Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn
lượt xem 14
download
Nội dung nghiên cứu liên quan đến hoạt động về trách nhiệm xã hội tại Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn dựa trên mô hình kim tự tháp về CSR của Carroll và dựa trên Bộ quy tắc ứng xử BSCI, Bộ nguyên tắc CERES, tiêu chuẩn ISO 26000.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN VĂN DŨNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN VĂN DŨNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG MINH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Dũng
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS. TS. Nguyễn Đăng Minh đã tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Tôi xin cảm ơn tới tập thể thầy cô giáo Viện Quản trị kinh doanh - Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi tham gia học tập tại trường. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ và động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Dũng
- MỤC LỤC Trang Danh mục các từ viết tắt .................................................................................. i Danh mục bảng biểu ....................................................................................... ii Danh mục hình vẽ ......................................................................................... iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...................................................................................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 4 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................... 4 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ...................................................... 7 1.2. Cở sở lý luận về trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp ........................ 10 1.2.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .................. 10 1.2.2. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội ........................... 13 1.2.3. Một số bộ tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ................................................................................................ 16 Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu ........................................... 25 2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 25 2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................ 26 2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................. 31 Chương 3: Thực trạng công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn ....................................................................... 32 3.1. Tổng quan Vicem Bút Sơn .................................................................... 32 3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty ............................ 33 3.1.2. Mô hình tổ chức của Công ty .................................................... 35 3.1.3. Khái quát quy trình sản xuất xi măng của Công ty .................... 36 3.1.4. Đặc điểm tổ chức kinh doanh ................................................... 39
- 3.1.5. Đặc điểm sản xuất, kinh doanh của Vicem Bút Sơn ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........................... 40 3.1.6. Hoạt động trách nhiệm xã hội của Vicem Bút Sơn ................... 42 3.2. Phân tích thực trạng công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của Vicem Bút Sơn ............................................................................................................... 46 3.2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát ............................................................. 46 3.2.2. Phân tích thực trạng nhận thức về trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn ........................................................ 49 3.2.3. Phân tích thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn .................................................... 52 3.3. Nhận xét chung về công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn ....................................................................... 62 Chương 4: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn .................................................... 67 4.1 Mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty ........................... 