intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, nội dung luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận chung về Rủi ro tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng; Chương 2 - Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng Việt Nam CN Hồ Chí Minh; Chương 3 - Một số giải pháp để Quản trị tốt rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng Việt Nam CN Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN THỊ KIỀU OANH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN THỊ KIỀU OANH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Ngô Quang Huân TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2017
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Quang Huân Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 22 tháng 09 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS TS Võ Thanh Thu Chủ tịch 2 TS Mai Thanh Loan Phản biện 1 3 TS Phạm Thị Hà Phản biện 2 4 PGS TS Nguyễn Thuấn Ủy viên 5 TS Phạm Phi Yên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 31 tháng 08 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Thị Kiều Oanh Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 22/10 /1989 Nơi sinh: Bình Thuận Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 1441820152 I- Tên đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam Chi nhánh Hồ Chí Minh II- Nhiệm vụ và nội dung: gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận chung về Rủi ro tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng Chương 2: Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng Việt Nam CN Hồ Chí Minh Chương 3: Một số giải pháp nâng cao Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng Việt Nam CN Hồ Chí Minh III- Ngày giao nhiệm vụ: 23/01/2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/08/2017 V- Cán bộ hướng dẫn: TS Ngô Quang Huân CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Thị Kiều Oanh
  6. ii LỜI CÁM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới các giảng viên, các nhà khoa học đã trang bị cho tác giả những kiến thức quý báu trong quá trình đào tạo tại trường Đại học Công Nghệ TP HCM. Đặc biệt, tác giả xin được chân thành cảm ơn TS Ngô Quang Huân, người đã giúp đỡ tác giả rất tận tâm trong quá trình thực hiện luận văn này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các anh/chị đồng nghiệp của các Phòng Quản lý tín dụng, Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Tái Thẩm Định và Phòng Xử Lý Nợ …của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam Chi nhánh Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, cung cấp tài liệu để giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn của mình đến bạn bè và người thân đã ủng hộ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả có thể tập trung hoàn thành luận văn này. TP Hồ Chí Minh, ngày 31tháng 08 năm 2017 Học viên Nguyễn Thị Kiều Oanh
  7. iii TÓM TẮT Một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới trong những thập niên gần đây là sự phát triển rầm rộ và sôi động trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Có thể thấy rằng phấn đấu cho một nền tài chính – ngân hàng ngày càng hưng thịnh hiện đang thu hút nhiều sự quan tâm chú ý cũng như trí tuệ và tri thức của nhân loại. Cùng hoà nhịp với xu thế của thế giới cũng như những chuyển biến tích cực của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua đã có những sự thay đổi đáng kể về cấu trúc, quy mô và về sự đa dạng hoá các loại hình tổ chức. Hệ thống ngân hàng thương mại được kỳ vọng là sẽ tiếp tục phát huy vai trò trong việc khơi thông những dòng chảy về vốn, đầu tư và các dịch vụ tài chính để phục vụ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và bền vững. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động. Và một trong những rủi ro quan trọng nhất và có tác động lớn nhất đến hoạt động ngân hàng là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có ý nghĩa sống còn đối với ngân hàng cũng như sự ổn định của cả nền kinh tế, đặc biệt trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, các tổ chức tín dụng về cơ bản vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình thực hiện các chính sách tín dụng chặt chẽ và các thông lệ tín dụng tốt nhất. Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, điển hình và có tổng quy mô dư nợ chiếm tỉ trọng cao của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh nói riêng và theo nhóm quy mô ngân hàng của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam nói chung. Tác giả phân tích thực trạng kết hợp các nghiên cứu, lý luận, tư duy của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia ngân hàng cũng như kinh nghiệm bản thân, đồng nghiệp trong quá trình tham gia trong lĩnh vực ngân hàng để đưa ra các ý kiến, nhận định, giải pháp, nhằm tuân thủ các chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
  8. iv Qua việc nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của NH TMCP Đại Chúng VN CN HCM, tác giả mong muốn những nội dung nghiên cứu và đề xuất kiến nghị sẽ giúp ích cho việc góp phần nâng cao hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng hiện nay và trong thời gian tới.
  9. v ABSTRACT One of the features of the world economy in recent decades is the thriving and vibrant in the fields of finance and banking. It was found that striving for a financial background - flourishing banks are now attracting a lot of attention and wisdom and knowledge of humanity. The same rhythm with the trend of the world as well as the positive changes of the country, Vietnam 's banking system in recent years there have been significant changes in the structure, size and diversity of the types of organizations. Commercial banking system is expected to continue to promote the widening role in the flow of capital, investment and financial services to serve economic growth and sustainable high. However, banking operations are not facing as multiple risks during operation. And one of the most important risk những and has the greatest impact to banking is credit risk. Credit risk is vital as well as banks Against the stability of the entire economy, especially in the context of Vietnam today , the credit institutions basically vẫn are in the early stages of too the thực the tight credit policy and credit all the information best practices . Research projects based on the current status of credit operations and credit risk management in Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank branch Ho Chi Minh, typical and has a total size of outstanding loans account for high proportion Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank particular and the banking group's scale general Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank. The author combines situational analysis research, reasoning, thinking of many researchers, bankers as well as his own experience, his colleagues in the participatory process in the banking sector to make reviews, comments and solutions, in order to comply with the standards in the business of banking in general and in particular credit operations. Through the study of the current status of credit risk management and propose measures to enhance credit risk management of Vietnam Public Joint
  10. vi Stock Commercial Bank branch Ho Chi Minh, the author wishes the research content and recommendations will help contribute to improving the efficiency and safety of operations of the bank credit now and in the future.
  11. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................i LỜI CÁM ƠN......................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................. iii ABSTRACT ............................................................................................................v MỤC LỤC ............................................................................................................ vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... xii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. xiii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH .............................................................xiv MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................1 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2 4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2 5 Kết cấu của luận văn .............................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG .......................................................................................5 1.1Những vấn đề cơ bản về tín dụng ..................................................................5 1.1.1Khái niệm về tín dụng .............................................................................5 1.1.2Bản chất tín dụng .....................................................................................5 1.1.3Vai trò tín dụng........................................................................................6 1.1.4Phân loại tín dụng ....................................................................................7 1.1.4.1Dựa vào mục đích cho vay ...............................................................7 1.1.4.2Dựa vào thời hạn cho vay .................................................................7 1.1.4.3Dựa vào phương thức cho vay ..........................................................8 1.1.4.4Dựa vào xuất xứ tín dụng .................................................................8 1.2Rủi ro tín dụng ...............................................................................................9 1.2.1Các khái niệm về rủi ro tín dụng .............................................................9 1.2.2Phân loại rủi ro tín dụng ........................................................................10 1.2.3Đặc điểm của rủi ro tín dụng .................................................................11
  12. viii 1.2.4Nguyên nhân rủi ro tín dụng..................................................................12 1.2.4.1Nguyên nhân từ phía Khách hàng ..................................................12 1.2.4.2Nguyên nhân từ phía Ngân hàng ....................................................14 1.2.4.3Các nguyên nhân từ môi trường bên ngoài.....................................15 1.3Quản trị rủi ro tín dụng ................................................................................16 1.3.1 Các khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng .........................................16 1.3.2Các nguyên tắc Basel II về quản trị rủi ro tín dụng...............................17 1.3.3Quy trình quản trị rủi ro tín dụng ..........................................................18 1.3.3.1Nhận biết rủi ro: ..............................................................................18 1.3.3.2Đo lường rủi ro ...............................................................................18 1.3.3.3Quản lý rủi ro ..................................................................................19 1.3.3.4Kiểm soát và xử lý rủi ro ................................................................19 1.3.4Đo lường rủi ro tín dụng ........................................................................20 1.3.4.1Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C .......................21 1.3.4.2Các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng...........................................21 1.3.5Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng ....................................................24 1.4Vận dụng và xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam. .......25 1.5Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng một số Ngân hàng thương mại Việt Nam ...................................................................................................................27 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CN HCM ...................................................................32 2.1Giới thiệu về NH TMCP Đại Chúng Việt Nam CN HCM ..........................32 2.1.1Quá trính hình thành về NH TMCP Đại Chúng Việt Nam CN HCM ..32 2.1.2Quá trình phát triển về NH TMCP Đại Chúng Việt Nam CN HCM ....34 2.1.3Các ngành nghề kinh doanh tại NH TMCP Đại Chúng VN CN HCM.37 2.1.4Định hướng phát triển ...........................................................................38 2.1.5Kết quả hoạt động kinh doanh ...............................................................39 2.1.5.1Nguồn vốn ......................................................................................39 2.1.5.2Tín dụng ..........................................................................................40
  13. ix 2.1.5.3Đầu tư .............................................................................................40 2.1.5.4Dịch vụ............................................................................................40 2.2Thực trạng hoạt động kinh doanh tại NH TMCP Đại Chúng VN ...............41 2.2.1Hoạt động huy động và kinh doanh vốn ...............................................41 2.2.2Hoạt động tín dụng ................................................................................44 2.3Thực trạng rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN ...........................46 2.3.1Tình hình dư nợ: ....................................................................................48 2.3.1.1Hoạt động tín dụng chung của PVcombank ...................................48 2.3.1.2Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân(KHCN) ..........................49 2.3.1.3Hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ........................................................................................................51 2.3.1.4Hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn (KHDNL) ...................................................................................................52 2.3.2 Tình hình chất lượng tín dụng ..............................................................54 2.3.2.1. Nợ quá hạn: ...................................................................................55 2.3.2.2. Phân loại nợ: .................................................................................56 2.4Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng .........................................................58 2.4.1Kết quả điều tra khảo sát các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng ...58 2.4.2Nguyên nhân khách quan ......................................................................61 2.4.3Nguyên nhân về phía khách hàng .........................................................63 2.4.4Nguyên nhân về phía Ngân hàng ..........................................................63 2.5Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN ..............65 2.5.1Các nguyên tắc Basel II về quản trị rủi ro tín dụng...............................65 2.5.1.1Cơ cấu danh mục tín dụng ..............................................................65 2.5.1.2Xây dựng hệ thống văn bản, quy chế, quy trình, thủ tục cấp tín dụng ...........................................................................................................67 2.5.1.3Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng .......68 2.5.1.4 Cơ chế quản lý và trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý rủi ro tín dụng ......................................................................................................69 2.5.2Quy trình rủi ro tín dụng........................................................................70
  14. x 2.5.3Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN ...........72 2.5.4 . Đánh giá rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN qua các chỉ tiêu đo lường .........................................................................................................73 2.5.4.1Nhận biết rủi ro tín dụng tại PVcomBank ......................................73 2.5.4.2Đo lường rủi ro tín dụng tại PVcomBank ......................................74 2.5.4.3Quản lý rủi ro tín dụng tại PVcomBank .........................................75 2.5.4.4Kiểm tra, giám sát, phòng ngừa rủi ro tín dụng tại PVcomBank ...76 2.6.Những hạn chế của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN CN HCM .........................................................................................77 2.7.Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của NH TMCP Đại Chúng VN CN HCM so với các NHTM Việt Nam ...................................................................80 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................85 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP ĐẠI CHÚNG VN ..........................................................86 3.1Dự báo tình hình rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trong thời gian tới...............................................86 3.2Định hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của NH TMCP Đại Chúng VN từ năm 2015-2020 .............................................................................................87 3.3Những giải pháp nhằm nâng cao quản trị rủi ro tín dụng của NH TMCP Đại Chúng VN .........................................................................................................88 3.3.1Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN ..............88 3.3.1.1Đối với hoạt động huy động vốn ....................................................88 3.3.1.2Đối với hoạt động cho vay..............................................................89 3.3.2Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng tại PVcomBank ...........................91 3.3.2.1Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ................................91 3.3.2.2Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ..................................92 3.3.2.3Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng ........................92 3.3.2.4Hoàn thiện quy trình cho vay của ngân hàng .................................93 3.3.2.5Giải pháp về giám sát và kiểm soát rủi ro ......................................98 3.3.2.6Biện pháp giải quyết nợ có vấn đề và nợ quá hạn ..........................99
  15. xi 3.3.2.7Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro .100 3.4Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và chính phủ .........................103 3.4.1Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước ..........................................................103 3.4.2Kiến nghị với Chính phủ .....................................................................104 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .....................................................................................106 KẾT LUẬN.........................................................................................................107 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................108
  16. xii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBTD : Cán bộ tín dụng CN : Chi nhánh CDS : Nghiệp vụ hoán đổi tín dụng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NH TMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần RRTD : rủi ro tín dụng TCTD : tổ chức tín dụng TSĐB : tài sản đảm bảo KH : khách hàng KHCN : khách hàng cá nhân KHDN : khách hàng doanh nghiệp KHDNL : khách hàng doanh nghiệp lớn DN : doanh nghiệp PVcombank, PVCB : Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu VCB : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam HDBank : Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố HCM VIB : Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
  17. xiii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 kết quả hoạt động kinh doanh PVcombank ...........................................39 Bảng 2.2: Bảng tình hình huy động vốn của PVcomBank ...................................42 Bảng 2.3: Bảng kết quả hoạt động tín dụng của PVcombank ..............................46 Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng của PVcombank ..........................................48 Bảng 2.5: Tình hình chất lượng tín dụng của PVcombank ..................................55 Bảng 2.6: Tình hình phân loại nợ vay của PVcombank .......................................57 Bảng 2.7: Khảo sát 3 mức độ thâm niên ...............................................................58 Bảng 2.8: Khảo sát 3 mức độ chuyên môn ...........................................................59 Bảng 2.9: Khảo sát 3 chỉ tiêu quy mô tín dụng ....................................................60
  18. xiv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH Hình 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng .......................................................................10 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức ......................................................................................37 Hình 2.2 : Dư nợ tín dụng của PVcombank năm 2013-2015 ...............................52
  19. 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong những năm qua với nền kinh tế đạt được một số kết quả khả quan và vĩ mô tiếp tục duy trì sự ổn định. Đối với hoạt động ngân hàng, năm qua chứng kiến nhiều cung bậc cảm xúc khi quá trình tái cấu trúc ngành tiếp tục diễn ra, tuy nhiên hoạt động ngân hàng dù còn nhiều khó khăn nhưng vẫn đảm bảo mức độ ổn định và niềm tin vào hệ thống. Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính, cơ bản mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Các quy luật kinh tế đã chứng minh - Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro là mối quan hệ tỷ lệ thuận. Quản trị rủi ro tín dụng là một quá trình Ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy với các công cụ thích hợp để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức tối đa tổn thất do việc không thu hồi được nợ. Để phát triển ổn định, hạn chế rủi ro luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà ngân hàng.Vì vậy, hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro là giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong bối cảnh này, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam CN HCM (PVcombank HCM) là một trong các ngân hàng TMCP đang dần khẳng định vị trí của mình trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên, chịu tác động chung của nền kinh tế thế giới và của Việt Nam, tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong những năm qua liên tục tăng và có nhiều dấu hiệu ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Thực tiễn trên đã thúc đẩy tác giả chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam CN HCM” để có cơ hội được nghiên cứu kĩ hơn công tác quản trị rủi ro của ngân hàng này. 2 Mục tiêu nghiên cứu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng CN HCM dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và cách quản trị rủi ro tín dụng và phân tích thực trạng rủi ro của hoạt động tín dụng của NH TMCP Đại
  20. 2 Chúng CN HCM để chỉ rõ kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Thông qua việc nghiên cứu các số liệu, tài liệu thu thập được, phân tích và rút ra nhận xét. Trên cơ sở phân tích thực trạng trên, định hướng công tác quản trị rủi rủi ro trong thời gian tới và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp về tăng cường quản trị rủi ro tín dụng cho NH TMCP Đại Chúng CN HCM Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng CN HCM nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại, từ đó tìm ra nguyên nhân gậy nên rủi ro tín dụng và những mặt hạn chế của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian qua của ngân hàng. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng để áp dụng vào thực tiễn của Ngân hàng. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng CN HCM Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng CN HCM và số liệu thu thập từ năm 2013 -2015 4 Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn trên theo phương pháp chính là phương pháp định tính, trong đó các kỹ thuật chính là phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm và phân tích tình huống. Tuy nhiên cũng nên tiến hành thiết kết thêm các bải khảo sát để bổ sung số liệu khi số liệu thứ cấp không đầy đủ. Qua đó có những phương pháp sau: Phương pháp thu thập số liệu gồm thu thập số liệu thứ cấp và Thu thập số liệu sơ cấp. Thu thập số liệu thứ cấp: tài liệu thu thập từ các số liệu thống kê trên các báo cáo thường niên của phòng kế toán tài chính thuộc NH TMCP Đại Chúng CN HCM. Ngoài ra, thu thập nguồn tài liệu, số liệu đã được công bố qua sách, báo chí, trên phương tiện thông tin đại chúng, trên các webside, các đề tài, các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu. Thu thập số liệu sơ cấp: thu thập thông tin qua việc tham vấn một số ban lãnh đạo ngân hàng, chuyên gia phê duyệt tín dụng, các chuyên viên phụ trách bộ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2