Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình kinh tế nền tảng vào Công ty Cổ phần Hachium
lượt xem 5
download
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích lý thuyết mô hình kinh tế nền tảng, ứng dụng mô hình kinh tế nền tảng vào Công ty cổ phần Hachium. Ứng dụng lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng vào Công ty cổ phần Hachium để phân tích thực trạng và đề xuất mô hình kinh doanh và phương hướng phát triển và đo lường sản phẩm phần mềm cho Doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình kinh tế nền tảng vào Công ty Cổ phần Hachium
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN HACHIUM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LÊ PHƯƠNG NGUYÊN Hà Nội - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN HACHIUM Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Lê Phương Nguyên Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Thoan Hà Nội - 2020
- MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................................. 1 LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG.................... 7 1.1 Tổng quan chung mô hình kinh tế nền tảng ..................................................... 7 1.2 Đặc điểm mô hình kinh tế nền tảng ................................................................. 7 1.2.1 Cấu trúc mô hình kinh tế nền tảng............................................................ 7 1.2.2 Quá trình xây dựng nền tảng .................................................................... 8 1.2.3 Doanh thu từ nền tảng ............................................................................ 10 1.2.4 Quản trị và vận hành nền tảng ................................................................ 13 1.2.5 Chiến lược .............................................................................................. 15 1.2.6 Chính sách .............................................................................................. 18 1.2.7 Đo lường ................................................................................................. 20 1.3 Một số mô hình kinh tế nền tảng thành công trên thế giới và Việt Nam ....... 21 1.3.1 Mô hình Airbnb ...................................................................................... 23 1.3.2 Các nền tảng điển hình ở Việt Nam ....................................................... 24 CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HACHIUM ......................................... 34 2.1 Giới thiệu công ty........................................................................................... 34 2.2 Phân tích thực trạng việc áp dụng mô hình kinh tế nền tảng vào Công ty cổ phần giáo dục Hachium ........................................................................................ 36 2.2.1 Cấu trúc mô hình kinh tế nền tảng.......................................................... 36 2.2.2 Quá trình xây dựng mô hình kinh tế nền tảng Hachium ........................ 41 2.2.3 Doanh thu từ mô hình kinh tế nền tảng Hachium .................................. 43 2.2.4 Quản trị và vận hành mô hình kinh tế nền tảng Hachium: ..................... 52 2.3 So sánh mô hình kinh tế nền tảng Hachium và Coursera .............................. 53
- CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HACHIUM ......................................... 66 3.1 Xu hướng phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam và thế giới ....... 66 3.2 Giải pháp, kiến nghị giúp mô hình kinh tế nền tảng của Hachium phát triển và hiệu quả hơn tại Việt Nam.................................................................................... 69 3.3 Một số bài học kinh nghiệm về kinh doanh nền tảng giáo dục trên thế giới . 74 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 - Thống kê một số nền tảng tiêu biểu theo từng lĩnh vực ............................ 22 Bảng 2 - Thống kê số lượng người dùng trên Hachium ........................................... 39 Bảng 3 - Thống kê số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên nền tảng Hachium ................................................................................................................... 40 Bảng 4 - Thống kê số lượng giáo viên sử dụng nền tảng Hachium ......................... 41 Bảng 5 - Thống kê tỉ lệ tái ký của giáo viên trên nền tảng Hachium ....................... 43 Bảng 6 – Bảng giá dịch vụ nền tảng Hachium ......................................................... 43 Bảng 7 - Thống kê doanh thu của Công ty Cổ phần Hachium ................................. 44 Bảng 8 - Mô hình kinh doanh của Hachium ............................................................ 47 Bảng 9 - So sánh mô hình kinh doanh của Coursera và Hachium ........................... 54
- DANH MỤC HÌNH Hình 1 - Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 5 Hình 2 – Cơ cấu số lượng người dùng và MAU trên nền tảng Hachium ................. 40 Hình 3 – Tốc độ tăng trưởng giáo viên sử dụng nền tảng Hachium và tốc độ tăng trưởng người dùng trên nền tảng Hachium .............................................................. 42 Hình 4 – Thống kê doanh thu của Công ty Cổ phần Hachium ................................ 44 Hình 5 - Mô hình các sản phẩm của Hachium ......................................................... 46 Hình 6 - Mô hình cơ cấu tổ chức của Hachium........................................................ 53
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Thoan. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN LÊ PHƯƠNG NGUYÊN
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn với đề tài: "Ứng dụng mô hình kinh tế nền tảng vào Công ty Cổ phần Hachium", tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn, xong nhờ có sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, ban lãnh đạo, các phòng ban trong công ty khảo sát – Công ty Cổ phần Hachium. Tôi đã hoàn thành được luận văn theo đúng kế hoạch đặt ra. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn - PGS.TS PGS.TS Nguyễn Văn Thoan đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô bộ môn khoa Quản trị Kinh doanh và khoa Sau đại Học của trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình viết luận văn thạc sĩ. Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo tại Công ty Cổ phần Hachium đã tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu và nghiên cứu tại công ty. Một lời cảm ơn gửi đến các anh chị ban lãnh đạo, phòng tin học, phòng kế toán, … đã giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp tài liệu nghiên cứu, trao đổi và giải đáp những vướng mắc của tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trong bài luận, chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy cô, ban cố vấn và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong thực tiễn cuộc sống. Chân thành cảm ơn!
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt API Application Programming Giao diện lập trình ứng Interface dụng B2B Business-to-business Doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B2C Business-to-business-to Kết hợp kinh doanh consumer Doanh nghiệp với doanh nghiệp và Doanh nghiệp với khách hàng B2C Business-to-consumer Doanh nghiệp với khách hàng CAGR Compound Annual Growth Tốc độ tăng trưởng kép Rate hàng năm EdTech Educational Technology Lĩnh vực công nghệ giáo dục MOOC Massive Open Online Course Khóa học trực tuyến mở R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển sản phẩm SaaS Software-as-a-Service Phần mềm dạng dịch vụ
- TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Sau 5 tháng, từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2020, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với phương thức nghiên cứu định lượng về đề tài: “Ứng dụng mô hình kinh tế nền tảng vào Công ty Cổ phần Hachium”. Đề tài là sự kết hợp giữa lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng và thực tiễn về mô hình kinh tế nền tảng tại Công ty Cổ phần Hachium và các xu hướng phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam và trên thế giới. Về mặt lý thuyết, tác giả đã khái quát và phân tích, làm rõ các khái niệm về mô hình kinh tế nền tảng như cấu trúc mô hình kinh tế nền tảng, quá trình xây dựng, doanh thu từ nền tảng, quản trị và vận hành nền tảng, các chiến lược, chính sách và phương thức đo lường mức độ hiệu quả của nền tảng. Dựa trên cơ sở lý thuyết này, tác giả ứng dụng phân tích mô hình kinh tế nền tảng công nghệ giáo dục Hachium về các khía cạnh cấu trúc nền tảng, quá trình xây dựng nền tảng Hachium, doanh thu và phương thức quản trị và vận hành nền tảng, từ đó chỉ ra các vấn đề mà Công ty cổ phần Hachium đang gặp phải. Dựa trên các phân tích này, tác giả đã đưa ra các kiến nghị về phương án giải quyết từng vấn đề, cũng như đúc kết bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam từ sự thành công của các mô hình kinh tế nền tảng trên thế giới.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Trong thời đại bùng nổ sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, mô hình kinh tế nền tảng đang dần thay thế các mô hình kinh tế truyền thống nhờ các ưu thế vượt trội như: (i) Chi phí cận biên gần như bằng không trong sản xuất và phân phối; (ii) Giá trị được tạo ra từ hiệu ứng mạng tích cực khi gia tăng sản xuất sẽ dẫn đến tiêu thụ nhiều hơn và ngược lại. Trên thế giới, rất nhiều công ty lớn hiện đang thống lĩnh thị trường như Facebook, Uber, Amazon hay Airbnb đều được xây dựng bằng mô hình kinh tế nền tảng, và đang tạo ra các thành công đột phá nhờ tận dụng các ưu thế trên. Tại Việt Nam, trong tọa đàm “Vai trò của Kinh tế Nền tảng số đối với tương lai kinh tế Việt Nam” do UPGen Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tổ chức vào tháng 1/2019, PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, đã nhấn mạnh tầm quan trọng và ảnh hưởng của mô hình kinh tế nền tảng không chỉ đến nền kinh tế mà còn cả đời sống văn hóa xã hội của Việt Nam. Ông cũng khẳng định việc áp dụng mô hình kinh tế nền tảng ở Việt Nam sẽ tạo ra một cuộc cách mạng lớn. Các số liệu thống kế cũng đang đang cho thấy sự thâm nhập và thống lĩnh của mô hình kinh tế nền tảng ở Việt Nam khi mô hình này đang dần thay thế các mô hình kinh tế truyền thống trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Về lĩnh vực thương mại điện tử, Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019 do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) công bố đã dự báo, nếu tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì quy mô thị trường sẽ chạm mức 13 tỷ USD. Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020. Có thể nói, các nền tảng thương mại điện tử như Lazada, Tiki hay Shopee hiện đang có một số lượng lớn người tiêu dùng và nhà cung cấp với số lượng lớn giao dịch mua sắm trực tuyến mỗi ngày. Không chỉ thương mại điện tử, mô hình kinh tế nền tảng cũng đang tạo ra những thay đổi trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Theo số liệu công bố bởi Vụ Thanh toán (thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), tính đến tháng hết quý 2/2019, Việt Nam có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua Internet, 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua dịch vụ mobile banking, 83,3 triệu tài khoản cá nhân, 226 triệu giao
- 2 dịch qua Internet, 202 triệu giao dịch tài chính qua điện thoại di động. Có thể nói, mô hình kinh tế nền tảng đang dần thâm nhập ngày càng sâu vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là thị trường tài chính tiền tệ. Bên cạnh thị trường tài chính, các lĩnh vực khác cũng đang chứng kiến sự thay đổi diện mạo đáng kể với sự nhập của các nền tảng như Uber (vào năm 2015), Grab (năm 2016), hay Go-jek (vào năm 2018). Sự xuất hiện của các nền tảng công nghệ đã làm thay đổi cách thức vận hành của thị trường vận tải, cũng như thay đổi thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, dù có nhiều nền tảng công nghệ xuất hiện với những khoản đầu tư khổng lồ hàng triệu USD, các nền tảng công nghệ tại Việt Nam hiện nay phần lớn đều hoạt động chưa hiệu quả và bền vững như các nền tảng công nghệ trên thế giới. Bằng chứng là có rất nhiều các startup về nền tảng đã phải ngừng hoạt động hoặc tuyên bố phá sản, dẫn đến tổn thất nặng nề cho các nhà đầu tư và tác động tiêu cực đến thị trường. Ví dụ, vào năm 2018, Uber, một trong những nền tảng công nghệ đặt xe lớn nhất thế giới, đã phải rút khỏi thị trường Việt Nam và bán lại thị phần cho Grab. Hay gần đây, ngày 11/5/2020, ứng dụng Wefit, ứng dụng kết nối người tập với các phòng tập và spa, đã phải tuyên bố phá sản do không có khả năng thanh toán các khoản nợ vì các khó khăn tài chính. Wefit cũng là một startup nhận được khoản đầu tư hàng triệu USD từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, từ tầm ảnh hưởng của mô hình kinh tế nền tảng đến nền kinh tế Việt Nam và thực trạng mô hình này hiện chưa được áp dụng hiệu quả ở Việt Nam, tác giả nhận định rằng việc nghiên cứu chủ đề này là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực với nhiều bên liên quan. Vì vậy, tác giả quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng mô hình kinh tế nền tảng vào công ty cổ phần Hachium” Việc nghiên cứu và phân tích mô hình kinh tế nền tảng từ cấp độ lý thuyết đến thực tiễn thông qua việc phân tích case study thực tế của Công ty Cổ phần Hachium mang nhiều ý nghĩa thiết thực và quan trọng đối với các bên liên quan, cụ thể: - Đối với doanh nghiệp Hachium nói riêng, việc nghiên cứu và áp dụng các mô hình lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng sẽ giúp cho Doanh nghiệp nhanh chóng phát triển được mô hình kinh doanh sản phẩm phần mềm đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của khách hàng, từ đó trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu cũng phân tích thực trạng hoạt động
- 3 của doanh nghiệp, phân tích và đề xuất giải pháp cho các khó khăn hiện doanh nghiệp Hachium đang gặp phải trong việc triển khai áp dụng mô hình kinh tế nền tảng vào thực tiễn. - Đối với doanh nghiệp, nghiên cứu sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nắm rõ các lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng từ cấu trúc của mô hình, quá trình xây dựng nền tảng, doanh thu từ nền tảng, quản trị và vận hành nền tảng, các chiến lược và chính sách để thành công trong thị trường kinh doanh nền tảng đầy cạnh tranh, cũng như các thước đo để đo lường mức độ hiệu quả của nền tảng. Đồng thời, việc ứng dụng các lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng vào Công ty cổ phần Hachium sẽ là một ví dụ minh họa giúp các doanh nghiệp hình dung ra cách áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, từ đó có thể linh hoạt vận dụng cho doanh nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về mô hình kinh tế nền tảng về các đặc điểm của mô hình này cũng như cách áp dụng mô hình này trong thực tiễn. Các nghiên cứu, phân tích hiện nay có thể tìm được liên quan đến lĩnh vực này có thể kể đến Hệ quả xấu khi mô hình kinh tế chia sẻ bị biến tướng (Hữu Tuấn,2018); Mô hình nền kinh tế chia sẻ và gợi ý cho Việt Nam (ThS. Nguyễn Phan Anh, 2016); Phát triển mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam và một số đề xuất (ThS. Đỗ Thị Nhung, 2018); Nền kinh tế chia sẻ và khả năng phát triển ở Việt Nam (Nguyễn Duy Khang, 2016); Cơ hội và thách thức của mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam (Tô Hà, 2018) Đa số các nghiên cứu đều chưa tiến hành phân tích kỹ lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng, mà chỉ tập trung phân tích thực trạng, tiềm năng và các thách thức khi phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam, với trọng tâm là mô hình kinh tế chia sẻ. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ dựa trên các nghiên cứu trong cuốn sách “Cuộc cách mạng nền tảng: Các thị trường nền tảng đang thay đổi nền kinh tế như thế nào và cách áp dụng” của các tác giả Geoffrey G.Parker, Marshall W.Van Alstyne, và Sangeet Paul Choudary, một cuốn sách được viết gồm các nghiên cứu với kết cấu chặt chẽ về mô hình kinh tế nền tảng dựa trên các nghiên cứu được công nhận trước đó, kết hợp với các phân tích dựa trên kinh nghiệm của các tác giả. Dựa trên lý thuyết từ cuốn sách
- 4 này, tác giả sẽ áp dụng phân tích mô hình kinh tế nền tảng ở Việt Nam nói chung và ở Công ty cổ phần Hachium nói riêng, từ đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất giúp nâng cao hiệu quả của mô hình kinh tế nền tảng ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích lý thuyết mô hình kinh tế nền tảng, ứng dụng mô hình kinh tế nền tảng vào Công ty cổ phần Hachium. Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể gồm: - Chỉ ra và phân tích chi tiết các đặc điểm của mô hình kinh tế nền tảng, bao gồm cấu trúc mô hình kinh tế nền tảng, quá trình xây dựng, doanh thu, quản trị và vận hành nền tảng, chiến lược và chính sách phát triển nền tảng và các công cụ đo lường mức độ hiệu quả của nền tảng. - Phân tích các xu hướng phát triển mô hình kinh tế nền tảng ở Việt Nam và trên thế giới - Ứng dụng lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng vào Công ty cổ phần Hachium để phân tích thực trạng và đề xuất mô hình kinh doanh và phương hướng phát triển và đo lường sản phẩm phần mềm cho Doanh nghiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình kinh tế nền tảng và một số các nền tảng nổi bật ở Việt Nam và trên thế giới, đặc biệt là công ty Cổ phần Hachium 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi thời gian: tác giả tiến hành thu thập số liệu về Công ty Cổ phần Hachium trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 05 năm 2020 Về phạm vi không gian: Đây là một nghiên cứu định tính, nên tác giả đã thực hiện nghiên cứu các nền tảng cả trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thông tin, tác giả tập trung chú trọng vào các nền tảng trong nước để phát huy tối đa năng lực và kinh nghiệm chuyên môn của mình. Đặc biệt, với cương vị là Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần Hachium, tác giả sẽ ứng dụng lý thuyết để phân tích thực trạng và đề xuất mô hình kinh tế nền tảng phù hợp cho công ty.
- 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Quy trình nghiên cứu Hình 1 - Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả đề xuất Bước 1: Хác định vấn đề nghiên cứu: Dựa trên năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử, tác giả quyết định lựa chọn mô hình kinh tế nền tảng làm đề tài nghiên cứu, đồng thời, áp dụng phân tích mô hình này tại Công ty Cổ phần Hachium, nơi tác giả đang công tác. Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu, tác giả đã đề rác các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như đã nêu ở mục 3. Bước 2: Thực hiện nghiên cứu tại bàn: Tác giả tiến hành tìm hiểu chi tiết về mô hình kinh tế nền tảng: khái niệm, cấu trúc mô hình kinh tế nền tảng, quá trình xây dựng nền tảng, doanh thu từ nền tảng, quản trị và vận hành nền tảng, các chiến lược và chính sách, cũng như các thước đo để đánh giá hiệu quả của nền tảng. Đồng thời, tác giả tìm hiểu và tậр hợр các nghiên cứu đi trước ở nước ngoài về các mô hình lý thuyết, các đặc điểm của mô hình kinh tế nền tảng.
- 6 Bước 3: Phân tích lý thuyết: Dựa trên các lý thuyết thu thập được từ bước 2, tác giả tiến hành phân tích và đúc rút các lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng, từ đó hình thành các tiêu chí để phân tích và so sánh giữa các nền tảng với nhau. Bước 4: Thu thậр dữ liệu: Tác giả tiến hành tìm hiểu chi tiết về các nền tảng thành công trên thế giới và Việt Nam dựa trên các tiêu chí đã xây dựng ở bước 3. Bước 5: Phân tích định tính: Dựa trên các dữ liệu chi tiết đã thu thập được ở bước 4, kết hợp với các lý thuyết đã tổng hợp ở bước 3, tác giả ứng dụng phân tích thực trạng mô hình kinh tế nền tảng ở Công ty Cổ phần Hachium Bước 6: Kết luận và đề хuất: Sau khi tiến hành рhân tích dữ liệu, tác giả đưa ra kết luận, viết báo cáo nghiên cứu và đưa ra đề хuất hướng рhát triển để áp dụng thành công mô hình kinh tế nền tảng cho công ty trong tương lai và các giải pháp để khắc phục các khó khăn Công ty đang gặp phải để triển khai mô hình này. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị, đề xuất về các chính sách, quy định pháp lý để gia tăng hiệu quả của mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam. 5.2 Các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kết hợp các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Trước khi đi vào thu thậр dữ liệu sơ cấр, tác giả sử dụng рhương рháр nghiên cứu tại bàn, tổng hợр và tham khảo các dữ liệu thứ cấр từ các nghiên cứu và lý thuyết trước đó về mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Từ những tài liệu tham khảo đó, tác giả đã хây dựng và hoàn thành cơ sở lý thuyết và các tiêu chí phân tích một mô hình kinh tế nền tảng. Sau đó, tác giả đã thu thập các dữ liệu sơ cấp về Công ty Cổ phần Hachium và tiến hành ứng dụng mô hình lý thuyết đã xây dựng để phân tích thực tiễn của nền tảng Hachium. 6. Kết cấu luận văn Nghiên cứu được thiết kế thành ba chương như sau: Chương 1: Lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng Chương 2: Phân tích thực trạng áp dụng mô hình kinh tế nền tảng tại Công ty cổ phần Hachium Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Công ty cổ phần Hachium
- 7 CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG 1.1 Tổng quan chung mô hình kinh tế nền tảng Với sự phát triển của công nghệ thông tin, mô hình kinh tế nền tảng, một khái niệm đã giúp nhiều doanh nghiệp tạo ra sự đột phá và thống trị các ngành công nghiệp truyền thống chỉ trong thời gian ngắn, đang làm thay đổi nguyên tắc quản trị sự phát triển kinh tế và sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong năm 2014, ba trong năm công ty lớn nhất thế giới về vốn hóa thị trường, Apple, Google và Microsoft, đều đã sử dụng mô hình kinh tế nền tảng. Vậy cụ thể, mô hình kinh tế nền tảng là gì? Theo định nghĩa của Parker, Van Alstyne & Choudary (2016, tr. 9) trong cuốn sách “Cuộc cách mạng nền tảng”, mô hình kinh tế nền tảng là một mô hình kinh doanh dựa trên những giao dịch thực hiện bằng cách kích hoạt sự tương tác tạo nên giá trị giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nền tảng cung cấp cơ cấu hạ tầng mở, hỗ trợ những tương tác này và thiết lập trạng thái điều hành cho chúng (Parker, Van Alstyne & Choudary 2016, tr. 12). Mục đích chính của nền tảng là nhằm tạo sự tương thích hoàn hảo với người dùng và sự thuận lợi trong trao đổi hàng hóa, từ đó kích hoạt tạo ra giá trị cho người tham gia (Parker, Van Alstyne & Choudary 2016, tr. 13). Do đó, mô hình kinh tế nền tảng đang dần thay thế mô hình đường ống truyền thống, đồng thời đã và đang tạo nên bước chuyển mình cho nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, tạo nên một cuộc cách mạng nền tảng trong thế kỷ XXI. 1.2 Đặc điểm mô hình kinh tế nền tảng 1.2.1 Cấu trúc mô hình kinh tế nền tảng Do mô hình kinh tế nền tảng chủ yếu dựa trên những giao dịch thực hiện bằng các tương tác tạo nên giá trị giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng, các tương tác cốt lõi (Core Interaction) là đối tượng cần được chú trọng nhất để thiết kế được một nền tảng thành công. Cấu trúc của tương tác cốt lõi được minh họa như sau: Người tham gia + Đơn vị giá trị + Bộ lọc → Tương tác cốt lõi Về người tham gia, một tương tác cốt lõi sẽ bao gồm hai đối tượng tham gia chính, là nhà sản xuất, những người tạo ra giá trị và người tiêu dùng, những người tiêu thụ giá trị (Parker, Van Alstyne & Choudary 2016, tr. 31). Điều đặc biệt của mô
- 8 hình kinh tế nền tảng là trong những giao dịch khác nhau, một người dùng có thể đóng những vai trò khác nhau. Ví dụ, trên nền tảng Airbnb, một chủ nhà trọ ở New York có thể trở thành khách trọ khi đi du lịch tại Los Angeles, hay nói cách khác, vai trò của một người dùng có thể thay đổi theo từng giao dịch. Một nền tảng thành công là nền tảng có thể người dùng dễ dàng chuyển giữa các vị trí, từ người mua sang người bán, hoặc ngược lại. Về đơn vị giá trị, đây là một trong những yếu tố tạo thành tương tác cốt lõi, được tạo ra bởi các nhà sản xuất (Parker, Van Alstyne & Choudary 2016, tr. 32). Ví dụ, trên nền tảng thị trường như Ebay hay Airbnb, đơn vị giá trị là những thông tin sản phẩm/dịch vụ được đăng bởi người bán và người mua có thể tiếp cận các thông tin này bằng công cụ tìm kiếm có trên nền tảng. Tương tự, các bài đăng trên Twitter, các video trên Youtube, hay các hồ sơ cá nhân trên LinkedIn cũng là những đơn vị giá trị của các nền tảng này. Vì các đơn vị giá trị được tạo ra bởi các nhà sản xuất, những người xây dựng nền tảng thường không có quyền kiểm soát trực tiếp chất lượng của các đơn vị giá trị này. Tuy nhiên, các đơn vị giá trị lại chính là những giá trị mà người tiêu dùng tìm kiếm, do đó, để xây dựng một nền tảng thành công, chất lượng của những đơn vị giá trị này là rất quan trọng. Vì vậy, những người xây dựng nền tảng cần chú trọng việc khuyến khích những nhà sản xuất tạo ra các đơn vị giá trị chính xác, hữu ích và gây hứng thú cho người tiêu dùng và cần kiểm soát, chọn lọc chặt chẽ các đơn vị giá trị xuất hiện trên nền tảng. Về bộ lọc, đây là một công cụ giúp lựa chọn các đơn vị giá trị được phân phối đến những người tiêu dùng nhất định. Bộ lọc là một thuật toán hỗ trợ việc giao dịch những đơn vị giá trị phù hợp giữa những người dùng bằng cách kết hợp các thông tin đầu vào (Parker, Van Alstyne & Choudary 2016, tr. 32). Một nền tảng thành công là một nền tảng có thể đưa ra những gợi ý về các đơn vị giá trị phù hợp cho từng đối tượng người dùng nhất định, và hạn chế đưa ra những gợi ý không liên quan. 1.2.2 Quá trình xây dựng nền tảng Một nền tảng thành công sẽ được xây dựng dựa trên việc kết hợp ba cách thức xây dựng chiến lược kéo, tạo điều kiện thuận lợi và tạo kết nối phù hợp. Cách thức đầu tiên là chiến lược kéo, nhằm thu hút người tiêu dùng và nhà sản xuất sử dụng
- 9 nền tảng, từ đó tạo ra các giao dịch giữa họ. Người dùng sẽ không sử dụng một nền tảng nếu nó không có giá trị, và ngược lại, một nền tảng sẽ không có giá trị nếu không có người dùng. Để thực hiện tính năng này, các nền tảng có thể sử dụng vòng lặp phản hồi của một người dùng đơn lẻ và của nhiều người dùng cùng lúc. Dựa trên phản hồi của người dùng về một đơn vị giá trị, thuật toán sẽ phân tích và đưa ra các gợi ý về các đơn vị giá trị có thể thu hút sự chú ý hoặc đáp ứng nhu cầu của người dùng, từ đó khiến người dùng tiếp tục sử dụng nền tảng và tạo ra nhiều các tương tác có giá trị và thu hút thêm những người dùng mới (Parker, Van Alstyne & Choudary 2016, tr. 35). Cách thức thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi, là một điểm đặc biệt của mô hình kinh tế nền tảng so với mô hình đường ống truyền thống. Thay vì trực tiếp tạo ra các giá trị, nền tảng xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm giúp các nhà sản xuất dễ dàng tạo ra và trao đổi các sản phẩm, đồng thời thiết lập các nguyên tắc để quản lý các giao dịch này (Parker, Van Alstyne & Choudary 2016, tr. 36). Việc tạo điều kiện thuận lợi còn bao gồm việc xóa bỏ các rào cản sử dụng, ví dụ, Instagram được tích hợp các chức năng cho phép người dùng chụp ảnh, chỉnh sửa và đăng ảnh chỉ với vài thao tác trên cùng một thiết bị. Chính sự dễ dàng trong sử dụng này đã giúp gia tăng sự tương tác và mở rộng mạng lưới người sử dụng nền tảng này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc gia tăng rào cản lại mang lại lợi ích cho một số nền tảng. Sittercity, một nền tảng giúp các bậc phụ huynh tìm kiếm người trông trẻ, đã gia tăng độ tin tưởng của người dùng bằng cách thiết lập một bộ quy tắc nghiêm ngặt để tìm ra người trông trẻ phù hợp. Do đó, việc xóa bỏ hay gia tăng rào cản cần được tính toán kỹ lưỡng nhằm thúc đẩy những tương tác tích cực và hạn chế các tương tác tiêu cực giữa những người sử dụng nền tảng, từ đó tạo ra những giao dịch phù hợp và có giá trị. Tạo kết nối phù hợp, cách thức cuối cùng, quyết định đến tính hiệu quả của một nền tảng bằng việc kết nối những người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng hoặc tiêu dùng một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định với những nhà sản xuất cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đó (Parker, Van Alstyne & Choudary 2016, tr. 37). Việc kết nối những người dùng phù hợp với nhau được thiết lập thông qua việc phân tích
- 10 các dữ liệu về người tiêu dùng, nhà sản xuất, hàng hóa/dịch vụ, và đơn vị giá trị. Kho dữ liệu của một nền tảng càng lớn thì thuật toán để thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu càng chính xác, tạo ra những bộ lọc càng hiệu quả và các thông tin được đề xuất đến người dùng sẽ phù hợp và liên quan. Vì vậy, chiến lược thu thập dữ liệu cũng cần được chú trọng trong quá trình xây dựng một nền tảng. Cả ba tính năng nêu trên, chiến lược kéo, tạo điều kiện thuận lợi và tạo kết nối phù hợp đều là những yếu tố cần thiết trong việc xây dựng một nền tảng thành công, do đó, cần phát triển cân bằng cả ba tính năng này. 1.2.3 Doanh thu từ nền tảng Việc xác định các nguồn doanh thu từ nền tảng luôn là một bài toán khó với những nhà sáng lập các nền tảng. Trong cuốn sách “Cuộc cách mạng nền tảng”, Parker, Van Alstyne & Choudary (2016, tr. 70) đã chia doanh thu từ nền tảng thành bốn nguồn thu chính: phí giao dịch, phí tiếp cận, phí tiếp cận nâng cao và phí quản lý nâng cao. Nguồn doanh thu đầu tiên, phí giao dịch, là chi phí mà người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất hoặc cả hai bên cùng phải trả cho một nền tảng khi một giao dịch thực sự xảy ra (Parker, Van Alstyne & Choudary 2016, tr. 72). Phí giao dịch sẽ không làm ảnh hưởng đến quyết định sử dụng một nền tảng hay gia nhập một mạng lưới của người dùng nếu được đặt ở mức phù hợp, không quá cao khiến người tiêu dùng và nhà sản xuất không chấp nhận các điều khoản dịch vụ, và không quá thấp để nền tảng vẫn thu được lãi. Tuy nhiên, việc thu phí giao dịch có thể khiến người bán và người mua tự thỏa thuận để phát sinh giao dịch ngoài nền tảng nhằm tránh phải trả phí giao dịch cho nền tảng (Parker, Van Alstyne & Choudary 2016, tr. 74). Để giải quyết vấn đề này, những nền tảng như Fiverr, Groupon hay Airbnb đã hạn chế những người dùng tương tác trực tiếp với nhau bằng cách cung cấp những thông tin cần thiết để người tiêu dùng có thể quyết định như cơ chế xếp hạng hay mức độ tin cậy, nhưng không cho phép người tiêu dùng trực tiếp trao đổi với nhà sản xuất. Tuy nhiên, với thị trường các dịch vụ chuyên nghiệp, những dịch vụ cần sự trao đổi thông tin và quản lý tiến độ liên tục trước, trong và sau giao dịch, các nền tảng không thể luôn kiểm soát việc trao đổi giữa các bên, cũng như việc thu phí giao dịch
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thúc đẩy động cơ làm việc cho nhân viên tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng (Vietcombank Đà Nẵng)
97 p | 11 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (Vietinbank Đà Nẵng)
109 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đà Nẵng
100 p | 7 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Eximbank chi nhánh Quảng Nam
99 p | 10 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
111 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác tuyển dụng và bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ cao tại Tổng công ty Sông Thu
126 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Tập đoàn Logigear - Chi nhánh Việt Nam
109 p | 15 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chính sách truyền thông cổ động cho Festival làng nghề truyền thống Huế
117 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hoạt động xúc tiến thị trường khách du lịch nội địa tại Công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours
119 p | 7 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn