Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông
lượt xem 39
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông" nhằm đánh giá thực trạng trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông tại Việt Nam, những xu thế, lợi ích và các yếu tố ảnh hướng tới việc chuyển đổi số với các đơn vị này. Để từ đó có những đề xuất giải pháp cho quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC ĐƠN VỊ VIỄN THÔNG Ngành: Quản trị kinh doanh TRẦN MINH VŨ Hà Nội - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Trần Minh Vũ Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Thoan Hà Nội - 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được viết dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu của các công ty viễn thông. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Minh Vũ
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Thoan, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Minh Vũ
- iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................................. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................ ix MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu .........................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................3 3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................4 4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài .........................................................................4 6. Kết cấu của luận văn ..........................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÔNG VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ ..... 6 1.1. Tổng quan về viễn thông .................................................................................6 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................6 1.1.2. Sự phát triển của viễn thông .....................................................................7 1.1.3. Vai trò của ngành viễn thông ...................................................................9 1.2. Tổng quan về chuyển đổi số ..........................................................................11 1.2.1. Khái niệm về chuyển đổi số ...................................................................12 1.2.2. Lợi ích của chuyển đổi số .......................................................................13 1.2.3. Các bước cơ bản của quá trình chuyển đổi số ........................................17
- iv 1.2.4. Vai trò của ngành viễn thông trong chuyển đổi số của quốc gia ...........19 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số .................................21 1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan ......................................................................21 1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan..........................................................................23 1.4. Tổng quan chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông trên thế giới ..............26 1.4.1. Tại thị trường Nhật Bản .........................................................................26 1.4.2. Tại thị trường Hàn Quốc ........................................................................28 1.4.3. Tại thị trường Trung Quốc .....................................................................29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC ĐƠN VỊ VIỄN THÔNG .............................................................................. 33 2.1. Giới thiệu tổng quan về thị trường viễn thông tại Việt Nam .......................33 2.1.1. Thị trường Viễn thông Việt Nam ...........................................................33 2.1.2. Các đơn vị cung cấp lớn .........................................................................34 2.1.2.1. Công ty dịch vụ Viễn thông (VinaPhone) ..........................................36 2.1.2.2. Công ty thông tin di động Việt Nam (MobiFone) ..............................36 2.1.2.3. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) ............................................37 2.1.2.4. Trung tâm thông tin di động Vietnamobile ........................................37 2.2. Thực trạng quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông ..................38 2.2.1. Mật độ sử dụng Internet .........................................................................38 2.2.2. Mật độ sử dụng điện thoại ......................................................................43 2.2.3. Các công cụ đã được các đơn vị viễn thông sử dụng trong quá trình triển khai chuyển đổi số ............................................................................................51 2.2.3.1. Nền tảng công nghệ viễn thông thế hệ tiếp theo ................................51 2.2.3.2. Nhà mạng trở thành công ty số ..........................................................53 2.2.3.3. Phát triển hạ tầng Internet qua hệ thống cáp quang .........................54 2.2.3.4. Thúc đẩy phát triển mạng 5G ............................................................56 2.2.4. Phát triển dịch vụ chuyển đổi số cho tổ chức, doanh nghiệp của các đơn vị viễn thông .....................................................................................................59 2.2.4.1. Sản phẩm dịch vụ chuyển đổi số của VNPT ......................................59
- v 2.2.4.2. Sản phẩm dịch vụ chuyển đổi số của Viettel ......................................60 2.2.4.3. Sản phẩm dịch vụ chuyển đổi số của MobiFone ...............................63 2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông ...................................................................................................66 2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan ......................................................................66 2.3.1.1. Kinh tế ................................................................................................66 2.3.1.2. Chính trị và xã hội .............................................................................67 2.3.1.3. Môi trường tự nhiên ...........................................................................69 2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan..........................................................................69 2.4. Đánh giá chung về quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông .....72 2.5.1. Thành tựu đạt được.................................................................................72 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................73 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC ĐƠN VỊ VIỄN THÔNG ............................................................ 74 3.1. Định hướng phát triển của các đơn vị viễn thông .......................................74 3.1.1. Bối cảnh hội nhập quốc tế của viễn thông Việt Nam .............................74 3.1.2. Định hướng phát triển của các đơn vị viễn thông ..................................78 3.2. Giải pháp cho quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông .............80 3.2.1. Các đề xuất định hướng thực hiện chuyển đối số cho các đơn vị viễn thông80 3.2.2. Các giải pháp cho nhà nước và cán bộ quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi số...................................84 3.2.3. Xây dựng chiến lược và quy hoạch về nhân lực để phát triển ngành viễn thông trong chuyển đổi số ................................................................................87 3.2.4. Phát triển hạ tầng số nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi số của các doanh nghiệp viễn thông .............................................................................................89 3.3. Một số kiến nghị khác ...................................................................................92 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ, bộ ban ngành .................................................92 3.3.2. Các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông .................................................96 3.3.3. Kiến nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ..........................................................................................................................96
- vi KẾT LUẬN.................................................................................................. 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 2.1: Các công ty chủ chốt trong lĩnh vực Viễn thông tại Việt Nam ................34 Bảng 2.2: Giá cước 3G trả trước của Vietnamobile.. Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 2.2: Tổng sản phẩm trong nước hàng năm theo giá thực tế ........................66 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Trang Hình 2.1: Thông số sử dụng tài nguyên Internet tại Việt Nam .................. 40 Hình 2.2: Mô hình kết nối Internet tại Việt Nam ....................................... 42 Hình 2.3: Thống kê lượt tải các ứng dụng trên Smartphone ..................... 45 Hình 2.4: Thống kê chi tiêu cho quảng cáo trên di động............................ 46 Hình 2.5: Thống kê tỷ lệ không gian quảng cáo trên di động .................... 47 Hình 2.6: Thị phần các mạng xã hội tại Việt Nam ..................................... 48 Hình 2.7: Thống kê thời gian sử dụng thiết bị di động............................... 50
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 2G Second-generation Công nghệ truyền thông di động thế hệ thứ hai 3G Third-generation Công nghệ truyền thông di động thế hệ thứ technology ba 4G Fourth-generation Công nghệ truyền thông di động thế hệ thứ tư AM Amplitude modulation Điều chế theo biên độ AON Active Optical Network Mạng truy nhập quang chủ động CDMA Code Division Multiple Truy nhập đa phân chia theo mã Access CĐS Chuyển đổi số CERT Computer Emergency Hiệp hội các tổ chức Cứu hộ máy tính Response Team ENUM Telephone Number Ánh xạ một số điện thoại từ mạng chuyển Mapping mạch điện thoại công cộng (PSTN) thành một chức năng thể hiện Internet tương ứng ESP Providers of Enhanced Nhà cung cấp dịch vụ cải tiến Services Inmarsat Dịch vụ thông tin liên lạc trực tiếp qua vệ tinh IP Internet Protocol Giao thức Internet ITU International Liên minh viễn thông thế giới Telecommunication Union
- viii LTE Long Term Evolution Công nghệ truy cập băng rộng thế hệ mới MAN Metropolitan area network Mạng đô thị MSAN Multi-Service Access Nút truy cập đa dịch vụ Node MVNE Mobile Virtual Network Nhà khai thác mạng di động ảo chuyên Enabler cung cấp hạ tầng và dịch vụ cho các mạng di động ảo khác SP Ordinary Service Nhà cung cấp dịch vụ truyền thống Providers STM Synchronous Transport Modun truyền tải đồng bộ Module TDM Time-division Kỹ thuật ghép kênh phân chia theo thời multiplexing gian VSAT-IP Very Small Aperture Hệ thống thông tin vệ tinh băng rộng cung Terminal -Internet cấp các dịch vụ viễn thông trên nền giao Protocol thức IP Wimax Worldwide Chuẩn IEEE 802.16 cho việc kết nối Interoperability for Internet băng thông rộng không dây ở Microwave Access khoảng cách lớn WLAN Wireless Local Area Mạng cục bộ không dây Network WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới xDSL Digital Subcriber Line Kênh thuê bao số
- ix TÓM TẮT LUẬN VĂN Cùng với sự phát triển của CNTT và các dịch vụ viễn thông đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt cho ngành dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Ngành viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn có vai trò to lớn trong quá trình phát triển của quốc gia góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, nâng cao dân trí của người dân. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển của thị trường cùng với những biến chuyển của công nghệ đã thôi thúc các đơn vị viễn thông cải tiến công nghệ và đổi mới để thích nghi và phát triển. Sự bùng nổ của internet đã làm tiền đề cho quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam trên mọi lĩnh vực và ngành viễn thông cũng không ngoại lệ. Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện (transformation) cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng. Sự ứng dụng quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp viễn thông được thể hiện thông qua quá trình cơ cấu và mở rộng các nền tảng phục vụ cho công cuộc này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự triển khai này chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra của ngành. Đề tài “Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông” đã được tác giả lựa chọn là đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn đã thực hiện nghiên cứu và đạt kết quả sau: Một là, nghiên cứu hệ thống về viễn thông và chuyển đổi số trong các công ty viễn thông như khái niệm, sự phát triển và vai trò của ngành viễn thông; Tổng quan về chuyển đổi số và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số. Hai là, nghiên cứu thực trạng quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông tại Việt Nam. Từ đó đưa ra nhận định về kết quả đạt được cũng như hạn chế và
- x nguyên nhân hạn chế trong quá trình chuyển đổi số tại các công ty viễn thông Việt Nam. Ba là, trên cơ sở nhận định về thực trạng chuyển đổi số tại các công ty viễn thông Việt Nam, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình chuyển đổi số tại các công ty viễn thông Việt Nam trong thời gian tới. Trong quá trình nghiên cứu luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ thầy cô và các bạn.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của CNTT và các dịch vụ viễn thông đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt cho ngành dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Ngành viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn có vai trò to lớn trong quá trình phát triển của quốc gia góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, nâng cao dân trí của người dân. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển của thị trường cùng với những biến chuyển của công nghệ đã thôi thúc các đơn vị viễn thông cải tiến công nghệ và đổi mới để thích nghi và phát triển. Sự bùng nổ của internet đã làm tiền đề cho quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam trên mọi lĩnh vực và ngành viễn thông cũng không ngoại lệ. Ngoài những nguyên nhân từ sự phát triển công nghệ trong nước, công nghệ thế giới cũng có những thay đổi to lớn, do đó để luôn đứng vững hoặc tạo ra bước đột phá, doanh nghiệp cần phải không ngừng đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển chung. Vậy thực tế cho thấy, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong tình hình phát triển hiện nay. Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện (transformation) cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng. Sự ứng dụng quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp viễn thông được thể hiện thông qua quá trình cơ cấu và mở rộng các nền tảng phục vụ cho công cuộc này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự triển khai này chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra của ngành. Xuất phát từ những thực trạng trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình.
