intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:145

37
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tổng hợp lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng, đánh giá tình hình tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 và công tác quản trị rủi ro tín dụng hiện nay tại Vietinbank CN TP.HCM. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- HỒ THỊ THANH HƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09/2016.
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- HỒ THỊ THANH HƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60340102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN PHÚ TỤ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09/2016.
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM ngày…..tháng 07 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS.TS.Đoàn Thị Hồng Vân Chủ tịch 2 TS. Nguyễn Ngọc Dương Phản biện 1 3 TS. Trần Anh Minh Phản biện 2 4 TS. Hoàng Trung Kiên Ủy viên 5 TS. Phạm Thị Hà Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 20 tháng 01 năm 2016 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: HỒ THỊ THANH HƯƠNG.............................Giới tính: Nữ ................. Ngày, tháng, năm sinh: 16/07/1986.............................................Nơi sinh: Lâm Đồng ...... Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh........................................MSHV: 1441820036 ..... I- Tên đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh II- Nhiệm vụ và nội dung: Tổng hợp lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng, đánh giá tình hình tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 và công tác quản trị rủi ro tín dụng hiện nay tại Vietinbank CN TP.HCM. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng. III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/01/2016 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/7/2016 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn HỒ THỊ THANH HƯƠNG
  6. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, quý thầy cô Trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn đã trang bị cho tôi tri thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới PGS.TS Nguuyễn Phú Tụ đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp cùng làm việc tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN TP.HCM đã hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài của luận văn này. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình làm việc, học tập và hoàn thành luận văn. Hồ Thị Thanh Hương
  7. iii TÓM TẮT Luận văn giúp chúng chúng ta hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, luận văn đã làm rõ và khẳng định rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Chính vì vậy, các ngân hàng cần phải quản lý rủi ro tín dụng trong toàn bộ danh mục đầu tư cũng như những rủi ro trong tín dụng cá nhân, giao dịch. Các ngân hàng cũng nên xem xét các mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro khác. Việc quản lý hiệu quả rủi ro tín dụng là một thành phần quan trọng của cách tiếp cận toàn diện để quản lý rủi ro và cần thiết cho sự thành công lâu dài của bất kỳ tổ chức ngân hàng. Nội dung phân tích trong luận văn theo đề tài : “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN TP.HCM” tập trung vào việc đánh giá tình hình tín dụng, mô hình quản lý rủi ro tại Vietinbank CN TP.HCM, trong đó bao gồm nhận biết, đo lường, quản lý, kiểm soát. Những kết quả đạt được từ các phân tích ở trên đã góp phần cho chúng ta có cái nhìn toàn diện nhất về những mặt đạt được cần phát huy và những khuyết điểm cần khắc phục để xây dựng hệ thống khuôn khổ chính sách tín dụng, tổ chức bộ máy quản lý rủi ro và xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hoàn chỉnh nhất tại Vietinbank CN TP.HCM. Những mặt hạn chế dù xuất phát từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan đi chăng nữa cũng sẽ là cơ sở để đề xuất các định hướng, giải pháp, kiến nghị đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank và đây cũng là bài học kinh nghiệm để ngân hàng khác nhìn nhận, đánh giá lại hệ thống của mình qua đó xây dựng hệ thống mới phù hợp hơn. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro tín dụng như cải cách cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý rủi ro. Đề xuất mô hình đo lường rủi ro và một hệ thống các giải pháp vận hành mô hình đó. Đây là những mô hình theo chuẩn quốc tế mà các ngân hàng phát triển trên thế giới áp dụng. Đề xuất đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả của cơ chế phân cấp thẩm quyền, tăng cường quản lý rủi ro ở cấp độ danh mục, ngành hàng, nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng và đặc biệt là giải pháp chuyển đổi mô hình phê duyệt tín dụng trong dài hạn. Bên cạnh đó thì luận văn cũng đưa ra một số đề xuất với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để các giải pháp trên có tính khả thi.
  8. iv ABSTRACT Thesis helps us to codify the basic theoretical issues of credit risk management of the bank in the market economy , the thesis has clarified and confirmed credit risk is the major risk best of all business operations of the Bank. Credit risk can arise from many causes subjective and different objective. Banks need to manage the credit risk inherent in the entire portfolio as well as the risk in individual credits or transactions. Banks should also consider the relationships between credit risk and other risks. The effective management of credit risk is a critical component of a comprehensive approach to risk management and essential to the long-term success of any banking organisation. Content analysis of essays under the theme: "Credit Risk Management at Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry and Trade (Vietinbank) - Ho Chi Minh Branch" focuses on the assessment of the credit risk management model at Vietinbank - Ho Chi Minh Branch, including identification, measurement, management and control. The results obtained from the above analysis has helped us with the most comprehensive view of the need to promote and achieve the weaknesses to be overcome in order to build a system of credit policy framework, organizational structure of the risk management system and built up internal credit ratings most complete Vietinbank - Ho Chi Minh Branch. These drawbacks though derived from objective reasons or subjective matter will also be the basis for proposing orientations, solutions and recommendations for the management of credit risk and this Vietinbank the lessons learned to other banks to recognize and re-evaluate its system through which to build the new system more suitable. Thesis has proposed a number of measures to strengthen credit risk management as organizational structure reform , risk management apparatus . Recommended model risk measurement system and an operational solution that model. This is the model based on international standards that the development bank in the world to apply . Recommended training and effective use of human resources, improve the efficiency of the mechanism decentralize, enhance risk management at portfolio level, industries, improve the quality inspection and monitoring risk credit losses and especially the conversion solution approved credit models in the long term. Besides, the thesis also gives some suggestions to the government, the State Bank to the above solutions are feasible .
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii TÓM TẮT ..............................................................................................................iii ABSTRACT ........................................................................................................... iv MỤC LỤC .............................................................................................................. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... x DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xii DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... xiv MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. GIỚI THIỆU: .................................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề :............................................................................................... 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài : .......................................................................... 1 2. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu : ........................................... 4 2.1 Mục tiêu của đề tài : Luận văn này được xây dựng dựa trên các mục tiêu như sau: ........................................................................................................... 4 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................ 4 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 4 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu : .......................................................................... 4 2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu : ....................................... 4 2.3.1. Phương pháp luận : ............................................................................ 4 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu : .................................................................. 5 2.3.2.1. Thông tin dữ liệu cần thu thập ......................................................... 5 2.3.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu .............................................................. 5 3. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu : ................................................................. 6 3.1. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu sau : ...................................................... 6 3.2. Ý nghĩa của nghiên cứu :........................................................................... 6 3.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài : ....................................... 7 3.3.1 Những nghiên cứu trong nước : ........................................................... 7 3.3.2. Những nghiên cứu nước ngoài : ......................................................... 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ................ 10
  10. vi 1.1 Tổng quan về tín dụng : ............................................................................. 10 1.1.1 Khái niệm về tín dụng : ......................................................................... 10 1.1.2 Đặc trưng và bản chất của tín dụng : ..................................................... 10 1.1.2.1 Đặc trưng của tín dụng : ................................................................. 10 1.1.2.2 Bản chất của tín dụng: .................................................................... 11 1.1.3 Chức năng tín dụng : ............................................................................. 13 1.1.3.1 Chức năng phân phối lại tài nguyên :.............................................. 13 1.1.3.2. Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất : .... 13 1.1.4 Vai trò của tín dụng :............................................................................. 14 1.1.5. Phân loại tín dụng: ............................................................................... 15 1.1.5.1 Phân loại theo thời hạn tín dụng : ................................................... 15 1.1.5.2 Phân loại theo đối tượng cho vay : ................................................. 15 1.1.5.3 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn : ........................................... 15 1.1.5.4 Phân loại theo tài sản thế chấp :...................................................... 16 1.1.5.5 Căn cứ vào đối tượng trả nợ : ......................................................... 16 1.1.5.6 Căn cứ vào phương thức cho vay : ................................................. 16 1.1.6 Nguyên tắc, điều kiện và lãi suất cho vay .............................................. 18 1.1.6.1 Nguyên tắc cho vay : ..................................................................... 18 1.1.6.2 Điều kiện cho vay : ........................................................................ 18 1.1.6.3 Lãi suất cho vay : ........................................................................... 19 1.2 Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng : ............................. 19 1.2.1 Khái niệm rủi ro : .................................................................................. 19 1.2.2 Khái niệm rủi ro tín dụng : .................................................................... 20 1.2.3 Khái niệm, chức năng, phương pháp và công cụ quản trị rủi ro tín dụng : ...................................................................................................................... 20 1.2.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng : ................................................ 20 1.2.3.2 Chức năng công tác quản trị tín dụng : ........................................... 20 1.2.3.3 Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng : ............................................ 21 1.2.3.4 Công cụ quản trị tín dụng : ............................................................ 21 1.2.3 Phân loại nợ, nợ xấu, nợ quá hạn:.......................................................... 22 1.2.3.1 Phân loại nợ : ................................................................................. 22
  11. vii 1.2.3.2 Nợ quá hạn: .................................................................................... 23 1.2.3.3 Nợ xấu: .......................................................................................... 23 1.2.4 Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng: ...................................................... 23 1.2.5 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra : ............................................. 24 1.2.5.1 Đối với Ngân hàng : ....................................................................... 24 1.2.5.2 Đối với nền kinh tế : ....................................................................... 25 1.2.5.3 Đối với quan hệ quốc tế : ............................................................... 26 1.2.6 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng : ..................................................... 26 1.2.6.1 Nguyên nhân khách quan : ............................................................. 26 1.2.6.2 Nguyên nhân từ khách hàng : ......................................................... 28 1.2.6.3 Nguyên nhân từ ngân hàng : ........................................................... 29 1.2.7 Sự khác nhau giữa rủi ro tín dụng cá nhân và doanh nghiệp…………...30 1.3 Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng ......................................................... 30 1.3.1 Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng : ................................................ 30 1.3.2.1 Mô hình chất lượng 6C: ................................................................. 30 1.3.2.2 Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s : ................. 31 1.3.2.3 Mô hình điểm số Z : ...................................................................... 33 1.3.2.4 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng : ............................................. 35 1.3.2.5 Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ : ................................................ 36 1.3.2 Những căn cứ chủ yếu để xác định mức độ rủi ro tín dụng : ............... 40 1.3.3. Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng : ..................................................... 40 1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở một số nước trên thế giới : ............... 41 1.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Citibank : .................. 41 1.4.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Bank of Amercia : 42 1.4.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng ING Bank của Hà Lan : .............................................................................................................. 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 45 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (CN TP.HCM) ........................................................................ 46
  12. viii 2.1 Giới thiệu khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (CN TP.HCM)........................................................................................................... 46 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển : ....................................................... 46 2.1.2 Chức năng hoạt động chủ yếu : .......................................................... 47 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động: ............................................... 48 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (CN TP.HCM) từ năm 2012- 2015 .................................................................................................................. 52 2.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (CN TP.HCM) từ năm 2011-2015 : ................................................................................................... 52 2.2.1.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh : .............................................. 53 2.2.1.2 Tổng dư nợ : ................................................................................... 54 2.2.1.3 Tổng nguồn vốn : ........................................................................... 55 2.2.1.4 Tỷ lệ nợ xấu : ................................................................................. 55 2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (CN TP.HCM): .............................. 56 2.3.1 Cơ cấu tín dụng của Vietinbank – CN TP.HCM : .................................. 56 2.3.1.1 Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng : .................................. 56 2.3.1.2 Cơ cấu tín dụng theo thời hạn tín dụng: .......................................... 57 2.3.1.3 Cơ cấu tín dụng theo nhóm ngành nghề : ........................................ 59 2.3.1.4 Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo : ........................................... 60 2.3.2 Phân tích chất lượng tín dụng: ............................................................... 61 2.2.2.1 Đánh giá nợ nhóm 1 và 2 : .............................................................. 62 2.2.2.2 Đánh giá nợ xấu ( bao gồm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) :............. 67 2.3 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (CN TP.HCM): . 75 2.3.1 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN TP.HCM : ......... 75 2.3.1.1 Nhận biết rủi ro tín dụng tại ngân hàng : ......................................... 75 2.3.1.2 Đo lường rủi ro tín dụng: ................................................................ 75
  13. ix 2.3.1.3 Quản lý rủi ro khoản vay : .............................................................. 83 2.3.1.4 Kiểm soát và xử lý RRTD tại ngân hàng :....................................... 85 2.3.2 Công tác quản trị rủi ro nợ nhóm 2, nợ xấu (bao gồm nợ nhóm 3, 4, 5) tại Vietinbank CN TP.HCM :......................................................................... 87 2.3.2.1 Phía ngân hàng : ............................................................................. 87 2.3.2.2 Phía khách hàng: ............................................................................ 89 2.3.3 Đánh giá quản trị RRTD của Vietinbank – CN TP.HCM : ................. 89 2.3.3.1 Những mặt đạt được : ..................................................................... 89 2.3.3.2 Những mặt hạn chế : ...................................................................... 92 2.3.3.3 Nguyên nhân tạo ra những hạn chế của ngân hàng hiện nay : ......... 94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 97 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (CN TP. HCM) : ................ 98 3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank): ..................................................................................................... 98 3.2 Các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian tới của Vietinbank: ........................................................................................................ 99 3.2.1 Hình thành các Trung tâm thẩm định (TTTĐ) tại từng vùng, miền trong dài hạn: .......................................................................................................... 99 3.2.2 Áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại theo Basel II: .......... 104 3.2.3 Hoàn thiện mô hình đo lường RRTD theo hướng lượng hóa : ............. 107 3.2.4 Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng : ...................... 114 3.2.5 Sử dụng các giải pháp tài trợ rủi ro khác : ........................................... 116 3.3 Một số kiến nghị : .................................................................................... 120 3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước : ............................................... 120 3.3.2 Kiến nghị với Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia : .............................. 122 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 124 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 125
  14. x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. CBTD Cán bộ tín dụng 2. CIC Trung tâm thông tin tín dụng 3. CN Chi nhánh 4. DNL Doanh nghiệp lớn 5. DNNN Doanh nghiệp nhà nước 6. DNNN Doanh nghiệp nhà nước 7. DPRR Dự phòng rủi ro 8. EAD Số dư nợ vay của khách hàng/ngành hàng khi xảy ra vỡ 9. EL Tổn thất dự kiến không trả được nợ a. GHTD Giới hạn tín dụng 10. KH Khách hàng 11. KHCN Khách hàng cá nhân 12. KHDN Khách hàng doanh nghiệp 13. KHDNL Khách hàng doanh nghiệp lớn 14. KHDNVVN: Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 15. KHFDI Khách hàng doanh nghiệp nước ngoài 16. LGD Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ 17. NHCT Ngân hàng công thương 18. NHCV Ngân hàng cho vay 19. NHNN Ngân hàng Nhà nước 20. NHTM Ngân hàng thương mại 21. P.HTTD Phòng Hỗ trợ tín dụng 22. P.HTTD Phòng Hỗ trợ tín dụng 23. P.QHKH Phòng Quan hệ khách hàng 24. PD Xác suất vỡ nợ của khách hàng/ngành hàng đó là bao 25. QLRRTD Quản lý rủi ro tín dụng 26. RRTD Rủi ro tín dụng 27. RRTD Rủi ro tín dụng
  15. xi 28. SXKD Sản xuất kinh doanh 29. TCTD Tổ chức tín dụng 30. TCTD Tổ chức tín dụng 31. TD Tín dụng 32. TDNH Tín dụng ngân hàng 33. TSĐB Tài sản đảm bảo 34. TSC Trụ sở chính 35. TTTM Tài trợ thương mại 36. XHTD Xếp hạng tín dụng
  16. xii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Mô hình xếp hạng của Công ty Moody’s và Standard & Poor’s .............. 32 Bảng 1.2 Mô hình điểm số Z trong các trường hợp cụ thể :.................................... 34 Bảng 1.3 Hạng mục và mức điểm được sử dụng các ngân hàng ở Hoa Kỳ ............. 35 Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Vietinbank CN TP.HCM giai đoạn 2011-2015.. 52 Bảng 2.2 Phản ánh cơ cấu thu nhập từ tín dụng trong tổng doanh thu của Vietinbank CN TP.HCM ......................................................................................................... 53 Bảng 2.3 Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2015 ........... 56 Bảng 2.4 : Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn tín dụng giai đoạn 2011-2015................... 58 Bảng 2.5 Cơ cấu tín dụng theo nhóm ngành nghề giai đoạn 2011-2015 ................. 59 Bảng 2.6 Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo giai đoạn 2011 - 2015................... 60 Bảng 2.7 Phân loại nhóm nợ giai đoạn 2011 - 2015: ............................................. 61 Bảng 2.8 Tình hình nợ nhóm 1 xét theo đối tượng khách hàng .............................. 62 Bảng 2.9 Tình hình nợ nhóm 1 xét theo thời hạn tín dụng...................................... 63 Bảng 2.10 Tình hình nợ nhóm 1 xét theo ngành nghề hoạt động kinh doanh.......... 64 Bảng 2.11 Tình hình nợ nhóm 1 xét theo TSBĐ : .................................................. 65 Bảng 2.12 Tình hình nợ nhóm 2 xét theo đối tượng khách hàng ............................ 65 Bảng 2.13 Tình hình nợ nhóm 2 xét theo thời hạn tín dụng.................................... 66 Bảng 2.14 Tình hình nợ nhóm 2 xét theo ngành nghề hoạt động kinh doanh.......... 66 Bảng 2.15 Tình hình nợ nhóm 2 xét theo TSĐB .................................................... 67 Bảng 2.16 Tình hình nợ nhóm 3 xét theo đối tượng khách hàng ............................ 67 Bảng 2.17 Tình hình nợ nhóm 4 xét theo đối tượng khách hàng ............................ 68 Bảng 2.19 Tình hình nợ nhóm 3 xét theo thời hạn tín dụng.................................... 69 Bảng 2.20 Tình hình nợ nhóm 4 xét theo thời hạn tín dụng.................................... 69 Bảng 2.21 Tình hình nợ nhóm 5 xét theo thời hạn tín dụng.................................... 70 Bảng 2.22 Tình hình nợ nhóm 3 xét theo ngành nghề hoạt động kinh doanh.......... 71 Bảng 2.23 Tình hình nợ nhóm 4 xét theo ngành nghề hoạt động kinh doanh.......... 71 Bảng 2.24 Tình hình nợ nhóm 5 xét theo ngành nghề hoạt động kinh doanh.......... 72 Bảng 2.25 Tình hình nợ nhóm 3 xét theo TSBĐ .................................................... 73 Bảng 2.26 Tình hình nợ nhóm 4 xét theo TSBĐ .................................................... 73
  17. xiii Bảng 2.27 Tình hình nợ nhóm 5 xét theo TSBĐ .................................................... 74 Bảng 2.28 Rủi ro đối với nguồn trả nợ ................................................................... 80 Bảng 2.29 Kết quả xếp hạng khách hàng tại CN TP.HCM ..................................... 81 Bảng 2.30 : Phân loại nợ theo điều 6 - QĐ 493 ..................................................... 82 Bảng 2.31 : Phân loại nợ theo điều 7 - QĐ 493 ...................................................... 83 Bảng 2.32 Xếp hạng nhóm nợ xấu ......................................................................... 89 Bảng 3.1 Kế hoạch kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2016 - 2020................... 98
  18. xiv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Vietinbank – HCM ........... 49 Hình 2.2 : Biểu đồ tình hình dư nợ giai đoạn 2011 - 2015...................................... 54 Hình 2.3 Biểu đồ nguồn vốn huy động giai đoạn 2011 - 2015................................ 55 Hình 2.4 Sơ đồ quy trình vận hành hệ thống .......................................................... 76 Hình 2.5 Sơ đồ chấm điểm của hệ thống XHTD nội bộ cho KHDN...................... 77 Hình 2.6 Sơ đồ chấm điểm tài chính ...................................................................... 78 Hình 2.7 : Chấm điểm của hệ thống XHTD nội bộ cho KHCN .............................. 80 Hình 3.1 : Sơ đồ các cấp quyết định tín dụng theo mô hình mới .......................... 100 Hình 3.2 Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ tại trung tâm thẩm định TSC ...................... 101 Hình 3.3 Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ tại trung tâm thẩm định Vùng .................... 102 Hình 3.4 : Sơ đồ mô hình khối tín dụng tại Trụ sở chính...................................... 103 Hình 3.5 : Sơ đồ mô hình quản lý Rủi ro tín dụng ................................................ 106 Hình 3.6 : Sơ đồ định giá khoản vay trong mô hình XHTD nội bộ....................... 110
  19. 1 MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU: 1.1. Đặt vấn đề : Trong quá trình phát triển của nền kinh tế tất yếu sẽ xuất hiện quan hệ tín dụng giữa các các nhân, tổ chức trong nền kinh tế với nhau. Chính vì vậy mà có sự xuất hiện của Ngân hàng, đây là một trung gian tài chính có chức năng : nhận tiền gửi nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế...sau đó cho các cá nhân, thành phần kinh tế khác vay lại với lãi suất phù hợp với tình hình thực tế từng thời kỳ. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh rủi ro sao cho Ngân hàng có thể vừa mở rộng quy mô, vừa tăng lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Cho nên, công tác quản trị rủi ro bao gồm quản lý và đo lường rủi ro có vai trò cực kỳ quan trọng đối với ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản nhất của ngân hàng, nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về khối lượng công việc cũng như mức độ tạo lợi nhuận. Đặc biệt, ở những nước đang phát triển như ở Việt Nam, hoạt động cho vay chiếm tới 90% hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ thuận với nó là mức độ rủi ro của nghiệp vụ này cũng chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của hoạt động ngân hàng. Vì vậy, việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng. Hiện nay thì hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng tại thị trường Việt Nam hiện nay còn kém hiệu quả dẫn đến việc nợ xấu nhiều và thua lỗ dẫn đến việc sát nhập hàng loạt các Ngân hàng như trong thời gian qua. Đây là thực tế mà chúng ta cần nhìn nhận và chú trọng quan tâm một cách sâu sắc hơn nữa để từng bước cải thiện quy trình. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài : Ngân hàng có vai trò quan trọng đảm bảo tính thanh khoản trong nền kinh tế. Khi ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục hoặc thường xuyên không đủ khả năng
  20. 2 thanh khoản có thể dẫn đến phá sản và điều này sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người gửi tiền, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng vốn, làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng cao, sức mua giảm sút, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội, và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng trong nước và khu vực. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra , rủi ro này phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay. Nói cách khác, “rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng”. Theo Báo Tiền Phong đưa tin ngày 15/05/2015 thì tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các TCTD đến cuối năm 2014 là 145.200 tỷ đồng tương đương 3,25% tổng dư nợ và nợ xấu theo số liệu giám sát của NHNN là 214.900 tỷ đồng tương đương 4,83% tổng dư nợ. Nhưng theo thống kê các cơ quan xếp hạng trên thế giới đã đưa ra con số ước tính rằng tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam đang ở mức khoảng 15% năm 2014. Tại thời điểm 9 tháng đầu năm 205 theo số liệu chính thức từ NHNN thì tỷ lệ nợ không có khả năng thanh toán (NPLs) trên tổng tín dụng đạt mức 2,9%, giảm đáng kể so với mức 4,2% tại thời điểm cùng kỳ năm ngoái. Cũng theo số liệu Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) công bố cho biết tính đến ngày 25/10/2015, VCMC đã mua được 226.028 tỷ đồng nợ xấu của 39 Tổ chức tín dụng với giá mua là 191.806 tỷ đồng. Trong đó, VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi được gần 16.277 tỷ đồng (bao gồm thu từ bán nợ/bán TSBĐ…) từ các khoản nợ xấu mua về. Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê trong những năm gần đây quy mô các vụ án về tín dụng ngân hàng ngày càng lớn cả về hành vi, hậu quả và giá trị, số người phạm tội ngày càng gia tăng, tính chất ngày càng phức tạp. Tại buổi báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội, kỳ họp thứ 10, quốc hội khóa 13, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết từ tháng 6/2012 đến nay, lực lượng công an đã phát hiện, xử lý 46.170 vụ, 44.572 đối tượng phạm tội về kinh tế, 1.145 vụ với 1.930 đối tượng phạm tội về tham nhũng. Điển hình như vụ Huỳnh Thị Huyền Như
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0