intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

11
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn "Cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Hà Nội" là đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Hà Nội

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN LÊ NHẬT QUANG CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƢỜNG HỌC HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC MÃ SỐ: 834.04.04 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ TUYẾT HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Tuyết. Luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ Tác giả luận văn Lê Nhật Quang
  3. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................... 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 6 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 6 7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................. 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP ............................................................................................................... 1 1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................. 1 1.1.1. Doanh nghiệp ............................................................................................. 1 1.1.2. Lao động..................................................................................................... 3 1.1.3. Điều kiện làm việc ..................................................................................... 3 1.1.4. Cải thiện điều kiện làm việc ....................................................................... 5 1.2. Nội dung và biện pháp cải thiện điều kiện làm việc tại doanh nghiệp ............. 7 1.2.1. Cải thiện yếu tố vệ sinh môi trường lao động ............................................ 8 1.2.2. Cải thiện yếu tố tâm - sinh lý lao động .................................................... 15 1.2.3. Cải thiện yếu tố thẩm mỹ trong lao động ................................................. 19 1.2.4. Cải thiện yếu tố tâm lý xã hội .................................................................. 23 1.2.5. Cải thiện yếu tố điều kiện sống ................................................................ 26 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc trong doanh nghiệp .......... 27 1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp....................................................... 27 1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ...................................................... 31
  4. 1.4. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp tƣơng đồng về cải thiện điều kiện làm việc và bài học rút ra đối với Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trƣờng học Hà Nội ............................................................................................ 34 1.4.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp tương đồng về cải thiện điều kiện làm việc ...................................................................................................... 34 1.4.2. Bài học rút ra đối với Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Hà Nội ...................................................................................................................... 36 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................. 38 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƢỜNG HỌC HÀ NỘI ........................ 39 2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Hà Nội ........ 39 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triền của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Hà Nội.......................................................................................... 39 2.1.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến cải thiện điều kiện làm việc ..................................................................................................................... 41 2.2. Phân tích thực trạng cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trƣờng học Hà Nội ............................................................... 53 2.2.1. Thực trạng cải thiện yếu tố vệ sinh môi trường ....................................... 53 2.2.2. Thực trạng cải thiện yếu tố tâm sinh lý lao động..................................... 58 2.2.3. Thực trạng cải thiện yếu tố thẩm mỹ trong lao động ............................... 59 2.2.4. Thực trạng cải thiện yếu tố tâm lý xã hội ................................................ 61 2.2.5. Thực trạng cải thiện điều kiện sống ......................................................... 63 2.3. Đánh giá về thực trạng cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trƣờng học Hà Nội ..................................................... 65 2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân ......................................................................... 65 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... 67 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................. 70
  5. Chƣơng 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƢỜNG HỌC HÀ NỘI ..................................................................................................................... 71 3.1. Mục tiêu, quan điểm cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trƣờng học Hà Nội ............................................................... 71 3.1.1. Mục tiêu.................................................................................................... 71 3.1.2. Quan điểm ................................................................................................ 71 3.2. Giải pháp nhằm tăng cƣờng cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trƣờng học Hà Nội ............................................... 74 3.2.1. Cải thiện yếu tố tâm sinh lý lao động....................................................... 74 3.2.2. Cải thiện yếu tố vệ sinh môi trường ......................................................... 75 3.2.3. Cải thiện yếu tố thẩm mỹ trong lao động ................................................. 76 3.2.4. Cải thiện điều kiện sống ........................................................................... 76 3.2.5. Tổ chức nơi làm việc hợp lý .................................................................... 77 3.2.6. Bố trí và sắp xếp các bộ phận làm việc trong Công ty ............................ 81 3.2.7. Thông tin tuyên truyền và huấn luyện về công tác bảo hộ lao động và tổ chức thực hiện tốt các chế độ về bảo hộ lao động ............................................. 82 3.2.8. Nâng cao nhận thức về cải thiện điều kiện làm việc của lãnh đạo và người lao động.................................................................................................... 82 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 84 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 87
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ATLĐ – VSLĐ An toàn lao động – Vệ sinh lao động BHLĐ Bảo hộ lao động CBCNV Cán bộ công người lao động CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa MMTB Máy móc thiết bị PCCC Phòng cháy chữa cháy TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng Bảng 1.1. Giới hạn tiêu chuẩn cho phép của các thông số vi khí hậu tại ví trí làm việc .............................................................................................. 9 Bảng 1.2: Giá trị tối đa cho phép về tiếng ồn ................................................... 11 Bảng 1.3: Giá trị nồng độ tối đa cho phép hạt bụi ............................................ 12 Bảng 1.4: Tiêu chuẩn chiếu sáng ...................................................................... 14 Bảng 2.1: Bảng giá trị tài sản cố định tại thời điểm 31/12/2020 ...................... 49 Bảng 2.2: Thống kê số lượng nhân lực giai đoạn 2018- 2020 .......................... 50 Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2018 đến năm 2020 ............... 52 Bảng 2.4: Danh sách các cơ sở của Công ty ..................................................... 54 Bảng 2.5. Thu nhập bình quân của cán bộ công người lao động giai đoạn 2018-2020 ........................................................................................ 63 Bảng 2.6: Tiền thưởng; phụ cấp dành cho cán bộ công người lao động trong công ty năm 2020............................................................................. 64 Hình Hình 2.1: Logo của công ty năm 2020 .............................................................. 39 Hình 2.2. Phòng họp.......................................................................................... 60 Hình 2.3. Phòng Tài chính – kế toán................................................................. 61 Sơ đồ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty................................................. 42
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Với đường nối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tạo những tiền đề vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cùng với sự phát triển đó đã tạo tiền đề ra những điều kiện làm việc an toàn, tiện nghi cùng với trang thiết bị hiện đại... giúp cho việc tăng năng suất lao động, bảo đảm an toàn, tính mạng và sức khoẻ của người lao động. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay vẫn còn những cơ sở sản xuất có điều kiện làm việc chưa tốt, tồn tại những yếu tố nguy hiểm, có hại, các tác nhân nghề nghiệp gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Vì thế việc bảo đảm cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn – vệ sinh lao động, hạn chế gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tăng năng suất lao động là một trong những vấn đề phải được quan tâm thích đáng và đó là thông qua các biện pháp về khoa học kĩ thuật, tổ chức, kinh tế xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi ngày càng được cải thiện tốt, ngăn ngừa tai nạn lao động, hạn chế đau ốm, giảm sút sức khoẻ và bảo vệ tính mạng người lao động trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lức lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. Từ việc xác định “Con người là vốn quý, tính mạng và sức khoẻ và quan trọng nhất”. Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều các văn bản, thông tư, nghị định, luật pháp, chính sách, chế độ và các tiêu chuẩn quy định kèm theo... Trong đó Bộ Luật Lao động cũng như công tác an toàn – vệ sinh lao động của tất cả mọi doanh nghiệp trong cả nước. Bên cạnh đó còn phát động nhiều phong trào về an toàn – vệ sinh lao động như tuần lễ Quốc gia về an toàn – vệ sinh lao động, các cuộc thi an toàn –
  9. 2 vệ sinh lao động giỏi, phong trào xanh sạch đẹp... trong cả nước đã được các doanh nghiệp và người lao động toàn quốc hưởng ứng nhiệt liệt. Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội là một trong những doanh nghiệp mà người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như: nóng, ẩm, bụi, thiếu ánh sáng ... vì thế việc đảm bảo an toàn lao động, bệnh nghề nghiệp cho công nhân là nhiệm vụ hàng đầu. Đối với Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội, ban lãnh đạo Công ty rất chú trọng đến công tác bảo hộ lao động, đồng thời cũng tạo điều kiện tối đa về mặt an toàn – vệ sinh lao động cho công nhân. Do đó, trong mấy năm gần đây, Công ty không có người lao động nào mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động nặng chỉ xảy ra ở mức nhẹ do sơ suất khách quan đem lại. Qua việc tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất và về tình hình bảo hộ lao động của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội, tác giả thấy Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội tuy có rất nhiều cố gắng đầu tư vào việc triển khai hoạt động bảo hộ lao động song Công ty vẫn có một số tồn tại và khó khăn cơ bản mà Công ty cần khắc phục để đem đến cho người lao động của công ty một môi trường và điều kiện làm việc tốt hơn. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài “Cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội”. Đề tài này sẽ đi nghiên cứu về cải thiện điều kiện làm việc tại doanh nghiệp để tìm ra được giải pháp hoàn thiện hơn giúp người lao động tại Công ty cống hiến hết mình cho chính bản thân và doanh nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cải thiện điều kiện làm việc không phải là một đề tài mới mẻ nhưng được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu. Trong quá trình làm việc, Cải thiện điều kiện làm việc có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người lao động. Việc nghiên cứu, vận dụng các lý thuyết cải thiện điều kiện làm việc vào thực tiễn trong quá trình sản xuất kinh doanh và hoạt
  10. 3 động của doanh nghiệp đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, trong đó có thể liệt kê một số nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận như: - Daniel H. Pink (2013), tác giả cuốn sách “Động lực chèo lái hành vi – Sự thật kinh ngạc về những động cơ thúc đẩy động lực của con người”, được tái bản và đổi tên từ cuốn sách “Động lực 3.0”, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội. Cuốn sách thể hiện luận điểm mới về động lực làm việc của con người trong thế kỷ 21, tác giả đã nhận định các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa khai thác và đánh giá đúng vai trò của nó bởi vẫn còn lệ thuộc vào các mô hình tạo động lực cũ. - Lại Thị Tố Quyên (2020), “Điều kiện làm việc của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam từ thực tiễn các doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã phân tích thực trạng điều kiện làm việc của lao động nữ trong các doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội. Tác giả đánh đã giá tình hình thực trạng điều kiện làm việc và đưa ra một số nguyên nhân cơ bản làm suy giảm điều kiện làm việc như: cơ cấu của doanh nghiệp cồng kềnh, thù lao chưa thỏa mãn và chưa cạnh tranh trên thị trường, thiếu công bằng, khoa học trong tuyển dụng và các mối quan hệ trong doanh nghiệp…Từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam từ thực tiễn các doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội đến năm 2025. - Trần Trọng Đào (2013), “Pháp luật về an toàn lao động ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Luận án đề cập đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc bảo vệ an toàn nghề nghiệp, sức khỏe cho người lao động đó là: trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn đối với người lao động để họ có đủ năng lực tự bảo đảm sức khỏe cho
  11. 4 mình trong quá trình lao động; tổ chức khám sức khỏe định kỳ theo tiêu chuẩn quy định cho người lao động nói chung. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh về công tác an toàn lao động tốt sẽ đạt được 3 vấn đề: đảm bảo thân thể người lao động, hạn chế được đến mức thấp nhất tai nạn gây mất khả năng lao động hoặc thậm chí tử vong; bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh như bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh tật khác do điều kiện xấu gây ra; bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động. Do đó, tránh được các chi phí về thiệt hại do tai nạn, ốm đau, điều trị là rất lớn, tránh được các chi phí khác phát sinh như thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên liệu, … - Bài nghiên cứu “Đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp Việt Nam” - đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển (số 163- 2013) của tiến sĩ Lê Trung Thành đã hệ thống lại các giai đoạn đánh giá thực hiện công việc: từ mục tiêu, giám sát, hướng dẫn, cung cấp thông tin phản hồi và đánh giá cuối kỳ. Ngoài ra bài viết đã đề cập đến các công việc cần thiết mà cán bộ quản lý nguồn nhân lực cần làm khi áp dụng hệ thống đánh giá thực hiện công việc trong các doanh nghiệp Việt Nam. Những công trình nói trên đã đề cập tới những vấn đề chung về điều kiện làm việc tại các các doanh nghiệp, đã phác họa ra một số thực trạng, dựa trên kết quả điều tra xã hội học hay những số liệu thống kê để đưa ra một số giải pháp về cải thiện điều kiện làm việc. Phần lớn các đề tài này đều ở tầm vĩ mô, hoặc cụ thể với đối tượng nghiên cứu, thời điểm nghiên cứu, khu vực, lĩnh vực nghiên cứu khác nhau và đặc điểm tại mỗi tổ chức không giống nhau nên không áp dụng hoàn toàn vào doanh nghiệp khác. Hiện nay Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề điều kiện làm việc, vì vậy đề tài mà tác giả lựa chọn mang tính thực tiễn và có tính vận dụng cao.
  12. 5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Cải thiện điều kiện làm việc của người lao động tại doanh nghiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi về nội dung: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những giải pháp tăng cường cải thiện điều kiện làm việc của người lao động được tốt hơn, nhằm hiểu tâm lý, nâng cao năng suất làm việc của người lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại: Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội. - Phạm vi về thời gian: Số liệu điểu tra sẽ phản ánh tình hình cơ bản của Công ty từ năm 2018 đến năm 2020. Sau đó sẽ đề xuất một số giải pháp tăng cường cải thiện làm việc đến năm 2025. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4.1. Mục đích Mục đích của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội. 4.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, bài luận văn có nhiệm vụ: - Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về cải thiện điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp. - Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội từ năm 2018 đến năm 2020 để rút ra những thành tựu, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
  13. 6 trong công tác cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội. - Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập số liệu: Trong đề tài này, sử dụng phương pháp thu thập thông tin trực tiếp tại Công ty nói trong chương 2, những kiến thức đã được học và tài liệu trong các giáo trình, website. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập thông tin qua đọc tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết ban đầu. - Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu tài liệu thứ cấp nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về cải thiện điều kiện làm việc thông qua việc nghiên cứu số liệu, báo cáo do một số phòng ban của công ty cung cấp. - Phương pháp so sánh: Phương pháp nhằm thu thập thông tin thực tế để làm cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá thông tin giữa các năm từ năm 2018 đến năm 2020 của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội. 6. Đóng góp của luận văn - Về lý luận: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn cải thiện điều kiện làm việc. - Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội hiện nay. - Đề xuất những giải pháp tăng cường cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
  14. 7 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cải thiện điều kiện làm việc tại doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội Chương 3: Giải pháp tăng cường cải thiện điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội
  15. 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm Khái niệm doanh nghiệp được định nghĩa theo mục 10 điều 4 chương 1 Luật Doanh nghiệp 2020: - Là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh [13]. - Hiện nay các doanh nghiệp trên thị trường đa số đều thực hiện quá trình sản xuất và kinh doanh, cung cấp các dịch vụ thế mạnh để sinh lời. Những doanh nghiệp này được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. 1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp Theo quy định tại Điều 131 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này. - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  16. 2 - Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty [13]. Theo quy định tại Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2020, có các loại cổ phần như sau: - Cổ phần phổ thông; - Cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có các loại sau: o Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết o Cổ phần ưu đãi cổ tức o Cổ phần ưu đãi hoàn lại o Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định [13]. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn bao gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn chịu trách nhiệm về tài sản của công ty và các khoản nợ trong phạm vi số vốn điều lệ. Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp này do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ (gọi là chủ sở hữu). Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Theo Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020, giống như các loại hình doanh nghiệp khác, Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
  17. 3 nghiệp [13]. Công ty hợp danh có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung là thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty theo quy định pháp luật. Trong công ty hợp danh còn có thành viên góp vốn. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ doanh nghiệp và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân theo quy định pháp luật. 1.1.2. Lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người [19; Tr1]. Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt động đó con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người [3; Tr.10]. Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, lao động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Để tạo ra điều kiện cho người lao động làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, việc chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho người lao động không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp, của người sử dụng lao động mà còn là trách nhiệm của cơ quan quản lí Nhà nước các cấp, của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và của bản thân tập thể và cá nhân người lao động [19; Tr.13]. 1.1.3. Điều kiện làm việc 1.1.3.1. Khái niệm Trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần
  18. 4 cho xã hội, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định. Chúng ta gọi đó là điều kiện làm việc. Điều kiện làm việc là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội, kỹ thuật được thể hiện bằng các công cụ lao động, phương tiện lao động, đối tượng lao động, quy trình công nghệ, ở trong một khoảng không gian nhất định và việc sắp xếp, bố trí, tác động qua lại giữa các yếu tố đó với con người trong quá trình lao động. Điều kiện làm việc xuất hiện cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật. Điều kiện làm việc phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng nơi và mối quan hệ của con người trong xã hội. [20; Tr.807]. Bên cạnh khái niệm này thì vẫn còn có nhiều tác giả có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng đều thống nhất ở định nghĩa sau: - Điều kiện làm việc tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động (các yếu tố: tâm sinh lý lao động, vệ sinh môi trường, thẩm mỹ, điều kiện tâm lý xã hội và điều kiện sống) có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình sản xuất sức lao động và hiệu quả của họ trong hiện tại cũng như lâu dài. [6; Tr.8]. - Điều kiện làm việc là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của người lao động trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền mới điều kiện làm việc [21]. Qua khái niệm về “điều kiện làm việc” chúng ta thấy rằng, điều kiện làm việc là khái niệm rộng là tổng thể các yếu tố: công cụ lao động, phương
  19. 5 tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ và môi trường lao động. Các yếu tố để có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, vì thế trong quá trình nghiên cứu chúng ta cần có giải pháp kĩ thuật để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động nhằm nâng cao sức khỏe cho họ. Như vậy các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động rất khác nhau, và do đó mức độ tác động của chúng đến người làm việc cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cùng một quá trình lao động như nhau, nhưng do được tổ chức hợp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh xây dựng, các tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc, hoặc thực hiện các giải pháp cải thiện ... nên những tác động có hại của các yếu tố trên tới sức khoẻ của người lao động có thể hạn chế được rất nhiều. Việc đánh giá, phân tích điều kiện làm việc cần phải tiến hành đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố nói trên và sự ảnh hưởng, tác động của chúng đến người lao động như thế nào? Từ đó mới có thể có được những kết luận chính về điều kiện làm việc ở cơ sở đó và có các biện pháp phù hợp nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động. 1.1.4. Cải thiện điều kiện làm việc 1.1.4.1. Khái niệm về cải thiện điều kiện làm việc Cải thiện điều kiện làm việc là làm thế nào để đưa các yếu tố của điều kiện làm việc vào trạng thái tốt nhất, tối ưu nhất để chúng không gây ảnh hưởng xấu đến người lao động và môi trường xung quanh. Ngược lại, chúng còn có tác động thúc đẩy củng cố sức khoẻ, nâng cao khả năng làm việc của người lao động. [6, tr.45] Cải thiện các điều kiện làm việc có một ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức lao động khoa học. Điều kiện làm việc thuận lợi sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả các quá trình lao động. Cải thiện điều kiện làm việc còn nâng cao hứng thú trong lao động; tạo điều kiện cho việc giáo dục tinh thần lao động cộng sản chủ nghĩa cho con người. Cải thiện điều kiện làm việc là
  20. 6 một nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. [6, tr.45] 1.1.4.2. Vai trò của cải thiện điều kiện làm việc Cải thiện điều kiện làm việc có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của tổ chức, doanh nghiệp. Cải thiện điều kiện làm việc là một trong những điều kiện kiên quyết để một doanh nghiệp tồn tại và đi lên cạnh tranh. Điều đó được thể hiện trên các mặt bao gồm kinh tế, xã hội, người lao động và doanh nghiệp. - Về mặt kinh tế: cải thiện điều kiện làm việc cho phép nâng cao năng suất lao động và tăng cường hiệu quả sản xuất do người lao động có sức khỏe, tâm lý ổn định để sử dụng tốt các máy móc nhằm làm giảm thời gian khấu hao hữu hình và vô hình. Khi điều kiện làm việc tốt còn giảm được thời gian ngừng việc, nghỉ việc do người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bị chấn thương giúp doanh nghiệp giảm tải được chi phí sản xuất. Mặt khác, điều kiện làm việc quá xấu có thể khiến người lao động gây ra sự cố tai nạn có thể gây hỏng máy móc thiết bị, sản phẩm, nhà xưởng… khiến cho sản xuất bị gián đoạn, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. - Về mặt xã hội: cải thiện điều kiện làm việc giúp doanh nghiệp giảm sức ép trong công việc, tăng cường an toàn và vệ sinh lao động trong sản xuất, loại trừ yếu tố môi trường có hại trong sản xuất, tạo điều kiện tăng sức khỏe cho người lao động, giảm rủi ro đáng tiếc. Hơn nữa, cải thiện điều kiện làm việc còn là bộ mặt của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. - Về người lao động: cải thiện điều kiện làm việc tạo điều kiện làm việc thuận lợi giúp người lao động phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ, nhân cách lao động, duy trì khả năng làm việc dài lâu và tạo ra thế hệ lao động mới khỏe mạnh, thông minh. Người lao động là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện làm việc. Điều kiện làm việc thuận lợi thì sức khoẻ của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2