- 2 2. Tình hình nghiên cứu Chuyển đổi số là một chủ đề đang nhận được sự quan tâm khá nhiều, có một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu như sau: Ngô Thanh Loan (2019), “Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch”, Tạp chí du lịch. Trong bối cảnh internet phát triển một cách mạnh mẽ, chuyển đổi số (Digital Transformation) hiện là xu hướng hàng đầu của các doanh nghiệp du lịch, nhằm bắt kịp sự chuyển đổi trong mô hình kinh doanh và makerting. Bài viết tổng hợp một số khái niệm liên quan đến chuyển đổi số, các xu hướng chuyển đổi số trong du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực makerting du lịch. Qua đó có thể thấy khả năng ứng dụng rất to lớn của kỹ thuật số, đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam cần đầu tư hơn để bắt kịp các xu hướng mới trong thời kỷ bùng nổ của công nghệ. Vũ Minh Khương (2019), “Doanh nghiệp Việt Nam trước công cuộc chuyển đổi số: thấu hiểu xu thế toàn cầu và nâng cao tư duy chiến lược”, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam. Thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới với những thay đổi phi thường, trong đó công cuộc chuyển đổi số rộng khắp trên mọi lĩnh vực và ở mọi quốc gia đóng vai trò nền tảng và là động lực chủ đạo. Trong kỷ nguyên với những thách thức và cơ hội chưa từng có này, các quốc gia và doanh nghiệp có khát vọng lớn, tầm nhìn thời đại và chiến lược thực thi sắc bén có thể làm nên những thành quả phát triển vượt bậc. Bài viết khái quát những đặc trưng và xu thế lớn của thời đại và nêu lên một số nội dung của việc nâng tầm tư duy chiến lược mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý trong nỗ lực thiết kế và triển khai công cuộc chuyển đổi số của mình. Vũ Minh Khương (2019), “Dự báo tác động của chuyển đổi số tới kết quả sản xuất - kinh doanh của 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của 500 doanh nghiệp lớn nhất luôn là một chỉ báo quan trọng về tiềm năng phát triển và sức cạnh tranh của một quốc gia. Thêm vào đó, mức đóng góp của chuyển đổi số vào tăng trưởng của các doanh nghiệp này còn là thước đo rất ý nghĩa về nỗ lực nắm bắt cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 của toàn bộ nền kinh tế và khả năng thích ứng với đổi thay của nó trong chặng
- 3 đường phía trước. Bài viết sử dụng số liệu về 500 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam (VN500) được cung cấp bởi Công ty Cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (VNR) để dự báo giá trị mà các doanh nghiệp này có thể tạo ra thêm từ công cuộc chuyển đổi số của họ. Nguyễn Thị Hương Giang (2020), “Nhu cầu chuyển đổi số tại thư viện Tạ Quang Bửu - trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo mô hình thư viện số trong giáo dục (DLE)”, Luận văn thạc sĩ. Lê Minh Toàn (2012), “Quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin”, đề cập đến các nội dung cơ bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm: hệ thống cơ quan quản lý, quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện, internet, thanhvtra và xử lý vi phạm về thông tin và truyền thông. Cuốn sách này cũng đã hệ thống hóa lịch sử ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam từ năm 1945 đến nay, nêu bật những chính sách của nhà nước đối với ngành Bưu chính Viễn thông theo từng giai đoạn: từ năm 1945 đến 1995 ngành Bưu điện vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cung cấp dịch vụ Bưu chính viễn thông cho Nhà nước, doanh nghiệp, người dân; đến sau năm 1995, Nhà nước chủ trương cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, vì thế cần phải tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi ngành Bưu điện; đến năm 1996 Nhà nước chủ trương thành lập Tổng cục Bưu điện nhằm thống nhất công tác quản lý lĩnh vực bưu chính viễn thông, là cơ sở để sau này thành lập Bộ Thông tin truyền thông. Các nghiên cứu trên phân tích về viễn thông, quản lý về viễn thông nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống hóa quá trình chuyển đổi số tại các đơn vị viễn thông Việt Nam. Vì vậy đề tài “Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông” vẫn có tính mới và tính ứng dụng thực tiễn cao. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu
- 4 Mục đích nghiên cứu của đề tài: Đánh giá thực trạng trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông tại Việt Nam, những xu thế, lợi ích và các yếu tố ảnh hướng tới việc chuyển đổi số với các đơn vị này. Để từ đó có những đề xuất giải pháp cho quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông tại Việt Nam 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: Cụ thể hóa các lý luận liên quan về chuyển đổi số và sự phát triển của ngành viễn thông; vai trò của chuyển đổi số và xu thế chuyển đối số trong sự phát triển của xã hội. Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông, vai trò của chuyển đổi số với ngành viễn thông và vai trò của ngành viễn thông trong quá trình chuyển đổi số nói chung. Đánh giá đề xuất các giải pháp cho quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quá trình chuyển đổi số của các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông có hệ thống hạ tầng mạng di động, mạng Internet lớn tại Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Tại các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông có hệ thống hạ tầng mạng tại Việt Nam Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập từ 2015-2020. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính triển khai bằng một số phương pháp xử lý dữ liệu cụ thể như sau: Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng ở Chương 1 và Chương 2 khi trình
- 5 bay về tổng quan về Chuyển đổi số và thống kê bảng số liệu cụ thể về thực trạng chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông tại Việt Nam. Phương pháp suy luận logic: được sử dụng ở Chương 3 để đưa ra các giải pháp cho quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về viễn thông chuyển đổi số. Chương 2: Thực trạng quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông Chương 3: Một số giải pháp cho quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông
- 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÔNG VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ 1.1. Tổng quan về viễn thông 1.1.1. Khái niệm Viễn thông (trong các ngôn ngữ châu Âu xuất phát từ tele của tiếng Hy Lạp có nghĩa là xa và communicare của tiếng La tinh có nghĩa là thông báo) miêu tả một cách tổng quát tất cả các hình thức trao đổi thông tin qua một khoảng cách nhất định mà không phải chuyên chở những thông tin này đi một cách cụ thể (thí dụ như thư). Theo nghĩa hẹp hơn, ngày nay viễn thông được hiểu như là cách thức trao đổi thông tin, dữ liệu thông qua kỹ thuật điện, điện tử và các công nghệ hiện đại khác. Các dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện thoại, sau dần phát triển thêm các hình thức truyền đưa số liệu, hình ảnh … Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông được Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 25/5/2002, các khái niệm thuộc lĩnh vực viễn thông được đề cập gồm thiết bị viễn thông, thiết bị mạng, thiết bị đầu cuối, điểm kết cuối, dịch vụ viễn thông, đường truyền dẫn, tài nguyên thông tin (kho số viễn thông, phổ tần số vô tuyến điện, tài nguyên internet, quỹ đạo vệ tinh), sóng vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến. Như vậy, dịch vụ viễn thông nói chung là một tập hợp các hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, tạo ra chuỗi giá trị và mang lại lợi ích tổng hợp. Do đó, thực thể dịch vụ viễn thông thường được phân làm 2 loại: dịch vụ cơ bản (dịch vụ cốt lõi) và dịch vụ giá trị gia tăng (dịch vụ phụ thêm). Dịch vụ cơ bản là dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Dịch vụ cơ bản thỏa mãn một loại nhu cầu nhất định vì nó mang lại một loại giá trị sử dụng (hay là giá trị lợi ích) cụ thể. Dịch vụ cơ bản quyết định bản chất của dịch vụ, nó gắn liền với công nghệ, hệ thống sản xuất và cung ứng dịch vụ. Các dịch vụ cơ bản của viễn thông bao gồm dịch vụ thoại và dịch vụ truyền số liệu. Dịch vụ thoại bao gồm dịch vụ điện cố định, di động; Dịch vụ truyền số liệu gồm: dịch vụ kênh thuê riêng, dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình …
- 7 Dịch vụ giá trị gia tăng là những dịch vụ bổ sung, tạo ra những giá trị phụ trội thêm cho khách hàng, làm cho khách hàng có sự cảm nhận tốt hơn về dịch vụ cơ bản. Dịch vụ giá trị gia tăng của dịch vụ viễn thông là các dịch vụ làm tăng thêm các giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách khai thác thêm các loại hình dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ . Dịch vụ giá trị gia tăng của dịch vụ viễn thông bao gồm các dịch vụ gia tăng trên nền thoại đó là: dịch vụ hiển thị số gọi đến, dịch vụ chuyển cuộc gọi tạm thời …; các dịch vụ gia tăng trên nền truyền số liệu như: dịch vụ truyền âm thanh, hình ảnh,… 1.1.2. Sự phát triển của viễn thông Quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam đến nay có thể được chia làm 04 giai đoạn gồm: Giai đoạn phục vụ, giai đoạn kinh doanh độc quyền, giai đoạn mở cửa tạo cạnh tranh và giai đoạn chuẩn bị hội nhập quốc tế. Giai đoạn phục vụ Từ trước năm 1987, ngành Bưu điện Việt Nam còn rất nghèo nàn lạc hậu, hoạt động chỉ mang tính chất phục vụ cho mục đích thông tin liên lạc của Đảng và Nhà nước. Sau khi đất nước thống nhất, hệ thống tổ chức ngành Bưu điện được chia làm 04 cấp: Tổng cục Bưu điện; Bưu điện Tỉnh Thành phố và các đặc khu trực thuộc Trung ương; Bưu điện Huyện và tương đương; Trạm bưu điện xã và tương đương.. Ngày 15/8/1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 121- HĐBT ban hành Điều lệ Bưu chính và Viễn thông, xác định: “Mạng lưới bưu chính và viễn thông quốc gia là mạng lưới thông tin liên lạc tập trung thống nhất trong cả nước, do Nhà nước độc quyền tổ chức và giao cho ngành Bưu điện quản lý, khai thác để phục vụ nhu cầu truyền tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp, các lực lượng vũ trang, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa và chế độ hạch toán kinh tế”. Có thể nói, trong giai đoạn này vai trò của ngành bưu điện chưa được nhìn nhận đầy đủ, ngành bưu điện được xem là một ngành kinh tế kỹ thuật và hoạt động
- 8 chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc của Đảng là Nhà nước, vai trò kinh doanh gần như bị che mờ hoàn toàn. Giai đoạn công ty hoá Ngày 7/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 115/HĐBT chuyển Tổng cục Bưu điện thành Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, nằm trong Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện. Đến năm 1992, Chính phủ đã ra Nghị định số 03/CP về việc thành lập Tổng cục Bưu điện là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về Bưu chính Viễn thông, kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu Phát thanh Truyền hình và công nghiệp Bưu điện trong cả nước. Trong giai đoạn từ 1990 đến 1995, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là đơn vị độc quyền phát triển mạng lưới và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam Giai đoạn mở cửa thị trường tạo cạnh tranh Năm 1995, ngành viễn thông khởi động cạnh tranh với việc thành lập Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) và Công ty Viễn thông Quân Đội (Viettel). Cũng trong năm này, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 249/TTg về việc thành lập Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam trực thuộc Chính phủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị dịch vụ, sản xuất lưu thông, sự nghiệp về Bưu chính - Viễn thông thuộc Tổng cục Bưu điện trước đây. Tuy nhiên, đến năm 1996, Tổng cục Bưu điện lại được thành lập để giữ vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu chính viễn thông. Trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2000, mặc dù đã được thành lập nhưng hai công ty viễn thông mới vẫn chưa có những hoạt động nào đáng kể. VNPT vẫn là đơn vị độc quyền hoàn toàn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông. Đến năm 2003, ngành viễn thông thực sự chuyển từ độc quyền công ty sang cạnh tranh trong tất cả các loại dịch vụ. Tổng cộng có 6 công ty hạ tầng mạng được thiết lập mạng lưới và cung cấp dịch vụ gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) và Công ty Thông tin điện tử
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 445 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 423 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 375 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 275 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 282 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 313 | 61
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 268 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 285 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 243 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 189 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 248 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 176 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 146 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn