intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vai trò của hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết đối với phát triển kinh tế địa phương - trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Vai trò của hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết đối với phát triển kinh tế địa phương - trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu và đánh giá vai trò của hoạt động kinh doanh XSKT đối với phát triển kinh tế của địa phương tỉnh Bình Dương. Từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình đóng góp của hoạt động kinh doanh XSKT đối với phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an sinh và phúc lợi xã hội, tạo việc làm cho các thành phần yếu thế trong xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vai trò của hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết đối với phát triển kinh tế địa phương - trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT MAI THANH BÌNH VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XỔ SỐ KIẾN THIẾT ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG - TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022 0
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT MAI THANH BÌNH VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XỔ SỐ KIẾN THIẾT ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG - TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN HỒNG THU BÌNH DƯƠNG – 2022 1
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC ................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG biểu............................................................... viii TÓM TẮT................................................................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1 1. Lý do chọn thực hiện đề tài ................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 4 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 5 5.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 5 5.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu................................................ 6 6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ....................................................... 7 6.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................ 7 6.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................... 10 7. Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khoảng trống nghiên cứu . 13 8. Ý nghĩa của nghiên cứu ....................................................................... 13 9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .............................................................. 14 1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ SỞ CỦA NGHIÊN CỨU ............................ 15 1.1.1. Khái niệm kinh doanh xổ số .......................................................... 15 1.1.2. Nguyên tắc kinh doanh xổ số ........................................................ 16 1.1.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh xổ số .......................... 17 1.1.4. Các chính sách, quy định của Nhà nước về hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh vé số .......................................................................... 18 1.1.5. Chủ thể kinh doanh xổ số .............................................................. 19 1.1.6. Người tham gia dự thưởng xổ số ................................................... 20 i
  4. 1.1.7. Đại lý xổ số ................................................................................... 20 1.2. MÔ HÌNH KINH DOANH XỔ SỐ KIẾN THIẾT TRUYỀN THỐNG ................................................................................................................... 20 1.2.1. In vé .............................................................................................. 21 1.2.2. Phát hành và phân phối vé xổ số ................................................... 21 1.2.3. Quay số mở thưởng ....................................................................... 22 1.2.4. Trả thưởng .................................................................................... 23 1.3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XỔ SỐ KIẾN THIẾT ................................................................................................................... 23 1.3.1. Xổ số là trò chơi giải trí lành mạnh ............................................... 23 1.3.2. Xổ số đóng góp vào sự phát triển về kinh tế, xã hội ...................... 24 1.3.3. Tạo thu nhập và việc làm cho nhóm lao động yếu thế ................... 25 1.3.4. Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước cho địa phương .................... 27 1.4. CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN .............................................. 30 1.4.1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng ................................................. 30 1.4.2. Lý thuyết trò chơi .......................................................................... 31 1.4.3. Lý thuyết thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow .......................... 32 1.5. ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT 34 1.5.1. Ảnh hưởng của hành vi người tiêu dùng đến quyết định mua vé số kiến thiết ................................................................................................. 34 1.5.2. Ảnh hưởng của lý thuyết trò chơi đến quyết định mua vé số kiến thiết ................................................................................................................ 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XỔ SỐ KIẾN THIẾT ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................................................. 38 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV XSKT BÌNH DƯƠNG .............................................................................. 38 ii
  5. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, định hướng phát triển .............. 38 2.1.2.2. Định hướng phát triển ................................................................. 39 2.1.3. Kết quả hoạt động của Công ty TNHH MTV XSKT Bình Dương . 39 2.1.3.1. Về quy mô hoạt động kinh doanh ................................................ 39 2.1.3.2. Về thị trường tiêu thụ vé số ......................................................... 41 2.1.3.3. Về sản phẩm vé số ....................................................................... 41 2.2.1. Đóng góp của hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết đối với phát triển kinh tế địa phương .................................................................................. 42 2.2.1.1. Về nguồn thu ngân sách .............................................................. 42 2.2.1.2. Về tạo việc làm ............................................................................ 43 2.2.1.3. Về các hoạt động cộng đồng ....................................................... 44 2.2.2. Thực trạng về vai trò của hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết đối với phát triển kinh tế địa phương tại tỉnh Bình Dương ............................ 46 2.2.2.1. Phương pháp thực hiện đánh giá vai trò của hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết đối với phát triển kinh tế địa phương tại tỉnh Bình Dương ............................................................................................................ 47 2.2.2.2. Kết quả đánh giá vai trò của hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết đối với phát triển kinh tế địa phương tại tỉnh Bình Dương ................... 49 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XỔ SỐ KIẾN THIẾT ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG ...................................................................... 60 2.3.1. Những thành tựu ........................................................................... 60 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XỔ SỐ KIẾN THIẾT ĐÓNG GÓP VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG .................................................... 66 iii
  6. 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ CÔNG TY ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XỔ SỐ KIẾN THIẾT TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG ............................................... 66 3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XỔ SỐ KIẾN THIẾT ĐÓNG GÓP VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................................................. 68 3.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm xổ số để đáp ứng nhu cầu khách hàng . 68 3.2.2. Nâng cao tỷ lệ tiêu thụ vé số để tăng doanh thu đảm bảo số nộp ngân sách hàng năm......................................................................................... 72 3.2.2.1. Đối với Công ty TNHH MTV XSKT Bình Dương ......................... 72 3.2.2.2. Đối với các đại lý vé số ............................................................... 74 3.2.2.3. Đối với người bán vé số .............................................................. 75 3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và năng lực tài chính nhằm thúc đẩy vai trò phát triển địa phương ................................................................... 76 3.2.4. Các mặt còn hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................................................ 78 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 82 CÁC PHỤ LỤC ........................................................................................ 84 iv
  7. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Vai trò của hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết đối với phát triển kinh tế địa phương - Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hồng Thu. Ngoài những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng mọi số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố hoặc sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào. Bình Dương, ngày ….. tháng ….. năm 2022 Tác giả Mai Thanh Bình v
  8. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô TS. Nguyễn Hồng Thu, Cô đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên và đưa ra những đóng góp quý giá trong quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành tốt luận văn của tôi. Tôi cảm ơn quý Thầy, Cô của Trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong quá trình tôi học tập tại trường. Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này. Bình Dương, ngày …. tháng …..năm 2022 Tác giả Mai Thanh Bình vi
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt TBXH Thương binh xã hội TNHH MTV XSKT Trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết UBND Ủy ban nhân dân XSKT Xổ số kiến thiết XSKT Miền nam Hội đồng Xổ số kiến thiết khu vực miền Nam vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Minh họa số liệu báo cáo tài trợ người bán vé số bị ảnh hưởng dịch Covid-19 của các công ty xổ số khu vực miền Nam năm 2021 .. 26 Bảng 1.2. Minh họa số liệu doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách của Công ty TNHH MTV XSKT Bình Dương giai đoạn 2015-2021 ......... 29 Bảng 2.1: Tình hình đầu tư vào lĩnh vực y tế, giáo dục từ nguồn thu hoạt động XSKT của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2021………45 Bảng 2.2: Tình hình thực hiện an sinh xã hội của Công ty TNHH MTV XSKT Bình Dương giai đoạn 2018 - 2021 ............................................ 45 viii
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 0.1: Khung nghiên cứu ........................................................................ 5 Hình 1.1. Các công đoạn của mô hình kinh doanh XSKT truyền thống …..21 Hình 1.2. Tháp nhu cầu của Maslow ......................................................... 32 Hình 1.3. Tiến trình ra quyết định mua hàng .............................................. 34 Hình 2.1. Số liệu nộp ngân sách nhà nước của Công ty TNHH MTV XSKT Bình Dương giai đoạn 2015-2021 …………………………………….42 Hình 2.2. Số lượng người bán vé số lẻ tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015- 2021 ......................................................................................... 44 Hình 2.3. Giới tính người tham gia bán vé số/đại lý vé số .......................... 55 Hình 2.4. Thâm niên người tham gia bán vé số/đại lý vé số........................ 55 Hình 2.5. Số tờ vé số bán được trong một ngày .......................................... 56 Hình 2.6. Thu nhập của người tham gia bán vé số/đại lý vé số ................... 56 Hình 2.7. Cuộc sống của người tham gia bán vé số/đại lý vé số ................. 57 Hình 2.8. Mức độ quan tâm, chăm lo người tham gia bán vé số/đại lý vé số ................................................................................................ 58 Hình 2.9. Đề xuất cần hỗ trợ của người tham gia bán vé số/đại lý vé số .... 58 Hình 2.10. Về bảo hiểm y tế của người tham gia bán vé số/đại lý vé số .... 59 ix
  12. TÓM TẮT Tại Việt Nam, xổ số được xác định là ngành dịch vụ đặc thù với tên gọi là XSKT do nhà nước độc quyền quản lý và kinh doanh với phương châm “Ích nước, lợi nhà”. Cụm từ “Xổ số kiến thiết - Ích nước lợi nhà” từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của đông đảo người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu chỉ nhìn vào nguồn thu từ hoạt động xổ số và hoạt động chi trả thưởng để cho rằng hoạt động xổ số là ích nước, lợi nhà thì chúng ta sẽ không đánh giá hết được các đóng góp của hoạt động xổ số đối với việc tạo việc làm cho người bán vé số, góp phần đảm bảo an sinh xã hội,..... Do đó, việc xem xét và đánh giá vai trò của hoạt động kinh doanh xổ số đối với phát triển kinh tế địa phương được coi là cần thiết và cũng là lý do để tác giả thực hiện luận văn với đề tài “Vai trò của hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết đối với phát triển kinh tế địa phương - trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương”. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính thông qua khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh XSKT trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng như tìm hiểu vai trò đóng góp của hoạt động kinh doanh XSKT đối với phát triển kinh tế địa phương, thực hiện phỏng vấn các cán bộ quản lý có liên quan đến hoạt động kinh doanh XSKT là sở ban ngành (như Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,...), địa phương (như Mặt trận tổ quốc thị xã Thuận An) và người bán vé số lẻ/đại lý vé số nhằm làm rõ vai trò của hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết đối với phát triển kinh tế địa phương. Về cơ bản luận văn đã giải quyết được 3 mục tiêu nghiên cứu gồm: (i) Hệ thống hóa các lý luận liên quan đến xổ số, hoạt động kinh doanh xổ số, vai trò của hoạt động kinh doanh xổ số, các lý thuyết nền và vận dụng lý thuyết nền vào hành vi của người tiêu dùng đối với hoạt động kinh doanh xổ số; (ii) Đánh giá vai trò của hoạt động xổ số đối với sự phát triển kinh tế của địa phương, tổng hợp, phân tích số liệu nộp ngân sách hàng năm, những công trình phúc x
  13. lợi nào được tạo ra từ nguồn thu xổ số, những đóng góp an sinh, phúc lợi xã hội của hoạt động xổ số trên địa bàn tỉnh Bình Dương; và (iii) Đề xuất một số giải pháp để hoạt động kinh doanh XSKT đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương tại tỉnh Bình Dương để hoạt động XSKT vừa tham gia tốt các hoạt động phúc lợi xã hội, vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách của địa phương. Nghiên cứu đã có đóng góp quan trọng trong việc: ngoài những nhiệm vụ thực hiện theo chỉ tiêu do nhà nước giao, nghiên cứu đã cho thấy hoạt động kinh doanh xổ số đóng góp quan trọng và có ý nghĩa đối với hoạt động phát triển kinh tế địa phương tại tỉnh Bình Dương, cũng như trong công tác an sinh và phúc lợi xã hội tại địa phương và công tác chăm lo cho người bán vé số tại địa phương. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã có các khuyến nghị góp phần xây dựng các chế độ hợp lý cho những người bán vé số dạo để vừa đảm bảo an sinh tốt cho người bán vé số với đại đa số là thành phần yếu thế hoặc khó khăn trong xã hội, vừa giúp họ đỡ vất vả hơn trong cuộc sống hiện tại và tương lai. xi
  14. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn thực hiện đề tài Xổ số kiến thiết được coi là ngành dịch vụ đặc thù, có độ nhạy cảm cao, được nhiều quốc gia trên thế giới kinh doanh nhằm vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh có thưởng của người dân, vừa tăng thu cho ngân sách. Từ khi ra đời và tồn tại của ngành xổ số đến ngày hôm nay cho thấy xổ số không những là thú tiêu khiển cho nhiều người, mà nó còn góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng, bảo trì những công trình công ích, những công trình phúc lợi xã hội mang tính tích cực trong cộng đồng của nhiều quốc gia trên giới. Có thể nói, xổ số là một loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt, được chú trọng phát triển vì khả năng thâm nhập thị trường rộng rãi và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nó. Tại Mỹ, kết quả thống kê cho thấy 60% người ở độ tuổi trưởng thành tại các bang của Mỹ chơi xổ số ít nhất một lần trong một năm, điều này cho thấy sức hút của dịch vụ xổ số với người dân là rất lớn. Tại Việt Nam, xổ số cũng được xác định là ngành dịch vụ đặc thù với tên gọi là xổ số kiến thiết do nhà nước độc quyền quản lý và kinh doanh với phương châm “Ích nước, lợi nhà”. Mục tiêu kinh doanh xổ số ở các nước đều có lịch sử giống nhau là huy động nguồn tài chính sức dân. Rất nhiều nước bắt đầu phát hành xổ số là để tái thiết sau chiến tranh. Tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh xổ số chính thức 60 năm qua đều nêu cao sứ mệnh kiến thiết đất nước. Mỗi địa phương có một công ty xổ số kiến thiết do nhà nước nắm giữ 100% vốn. Theo quy định, tiền thu các sắc thuế và các khoản thu khác từ hoạt động kinh doanh xổ số sẽ được để lại toàn bộ cho địa phương đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục,… Theo đánh giá Bộ Tài chính, với 21 công ty, doanh thu và số nộp ngân sách của hoạt động xổ số ở khu vực phía Nam tăng đều các năm và chiếm từ 70-90% tổng doanh thu xổ số cả nước (XSKT Khu vực Miền Nam, 2021). Còn tại Bình 1
  15. Dương, theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2020, Công ty XSKT Bình Dương đạt tổng doanh thu 4.692 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 1.905 tỷ đồng, với khó khăn dịch bệnh Covid-19 bùng phát các hoạt động tạm dừng để tập trung phòng chống dịch “đông cứng, khoá chặt” nên năm 2021, doanh thu của Công ty XSKT Bình Dương đạt 3.684 tỷ đồng, nộp ngân sách 1.344 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào nguồn thu từ hoạt động xổ số và hoạt động chi trả thưởng để cho rằng hoạt động xổ số là ích nước, lợi nhà thì chúng ta sẽ không đánh giá hết được các đóng góp của hoạt động xổ số đối với việc tạo ra môi trường giải trí lành mạnh, tạo việc làm cho người bán vé số thành phần yếu thế trong xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Ngoài việc nộp ngân sách nhà nước theo quy định, các công ty xổ số kiến thiết trong khu vực miền nam đã thực hiện tốt phương châm “Ích nước – Lợi nhà” trong việc chăm lo cho các gia đình khó khăn, hộ nghèo có những mái ấm tình thương, ngôi nhà đại đoàn kết cũng như xây dựng các ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng. Tham gia tài trợ cho giáo dục (học bổng, giải thưởng Sao khuê, giải thưởng các hội thi, Hội khuyến học khuyến tài, tài trợ phòng thí nghiệm, phòng máy tính...) , với những đóng góp rất lớn nhưng số liệu để minh chứng và làm rõ vai trò đóng góp của ngành xổ số đối với sự phát triển kinh tế của địa phương chưa được làm rõ. Với đặc thù là loại hình xổ số truyền thống, hình thức kinh doanh mua bán thủ công ( thông qua người bán vé số lẻ ) nên chịu ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh...việc đi lại mua bán của người bán vé số lẻ gặp nhiều khó khăn, trong khi đó doanh thu từ hoạt động xổ số chủ yếu là từ người bán vé số lẻ, một lực lượng đóng góp rất lớn cho ngành xổ số tuy nhiên mức thu nhập không ổn định, chưa có qui định nào hướng dẫn hỗ trợ cho đối tượng này, đa số người bán vé số chưa được trang bị bảo hiểm y tế; Với việc tạo ra sân chơi giải trí lành mạnh thu hút tiền đóng góp của toàn dân trong việc thực hiện các công trình phúc lợi công 2
  16. cộng bên cạnh đó xuất hiện một số hành vi sai trái như: sử dụng phương tiện xổ số để làm phương tiện rửa tiền, mua dịch vụ xổ số qua dịch vụ di động (ví momo,..) gây mất trật tự an toàn xã hội, người mua vé số qua các dịch vụ này không được đảm bảo quyền lợi vì tổ chức cung cấp dịch vụ không chịu trách nhiệm về chi trả thưởng. Chính phủ không khuyến khích người dân làm giàu từ hoạt động mua vé số cũng như nền kinh tế quá phụ thuộc vào doanh thu hoạt động kinh doanh vé số. Từ lý do nêu trên và với mục tiêu nghiên cứu, đánh giá những ích lợi từ hoạt động kinh doanh của các Công ty xổ số nói chung và Công ty XSKT Bình Dương nói riêng đối với phát triển kinh tế của địa phương tỉnh Bình Dương, tác giả chọn đề tài: “Vai trò của hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết đối với phát triển kinh tế địa phương - trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu và đánh giá vai trò của hoạt động kinh doanh XSKT đối với phát triển kinh tế của địa phương tỉnh Bình Dương. Từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình đóng góp của hoạt động kinh doanh XSKT đối với phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an sinh và phúc lợi xã hội, tạo việc làm cho các thành phần yếu thế trong xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá vai trò của hoạt động xổ số đối với sự phát triển kinh tế của địa phương, tổng hợp, phân tích số liệu nộp ngân sách hàng năm, những công trình phúc lợi nào được tạo ra từ nguồn thu xổ số, những đóng góp an sinh, phúc lợi xã hội của hoạt động xổ số trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Đề xuất một số giải pháp để hoạt động kinh doanh XSKT đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương tại tỉnh Bình Dương để hoạt động XSKT vừa 3
  17. tham gia tốt các hoạt động phúc lợi xã hội, vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách của địa phương. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi sau cần trả lời được trong bài : - Thực trạng hoạt động kinh doanh XSKT tại Bình Dương thời gian qua như thế nào? Có những kết quả gì ? Những hạn chế gì ? - Giải pháp nào là phù hợp để thúc đẩy vai trò của hoạt động kinh doanh XSKT đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương tại tỉnh Bình Dương? 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của hoạt động kinh doanh XSKT đối với phát triển kinh tế của địa phương tỉnh Bình Dương. Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Dương với dữ liệu minh chứng lấy từ Công ty TNHH MTV XSKT Bình Dương. + Thời gian: Dữ liệu thu thập từ năm 2015 đến năm 2021 + Nội dung: Liên quan đến hoạt động kinh doanh XSKT bao gồm (i) Cơ sở lý thuyết và mô hình hoạt động kinh doanh XSKT như các khái niệm để làm cơ sở cho nghiên cứu, khái quát mô hình kinh doanh XSKT truyền thống, vai trò của hoạt động kinh doanh XSKT,…. (ii) Thực trạng hoạt động kinh doanh XSKT đối với phát triển kinh tế địa phương tại tỉnh Bình Dương như khái quát về hoạt động kinh doanh XSKT trên địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua số liệu tại Công ty TNHH MTV XSKT Bình Dương, thực trạng vai trò của hoạt động kinh doanh XSKT đối với phát triển kinh tế địa phương tại Bình Dương,…. Và (iii) Các giải pháp để hoạt động kinh doanh XSKT đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương tại tỉnh Bình Dương như định hướng của tỉnh Bình Dương đối với hoạt động kinh doanh XSKT và các giải pháp để hoạt động kinh doanh XSKT đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương. 4
  18. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Quy trình nghiên cứu Tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính thông qua khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh XSKT trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng như vai trò đóng góp của hoạt động kinh doanh XSKT đối với phát triển kinh tế địa phương và phỏng vấn các cán bộ quản lý có liên quan đến hoạt động kinh doanh XSKT là sở ban ngành (như Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,...) và địa phương (như Mặt trận tổ quốc thị xã Thuận An) nhằm làm rõ vai trò và thêm cơ sở luận cứ để đề xuất các giải pháp. Quy trình nghiên cứu được tác giả thực hiện thông qua sơ đồ sau: Cơ sở lý thuyết và mô hình hoạt động kinh doanh XSKT Tiêu chí đánh giá vai trò của XSKT đối với phát triển kinh tế địa phương Thu thập dữ liệu sơ cấp về hoạt Thu thập dữ liệu thứ cấp về hoạt động XSKT tại Bình Dương động XSKT tại Bình Dương Phân tích và đánh giá thực trạng, vai trò đóng góp của hoạt động kinh doanh XSKT với phát triển kinh tế địa phương Đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của các ảnh hưởng đến vai trò của XSKT đối với phát triển kinh tế địa phương Kết luận và đề xuất các giải pháp Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu 5
  19. 5.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Để tiến hành thu thập dữ liệu cho nghiên cứu, tác giả đã tiến hành xác định nguồn dữ liệu thu thập, phương pháp thu thập, phạm vi thu thập và xử lý dữ liệu như sau: - Nguồn thu thập dữ liệu: Tác giả tiến hành thu thập từ hai nguồn chính là nguồn dữ liệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp. - Phương pháp thu thập dữ liệu: Nguồn dữ liệu thứ cấp tác giả thu thập thông qua khảo sát thực tế và thu thập trực tiếp từ các báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh XSKT cũng như các dữ liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu như số liệu nộp ngân sách qua các năm, số liệu tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận hàng năm, số liệu các công trình phúc lợi được thực hiện từ nguồn thu xổ số kiến thiết, số liệu người bán vé số có việc làm từ hoạt động kinh doanh xổ số trên địa bàn tỉnh Bình Dương, số liệu phúc lợi, an sinh xã hội từ hoạt động kinh doanh xổ số,.... Còn nguồn dữ liệu sơ cấp tác giả thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý tại các sở ban ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh XSKT gồm Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (liên quan đến sử dụng nguồn thu XSKT để xây nhà tình nghĩa, hỗ trợ Covid,...), Sở Tài chính (liên quan đến kế hoạch kinh doanh, phân bổ nguồn thu từ hoạt động XSKT,...), Sở Giáo dục và Đào tạo (liên quan đến sử dụng nguồn thu XSKT để hỗ trợ quỹ khuyến học, cấp học bổng cho học sinh nghèo,..), Mặt trận tổ quốc các đơn vị Thuận An, Tân Uyên, Phú Giáo, Thủ Dầu Một; cũng như người bán vé số, đại lý vé số (chi tiết xem phụ lục 1) thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn (chi tiết xem phụ lục 2). - Phạm vi thu thập dữ liệu: Các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh XSKT trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2021. - Xử lý dữ liệu thu thập: Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành tập hợp để phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin nhằm để đánh giá vai trò của 6
  20. hoạt động kinh doanh XSKT đối với phát triển kinh tế của địa phương tại tỉnh Bình Dương. Còn đối với nguồn dữ liệu sơ cấp, tác giả tiến hành ghi chép và ghi âm lại nội dung trả lời phỏng vấn để làm cơ sở kiểm chứng cho những nhận định của tác giả về vai trò của hoạt động kinh doanh XSKT đối với phát triển kinh tế của địa phương tại tỉnh Bình Dương; đồng thời những câu hỏi phỏng vấn sâu về việc làm thế nào để nâng cao vai trò của hoạt động kinh doanh XSKT đối với phát triển kinh tế của địa phương có nhiều câu trả lời khác nhau nên tác giả tiến hành ghi chép và so sánh để lọc các dữ liệu trùng lắp nhằm lựa chọn thông tin để làm cơ sở cho các đề xuất về giải pháp của luận văn. 6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 6.1. Các nghiên cứu nước ngoài Hoạt động kinh doanh xổ số từ lâu đã được coi là một loại hình đầu tư, một hình thức kinh doanh mang tính đặc thù dựa trên tâm lý hành vi của người chơi xổ số mong muốn và hy vong may mắn được trúng các giải thưởng để cải thiện tình tài chính của bản thân,... nên đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu. Điển hình như các nghiên cứu sau: Charles T. Clotfelter và Philip J. Cook (1990) đã cho rằng ở khía cạnh đầu tư, những tờ vé số có thể được xem như là những tài sản tài chính có rủi ro vì chúng có thể mang đến giải thưởng từ tiền đầu tư cho vé số. Mặc dù xác suất trúng thưởng rất thấp nhưng người ta vẫn mua vì giải thưởng đạt được có thể rất lớn so với số tiền bỏ ra; từ đó, giá trị kỳ vọng của việc mua vé số vẫn có thể tương xứng với giá trị đầu. Cùng hướng nghiên cứu này (Richard H. Thaler, William T. Ziemba, 1988) cho rằng với một đô la đầu tư cho xổ số, kỳ vọng trúng thưởng của người mua chỉ có 0,5 đô la và 0,5 đô la còn lại được dùng để trả cho thú vui chơi xổ số. Ngoài ra, (Thomas Garrett ;Russell Sobel, 1999) sử dụng số liệu về người chơi xổ số ở Mỹ, đã chứng minh được ngay cả những người không thích rủi ro (risk-averse) cũng có thể chơi xổ số do họ thích 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2