67 4.1.1. Các căn cứ xây dựng mục tiêu .................................................. 67 4.1.2. Các mục tiêu cụ thể .................................................................. 69 4.2. Một số đề xuất giải pháp ........................................................................ 71 4.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ................................................................................................ 71 4.2.2. Giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo chủ đề ................................................................................................. 73 4.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................ 80 4.3.1. Hạn chế của luận văn ................................................................ 80 4.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 80 KẾT LUẬN .................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 BKS Ban kiểm soát 3 CBCNV Cán bộ công nhân viên 4 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông 5 HĐQT Hội đồng quản trị 6 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 7 TNXHDN Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 8 TNXH Trách nhiệm xã hội i
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Các nhận định về CSR 27 Các tiêu chí đánh giá công tác thực hiện TNXH 2 Bảng 2.2 28 của Công ty Vicem Bút Sơn đối với người lao động Các tiêu chí đánh giá công tác thực hiện TNXH 3 Bảng 2.3 30 của Công ty Vicem Bút Sơn đối với môi trường Các tiêu chí đánh giá công tác thực hiện TNXH 4 Bảng 2.4 30 của Công ty Vicem Bút Sơn đối với cộng đồng 5 Bảng 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Vicem Bút Sơn 42 6 Bảng 3.2 Thu nhập bình quân của người lao động 44 7 Bảng 3.3 Tỷ lệ độ tuổi theo mẫu khảo sát 46 8 Bảng 3.4 Tỷ lệ trình độ học vấn theo mẫu khảo sát 47 9 Bảng 3.5 Tỷ lệ nhận thức về CSR theo mẫu khảo sát 49 10 Bảng 3.6 Mức độ thực hiện TNXH đối với người lao động 53 11 Bảng 3.7 Mức độ thực hiện TNXH đối với môi trường 57 12 Bảng 3.8 Mức độ thực hiện TNXH đối với cộng đồng 60 Kết quả đánh giá chung công tác thực hiện TNXH 13 Bảng 3.9 63 của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn ii
- DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Mô hình kim tự tháp về CSR 12 2 Hình 2.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 25 3 Hình 3.1 Mô hình tổ chức của Vicem Bút Sơn 35 4 Hình 3.2 Quy trình sản xuất xi măng của Công ty 37 5 Hình 3.3 Mô hình dây chuyền sản xuất xi măng 39 6 Hình 3.4 Kênh phân phối sản phẩm của Công ty 40 7 Hình 3.5 Doanh thu thuần về bán hàng 43 8 Hình 3.6 Tỷ lệ giới tính theo mẫu khảo sát 47 Tỷ lệ thời gian làm việc tại Công ty theo mẫu 9 Hình 3.7 48 khảo sát iii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng được đẩy mạnh, áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Đặc biệt, khi gia nhập thị trường quốc tế, sự đòi hỏi của các nhà nhập khẩu hàng hóa đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, chế độ của người lao động, bảo vệ môi trường… ngày càng gia tăng. Do đó, để tham gia cuộc chơi, các doanh nghiệp nước ta buộc phải đáp ứng các vấn đề nêu trên. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR - Corporate Social Responsibility) đã và đang ngày càng được biết đến, có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và quốc gia bởi nó bao gồm toàn bộ các khía cạnh trên. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn nâng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp, chiếm được niềm tin, sự tôn trọng của khách hàng, đối tác và xã hội, đồng thời giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược. “Chưa nhìn nhận, thấu hiểu và thực hiện CSR một cách đầy đủ, doanh nghiệp không thể nào phát triển bền vững tại địa phương, chưa nói tới bước ra thế giới với tư cách là công dân doanh nghiệp toàn cầu” (đại diện Suntory PepsiCo chia sẻ). Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều nhà máy xi măng được hình thành và đưa vào hoạt động để đáp ứng được sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đem lại việc làm cho hàng nghìn lao động thì các nhà máy xi măng cũng gây ra 1
- nhiều tác động làm ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống của người dân và xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn” làm đề tài nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu này, tác giả hy vọng đóng góp cho Công ty trong việc tăng cường nhận thức tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 2. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn như thế nào? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này. Phân tích thực trạng công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn, những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại. Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động về trách nhiệm xã hội tại Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn. Về thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2018. 2
- Về nội dung: Nội dung nghiên cứu liên quan đến hoạt động về trách nhiệm xã hội tại Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn dựa trên mô hình kim tự tháp về CSR của Carroll và dựa trên Bộ quy tắc ứng xử BSCI, Bộ nguyên tắc CERES, tiêu chuẩn ISO 26000. 5. Những đóng góp của luận văn Làm rõ thực trạng nhận thức về CSR và thực hiện trách nhiệm xã hội tại Công ty Vicem Bút Sơn. Gợi ý các đề xuất nhằm thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội tại Công ty Vicem Bút Sơn. Gợi ý cho các nhà quản lý của Công ty Vicem Bút Sơn có định hướng phát triển doanh nghiệp đi đôi với việc thực hiện CSR nhằm đảm bảo cho Công ty phát triển bền vững. 6. Kết cấu của luận văn Nội dung của luận văn gồm: Phần mở đầu Danh mục các từ viết tắt, bảng, hình Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn Chương 4: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn 3
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Surroca và cộng sự (2009) nghiên cứu sự tác động của tài nguyên vô hình trong mối quan hệ giữa việc thực thi trách nhiệm và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp dựa trên cơ sở dữ liệu của 599 công ty từ 28 quốc gia. Các tác giả nhận thấy các công ty có thể cải thiện hiệu quả tài chính và thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp của họ bằng cách đầu tư vào đổi mới và trao quyền cho nhân viên. Những khoản đầu tư này có thể mang lại lợi ích cho các mối quan hệ của các bên liên quan, mở ra cơ hội thị trường mới, giúp thu hút và giữ chân những người lao động giỏi, làm tăng hình ảnh thương hiệu. Bhattacharya và cộng sự (2008) nghiên cứu sử dụng CSR để chiến thắng trong cuộc chiến dành nhân tài. Nghiên cứu cho thấy chỉ có 37 phần trăm nhân viên biết về các hoạt động của công ty họ. Rất ít công ty hiểu được sức mạnh của CSR để tạo sự gắn kết của nhân viên. Các doanh nghiệp nên tiếp thị các chương trình CSR của mình trong nội bộ để giúp có được và giữ chân các nhân viên hàng đầu. Để đảm bảo thành công, các nhà quản lý nên cùng với nhân viên tạo ra các chiến lược CSR, thông báo cho nhân viên về các sáng kiến CSR, đáp ứng nhu cầu của họ và khuyến khích trao đổi với công ty. Perrini và cộng sự (2009) dựa trên các phân tích về sáu hoạt động của công ty liên quan đến CSR: tổ chức, khách hàng, xã hội, môi trường tự nhiên, đổi mới, quản trị để đưa ra sáu điểm quan trọng cho nhà quản lý: Thực hiện báo cáo CSR giúp củng cố tổ chức doanh nghiệp, CSR giúp tăng cường quản 4
- lý nguồn nhân lực, khách hàng quan tâm đến việc thực hiện CSR của công ty, cải thiện môi trường tác động đến hiệu quả tài chính của công ty, thực hiện tốt CSR giúp doanh nghiệp gặp ít rủi ro, CSR có thể thúc đẩy sự đổi mới. Jacobs và cộng sự (2010) thực hiện một cuộc điều tra thực nghiệm về hiệu quả môi trường và giá trị thị trường của công ty dựa trên đánh giá về 417 thông báo của công ty về các sáng kiến nhằm tránh, giảm thiểu hoặc bù đắp cho môi trường và 363 thông báo của bên thứ ba về giải thưởng và chứng nhận được xuất bản trong 14 ấn phẩm kinh doanh hàng ngày như Financial Times, The New York Times và The Wall Street Journal từ năm 2004 đến 2006. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết thị trường sẽ phản ứng tích cực với cả hai loại thông báo, nhưng các giải thưởng và chứng nhận của bên thứ ba sẽ dẫn đến giá cổ phiếu tăng vọt so với thông báo của công ty, bởi vì sự tin cậy của các bên thứ ba. Adewuyi và Olowookere (2010) đã nghiên cứu CSR và sự phát triển bền vững hướng tới cộng đồng ở Nigeria tại công ty xi măng WAPCO trên cơ sở phân tích 15 khía cạnh: công bố các chính sách xã hội và môi trường; chính sách xã hội và an toàn; thực hiện bảo vệ môi trường; quản trị doanh nghiệp; chính sách nguồn nhân lực và việc làm; đầu tư cộng đồng và tình nguyện của nhân viên; quy tắc ứng xử với các bên liên quan; trách nhiệm đối với sản phẩm, dịch vụ và tiếp thị; từ thiện và quyên góp từ thiện; hỗ trợ các tổ chức nhân quyền; hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ khác; tuân thủ các tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế; báo cáo xã hội và môi trường; quy tắc ứng xử về hối lộ và tham nhũng; đối thoại với các bên liên quan, liên quan đến ba yếu tố phát triển bền vững: xã hội; kinh tế; môi trường. Nghiên cứu đã đưa ra đề xuất với WAPCO nói riêng và các công ty gây ảnh hưởng đến môi trường nói chung nên dành nhiều nguồn lực hơn cho các hoạt động CSR để đáp ứng các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng nước sở tại. 5
- Bên cạnh đó, nghiên cứu đưa ra cần thiết kế một chính sách, chiến lược và thực thi rõ ràng trong việc báo cáo xã hội và môi trường, các quy tắc ứng xử về hối lộ và tham nhũng, cần ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực y tế và các quy định của công ty về bảo vệ môi trường. Barker và cộng sự (2013) đã thực hiện 10 cuộc phỏng vấn trực tiếp và sử dụng dữ liệu, phân tích bốn khía cạnh bao gồm: Quản lý bền vững; con người; môi trường và cộng đồng của công ty CementCo tại Úc để cung cấp cái nhìn về nhận thức, kinh nghiệm về CSR và vai trò của họ trong việc ra quyết định CSR. Những người tham gia được hỏi về kiến thức về CSR của họ trong công ty, tầm quan trọng của cá nhân và chuyên môn, ảnh hưởng của nó đến công việc và tổ chức, vai trò của chính họ trong việc thiết kế, thực thi chính sách, truyền thông và đào tạo CSR. Các báo cáo bền vững, báo cáo hàng năm, chính sách, trang web và các ấn phẩm, các dữ liệu chính thức đã cung cấp các thông tin cơ bản. Qua đó cho thấy, việc tích hợp các chiến lược và sáng kiến CSR của CementCo dường như là để đối phó với các vấn đề quan trọng trong cộng đồng địa phương và áp lực của các bên liên quan hoặc các sáng kiến toàn ngành. Hornik (2014) với nghiên cứu truyền thông các chính sách CSR trong các nhà máy xi măng chính tại Séc, tác giả đã phân tích truyền thông trực tuyến bên ngoài các hoạt động CSR qua trang web, Facebook, Twitter, Youtube và khảo sát nhận thức của các nhân viên về CSR tại 5 công ty sản xuất xi măng: CMC, Holcim, Lafarge, Cemex, Cement Hranice. Nghiên cứu cho thấy các công ty đều có nhận thức về CSR và hầu hết đều có các báo cáo bền vững từ các hoạt động bằng tiếng Séc. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp về truyền thông CSR và nhận thức của nhân viên về CSR để giúp các công ty sẽ có được nguồn thông tin quý giá về hiệu quả của công ty trong các lĩnh vực và đảm bảo cho các bên liên quan về lợi ích của việc kinh 6
- doanh của công ty, giúp nâng cao danh tiếng, hình ảnh công ty: Cần có báo cáo phát triển bền vững, các báo cáo nên được kiểm tra bởi bên thứ 3; Báo cáo bền vững nên được đưa lên trang web, Facebook hoặc qua liên kết trên Twitter; Cần có người của công ty chịu trách nhiệm tổng hợp các dữ liệu để tạo một báo cáo bền vững hoàn chỉnh; Tăng cường nhận thức cho nhân viên ngay từ khi ký hợp đồng với công ty; Đẩy mạnh các quy tắc ứng xử đạo đức, chủ yếu trong quan hệ kinh doanh và các quy tắc này đều được đưa lên mạng nội bộ của công ty. 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước Phạm Văn Đức (2011), trong bài viết “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách”, tác giả đi sâu phân tích nội dung, vai trò của CSR và một vài vấn đề đặt ra trong việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp Việt Nam. Qua việc làm rõ những lợi ích và những rào cản, thách thức của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp tại Việt Nam, tác giả đã đưa ra gợi ý để thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm của các doanh nghiệp thông qua việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hội và hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện nó. Bùi Thị Lan Hương (2010), qua việc khảo sát trong một nghiên cứu định tính mang tính khám phá việc nhận thức về CSR của người tiêu dùng Việt Nam với một mẫu khảo sát gồm 198 người tiêu dùng có trình độ học vấn từ đại học trở lên, tuổi từ 25 và đang làm việc trong các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội. Nghiên cứu chỉ ra ba điểm chính cần lưu ý để các doanh nghiệp muốn thiết kế các chương trình CSR: Quan niệm về CSR của người tiêu dùng không khác nhiều so với lý thuyết của Carroll; nhiều khách hàng ra quyết định mua sản phẩm không chỉ đơn thuần dựa trên giá cả và chất lượng của sản phẩm; người tiêu dùng đang hiểu 7
- doanh nghiệp chỉ mượn CSR để đánh bóng thương hiệu và đáp ứng yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Võ Thị Mỹ Hương (2010), trong bài viết “Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong sự nghiệp bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trên cơ sở đánh giá những kết quả và hạn chế trong hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam, bài viết đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong đó có việc nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với công tác bảo vệ môi trường. Xuân Thủy và Trung Kiên (2019) trong bài báo “Phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng” đã nêu ra giải pháp của ngành công nghiệp xi măng trong nhưng năm tới là tiếp tục những giải pháp đồng bộ. Cụ thể, các giải pháp giảm chi phí, đặc biệt là chi phí năng lượng, nâng cao năng suất lao động, đầu tư mở rộng năng lực sản suất; đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, lắp đặt hệ thống quan trắc, giám sát trực tuyến, triển khai tốt chương trình tiết kiệm tài nguyên; đổi mới mô hình quản trị. Báo Quảng Ninh có bài “Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả: Nêu cao trách nhiệm xã hội trong phát triển”. Bài báo cho biết Công ty CP Xi măng Cẩm Phả được biết đến là doanh nghiệp luôn tích cực trong các phong trào ủng hộ từ thiện, ủng hộ đồng bào nghèo, đồng bào bị thiên tai, lũ lụt... Những hành động đầy ý nghĩa đã được Công ty thực hiện như: Ủng hộ đồng bào bị lũ quét và sạt lở đất tại tỉnh Lai Châu và Bắc Kạn với trị giá 100 triệu đồng; xây dựng, trao tặng xi măng để xây dựng các công trình công cộng, tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Công ty đã trao tặng trên 300 tấn xi măng cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh để xây dựng cơ sở vật chất, đóng góp hàng trăm triệu đồng cho các quỹ xã hội từ thiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 8
- Tạp chí Vietnam Business Forum (VBF) với bài viết “Vicem Hoàng Thạch: Gắn kinh doanh với trách nhiệm xã hội” cho biết Vicem Hoàng Thạch đã luôn coi trọng "trách nhiệm xã hội" và được thể hiện qua các hoạt động cụ thể: Hằng năm, Công ty đều đầu tư kinh phí thích đáng, ưu tiên sử dụng thiết bị, công nghệ thân thiện với môi trường, hướng tới mục tiêu “sản xuất sạch hơn”; sử dụng nhiên liệu thay thế, giảm thiểu phát thải khí nhà kính CO2; đồng thời thực hiện các giải pháp phục hồi môi trường; tổ chức các hoạt động truyền thông rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức về quản lý rác thải, tuân thủ hệ thống ISO 14000 các quy định về môi trường của pháp luật Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế; hưởng ứng, tham gia đóng góp, ủng hộ cho các hoạt động xã hội, từ thiện. Nguyễn Thị Nhâm Tuất và cộng sự (2012) đã đánh giá hiện trạng môi trường tại Công ty xi măng Bút Sơn thông qua kết quả đo đạc một số chỉ tiêu vi khí hậu và các chỉ tiêu về chất lượng môi trường. Kết quả cho thấy hàm lượng bụi tại một số khu vực trong Công ty và một số tuyến đường vận tải vượt quá tiêu chuẩn cho phép mặc dù Công ty đã áp dụng giải pháp lọc bụi tĩnh điện, phun nước mặt đường nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi tại Công ty xi măng Bút Sơn: Nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của CBCNV trong công ty; Thu gom triệt để rác thải rắn trên các tuyến đường vận tải; Mở rộng và bê tông hóa các tuyến đường; Nâng cấp, cải tiến, thay thế máy móc thiết bị. Báo xi măng Việt Nam với bài “Vicem Bút Sơn thực hiện tốt các công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường” cho biết Công ty Vicem Bút Sơn đã chú trọng đầu tư để nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị, lắp đặt thêm các lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi tay áo, hệ thống phân tích khí, cải tiến thay mới vòi đốt, thuê chuyên gia nước ngoài đưa ra các giải pháp công nghệ… nhằm đảm bảo nồng độ khí thải ra môi trường trong phạm vi cho phép; cải tạo các khu vực 9
- làm việc, đường nội bộ của Công ty; đầu tư các xe hút bụi, xe quét rác; cải tạo, trồng mới cây xanh khu vực xung quanh nhà máy; thực hiện tốt các quy định về thu gom và xử lý rác thải; thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong khai thác đá vôi đá sét an toàn, tránh ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng dân cư xung quanh; phục hồi môi trường tại các khu mỏ đã khai thác theo đúng quy định. Bên cạnh đó, Công ty đảm bảo đời sống, việc làm, các chế độ đãi ngộ cho người lao động, đồng thời tham gia các hoạt động giúp đỡ về vật chất, động viên tinh thần cho các đối tượng chính sách, khó khăn. Ngoài ra, có một số nghiên cứu đi sâu vào những khía cạnh có liên quan đến CSR tại Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn như: “Phân tích và hoàn thiện kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần xi măng Bút Sơn” (Nguyễn Văn Hải, 2011), “Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn” (Lê Thị Minh Huệ, 2016). Tuy nhiên, nghiên cứu cụ thể về CSR trong ngành xi măng Việt Nam nói chung và tại Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn nói riêng chưa có. Do đó, việc nghiên cứu trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn sẽ đóng góp một phần nào đó trong lĩnh vực này tại Việt Nam. 1.2. Cở sở lý luận về trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) bắt đầu từ những năm 1920, tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng và chiến tranh thế giới thứ II, nó đã không trở thành một chủ đề được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tranh luận cho đến những năm 1950. Howard Rothmann Bowen, năm 1953, với cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen), ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm CSR nhằm “tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các 10
- quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội” (Phạm Văn Đức). Nếu như vào những năm 1950 có rất ít các định nghĩa về CSR, thập niên 1960 cho thấy một sự gia tăng đáng kể các khái niệm CSR. Keith Davis (1960) đưa ra định nghĩa về trách nhiệm xã hội trong một bài báo bằng cách lập luận rằng nó đề cập đến các quyết định và hành động kinh doanh của các doanh nhân vì lý do một phần vượt ra ngoài lợi ích về kinh tế hay công nghệ của công ty. William C. Frederick (1960) cũng là người có đóng góp ảnh hưởng đến các khái niệm ban đầu về trách nhiệm xã hội, CSR có nghĩa là các doanh nhân cần tăng cường phúc lợi kinh tế xã hội, đáp ứng sự mong đợi của công chúng. Năm 1963, Joseph W. McGuire, trong cuốn sách “Kinh doanh và Xã hội” (Business and Society), ông đã viết “Ý tưởng về trách nhiệm xã hội cho rằng các tập đoàn không chỉ có nghĩa vụ về kinh tế và pháp lý mà còn có những trách nhiệm nhất định đối với xã hội, vượt ra ngoài những nghĩa vụ này”. Năm 1971, Harold Johnson trong cuốn sách “Kinh doanh trong xã hội đương đại: khuôn khổ và các vấn đề” (Business in contemporary society: framework and issues), ông đã định nghĩa “Một công ty có trách nhiệm xã hội là một công ty có đội ngũ quản lý cân bằng nhiều lợi ích. Không chỉ phấn đấu vì lợi nhuận lớn hơn cho các cổ đông, một doanh nghiệp có trách nhiệm cũng quan tâm đến nhân viên, nhà cung cấp, đại lý, cộng đồng địa phương và quốc gia sở tại”. Năm 1976, Gordon Fitch đã định nghĩa CSR “Trách nhiệm xã hội là nỗ lực nghiêm túc để giải quyết các vấn đề xã hội nguyên nhân do hoàn toàn hoặc một phần bởi công ty”. Năm 1979, Carroll đã đưa ra định nghĩa về CSR: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các kỳ vọng kinh tế, pháp lý, đạo đức và các vấn đề khác mà xã hội mong đợi tại mỗi thời điểm 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 440 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 372 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 271 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 278 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 298 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 310 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 262 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 278 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 239 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 236 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 169 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 209 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 143 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 164 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn