Luận văn Thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng văn hóa công sở tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam
lượt xem 8
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tìm hiểu về cơ sở lý luận về văn hóa công sở. Tìm hiểu thực trạng xây dựng văn hóa công sở thuộc khối cơ quan tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu.Đề xuất giải pháp xây dựng văn hóa công sở thuộc khối cơ quan tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng văn hóa công sở tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam
- BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG ************* KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI LỮ ĐOÀN 144 - BỘ TỔNG THAM MƯU QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Người hướng dẫn : THS. NGUYỄN THÀNH NAM Sinh viên thực hiện : TRỊNH THỊ HỒNG ANH Ngành đào tạo : QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG Mã số SV, khóa, lớp : 1507QTVB003, 2015 - 2017, 1507QTVB Hà Nội – 2017
- LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành nhờ sợ nỗ lực của cá nhân cũng như nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ quý báu của nhà trường. Thông qua quá trình nghiên cứu, em có điều kiện để vận dụng và trau dồi những kiến thức đã được học trong suốt quá trình học tập ngồi trên ghế nhà trường. Đó là nền tảng vững chắc giúp cho em có cái nhìn khái quát nhất về lĩnh vực mà mình đang nghiên cứu. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đển Thạc sĩ. NCS. Nguyễn Thành Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Qua bài khóa luận của mình, em cũng xin tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, cô giáo của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội nói chung và các Thầy, cô giáo trong Khoa Quản trị văn phòng nói riêng người đã dạy dỗ và truyển đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường, đặc biệt là kiến thức cơ bản và chuyên sâu ngành Quản trị văn phòng. Đồng thời, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ, đồng nghiệp của Lữ đoàn 144 – Bộ Tổng Tham mưu đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em nghiên cứu, tìm kiếm và sử dụng tài liệu trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Tuy nhiên, do bản thân em chưa có kinh nghiệm trong việc viết khóa luận nên không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy em rất mong Thầy, cô tham gia đóng góp ý kiến giúp em bổ sung những thiếu sót để bài khóa luận được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn !
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng em. Mọi số liệu, kết luận trong Khóa luận đều là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2017 Sinh viên Trịnh Thị Hồng Anh
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Thuật ngữ 1 CNVCQP Công nhân viên chức quốc phòng 2 HSQ-BS Hạ sĩ quan, binh sĩ 3 QNCN Quân nhân chuyên nghiệp 4 BHYT Bảo hiểm y tế 5 VHCS Văn hóa công sở
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 6. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 8. Bố cục của khóa luận .......................................................................................... 5 Chương 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ KHÁI QUÁT VỀ LỮ ĐOÀN 144 - BỘ TỔNG THAM MƯU ...................................... 6 1.1. Cở sở lý luận về văn hóa công sở .................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm về văn hóa công sở ...................................................................... 6 1.1.2.Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở ........................................................... 7 1.1.3.Vai trò của văn hóa công sở đối với sự phát triển của công sở ................... 10 1.2. Khái quát về Lữ đoàn 144-Bộ Tổng Tham mưu ....................................... 11 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................. 11 1.2.2. Cơ cấu tổ chức............................................................................................. 16 1.2.3. Chức năng - nhiệm vụ ................................................................................. 16 Chương 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI LỮ ĐOÀN 144 - BỘ TỔNG THAM MƯU. ............................................................. 18 2.1. Xây dựng nội quy, quy chế làm việc của lữ đoàn 144 ............................... 18 2.1.1. Các nội quy, quy chế của Lữ đoàn .............................................................. 18 2.1.2. Thực trạng thực hiện nội quy, quy chế làm việc ......................................... 22 2.2. Xây dựng và thực thi chế độ, chính sách cho Quân nhân ........................ 24 2.2.1. Các chế độ, chính sáchcho Quân nhân của Lữ đoàn................................... 24 2.2.2. Thực trạng thực thi chế độ, chính sách cho Quân nhân .............................. 28 2.3. Xây dựng văn hóa của người lãnh đạo quản lý và văn hóa của Quân nhân trong Lữ đoàn 144 ..................................................................................... 31
- 2.3.1. Văn hóa của người lãnh đạo quản lý ........................................................... 31 2.3.2. Văn hóa của Quân nhân .............................................................................. 33 2.4. Xây dựng hệ thống kiến trúc và môi trường cảnh quan .......................... 39 2.4.1. Vài nét về kiến trúc và môi trường cảnh quan của Lữ đoàn ....................... 39 2.4.2. Thực trạng xây dựng hệ thống kiến trúc và môi trường cảnh quan của Lữ đoàn.................................................................................................................. 41 2.5. Xây dựng, tổ chức các hoạt động tập thể cho Quân nhân........................ 43 2.5.1. Các hoạt động tập thể cho Quân nhân trong cơ quan ................................. 43 2.5.2. Thực trạng xây dựng, tổ chức các hoạt động tập thể cho Quân nhân trong cơ quan ......................................................................................................... 44 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI LỮ ĐOÀN 144 -BỘ TỔNG THAM MƯU. ............................................... 46 3.1. Ban hành hệ thống văn bản quy định nội quy, quy chế thực hiện VHCS .................................................................................................................... 46 3.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, quân nhân về VHCS ..... 48 3.3. Áp dụng tiêu chuẩn và xây dựng VHCS của cơ quan hành chính Nhà nước vào quá trình công tác tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu .... 49 3.4. Hoàn thiện các chính sách và cơ chế quan tâm đến đời sống Quân nhân ...................................................................................................................... 51 3.5. Chú trọng tạo dựng hình ảnh môi trường làm việc và khẳng định vị trí của Lữ đoàn 144 trong khối các đơn vị thuộc Bộ Tổng Tham mưu, cũng như toàn quân............................................................................................. 54 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước để tiến hành một công việc chuyên ngành của Nhà nước. Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được Nhà nước giao. Là nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân . Do đó, công sở là một bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý Nhà nước. Nó là tổ chức của hệ thống bộ máy Nhà nước hoặc tổ chức công ích được Nhà nước công nhận, bao gồm cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ Nhà nước. Công sở có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức do pháp luật quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng. Mọi thành công hay thất bại trong hoạt động của cơ quan công sở trong thời kỳ hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ yếu nhất là con người và hành vi ứng xử văn hóa nơi làm việc của các cá nhân, từ cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành cho tới các nhân viên phục vụ. Biểu hiện cụ thể của văn hóa công sở (VHCS) là tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ công việc, ý thức chấp hành kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động cùng với ý thức trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ hiểu biết pháp luật để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Văn hóa công sở là một yếu tố không thể thiếu và góp phần làm nên một môi trường công sở toàn diện nhất. Lữ đoàn 144 là một đơn vị trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng với nhiệm vụ, chức năng chủ yếu là bảo vệ an toàn Sở Chỉ huy Bộ Quốc phòng và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Nên mọi hoạt động đều được tổ chức thực hiện có tính khoa học, nghiêm túc và chặt chẽ; chuyên môn của đơn vị tập trung vào canh gác, bảo vệ, huấn luyện chiến đấu. Do đó, văn hóa công sở ở trong toàn Quân đội nói chung và cơ quan Lữ đoàn nói 1
- riêng chưa được quan tâm sâu sắc. Việc xây dựng văn hóa công sở nhằm tạo cho Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu có một môi trường làm việc hoàn thiện hơn và tạo hiệu quả trong công việc cũng như củng cố mối quan hệ các cấp gắn bó mật thiết, cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Từ những lý do trên nên em chọn đề tài "Xây dựng văn hóa công sở tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam" làm đề tài khóa luận chuyên ngành Quản trị văn phòng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Văn hóa công sở là đề tài mà được nhiều tác giả nghiên cứu và quan tâm nên có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa công sớ tiêu biểu như sau: - Nguyễn Đăng Dung (2008) - Văn hóa công sở, NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội. - Vũ Gia Hiền (2009) - Văn hóa giao tiếp trong quản lý hành chính công, NXB Lao động, Hà Nội. - Trần Hoàng (2004) - Văn hóa ứng xử ở công sở, NXB CTQG, Hà Nội. - Trần Hoàng (2006), Đề xuất một số giải pháp để nâng cao văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước, Tạp chí Văn thư – lưu trữ số 3. - . Vũ Thị Phụng (2010), Văn hóa công sở phản ánh trình độ nhận thức, Tọa đàm do công đoàn Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức ngày 22/5/2010. - Vũ Thị Phụng (2012) - Nghiệp vụ thư ký văn phòng, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Văn Thâm (2003) - Tổ chức điều hành họat động của các công sở, NXB CTQG, Hà Nội. - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội (2011) - Nghiệp vụ thư ký văn phòng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Văn hóa công sở nói một cách khái quát là các hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ của mình. VHCS bao gồm những quy định chính thức được ghi nhận thành một văn bản của một cơ quan đơn vị hành chính và những quy định bất thành văn. Do vậy chuyên đề “ Văn hóa công sở” đã được đưa vào giảng dạy ở một số trường Đại học và cũng được 2
- đề cập trong các luận văn thạc sĩ, luận văn cử nhân và khóa luận tốt nghiệp. Nhưng mục đích và cách tiếp cận khác nhau với nhiều nội dung khác nhau về VHCS.Cụ thể: - Luận văn Thạc sĩ: Năm 2015, Nguyễn Thị Thanh Hà có Luận văn với đề tài Văn hóa công sở trong các cơ quan Hành chính cấp tỉnh Bắc Ninh hiện nay. - Luận văn cử nhân: Năm 2007, Vũ Thị Phụng có luận văn với đề tài Một số giải pháp nâng cao Văn hóa công sở trong cơ quan Hành chính nhà nước. - Khóa luận tốt nghiệp: Năm 2015, có 02 Khóa luận tốt nghiệp của Đặng Trần Nha Trang về đề tài Thực trạng và giải pháp xây dựng Văn hóa công sở tại Ngân hàng An Bình và Cao Thị Thùy Linh về đề tài Vai trò của văn phòng trong việc xây dựng Văn hóa ứng xử tại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhìn chung, đề tài viết văn hóa công sở được khá nhiều tác giả nghiên cứu cung cấp nhiều thông tin về lý luận và thực tiễn văn hóa công sở. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về “Xây dựng văn hóa công sở tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam”. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu về cơ sở lý luận về văn hóa công sở. - Tìm hiểu thực trạng xây dựng văn hóa công sở thuộc khối cơ quan tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu. - Đề xuất giải pháp xây dựng văn hóa công sở thuộc khối cơ quan tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về văn hóa công sở - Nghiên cứu về thực trạng văn hóa công sở và xây dựng văn hóa công sở - Giải pháp xây dựng văn hóa công sở thuộc khối cơ quan tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa công sở khối cơ quan thuộc Lữ đoàn 144- Bộ Tổng Tham mưu. - Phạm vi nghiên cứu: Khối cơ quan thuộc Lữ đoàn 144-Bộ Tổng Tham mưu. 3
- 6. Giả thuyết nghiên cứu Xây dựng văn hóa công sở có vị trí, vai trò quan trọng, tác động đến kết quả thực hiện nhiệm vụ và hình ảnh của cơ quan, đơn vị. Đặc biệt đối với Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu văn hóa công sở còn góp phần tăng cường mối quan hệ đồng chí, đồng đội và tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Xây dựng văn hóa công sở trong Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện đến chất lượng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm góp phần vào quá trình cải cách hành chính Nhà nước nói chung và Quân đội nói riêng. Khơi dậy, phát huy được nhân lực, tạo được nét văn hóa riêng, có sự đồng thuận chung của các cá nhân trong từng bộ phận nói riêng và trong toàn cơ quan Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu nói chung. Mặt khác tạo nên bầu không khí làm việc khoa học, công minh, tránh để các thành viên trong tổ chức nghi kị, không phục cấp trên, khiếu kiện. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu: Là việc nghiên cứu và phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm khai thác các nội dung cần thiết cho đề tài; tìm kiếm, tiếp thu và chắt lọc những tài liệu có sẵn trên thư viện và trang web, thông tin. - Phương pháp khảo sát thực tế: Là việc dựa vào sự khảo sát thực tế thông qua đó để nêu lên đươc thực trạng văn hóa công sở tại Lữ đoàn 144 – Bộ Tổng Tham mưu. - Phương pháp quan sát: Quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật và chỉ quan sát những gì đã và đang tồn tại, không có bất cứ can thiệp nào gây biến đổi trạng thái của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp và đánh giá: Qua quá trình tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, đánh giá về Văn hóa công sở tại Lữ đoàn 144 – Bộ Tổng Tham mưu. - Phương pháp chụp ảnh: Là dùng hình ảnh thông qua đó hiểu rõ hơn về Lữ đoàn 144 và những nét văn hóa công sở của Lữ đoàn. - Phương pháp phỏng vấn: Là phỏng vấn trực tiếp người lãnh đạo tại Lữ 4
- đoàn để đưa ra những vấn đề cần thiết cho đề tài. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu và phụ lục, khóa luận kết cấu thành 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa công sở và khái quát về Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu. Chương 2: Thực trạng xây dựng văn hóa công sở tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu. Chương 3: Một số giải pháp xây dựng văn hóa công sở tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu. 5
- Chương 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ KHÁI QUÁT VỀ LỮ ĐOÀN 144 - BỘ TỔNG THAM MƯU 1.1 Cở sở lý luận về văn hóa công sở 1.1.1 Khái niệm về văn hóa công sở Văn hóa theo nghĩa rộng là hệ thống những giá trị về vật chất và tinh hoa do con người sáng tạo và tích lũy tác động tới tự nhiên và xã hội. Văn hóa theo nghĩa hẹp là những giá trị tinh thần của con người. Văn hóa theo nghĩa quy ước là được coi là một ngành nghề, một lĩnh vực của đời sống. Văn hóa theo nghĩa thông dụng trong đời sống hằng ngày là năng lực giao tiếp ứng xử của con người theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tổng Thư ký UNESCO Federico Mayor đã từng viết trong Thập kỉ quốc tế phát triển văn hóa năm 1987-1988: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.[10;tr3] Từ quan niệm chung về văn hóa đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa công sở. Nhìn từ góc độ chủ thể văn hóa, người ta chia văn hóa thành văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Cộng đồng là một tập hợp người có quan hệ mật thiết với nhau trong sinh hoạt vật chất và tinh thần. Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, được pháp luật nhà nước điều chỉnh để tiến hành quản lý các công việc có tính chuyên ngành và phục vụ lợi ích công. Công sở được phân biệt với các tổ chức xã hội khác xét trên nội dung công việc, hình thức tổ chức. Vậy văn hóa công sở là tổng hợp của hệ thống các giá trị vật chất và giá trị tinh thần được các thành viên trong các tổ chức bảo tồn, duy trì và phát huy từ quá khứ đến hiện tại, là thành quả trí tuệ sáng tạo của con người trải qua các nền văn minh khác nhau, với các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, thể hiện bản chất nhà nước và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Theo quan niệm của PGS.TS Vũ Thị Phụng: “Văn hóa công sở là tổng hòa những giá trị hữu hình và vô hình, bao gồm trình độ nhận thức, phương 6
- pháp tổ chức quản lý, môi trường - cảnh quan, phương tiện làm việc đạo đức, nghề nghiệp với phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ, công chức nhằm xây dựng một văn hóa công sở văn minh, lịch sử, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao”.[6; tr11] Tác giả Trần Hoàng đưa ra quan niệm về văn hóa công sở như sau: “Văn hóa công sở được hiểu là những quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức nhà nước với nhau và với đối tượng giao tiếp là công dân, nhằm phát huy tối đa năng lực của những người tham gia giao tiếp để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc tại công sở.”[4, tr10] Văn hóa công sở như là một môi trường văn hóa đặc thù, với những giá trị chuẩn mực văn hóa chi phối mọi hoạt động, các quan hệ trong nội bộ công sở cũng như đối với công dân với tư cách là cơ quan quyền lực của nhà nước hay một cơ quan sự nghiệp dịch vụ công. Văn hóa nơi công sở cũng giống như bất cứ một loại hình văn hóa nào khác là một loạt những hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với những người khác. Văn hóa này bao gồm cả những quy định chính thức, được ghi thành văn bản pháp luật của Nhà nước, quy định của một cơ quan, đơn vị hành chính, hoặc sự nghiệp, hoặc một công ty và cả những quy định bất thành văn mà chúng ta học được bằng kinh nghiệm. Mỗi khái niệm về văn hóa và văn hóa công sở đều gắn liền với cuộc sống của con người, gắn liền với từng cơ quan và tổ chức vì vậy văn hóa công sở có một tầm quan trọng đối với mỗi tổ chức trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. 1.1.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở * Chế độ, chính sách của cơ quan công sở Chế độ, chính sách là tập hợp những nguyên tắc tổ chức, cách thức thực hiện, phương pháp ngân sách, tài chính của một cơ quan, tổ chức tạo ra sự ưu đãi cho người lao động. Đối với mỗi cơ quan đặc biệt là trong cơ quan hành chính nhà nước, chế độ chính sách là một trong các yếu tổ quan trọng góp phần tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa công sở. 7
- Xây dựng chế độ, chính sách của cơ quan công sở nhằm mục đích hỗ trợ, động viên tinh thần tạo điều kiện động lực cho cán bộ, công chức, qua đó thu hút, khuyến khích người lao động gia nhập và cống hiến lâu dài cho cơ quan, tổ chức. Đối với mỗi cơ quan, tổ chức việc xây dựng chế độ, chính sách phù hợp sẽ giúp ghi nhận những nỗ lực, phấn đấu thời gian cống hiến của cán bộ, công chức. Để mọi người thấy được vai trò của mình đối với sự phát triển của cơ quan, đơn vị cũng như tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức. * Nội quy, quy chế làm việc Nội quy, quy chế là những quy tắc xử sự chung được áp dụng chung một nhóm đối tượng nhất định. Nó thường gắn liền với nghĩa vụ, những yêu cầu mang tính chất bắt buộc tạo nên nề nếp làm việc cho cán bộ, công chức. Công sở là nơi cán bộ, công chức hàng ngày tiếp xúc và giải quyết những công việc liên quan đến người dân. Vì vậy từ nề nếp đến phong cách làm việc và thái độ tiếp cận của đội ngũ cán bộ, công chức để ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và hiệu lực quản lý nhà nước. Bên cạnh những yếu tố mang tính chuyên môn thì yếu tố văn hóa công sở giữ một vai trò rất quan trọng đến hiệu quả giải quyết công việc. Môi trường làm việc, thái độ phục vụ, cách thức giao tiếp ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức sẽ tạo nên bầu không khí bình đẳng, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan hành chính với công dân, tạo nên nét đẹp văn hóa của một nền hành chính hiện đại. Vì vậy, quy chế văn hóa công sở nhằm mục đích bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động công vụ, xây dựng phong cánh ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Việc xây dựng quy chế văn hóa cho công sở góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Qua đó các cơ quan, tổ chức xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ngoài ra đây cũng là hoạt động góp 8
- phần làm hạn chế những biểu hiện tiêu cực trong điều hành như tùy tiện, lạm quyền, độc đoán. * Phong cách lãnh đạo, quản lý Lãnh đạo là người xác lập hướng đi, hoạt định một tầm nhìn, phương hướng cho tổ chức, cơ quan. Quản lý là tổ chức công việc, điều khiển nhân viên làm việc và thanh tra, kiểm tra, giám sát công việc trong tồ chức, cơ quan. Phong cách lãnh đạo, quản lý là một thuộc tính của nhân cách của người lãnh đạo, quàn lý mang nét riêng. Thông qua mỗi phong cách lãnh đạo, quản lý sẽ thúc đẩy, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Từ đó làm hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi xã hội. Đồng thời, việc hình thành phong cách lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức sẽ giúp điều chỉnh các quan hệ trong tổ chức. Củng cố niềm tin cho các nhân viên, cán bộ trong tổ chức. Góp phần nâng cao tinh thần làm việc, hào hứng, sáng tạo của nhân viên, cán bộ. Cũng như tạo được sự uy tín, kính trọng của nhân viên trong tổ chức, cơ quan đối với những nhà lãnh đạo, quản lý. * Văn hóa đội ngũ nhân viên Văn hóa đội ngũ nhân viên là phong cách làm việc, thái độ của mỗi nhân viên trong tổ chức. Việc xây dựng văn hóa cho nhân viên sẽ là nhân tố quyết định và cơ bản nhất cho sự sống của công sở. Những người vận hành hầu hết hoạt động của công sở, phối hợp nguồn lực hoạt động lại với nhau tạo nên sự tồn tại và phát triển công sở. Đồng thời tạo nên nét văn hóa riêng cho cơ quan, tổ chức. * Hệ thống môi trường cảnh quan Hệ thống môi trường cảnh quan là môi trường làm việc và cở sở vật chất, trang thiết bị trong mỗi tổ chức, cơ quan. Việc hình thành môi trường cảnh quan giúp cải thiện điều kiện làm việc cho nhân viên, cán bộ trong tổ chức. Tạo môi trường làm việc phù hợp cho cơ quan, tổ chức.Cũng như nhằm đảm bảo yêu cầu làm việc cho cán bộ, nhân viên.Và tạo ấn tượng tốt cho khách, đối tác mỗi khi đến làm việc, hợp tác. * Các hoạt động tập thể 9
- Các hoạt động tập thể là các hoạt động do tập thể của mỗi cơ quan, tổ chức cùng nhau thực hiện và tổ chức các hoạt động đó như các hoạt động học tập, văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí hoặc thể dục, thể thao… Hoạt động tập thể là một yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào, hoạt động của đoàn, tổ chức các hoạt động kỉ niệm, hội nghị của cơ quan. Thông qua đó góp phần tăng cường mối quan hệ đồng nghiệp, lãnh đạo và tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Tạo được sự liên kết giữa từng cá nhân trong mỗi tổ chức, cơ quan. Giúp cho cá nhân trong tổ chức hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ mà còn phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và tinh thần hợp tác thông qua hoạt động tập thể.Và đồng thời đáp ứng được nhu cầu đa dạng của từng cá nhân trong mỗi cơ quan về được thể hiện năng khiếu của bản thân và có những hoạt động giải trí sau những giờ làm việc mệt và kéo dài. 1.1.3 Vai trò của văn hóa công sở đối với sự phát triển của công sở Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát triển và tiến bộ xã hội. Tạo được tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa quyền. Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của cán bộ công chức với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở. Tính tự giác của cán bộ công chức trong công việc sẽ đưa công sở này phát triển vượt hơn lên so với công sở khác. Văn hoá công sở còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, kỷ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các thành viên trong cơ quan hành chính nhà nước phải quan tâm đến hiệu quả công việc chung của công sở, giúp cho mỗi cán bộ, công chức tự nhìn lại, đánh giá mình, chống lại những biểu hiện thiếu văn hoá như: tham ô, móc ngoặc, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, cơ hội... Bên cạnh đó, yếu tố văn hoá còn giúp cho mỗi thành viên trong công sở phải tôn trọng, kỷ luật, danh dự của công sở, quan hệ thân ái, đoàn kết, hợp tác vì sự nghiệp chung của công sở. Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên. Hướng các cán bộ, công 10
- chức đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của công sở. Đó chính là làm cho cán bộ công chức hoàn thiện mình. Yếu tố văn hóa xuất hiện trong công sở xuất phát từ chính vai trò của công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính mà nó là một bộ phận cấu thành. Một công sở chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng của nó khi tạo dựng được mối quan hệ tốt giữa cán bộ, công chức trong công việc, các chuẩn mực xử sự, các nghi thức tiếp xúc hành chính, các phương pháp giải quyết các bất đồng trong cơ quan, cách lãnh đạo, quản lý và ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài công sở của cán bộ, công chức. Đây là vai trò của nếp sống văn hóa trong công sở. Văn hóa còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Nó đòi hỏi các thành viên trong công sở phải quan tâm đến hiệu quả công việc chung của công sở, nó giúp cho mỗi cán bộ, công chức tự nhìn lại mình, đánh giá mình. Bên cạnh đó yếu tố văn hóa còn giúp cho mỗi thành viên trong công sở phải tôn trọng ý thức kỷ luật, danh dự của công sở, quan hệ thân ái, đoàn kết, hợp tác vì sự nghiệp chung của cơ quan, đơn vị.Vai trò của văn hóa còn được thể hiện trong sự định hướng giải quyết đúng đắn các vấn đề trong từng thời kỳ và mối quan hệ giữa hiện đại hóa công sở với việc thực hiện sự công bằng cho các thành viên trong công sở. Chỉ có như vậy mới phát huy được các biện pháp hành chính trong chống tham nhũng, hối lộ, quan liêu, đặc quyền đặc lợi trong công sở. Vai trò của văn hóa trong hoạt động công sở còn thể hiện trong quan niệm về sự bình đẳng và thực hiện bình đẳng. Theo ý nghĩa văn hóa, bình đẳng là mọi thành viên trong công sở đều có cơ hội như nhau trong học tập, đào tạo, việc làm, chế độ, chính sách... Vai trò của nền văn hóa công sở chính là mục tiêu của sự phát triển, có một vai trò rất quan trọng bởi lẽ văn hóa công sở do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn. 1.2 Khái quát về Lữ đoàn 144-Bộ Tổng Tham mưu 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Theo quyết định của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 30 tháng 10 năm 1951 tại bãi Á, Chợ Chu (huyện Định Hoá, Thái 11
- Nguyên), Tiểu đoàn 187 - lực lượng bảo vệ Bộ Tổng Tư lệnh - Cơ quan Bộ Quốc phòng được thành lập. Ngày 30 tháng 10 năm 1951 đã trở thành ngày truyền thống lịch sử của “Đội cận vệ trung thành Một Bốn Tư”. Đội bảo vệ Bộ Tổng Tư lệnh là một phân đội nằm trong đội hình của Đại đội Cảnh vệ 15 - đơn vị đầu tiên bảo vệ Bắc Bộ Phủ - cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước ta ở Hà Nội ngay từ những ngày cách mạng mới giành chính quyền. Đêm 19 tháng 12 năm 1946, các chiến sĩ của Đại đội Cảnh vệ 15 không thể nào quên được cái đêm đầu tiên “Toàn quốc kháng chiến”. Tiếng đại bác địch, tiếng những loạt đạn ngắn của Trung đoàn quyết tử Thủ đô, của lực lượng tự vệ Thủ đô như xối vào lòng mỗi cán bộ, chiến sĩ. Đêm hôm sau, mọi người lắng nghe và rạo rực trong lòng bởi thấm từng lời kêu gọi cứu nước hùng hồn của chủ tịch Hồ Chí Minh: “...Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!...”. Những ngày tiếp đó, đơn vị đã hình thành tuyến đường dây đón đưa và bảo vệ các Cơ quan Trung ương qua Hà Đông, Sơn Tây, vượt sông Hồng đến miền rừng cọ, đồi chè Phú Thọ, rồi vượt sông Lô... Kẻ trước người sau, toàn bộ Đại đội đã đủ mặt trong trung tâm căn cứ kháng chiến Việt Bắc vào đầu Xuân 1947. Với kinh nghiệm phòng gian, giữ bí mật, các đồng chí Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng đã chọn và thiết kế căn cứ địa kháng chiến. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, “Khu 9B” - tức An toàn khu, gọi tắt là “ATK” đã trở thành tên gọi thân thiết đối với cán bộ, chiến sĩ Đại đội 15. Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 5 năm 1947, địch nhảy dù, tập kích xuống thị xã Phú Thọ. Máy bay địch thường xuyên bay lượn trên bầu trời Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng. Trung ương đã nhận định: Sau khi quân Pháp chiếm được một số thành phố và các trục đường giao thông quan trọng của đồng bằng Bắc Bộ, mùa khô này, với quân số đông, trang bị mạnh, chúng có thể đánh lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, tiêu diệt quân chủ lực của kháng chiến để kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược. Đại đội Cảnh vệ 15 có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan đầu não ở vòng trong. Không vì ham đánh địch mà để lộ lực lượng và địa điểm. Không khí chuẩn bị của đơn vị đề phòng địch tiến công lên Việt Bắc thật 12
- khẩn trương. Cán bộ các cấp từ Trung đoàn đến Đại đội đi trinh sát thực địa, dự kiến các tình huống, các địa điểm đánh địch đổ bộ đường không, cơ động đường bộ, đường thuỷ để lập phương án tác chiến phản kích địch. Sáng ngày 7 tháng 10 năm 1947, địch nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn và Chợ Mới; tiếp theo tiến đánh Cao Bằng, đánh chiếm thị xã Tuyên Quang. Sau khi dàn xong lực lượng chiến đấu chống trả địch, ngày 17 tháng 10, cơ quan đầu não của ta bí mật rời trung tâm ATK qua trục đường số 3, vượt sông Cầu. Bị chặn đánh quyết liệt và thất bại nặng nề, đến nửa đầu tháng 11 năm 1947, quân Pháp buộc phải rút lui cục bộ khỏi một số địa phương Việt Bắc. Tổn thất nặng nề mà không đạt được mục tiêu tiến công, từ ngày 19 tháng 12 năm 1947, đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc, đánh dấu một thất bại chiến lược đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. Bước sang năm 1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành hội nghị mở rộng để kiểm điểm tình hình sau một năm toàn quốc kháng chiến và đề ra nhiệm vụ cho giai đoạn cách mạng mới. Ngày 19 tháng 4 năm 1948, Đảng đoàn Chính phủ họp, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Cuộc họp đó có đại diện của Liên khu 1, Liên khu 10, đã quyết định nhiệm vụ củng cố, bảo vệ và phát triển tiểm lực căn cứ địa kháng chiến gồm 6 tỉnh: Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà. Bộ Tổng chỉ huy quyết định củng cố lực lượng cảnh vệ, phát triển Đại đội 15 thành Trung đoàn 15. Từ đây, Đại đội 15 đã trở thành Trung đoàn 15 gồm 2 tiểu đoàn: Tiểu đoàn 9 có nhiệm vụ bảo vệ vòng trong ATK, gồm 3 đại đội. Đại đội 68 bảo vệ cơ quan Tổng chỉ huy; Đại đội 70 bảo vệ cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc; Đại đội 180 bảo vệ khu vực Bản Thí - nơi đặt Nhà in của Bộ Tài chính. Những quy định của ATK về phòng gian bảo mật được thực hiện hết sức chặt chẽ. Các phân đội của Tiểu đoàn 9 bảo vệ cơ quan nào thì sinh hoạt với cơ quan đó và chỉ được liên hệ với nhân dân bản làng nơi mình trú quân. Cán bộ và chiến sĩ không được tiếp người thân ở “vòng trong”, không được bắn máy bay kể cả khi nó bay thấp; sẵn sàng sơ tán khi có tiếng súng và tìm ngay nguyên nhân khi có tiếng nổ hoặc một đám cháy nào xảy ra. Các phương án phòng không, 13
- chống biệt kích nhảy dù được luyện đi tập lại thành thục. Ngoài những quy định chung đó, mỗi cơ quan lại có thêm những quy định riêng nghiêm ngặt hơn. Năm 1951, để thực hiện chủ trương thành lập thêm một số Đại đoàn chủ lực nhằm nâng cao sức mạnh tác chiến tập trung, giải quyết các mục tiêu về chiến dịch, chiến lược. Trong tình hình đó, Bộ Tổng Tư lệnh chủ trương tiếp tục củng cố Trung đoàn 246 hoàn chỉnh theo biên chế và đưa cán bộ, chiến sĩ tiếp xúc dần với hoạt động chiến đấu. Trung đoàn được lệnh giải tán Trường Quân chính, lấy cán bộ tăng cường cho các đơn vị và cơ quan trực thuộc. Đồng chí Chu Đốc là Trung đoàn trưởng, đồng chí Quốc Linh làm Trung đoàn phó, đồng chí Vương Duy Ái là Chính uỷ, đồng chí Xích Vân làm Chủ nhiệm Chính trị. Lúc này Trung đoàn đã có bốn tiểu đoàn hoàn chỉnh: Tiểu đoàn 181, Tiểu đoàn 183, Tiểu đoàn 185, Tiểu đoàn 187. Trong đó Tiểu đoàn 187 vẫn làm nhiệm vụ bảo vệ vòng trong. Còn phần lớn lực lượng của Trung đoàn được hoạt động ở vòng ngoài xa hơn, rộng hơn trước. Cuối năm 1951, sau khi Trung đoàn 246 lên đường đi chiến đấu, Tiểu đoàn 187 trở thành đơn vị Đặc nhiệm duy nhất bảo vệ cơ quan Trung ương, Bộ Quốc phòng và bảo vệ Sở Chỉ huy các chiến dịch. Đồng chí Việt Dũng (người dân tộc Tày) được chỉ định làm Tiểu đoàn trưởng. Đồng chí Thế Sinh làm Chính trị viên. Đồng chí Hồng Thanh làm Tiểu đoàn phó. Trên đà thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình (diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/02/1952) ta mở các chiến dịch khác như: Chiến dịch Tây Bắc (1952 - 1953), Chiến dịch Thượng Lào (1953) và Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Thời gian này, cán bộ và chiến sĩ Tiểu đoàn 187 vừa bảo vệ an toàn Sở Chỉ huy, vừa tham gia phục vụ các chiến dịch. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Bộ Tổng Chỉ huy tổ chức tổng kết chiến dịch tại Bái Hội, Quân Ca (Định Hóa). Tiểu đoàn 187 và Đại đội cảnh vệ 15 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba, hơn 20 cán bộ và chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương Chiến công các loại; nhiều đồng chí được nhận bằng khen, giấy khen của Bộ Tổng Chỉ huy chiến dịch. Cuối tháng 10 năm 1954, trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Tiểu đoàn 187 được đổi tên thành Tiểu đoàn 144, bắt tay ngay vào nhiệm vụ nặng nề và phức tạp. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 443 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 373 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 273 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 280 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 281 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 242 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 243 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 171 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 145 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn