro doanh nghiệp HĐQT Hội đồng quản trị IoT Internet of Things KRIs Key Risk Indicators Chỉ số rủi ro chủ chốt M&A Mergers and Acquisitions Mua bán và sáp nhập QTRR Quản trị rủi ro OTT Over-the-top-app QTRRDN Quản trị rủi ro doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh
- vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mô hình tổ chức Công ty Viễn thông quốc tế ......................................41 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình “3 vòng phòng vệ” trong quản trị rủi ro .....................................15 Hình 1.2. Khẩu vị rủi ro doanh nghiệp .....................................................................20 Hình 1.3. Top 10 rủi ro hàng đầu trong ngành viễn thông ........................................29 Hình 1.4. Top 10 rủi ro hàng đầu trong ngành viễn thông ........................................34 Hình 2.1. Các bước Quản trị rủi ro doanh nghiệp tại Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam ...................................................................................................................42 Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức QTRRDN của Công ty Viễn thông quốc tế ..........43 Hình 2.3. Sơ đồ rủi ro của VNPT ..............................................................................56 Hình 3.1. Biểu mẫu Phiếu đánh giá rủi ro .................................................................71
- vii TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn bao gồm 3 chương với các nội dung chính như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro doanh nghiệp và quản trị rủi ro tại doanh nghiệp viễn thông. Nội dung của chương 1 là các khái niệm về rủi ro, Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp và Quản trị rủi ro tại doanh nghiệp viễn thông. Các công việc mà một doanh nghiệp cần thực hiện để có thể xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro. Phần cuối chương 1 sẽ giới thiệu sơ lược về ngành viễn thông, doanh nghiệp viễn thông và các loại rủi ro phổ biến mà các doanh nghiệp viễn thông thường gặp. Chương 2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tại công ty Viễn thông Quốc tế. Nội dung chương trước tiên sẽ giới thiệu tổng quan về Công ty Viễn thông Quốc tế bao gồm giới thiệu về Công ty (hình thức hoạt động, các sản phẩm dịch vụ chính) và cơ cấu tổ chức của Công ty. Nội dung chính của chương 2 là dựa trên nền tảng của chương 1 để đánh giá thực trạng hệ thống Quản trị rủi ro tại Công ty Viễn thông Quốc tế, các công việc mà Công ty đã thực hiện được và nội dung còn tồn tại. Chương 3 đưa ra các giải pháp, kiến nghị và các đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động Quản trị rủi ro tại Công ty Viễn thông Quốc tế.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, môi trường kinh doanh ngày càng trở nên biến động điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tuy nhiên cũng tiềm ẩn không ít các rủi ro. Các rủi ro này có thể sẽ gây ra các tác động không mong muốn và làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc quản trị rủi ro giúp cho doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội, giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng bất lợi có thể có khi rủi ro xảy ra qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh tại thị trường quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được đẩy mạnh, Công ty Viễn thông quốc tế cũng không nằm ngoài xu hướng này. Trong quá trình kinh doanh của Công ty, dưới sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan thì việc gặp phải rủi ro là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa hoạt động kinh doanh của Công ty có thể coi như một loại hình xuất khẩu dịch vụ, mọi biến động của nền kinh tế - xã hội trong nước và thế giới đều nhanh chóng tác động đến hoạt động của Công ty, có thể gây ra những tác động tiêu cực làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Đặc biệt trong bối cảnh riêng ngành viễn thông công nghệ thông tin, khi mà công nghệ phát triển nhanh chóng tác động mạnh mẽ đến môi trường ngành thì việc nhận diện và quản lý rủi ro là cần thiết cho sự phát triển ổn định của Công ty. Trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn nói chung cùng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng, làm thế nào để vừa phát triển hoạt động kinh doanh lại vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và có tính quyết định cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đối với Công ty. Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tại Công ty Viễn thông quốc tế” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn nhằm đưa ra các giải pháp để giải quyết được vấn đề nêu trên.
- 2 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Để tài về quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) là một trong những đề tài nổi bật và được nhiều chuyên gia trên thế giới quan tâm và tiến hành nghiên cứu. Khái niệm về Quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) đã xuất hiện từ rất sớm được nghiên cứu của một nhóm giáo sư bảo hiểm vào những năm 1950. Tuy nhiên phải đến những năm 1963, cùng với nghiên cứu của hai nhà khoa học Robert I.Mehr và Bob Hedge lĩnh vực này mới chính thức được đặt tên và phát triển một cách có hệ thống. Trong nghiên cứu của mình, hai ông đã tổng kết các quan niệm trước đây về ERM và đưa ra định nghĩa mới về ERM. Theo đó ERM là một quy trình xem xét đánh giá toàn diện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhờ đó giúp doanh nghiệp nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra tác động xấu đến các mặt hoạt động doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp tương ứng với từng rủi ro. Tiếp nối các nghiên cứu của Robert Mehr và Bob Hedges, các nghiên cứu khác về ERM cũng được phát triển như: Nghiên cứu của Clup (2002) về ERM đã cụ thể hóa quy trình QTRRDN bao gồm các bước chính: nhận diện rủi ro, phân tích đánh giá rủi ro, phân loại xếp hạng, báo cáo rủi ro, xử lý rủi ro và giám sát rủi ro. Nghiên cứu của Klefner và các cộng sự (2003) về những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động QTRR tại các tổ chức, doanh nghiệp đã chỉ ra rằng tại các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thường có xu hướng thực hiện ERM đầy đủ hơn, nhờ đó giá trị doanh nghiệp có xu hướng tăng lên. Nghiên cứu của John J.Hampton và cộng sự (2009) thì tập trung vào phân tích các kỹ thuật trong QTRR doanh nghiệp tại các Công ty lớn và cách họ nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Nghiên cứu của Martin F. Grace, J. Tyler Leverty, Richard D. Phillips, Prakash Shimpi (2014) về các khía cạnh của quản trị rủi ro giúp tăng giá trị doanh nghiệp, việc sử dụng các mô hình vốn kinh tế và các quy trình QTRR giúp cải thiện hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
- 3 Nghiên cứu của Cristina Florio và Giulia Leoni (2016) về mối quan hệ giữa mức độ triển khai các hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết (ví dụ tại Ý). Nghiên cứu của Alexander Bohnert và đồng sự (2018) về các động lực và giá trị của quản lý rủi ro doanh nghiệp bằng chứng từ xếp hạng ERM, phân tích các yếu tố quyết định (đặc điểm công ty). Tại Việt Nam cũng có một số các đề tài nghiên cứu về Quản trị rủi ro doanh nghiệp như: Luận văn thạc sĩ: “ Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động bán thiết bị điện của tổng công ty thiết bị điện Việt Nam tại thị trường trong nước” của Phạm Thị Hải, Đại học Thương Mại, năm 2010. Tác giả đã tập trung phân tích lý thuyết về rủi ro và đề cập đến thực trạng hoạt động quản trị rủi ro của công ty thiết bị điện Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp cho công ty. Đề tài: “Giải pháp ngăn ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty TNHH Vạn Lợi.”. Luận văn tốt nghiệp, Đào Thị Thu Phương, K39E, Khoa Thương Mại Quốc Tế, Trường ĐHTM năm 2007. Tác giả đưa ra một số lý thuyết về rủi ro và tổn thất, tác giả đề xuất một số giải pháp ngăn ngừa rủi ro và giảm thiểu tổn thất trong thực hiện khâu thực hiện hợp đồng. Đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đinh văn Đức, Trường ĐH kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2009. Tác giả đã đưa ra các lý thuyết về rủi ro và quản trị rủi ro tại doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp này. Ngoài ra còn rất nhiều đề tài nghiên cứu khác có liên quan đến công tác Quản trị rủi ro tại doanh nghiệp. Tuy nhiên đến hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về công tác Quản trị rủi ro tại Công ty Viễn thông Quốc tế VNPT-I. Vì vậy, đề tài thực hiện nghiên cứu nội dung hoạt động Quản trị rủi ro tại Công ty Viễn thông Quốc tế VNPT-I để từ đó có một cái nhìn sâu sắc hơn về
- 4 thực trạng QTRR tại Công ty, qua đó đưa ra các kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện công tác QTRR tại Công ty. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng QTRR tại Công ty Viễn thông Quốc tế từ đó đề xuất ra giải pháp hoàn thiện hoạt động QTRR của Công ty. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro và hoạt động quản trị rủi ro tại Công ty viễn thông Quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: nghiên cứu về các rủi ro cơ bản có thể gặp phải của Công ty Viễn thông Quốc tế và hoạt động quản trị rủi ro tại công ty giai đoạn từ năm 2015 đến 2020. Nghiên cứu chỉ được thực hiện khảo sát trong phạm vi tại trụ sở chính của Công ty tại Hà Nội, Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu đề ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Đối với hoạt động thu thập dữ liệu, luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là thông qua các quy trình, quy định, các tài liệu, danh mục có sẵn của Công ty. Đối với việc xử lý thông tin, luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính bao gồm: - Phương pháp tổng hợp: sử dụng nhằm đúc rút những lý luận cơ bản về rủi ro và Quản trị rủi ro doanh nghiệp qua đó hình thành cơ sở lý luận cho đề tài cũng như đưa ra những luận giải về đề tài. - Phương pháp mô tả thống kê: sử dụng để liệt kê, mô tả số liệu, các quy trình, quy định về tổng quan tình hình hoạt động và thực trạng Quản trị rủi ro hoạt động tại Công ty.
- 5 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro doanh nghiệp và quản trị rủi ro tại doanh nghiệp viễn thông Chương 2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tại công ty Viễn thông Quốc tế Chương 3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tại công ty
- 6 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO, QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 1.1. Khái quát chung về rủi ro doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về rủi ro doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm Trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tồn tại những biến cố bất thường dẫn đến các hậu quả thiệt hại kết quả không mong đợi. Những biến cố này thường được gọi là rủi ro. Rủi ro tồn tại mọi lúc, mọi nơi, trong mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Có rất nhiều các quan điểm về rủi ro doanh nghiệp, tuy nhiên theo quan điểm của tác giả, khái niệm về rủi ro doanh nghiệp có thể được khái quát theo hai chiều hướng là theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Hai chiều hướng này được đề cập khá đầy đủ và cụ thể trong cuống “Fundamentals of enterprise risk management” của tác giả John J.Hampton, theo đó: Theo nghĩa hẹp (trong phần lớn các trường hợp thì rủi ro thường thuộc trường phái này), rủi ro doanh nghiệp được coi là sự không may mắn, sự tổn thất, mất mát hay nguy hiểm. Rủi ro doanh nghiệp còn được hiểu là những biến cố, sự kiện ngoài ý muốn có khả năng gây ra tác động tiêu cực. Ví dụ như trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể đối mặt với sự sụt giảm giá trị của một thương hiệu hoặc càng nhiều đối thủ cạnh tranh mới thâm nhập vào thị trường…những điều này xảy ra có thể tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tác động tiêu cực có thể mơ hồ và không rõ, nhưng nó sẽ tạo ra một kết quả không như mong đợi hoặc dự định ban đầu. Một khái niệm rộng hơn về rủi ro doanh nghiệp đang nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn mới cho các doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan chính phủ. Theo đó rủi ro doanh nghiệp là khả năng sai lệch giữa kết quả thực tế và kết quả mong đợi, sự sai lệch này có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực. Khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động của mình, doanh nghiệp đó chấp nhận rủi ro và kết quả có
- 7 thể tốt hơn hoặc tệ hơn mong đợi. Như vậy, rủi ro có thể gây ra những tổn thất, mất mát, nguy hiểm, … nhưng rủi ro cũng có thể mang đến những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu và quản trị rủi ro, doanh nghiệp không chỉ có thể tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế hậu quả của rủi ro mà còn có thể biến những thách thức thành những cơ hội, mang lại thành quả tốt đẹp trong tương lai. 1.1.1.2. Đặc điểm Thứ nhất, tính không chắc chắn. Cũng giống như rủi ro nói chung, rủi ro doanh nghiệp là các biến cố có thể xảy ra vào một thời điểm bất kỳ và có thể gây ra những kết quả bất định phụ thuộc vào các yếu tố làm nảy sinh, tác động đến nó. Thứ hai, rủi ro doanh nghiệp có thể đo lường được hoặc không. Đối với rủi ro có thể đo lường, việc đo lường thường được thực hiện thông qua đánh giá tần suất rủi ro và biên độ rủi ro. Nghĩa là đánh giá số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian nhất định và mức độ tác động đến chủ thể khi rủi ro xảy ra. Thứ ba, rủi ro doanh nghiệp là những sự cố có thể gây ra tổn thất cho doanh nghiệp. Các tổn thất do rủi ro gây ra có thể hữu hình hoặc vô hình, có thể là tổn thất về vật chất hoặc tinh thần, có thể đo lường được khoặc không. Không phải mọi tổn thất đều có để dễ dàng nhận thấy, ví dụ như tổn thất là những cơ hội mất đi. Thứ tư, rủi ro doanh nghiệp có thể thay đổi theo môi trường và các yếu tố tác động liên quan. Những thay đổi về hoàn cảnh có thể dẫn đến sự biến đổi của rủi ro hoặc gây ra các rủi ro mới. 1.1.2. Phân loại rủi ro Trên thực tế có rất nhiều loại rủi ro, dựa trên các căn cứ đánh giá khác nhau mà người ta phân loại ra các loại rủi ro khác nhau. Do đề tài tập trung vào vấn đề quản trị rủi ro doanh nghiệp, nên các loại rủi ro được đề cập dưới đây sẽ chủ yếu là các rủi ro liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và doanh nghiệp. 1.1.2.1. Căn cứ vào nguồn gây ra rủi ro: Căn cứ vào nguồn gốc gây ra rủi ro, rủi ro được chia thành hai loại là rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan
- 8 ❖ Rủi ro khách quan: Rủi ro khách quan là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, khi xảy ra sẽ ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế, tất cả các ngành nghề kinh doanh. Nguyên nhân chính có thể là những biến động về tự nhiên (như hạn hán lũ lụt, bão lụt …) hoặc biến động thuộc về môi trường kinh doanh (như lạm phát, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của chính phủ, sự thay đổi trong hệ thống pháp luật …). ❖ Rủi ro chủ quan: Rủi ro chủ quan là rủi ro do con người gây nên. Các rủi ro chủ quan là những rủi ro mà phần lớn là các rủi ro có thể ngăn ngừa nếu được nhận diện sớm. Một số nguyên nhân gây ra rủi ro chủ quan có thể được kể đến như: sự yếu kém trong công tác quản lý (tham nhũng, chuyên quyền, thiển cận, thiếu kiến thức, không biết nhìn xa trông rộng chủ quan sai trái, v.v...), sự thiếu đồng thuận trong nội bộ doanh nghiệp (mâu thuẫn lợi ích, tệ nạn xã hội…). Rủi ro chủ quan thường xuất hiện ở hai lĩnh vực là quản lý nguồn lực và ký kết hợp đồng. 1.1.2.2. Căn cứ vào đối tượng bị ảnh hưởng Căn cứ vào đối tượng bị ảnh hưởng, rủi ro được chia thành: rủi ro tài chính, rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động, rủi ro thương hiệu, rủi ro tuân thủ. ❖ Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính là rủi ro mà có thể xác định hậu quả bằng tiền hoặc quy được thành tiền hay các rủi ro liên quan đến lợi nhuận, vốn đầu tư, tiền lương. Đây là rủi ro phổ biến nhất tại doanh nghiệp. Các loại rủi ro tài chính phổ biến bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động… ❖ Rủi ro chiến lược: Rủi ro chiến lược là các sự kiện bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp mà khi chúng xảy ra sẽ ngăn cản khả năng hoàn thành các mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp đã đề ra. Rủi ro chiến lược có thể do:
- 9 + Tác động tiềm tàng của các quyết định chiến lược, hoặc của một chiến lược bị lỗi hay không phù hợp + Phản ứng thiếu nhanh nhạy với những thay đổi của ngành + Rủi ro liên quan đến các kế hoạch trong tương lai, ví dụ như gia nhập thị trường mới, mở rộng các dịch vụ hiện có, v.v. ❖ Rủi ro hoạt động: Rủi ro hoạt động có thể là các biến cố xảy ra bên trong hoặc bên ngoài khiến hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng hoặc đình trệ. Nhìn nhận từ khía cạnh nội tại doanh nghiệp thì rủi ro hoạt động là khả năng hoạt động kinh doanh thất bại do sự kém hiệu quả hoặc sự cố trong các quy trình, con người và hệ thống nội bộ của doanh nghiệp. Các rủi ro hoạt động đến từ nội tại doanh nghiệp có thể là: - Rủi ro do quy trình, quy chế Đây là rủi ro liên quan đến quy trình, quy định và cơ chế do doanh nghiệp ban hành không tuân thủ theo các quy định của nhà nước; không phù hợp điều kiện hoạt động thực tế. Hoặc rủi ro do qua trình truyền thông của Quy trình và quy chế không tiếp cận được đến các đối tượng liên quan dẫn đến không được thực thi đúng/ đầy đủ. - Rủi ro do con người có thể liên quan đến + Năng lực trình độ nghiệp vụ cá nhân không đáp ứng nhu cầu công việc. + Không tuân thủ các quy trình, quy định trong công việc nghiệp vụ; các quy trình quy định chung của doanh nghiệp hoặc các văn bản pháp luật hiện hành. + Các hành động cố ý lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp hoặc cấu kết với bên ngoài gây ra các thiệt hoại cho doanh nghiệp… Bên cạnh đó, rủi ro hoạt động cũng có thể là các sự kiện bất ngờ bên ngoài doanh nghiệp. Đó có thể là một thảm họa tự nhiên hoặc hỏa hoạn gây thiệt hại hoặc phá hủy hoạt động kinh doanh vật chất của doanh nghiệp. - Rủi ro do yếu tố CNTT như: + Phát triển các phần mềm, ứng dụng chưa kịp thời và phù hợp, chưa thỏa mãn được yêu cầu về thời gian, chí phí hoặc chất lượng.
- 10 + Cơ sở hạ tầng CNTT chưa đủ lớn về quy mô, chưa phù hợp với định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. + Dữ liệu doanh nghiệp chưa được bảo vệ phù hợp do không hạn chế quyền truy cập vào hệ thống và các chương trình ứng dụng CNTT, hoặc do không cập nhật, kiểm tra đầy đủ hệ thống bảo mật của doanh nghiệp. ❖ Rủi ro thương hiệu Đối với một doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh luôn tồn tại các rủi ro gây ảnh hưởng đến danh tiếng như việc khách hàng không hài lòng, sản phẩm bị lỗi/bị làm giả, kém chất lượng hay truyền thông đăng những tiêu cực...Khi những sự kiện này xảy ra, nếu không được xử lý kịp thời và hiệu quả có thể gây ra những tổn hại về mặt danh tiếng thậm chí về thương hiệu của doanh nghiệp. Rủi ro thương hiệu là tổn thất, thiệt hại về giá trị do sự thay đổi trong quan niệm của khách hàng về doanh nghiệp. Những sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, trường hợp tệ nhất là liên quan đến giấy phép họat động của doanh nghiệp. ❖ Rủi ro tuân thủ Là rủi ro có khả năng xảy ra trong trường hợp Công ty hay nhân viên của công ty vi phạm hoặc không tuân thủ các quy định của Pháp luật, Điều lệ Công ty, vi phạm các quy định, quy trình hay kể cả đạo đức nghề nghiệp. 1.1.2.3. Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro, rủi ro được chia thành: Rủi ro bên trong và Rủi ro bên ngoài. ❖ Rủi ro bên trong: Là các rủi ro tác động trực tiếp đến hoạt động nội bộ của doanh nghiệp điển hình như rủi ro tổ chức quản lý, rủi ro chiến lược, rủi ro tài chính, rủi ro nhân sự, …Nguyên nhân gây ra rủi ro bên trong chủ yếu là do năng lực quản lý yếu của những người quản lý doanh nghiệp. ❖ Rủi ro bên ngoài:
- 11 Là các rủi ro do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như rủi ro bất khả kháng, rủi ro pháp lý, rủi ro thị trường. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro bên ngoài chủ yếu là môi trường kinh doanh bị biến động và hậu quả của việc ký kết hợp đồng. 1.2. Quản trị rủi ro doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro doanh nghiệp Quản trị rủi ro nói chung là một quá trình tiếp cận rủi ro một cách hệ thống và khoa học nhằm nhận diện, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro từ đó giảm thiểu những tổn thất và các ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro. Bằng việc quản tri rủi ro, cá nhân, tổ chức có thể tìm kiếm cách biến các rủi ro thành những cơ hội thành công. Cũng giống như quản trị rủi ro nói chung, Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một khuôn khổ thống nhất để quản lý các rủi ro chính của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch, hạn chế những kết quả không mong đợi và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quá trình chịu tác động từ Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban điều hành và các cá nhân liên quan trong doanh nghiệp, áp dụng trong quá trình xây dựng chiến lược và trong toàn bộ doanh nghiệp nhằm nhận diện các vấn đề tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, và quản trị rủi ro trong phạm vi khẩu vị rủi ro của doanh nghiệp, cung cấp các biện pháp đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra (COSO-The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission, 2013). 1.2.2. Mục tiêu quản trị rủi ro doanh nghiệp Như đã trình bày ở trên, QTRRDN là một khuôn khổ hỗ trợ việc xử lý các yếu tố không chắc chắn và các rủi ro có thể phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch, hạn chế những kết quả không mong đợi và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Quản trị rủi ro sẽ giúp HĐQT và Ban điều hành đưa ra các quyết định chính xác, hiệu quả; đồng thời giảm thiểu tối đa thiệt hại trong quá trình điều hành, quản lý. Một hệ thống quản trị rủi ro hoàn thiện sẽ giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 444 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 373 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 273 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 281 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 281 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 242 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 243 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 171 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 145 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn