Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên
lượt xem 3
download
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng, đề tài đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên đến năm 2020. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THỊ KIM THOA TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THỊ KIM THOA TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU ÁNH THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Thị Kim Thoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập và thực hiện luận văn này tôi được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ phòng Đào tạo và các Phòng, Khoa chuyên môn trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên, các phòng, ban chuyên môn của thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn này. Tôi xin cảm ơn nhiều tới gia đình tôi, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên tôi, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Phạm Thị Kim Thoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ ......................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 3 5. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về chất thải rắn ..................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn ...................................................................... 4 1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn ................................................................. 4 1.1.3. Phân loại chất thải rắn ............................................................................. 6 1.1.4. Thành phần của chất thải rắn .................................................................. 8 1.1.5. Những lợi ích và tác hại của chất thải rắn............................................... 9 1.1.6. Thu gom và xử lý chất thải rắn ............................................................. 11 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn ......................... 18 1.2.1. Chủ thu gom và xử lý chất thải rắn ...................................................... 18 1.2.2. Nội dung quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn.................................. 19 1.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn ...... 23 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn ......... 24 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường ................................ 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- iv 1.3.2. Hệ thống thể chế quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn ..................... 25 1.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn ...................... 26 1.3.4. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ .......................................................... 27 1.4. Cơ sở thực tiễn về quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn ...................... 27 1.4.1. Kinh nghiệm về quản lý thu gom và xử lý CTR của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) ............................ 27 1.4.2. Kinh nghiệm về quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn của Công ty TNHH MTV dịch vụ môi trường đô thị Đồng Nai............................. 29 1.4.3. Mô hình quản lý và thu gom chất thải rắn tại Thị xã Phổ Yên ............. 32 1.4.4. Bài học vận dụng đối với việc quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên ......... 36 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 38 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 38 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 38 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 38 2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu............................................................... 39 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 40 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 41 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN................................... 43 3.1. Giới thiệu chung về thành phố Thái Nguyên và Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Thái Nguyên ...................................... 43 3.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Thái Nguyên ........................................ 43 3.1.2. Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Thái Nguyên ........ 44 3.1.3. Đặc điểm CTR trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .......................... 49 3.2. Kết quả hoạt động của Công ty ................................................................ 61 3.2.1. Khối lượng chất thải rắn được thu gom, xử lý qua các năm ................. 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- v 3.2.2. Chi phí thu gom và xử lý chất thải rắn.................................................. 63 3.2.3. Doanh thu của Công ty.......................................................................... 67 3.3. Hiện trạng quản lý thu gom, xử lý CTR của Công ty Cổ phần Môi trường & Công trình Đô thị Thái Nguyên .............................................. 69 3.3.1. Lập kế hoạch thu gom, xử lý chất thải rắn của Công ty ....................... 69 3.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch .................................................................. 74 3.3.3. Lãnh đạo, quản lý, điều hành ................................................................ 77 3.3.4. Đánh giá, kiểm tra, giám sát ................................................................. 82 3.3.5. Đánh giá của các hộ dân về công tác quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên ......... 83 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu gom và xử lý CTR tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên .......... 85 3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của TP Thái Nguyên........ 85 3.4.2. Hệ thống thể chế về quản lý công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR ....... 87 3.4.3. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ .......................................................... 88 3.5. Đánh giá chung công tác quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên .......... 91 3.5.1. Thuận lợi và khó khăn........................................................................... 91 3.5.2. Kết quả đạt được ................................................................................... 92 3.5.3. Hạn chế.................................................................................................. 93 3.5.4. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 94 Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN ................ 96 4.1. Định hướng quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn ................................ 96 4.1.1. Định hướng quốc gia về quản lý chất thải rắn ...................................... 96 4.1.2. Định hướng của tỉnh Thái Nguyên........................................................ 97 4.1.3. Định hướng của thành phố Thái Nguyên .............................................. 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- vi 4.2. Giải pháp tăng cường quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên .......... 98 4.2.1. Tăng cường phân loại chất thải rắn tại nguồn ....................................... 98 4.2.2. Đẩy mạnh hoạt động tái sử dụng chất thải rắn...................................... 99 4.2.3. Tăng cường thu gom, vận chuyển chất thải rắn .................................. 100 4.2.4. Thay đổi công nghệ xử lý chất thải rắn............................................... 101 4.2.5. Giải pháp về sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, chính sách phúc lợi.................................................................................................. 103 4.2.6. Giải pháp về nguồn vốn ...................................................................... 105 4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 105 4.3.1. Về cơ chế, chính sách.......................................................................... 106 4.3.2. Về cơ chế phối hợp giữa Công ty và chính quyền địa phương........... 107 KẾT LUẬN .................................................................................................. 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110 PHỤ LỤC .................................................................................................... 113 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường URENCO : Công ty môi trường đô thị TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên HTX : Hợp tác xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Loại CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau ............................ 8 Bảng 1.2. Thành phần điển hình của CTR trong các đô thị (%) ................... 9 Bảng 1.3. Các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom ............. 13 Bảng 3.1. Trang thiết bị của Công ty Cổ phần Môi trường & Công trình đô thị Thái Nguyên ............................................................. 48 Bảng 3.2. Kết quả kinh doanh và nộp ngân sách hàng năm của Công ty Cổ phần Môi trường & Công trình đô thị Thái Nguyên ............. 49 Bảng 3.3. Dân số và khối lượng CTR phát sinh Phân theo đơn vị hành chính .....53 Bảng 3.4. Mức thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................... 59 Bảng 3.5. Kết quả thực hiện thu gom CTR của Công ty ............................ 61 Bảng 3.6. Tỷ lệ thu gom CTR tại các khu vực ............................................ 62 Bảng 3.7. Định mức công cụ, dụng cụ lao động ......................................... 64 Bảng 3.8. Tổng hợp chi phí thu gom giai đoạn 2013 - 2015 ...................... 65 Bảng 3.9. Kinh phí vận chuyển CTR năm 2013 - 2015 .............................. 65 Bảng 3.10. Chi phí xử lý 1 tấn CTR.............................................................. 66 Bảng 3.11. Chi phí quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trń h đô thị Thái Nguyên ......... 66 Bảng 3.12. Doanh thu của Công ty giai đoạn 2013 - 2015 ........................... 67 Bảng 3.14. Xây dựng kế hoạch hoạt động thu gom, xử lý CTR ................... 74 Bảng 3.15. Cơ cấu lao động thực hiện công tác quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR ...................................................................... 75 Bảng 3.16. Năng suất lao động của công nhân thu gom CTR ...................... 76 Bảng 3.17. Đánh giá của công nhân viên về công tác tổ chức thực hiện quản lý hoạt động thu gom và xử lý CTR .................................. 78 Bảng 3.18. Đánh giá về biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động thu gom và xử lý CTR............................................................................... 80 Bảng 3.19. Đánh giá của công nhân viên về thực trạng đánh giá, kiểm tra, giám sát hoạt động thu gom và xử lý CTR........................... 82 Bảng 3.20. Đánh giá của các hộ dân về công tác quản lý thu gom chất thải rắn ........................................................................................ 84 Bảng 3.21. Kết quả đo lấy mẫu tại khu vực xử lý nước rỉ rác ...................... 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ Biểu đồ: Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thành phần CTR phát sinh năm 2015 ..................................54 Biểu đồ 3.2. Kết quả thu gom CTR phát sinh phân theo khu vực giai đoạn 2013-2015 .........................................................................................62 Hình: Hình 1.1. Sản xuất phân compost từ chất thải sinh hoạt ...................................31 Hình 1.2. Bãi rác Đồng Hầm, xã Minh Đức - nơi tập kết CTR của thị xã Phổ Yên .............................................................................................33 Sơ đồ: Sơ đồ 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn .............................................................5 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex.......................................17 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ nội dung quản lý thu gom, xử lý CTR ....................................22 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên ...................................................................47 Sơ đồ 3.2. Quy trình thu gom và xử lý CTR tại Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên ..........................................................71 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ hệ thống thể chế quản lý CTR tại Thái Nguyên ......................87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày môi trường Thế giới năm 2015 đã lấy khẩu hiệu “Cùng nhau tiêu dùng có trách nhiệm - Vì một trái đất bền vững” với mục đích kêu gọi mỗi con người, mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ hãy bảo vệ trái đất bằng những hành động thiết thực trong sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững. Trong sự tăng trưởng của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, vấn đề môi trường được coi là một vấn đề trọng tâm. Song song với phát triển kinh tế, thì bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ cấp thiết. Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã đề ra mục tiêu “Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng” đạt 90% đến năm 2020. Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên là một trong những thành phố lớn, đang được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, có nhiều tiềm năng về phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và phát triển công nghiệp, du lịch vùng... Theo thống kê, bình quân một ngày 1 người dân thành phố phát sinh 0.65kg CTR, với dân số 315.196 người (năm 2015) thì mỗi ngày lượng CTR phát sinh tại TP Thái Nguyên là 204,8 tấn, trong đó tỷ lệ CTR được thu gom tính đến năm 2015 chỉ đạt trên 80% (gần 170 tấn/ngày). Lượng CTR còn lại chưa được thu gom đã gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí, làm giảm chất lượng môi trường sống, gây khó khăn cho công tác xử lý chất thải và đặc biệt là ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân trên địa bàn thành phố. Với sự phát triển không ngừng của cuộc sống đô thị hiện đại và công cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng tại Thái Nguyên thì lượng CTR thải ra môi trường sẽ ngày càng tăng, do vậy nếu không được thu gom, xử lý kịp thời và không có những biện pháp quản lý hữu hiệu thì CTR sẽ ảnh hưởng rất lớn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2 đến con người và môi trường sống. Trong những năm qua, công tác thu gom và xử lý CTR trên địa bàn thành phố đã được quan tâm và đầu tư, giao chuyên trách cho 1 đơn vị đảm nhiệm là Công ty Cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên nhưng tỷ lệ thu gom CTR vẫn chưa đạt yêu cầu. Do vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể làm tốt việc thu gom và xử lý CTR trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, từ đó xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tăng cường quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng, đề tài đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường quản lý thu gom và xử lý CTR tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên đến năm 2020. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận, tổng kết thực tiễn về quản lý thu gom và xử lý CTR. - Phân tích thực trạng công tác quản lý thu gom và xử lý CTR tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên. - Đánh giá kết quả quản lý thu gom và xử lý CTR tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên. Tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong quản lý thu gom, xử lý CTR tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu gom và xử lý CTR tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên trong thời gian tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thu gom và xử lý CTR của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nội dung sẽ tập trung nghiên cứu về công tác quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý CTR tại thành phố Thái Nguyên của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên. - Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu sẽ được thu thập qua các năm từ 2013 - 2015; đề xuất các giải pháp đến năm 2020. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài là công trình khoa học, là tài liệu để cho các nhà nghiên cứu tham khảo về lĩnh vực quản lý thu gom, xử lý CTR. Đề tài cũng là nguồn tham khảo đối với ban lãnh đạo Công ty, các phòng, ban, đơn vị liên quan của thành phố khi đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu gom và xử lý CTR trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên. Bên cạnh đó, luận văn còn có giá trị thiết thực để vận dụng, áp dụng cho các công ty môi trường khác có hoàn cảnh và điều kiện tương tự Thái Nguyên. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu gom và xử lý CTR. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý thu gom và xử lý CTR của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên. Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý thu gom và xử lý CTR của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 1.1. Cơ sở lý luận về chất thải rắn 1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 04/9/2007 của Chính phủ về Quản lý CTR thì CTR “là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. CTR bao gồm CTR thông thường và CTR nguy hại” [3]. Theo Từ điển môi trường và phát triển bền vững, CTR là toàn bộ vật liệu rắn hoặc có một phần là chất rắn mà người sở hữu không còn coi là có giá trị để giữ lại [1]. Theo quan điểm hiện đại, CTR đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó [17]. 1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn Trong xã hội công nghiệp, quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản xuất, mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất đều tạo ra CTR. Từ khâu khai thác, tuyển chọn nguyên liệu đến khi tạo ra sản phẩm phục vụ người tiêu dùng. Sản phẩm sau khi sử dụng có thể tái sinh, tái chế hoặc đổ bỏ và đó cũng chính là CTR. CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: - Khu dân cư; khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường phố,…); - Khu thương mại, du lịch (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ, khu du lịch, bệnh viện, trạm y tế,…); - Từ cơ quan, công sở (trường học, cơ quan hành chính, trung tâm văn hoá thể thao,…); Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 5 - Từ các hoạt động công nghiệp; - Từ các hoạt động nông nghiệp; - Từ các hoạt động xây dựng đô thị; - Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường cống thoát nước của thành phố, khu, cụm dân cư. Nhà dân, Cơ quan, trường học Nơi vui chơi, khu dân cư giải trí CTR Bệnh viện, Chợ, bến xe, cơ sở y tế nhà ga Khu công nghiệp, Giao thông, Nông nghiệp, xây dựng nhà máy, xí nghiệp hoạt động xử lý CTR Sơ đồ 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn (Nguồn: Nguyễn Văn Phước,2013) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 6 1.1.3. Phân loại chất thải rắn Các loại CTR được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách. Cụ thể ta có thể phân loại CTR như sau: * Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác hay CTR trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ... * Theo thành phần hoá học và vật lý: Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo. * Theo mức độ nguy hại: - CTR nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, CTR sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các rác thải phóng xạ, CTR nhiễm khuẩn, lây lan… có thể gây nguy hại tới con người, động vật và gây nguy hại tới môi trường. Nguồn phát sinh ra CTR nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp. - CTR không nguy hại: là những loại CTR không có chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần. * Theo phương diện khoa học có thể phân biệt các loại CTR sau: - Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả... loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, kí túc xá, chợ... - Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động vật khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 7 - Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 8 Bảng 1.1. Loại CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau Nguồn phát sinh Loại CTR Hộ gia đình Rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nylon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa… Khu thương mại Giấy, carton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng (kệ sách, đèn, tủ, …) đồ điện tử hư hỏng (máy radio, tivi,…), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa… Công sở Giấy, carton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa… Xây dựng Gỗ, thép, bê tông, đất, cát… Khu công cộng Giấy, túi nylon, lá cây,… Trạm xử lý nước thải Bùn (Nguồn: Nguyễn Văn Phước,2013) 1.1.4. Thành phần của chất thải rắn Thành phần của CTR là một thuật ngữ dùng để mô tả tính chất và nguồn gốc các yếu tố riêng biệt cấu thành nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng % theo khối lượng. Thông thường trong đô thị, CTR đô thị từ các khu dân cư chiếm tỷ lệ cao nhất từ 50-70%. Tỷ lệ của mỗi thành phần chất thải sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại hình hoạt động. Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia. CTR gồm 2 thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 9 - Thành phần hữu cơ bao gồm: Chất thải thực phẩm; giấy; carton; chất dẻo; sợi, vải; cao su; da; chất thải vườn; gỗ; các chất hữu cơ khác. - Thành phần vô cơ gồm: Thủy tinh; vỏ hộp kim loại; nhôm; đất cát, sành sứ, tro bùi,… Ở các nước thu nhập thấp và các nước thu nhập trung bình, CTR chủ yếu là chất thải thực phẩm (Bảng 1.2). Bảng 1.2. Thành phần điển hình của CTR trong các đô thị (%) Các nước thu Các nước thu Các nước thu Thành phần nhập thấp nhập trung bình nhập cao Chất thải thực phẩm 40-85 20-65 6-30 Giấy 20-45 1-10 8-30 Carton 5-15 Chất dẻo 1-5 2-6 2-8 Sợi, vải 1-5 2-10 2-6 cao su 0-2 1-5 1-4 Da 0-2 Chất thải vườn 10-20 1-5 1-10 Gỗ 1-4 Thủy tinh 1-10 1-10 4-12 Vỏ hộp kim loại 2-8 1-5 1-5 Nhôm 0-1 Đất cát, tro bụi... 1-40 1-30 0-10 (Nguồn: George Tchobanoglous, và cộng sự, 1993) 1.1.5. Những lợi ích và tác hại của chất thải rắn 1.1.5.1. Lợi ích của chất thải rắn Các chất thải có thể phân hủy sinh học được (hay còn gọi là rác hữu cơ) thường là những loại CTR có nguồn gốc từ thực vật, động vật và có thể bị phân hủy trong môi trường tự nhiên bởi các vi sinh vật. Các loại CTR có thể phân hủy sinh học có khả năng tái chế lại để sản xuất năng lượng điện bằng công nghệ chôn lấp rác để thu khí gas chạy máy phát điện hoặc sản xuất phân bón bằng công nghệ ủ vi sinh (composting). Việc tái chế chất thải hữu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty cổ phần truyền hình cáp sông Thu
113 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 6 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 12 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 12 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng của Công ty Lữ Hành Vitours
158 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Điện lực Kiên Giang
128 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại BIDV Quảng Nam
112 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
116 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 3
126 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Tập đoàn TH
130 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn