Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Khảo sát về mặt thực vật học, hoạt tính ức chế enzym α Amylase và α Glucosidase in vitro của cao chiết toàn phần từ mướp đắng rừng (Momordica Charantia L. Var. Abbre Viata Ser.), tầm bóp (Physalis Angulata L.), lô hội (Aloe Vera (L.) Burm.F)
lượt xem 42
download
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Khảo sát về mặt thực vật học, hoạt tính ức chế enzym α Amylase và α Glucosidase in vitro của cao chiết toàn phần từ mướp đắng rừng (Momordica Charantia L. Var. Abbre Viata Ser.), tầm bóp (Physalis Angulata L.), lô hội (Aloe Vera (L.) Burm.F) được thực hiện nhằm sàng lọc những dược liệu tiềm năng có hoạt tính hạ đường huyết có trong các loại thực vật này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Khảo sát về mặt thực vật học, hoạt tính ức chế enzym α Amylase và α Glucosidase in vitro của cao chiết toàn phần từ mướp đắng rừng (Momordica Charantia L. Var. Abbre Viata Ser.), tầm bóp (Physalis Angulata L.), lô hội (Aloe Vera (L.) Burm.F)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phùng Đan Thùy KHẢO SÁT VỀ MẶT THỰC VẬT HỌC, HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYM α-AMYLASE VÀ α-GLUCOSIDASE IN VITRO CỦA CAO CHIẾT TOÀN PHẦN TỪ MƯỚP ĐẮNG RỪNG (MOMORDICA CHARANTIA L. VAR. ABBREVIATA SER.), TẦM BÓP (PHYSALIS ANGULATA L.), LÔ HỘI (ALOE VERA (L.) BURM.F) LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phùng Đan Thùy KHẢO SÁT VỀ MẶT THỰC VẬT HỌC, HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYM α-AMYLASE VÀ α-GLUCOSIDASE IN VITRO CỦA CAO CHIẾT TOÀN PHẦN TỪ MƯỚP ĐẮNG RỪNG (MOMORDICA CHARANTIA L. VAR. ABBREVIATA SER.), TẦM BÓP (PHYSALIS ANGULATA L.), LÔ HỘI (ALOE VERA (L.) BURM.F) Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 60 42 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG THỊ ĐẸP TS. ĐỖ THỊ HỒNG TƯƠI Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Học viên thực hiện luận văn Phùng Đan Thùy
- ii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn một cách hoàn chỉnh bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy cô, cũng như sự động viên, quan tâm và giúp đỡ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Trương Thị Đẹp và TS. Đỗ Thị Hồng Tươi đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Xin được gửi lời tri ân sâu sắc của tôi đối với những điều mà các Cô đã dành cho tôi. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý Thầy cô của Trường, Phòng Sau đại học, Khoa Sinh học trường ĐH Sư Phạm Tp. HCM. Đặc biệt là quý Thầy cô quản lí phòng thí nghiệm bộ môn Thực Vật, bộ môn Dược lý, bộ môn Sinh hoá Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, hỗ trợ các thiết bị và dụng cụ tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và gia đình đã không ngừng động viên, hỗ trợ, chia sẻ mọi khó khăn trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Học viên thực hiện luận văn Phùng Đan Thùy
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i T 5 5T LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii T 5 5T MỤC LỤC .................................................................................................................... iii T 5 5T DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................v T 5 T 5 DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vi T 5 5T DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... vii T 5 5T MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 T 5 5T 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................1 T 5 5T 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................2 T 5 5T 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .....................................................................................2 T 5 5T 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .......................................................................................2 T 5 5T 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................................................3 T 5 5T 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .................................................................3 T 5 T 5 Chương 1. TỔNG QUAN..............................................................................................4 T 5 5T 1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ....................................................4 T 5 T 5 1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................4 T 5 5T 1.1.2. Yếu tố nguy cơ ...............................................................................................4 T 5 5T 1.1.3. Phân loại .......................................................................................................4 T 5 5T 1.1.4. Dịch tễ ...........................................................................................................5 T 5 5T 1.1.5. Chẩn đoán .....................................................................................................6 T 5 5T 1.1.6. Thuốc điều trị đái tháo đường ......................................................................6 T 5 T 5 1.2. TỔNG QUAN VỀ DƯỢC LIỆU ...........................................................................11 T 5 T 5 1.2.1. Mướp đắng rừng .........................................................................................11 T 5 5T 1.2.2. Tầm bóp ......................................................................................................14 T 5 5T 1.2.3. Lô hội ..........................................................................................................16 T 5 5T 1.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT VÀ LÀM KHÔ MẪU ......................20 T 5 T 5 1.3.1. Phương pháp ngâm .....................................................................................20 T 5 5T 1.3.2. Phương pháp chiết các nguyên liệu tươi ....................................................21 T 5 T 5 1.3.3. Các phương pháp làm khô mẫu ..................................................................21 T 5 T 5
- iv 1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT TÍNH KHÁNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA T 5 CÂY MƯỚP ĐẮNG RỪNG, TẦM BÓP, LÔ HỘI......................................................22 T 5 1.4.1. Nghiên cứu trên Mướp đắng rừng ..............................................................22 T 5 T 5 1.4.2. Nghiên cứu trên Tầm bóp ...........................................................................24 T 5 T 5 1.4.3. Nghiên cứu trên Lô hội ...............................................................................25 T 5 T 5 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................26 T 5 T 5 2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................26 T 5 T 5 2.1.1. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................26 T 5 T 5 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................26 T 5 5T 2.1.3. Vật liệu nghiên cứu .....................................................................................26 T 5 5T 2.1.4. Dung môi, hóa chất, dụng cụ, trang thiết bị nghiên cứu ............................26 T 5 T 5 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................28 T 5 T 5 2.2.1. Khảo sát về mặt thực vật học ......................................................................28 T 5 T 5 2.2.2. Chiết xuất và thu cao dược liệu ..................................................................28 T 5 T 5 2.2.3. Khảo sát tác dụng hạ đường huyết in vitro của các cao dược liệu ............29 T 5 T 5 2.2.4. Phân tích kết quả và xử lý số liệu thống kê ................................................31 T 5 T 5 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .....................................................................32 T 5 T 5 3.1. KHẢO SÁT VỀ MẶT THỰC VẬT HỌC .............................................................32 T 5 T 5 3.1.1. Cây Mướp đắng rừng ..................................................................................32 T 5 T 5 3.1.2. Cây Tầm bóp ...............................................................................................40 T 5 5T 3.1.3. Cây Lô hội ...................................................................................................47 T 5 5T 3.2. HIỆU SUẤT CHIẾT CAO DƯỢC LIỆU ..............................................................53 T 5 T 5 3.3. HOẠT TÍNH ỨC CHẾ α-AMYLASE, α-GLUCOSIDASE CỦA DƯỢC LIỆU .....53 T 5 T 5 3.3.1. Hoạt tính ức chế α-amylase ........................................................................53 T 5 T 5 3.3.2. Hoạt tính ức chế α-glucosidase ..................................................................56 T 5 T 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................60 T 5 5T KẾT LUẬN ...................................................................................................................60 T 5 5T KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................61 T 5 5T TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................62 T 5 5T PHỤ LỤC ......................................................................................................................... T 5 5T
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chú giải ĐTĐ Đái tháo đường IDF International Diabetes Federation (Hiệp hội Đái tháo đường thế giới) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) IC 50 R Inhibitive concentration (nồng độ ức chế 50% hoạt tính enzym)
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Đặc điểm của bệnh ĐTĐ týp 1 và týp 2.......................................................... 5 Bảng 1.2. Một số dược liệu truyền thống sử dụng trong điều trị ĐTĐ ......................... 11 Bảng 1.3. Thành phần hóa học của Lô hội .................................................................... 17 Bảng 2.1. Danh mục các thiết bị sử dụng trong đề tài .................................................. 27 Bảng 3.1. Hiệu suất chiết của các cao từ Mướp đắng rừng, Tầm bóp, Lô hội .............. 53 Bảng 3.2. Hoạt tính ức chế α-amylase của thạch lá Lô hội ........................................... 55 Bảng 3.3. Hoạt tính ức chế α-amylase của mẫu thuốc đối chứng Acarbose và các cao từ Mướp đắng rừng và Tầm bóp .................................................................. 55 Bảng 3.4. Hoạt tính ức chế α-glucosidase của các cao dược liệu Mướp đắng rừng, Tầm bóp và gel lá Lô hội khảo sát ở nồng độ 1000, 2000, 3000 µg/ml .............. 56 Bảng 3.5. Hoạt tính ức chế α-glucosidase của mẫu thuốc đối chứng acarbose, cao thân và lá Mướp đắng rừng, cao rễ Tầm bóp ....................................................... 57
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Sơ đồ vai trò của α-glucosidase trong quá trình hình thành glucose ............... 9 Hình 2.1. Sơ đồ quy trình chiết cao toàn phần từ Mướp đắng rừng, Tầm bóp ............. 29 Hình 3.1. Đặc điểm hình thái Momordica charantia L. var. abbreviata Ser. .............. 36 Hình 3.2. Cấu tạo giải phẫu rễ Momordica charantia L. var. abbreviata Ser. ............ 37 Hình 3.3. Cấu tạo giải phẫu thân Momordica charantia L. var. abbreviata Ser. ........ 38 Hình 3.4. Cấu tạo giải phẫu lá Momordica charantia L. var. abbreviata Ser. ............ 39 Hình 3.5. Đặc điểm hình thái Physalis angulata L. ..................................................... 43 Hình 3.6. Cấu tạo giải phẫu rễ Physalis angulata L. .................................................... 44 Hình 3.7. Cấu tạo giải phẫu thân Physalis angulata L. ................................................ 45 Hình 3.8. Cấu tạo giải phẫu lá Physalis angulata L. .................................................... 46 Hình 3.9. Đặc điểm hình thái Aloe vera (L.) Burm. f ................................................... 49 Hình 3.10. Cấu tạo giải phẫu rễ Aloe vera (L.) Burm. f. .............................................. 50 Hình 3.11. Cấu tạo giải phẫu thân Aloe vera (L.) Burm. f ........................................... 51 Hình 3.12. Cấu tạo giải phẫu lá Aloe vera (L.) Burm. f ............................................... 52 Hình 3.13. Hoạt tính ức chế α-amylase của chất đối chứng Acarbose.......................... 53 Hình 3.14. Hoạt tính ức chế α-amylase của cao thử từ Mướp đắng rừng ..................... 54 Hình 3.15. Hoạt tính ức chế α-amylase của cao thử từ Tầm Bóp ................................. 54 Hình 3.16. Hoạt tính ức chế α-glucosidase của chất đối chứng Acarbose .................... 57 Hình 3.17. Hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao thân và lá Mướp đắng rừng.......... 58 Hình 3.18. Hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao rễ Tầm Bóp .................................. 58
- 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa đa nguyên nhân, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose huyết mạn tính và các rối loạn chuyển hóa carbohydrat, lipid, protein do thiếu insulin, đề kháng insulin hoặc cả hai. Tăng glucose huyết là hậu quả của bệnh đái tháo đường không kiểm soát được, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh [53]. Hiện nay bệnh đái tháo đường được xem là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ ba của nhân loại sau bệnh tim mạch và ung thư. Thực tế cho thấy số người mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày càng gia tăng. Năm 2013, toàn thế giới có 382 triệu người mắc đái tháo đường và ước tính đến năm 2035 sẽ có 592 triệu người mắc bệnh. Trong đó có 5,1 triệu ca tử vong, trung bình cứ 6 giây lại có 1 người chết do mắc bệnh đái tháo đường [49]. Riêng Việt Nam, trong năm 2008 có khoảng 7% dân số ở nhóm tuổi 30-69 bị bệnh đái tháo đường và 17 000 người chết vì các biến chứng của căn bệnh này [52]. Ngày nay, có rất nhiều nhóm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường như insulin, biguanid, sulfonylurea… Tuy nhiên, việc điều trị bằng các nhóm thuốc này bên cạnh những tác dụng phụ như gây hạ đường huyết quá mức, rối loạn tiêu hóa, tác dụng phụ trên gan thận… không phải lúc nào cũng kiểm soát đường huyết tốt và tránh được những biến chứng của bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, gánh nặng kinh tế cho người bệnh cũng ngày càng tăng. Trong khi đó, hiệu quả điều trị đái tháo đường của các loại thảo dược dần dần được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh. Với thuận lợi khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú và đa dạng, nhiều cây thuốc, phương thuốc dân gian được cho là rất hữu hiệu trong việc kiểm soát glucose huyết như Tỏi, Cam thảo nam... Vì vậy nghiên cứu phát triển các thuốc hạ đường huyết có nguồn gốc từ dược liệu với ưu điểm rẻ tiền, an toàn khi sử dụng lâu dài trong điều trị các bệnh mạn tính là một trong những định hướng của ngành dược Việt Nam và trên thế giới.
- 2 Cây Mướp đắng rừng (Momordica charantia L. var. abbreviata Ser.) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), Tầm bóp (Physalis angulata L.) thuộc họ Cà (Solanaceae) và Lô hội (Aloe vera (L.) Burm.f) thuộc họ Lô hội (Aloaceae) là những món ăn, vị thuốc rẻ tiền khá phổ biến và đã được sử dụng trong dân gian để hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên cho đến nay Việt Nam có rất ít nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của các bộ phận từ ba dược liệu này. Từ những cơ sở đó, đề tài “Khảo sát về mặt thực vật học, hoạt tính ức chế enzym α-amylase và α- glucosidase in vitro của cao chiết toàn phần từ Mướp đắng rừng (Momordica charantia L. var. abbreviata Ser.), Tầm bóp (Physalis angulata L.), Lô hội (Aloe vera (L.) Burm.f)” được tiến hành nhằm khảo sát về mặt thực vật học, sàng lọc bộ phận dùng tiềm năng từ ba dược liệu trên để ứng dụng trong nghiên cứu phát triển các thuốc hạ đường huyết, đóng góp thêm nhiều lựa chọn cho việc điều trị đái tháo đường an toàn. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Sàng lọc những dược liệu tiềm năng có hoạt tính hạ đường huyết. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Mướp đắng rừng, Tầm bóp được thu hái tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Lá Lô hội tươi được thu hái tại vườn Dược liệu của Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Thu mẫu 3 loài dược liệu: Mướp đắng rừng (Momordica charantia L. var. abbreviata Ser.), Tầm bóp (Physalis angulata L.), Lô hội (Aloe vera (L.) Burm.f), mô tả đặc điểm hình thái và đặc điểm giải phẫu. 2. Chiết cao toàn phần từ các bộ phận dùng của ba loại dược liệu trên, thử tác dụng hạ đường huyết in vitro qua các phản ứng khảo sát khả năng ức chế enzym α-amylase và ức chế enzym α-glucosidase.
- 3 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Khảo sát về mặt thực vật học bao gồm đặc điểm hình thái, đặc điểm giải phẫu và khảo sát tác dụng hạ đường huyết in vitro của các cao toàn phần từ 3 dược liệu Mướp đắng rừng, Tầm bóp, Lô hội. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1. Ý nghĩa khoa học: đóng góp chung vào công việc mô tả, phân biệt đặc điểm hình thái và giải phẫu của ba loài thực vật. 2. Ý nghĩa thực tiễn: sàng lọc những bộ phận dùng tiềm năng từ ba dược liệu Mướp đắng rừng, Tầm bóp, Lô hội, cung cấp cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn để ứng dụng trong nghiên cứu phát triển thuốc hạ đường huyết.
- 4 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.1.1. Khái niệm Đái tháo đường (ĐTĐ) là rối loạn chuyển hóa đa nguyên nhân đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose huyết mạn tính và các rối loạn chuyển hóa carbohydrat, lipid, protein do thiếu insulin, đề kháng insulin hoặc cả hai. Hệ quả của tăng đường huyết mạn tính là tổn thương nhiều cơ quan như: mắt, thận, thần kinh [53]. 1.1.2. Yếu tố nguy cơ Béo phì, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, di truyền, nhiễm virus (quai bị, sởi…) Thói quen ít vận động, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, thuốc lá… Phụ nữ mang thai, sinh con trên 4 kg hoặc bị sẩy thai hoặc bị đa ối. Sử dụng các thuốc: corticoid, thuốc ngừa thai, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, diazoxid… [7] 1.1.3. Phân loại ĐTĐ có hai thể bệnh chính: ĐTĐ týp 1 do tụy tạng không tiết insulin và týp 2 do giảm tiết insulin, đề kháng insulin. ĐTĐ týp 1: tế bào β của đảo Langerhans ở tụy không có khả năng tiết insulin, nguyên nhân do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tạo kháng thể tấn công tế bào β. Những triệu chứng điển hình của ĐTĐ týp 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng. ĐTĐ týp 2: tế bào β vẫn tiết insulin nhưng không đủ để duy trì nồng độ đường huyết, tế bào đích giảm nhạy cảm với insulin. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, nhiễm trùng da kéo dài.
- 5 Bảng 1.1. Đặc điểm của bệnh đái tháo đường týp1 và týp 2 [5] ĐẶC ĐIỂM ĐTĐ TÝP 1 ĐTĐ TÝP 2 Tuổi khởi bệnh điển hình Trước 30 Sau 30 Liên hệ gen Nhiễm sắc thể số 6 Thường không xác định Tình trạng dinh dưỡng Suy dinh dưỡng Béo phì Tỷ lệ bệnh 10-20% 80-90% Kiểu xuất hiện bệnh Đột ngột Từ từ Yếu tố làm xuất hiện bệnh Bất thường miễn dịch Mập phì, cao tuổi Insulin huyết tương Không có, ít Bình thường, cao, thấp Biến chứng cấp tính Nhiễm toan-ceton huyết Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu Điều trị bằng insulin Cần, bắt buộc Có khi cần Điều trị bằng thuốc hạ Không đáp ứng Có đáp ứng 85 - 90% đường dạng uống ĐTĐ thai kỳ: tình trạng rối loạn dung nạp glucose trong thai kỳ gặp ở 3 - 5% phụ nữ có thai. Tình trạng kháng insulin liên quan đến sự thay đổi chuyển hóa trong giai đoạn cuối thai kỳ làm tăng nhu cầu insulin có thể dẫn đến tăng đường huyết hay rối loạn dung nạp glucose. Đa số trở về bình thường sau khi sinh nhưng có nguy cơ đáng kể (30 - 60%) phát triển thành ĐTĐ sau đó. Các loại ĐTĐ khác: gồm ĐTĐ của người trẻ khởi phát ở tuổi trưởng thành (MODY); bệnh tụy ngoại tiết; các bệnh nội tiết như bệnh to cực, Cushing; nhiễm siêu vi gây tổn thương tụy [5]. 1.1.4. Dịch tễ Theo thống kê của Hiệp hội ĐTĐ thế giới (International Diabetes Federation - IDF) năm 2013, 5,38 % dân số thế giới (382 triệu người) mắc bệnh ĐTĐ [49]. Ở Việt Nam, ước tính của WHO cho thấy năm 2008 có khoảng 17000 người chết vì các biến chứng của bệnh ĐTĐ. 20 năm trước số người mắc ĐTĐ chỉ chiếm 1 - 2% dân số của các thành phố lớn như Hà Nội, Huế và Hồ Chí Minh, nhưng đến năm 2002, tỷ lệ mắc bệnh đã tăng lên 4 - 5% dân số. Số liệu gần đây của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong năm 2008 có gần 7% dân số ở độ tuổi 30 - 69 bị bệnh ĐTĐ [52].
- 6 1.1.5. Chẩn đoán Theo hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2011, một bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ khi đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau [18]: - Đường huyết lúc đói (8 giờ không ăn) ≥ 126 mg/dL trong 2 lần đo khác nhau. - Đường huyết sau ăn (2 giờ) ≥ 200 mg/dL (đường huyết 2 giờ sau khi uống 75 g glucose). - Đường huyết (ngẫu nhiên) ≥ 200 mg/dL. - HbA 1 c (hemoglobin gắn glucose) ≥ 6,5%. R R 1.1.6. Thuốc điều trị đái tháo đường Ba nhóm chính: insulin, thuốc trị ĐTĐ đường uống và dược liệu truyền thống. 1.1.6.1. Trị liệu với insulin Insulin: hormon do tế bào β của đảo Langerhans tụy tiết ra dưới dạng proinsulin. - Cơ chế tác động Insulin liên kết với receptor glycoprotein đặc hiệu trên màng tế bào có hoạt tính tyrosin kinase làm phát sinh một dòng thác phosphoryl hóa protein, phát sinh những chất trung gian của insulin và các tín hiệu khác làm hoạt hóa hoặc ức chế enzym là cơ sở cho các tác động trên chuyển hóa glucid, lipid và protid. - Phân loại + Theo nguồn gốc Insulin “human” là sản phẩm của sự tái tổ hợp gen. ADN mã hóa cho insulin được biến nạp vào plasmid của E. coli và tế bào vi khuẩn này sẽ tổng hợp ra những sản phẩm tương tự insulin người. Insulin có nguồn gốc từ động vật, chiết xuất từ tụy tạng bò hoặc heo, sau đó được tinh chế. Nó khác với insulin người từ 1 đến 3 acid amin. Sự khác biệt này có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. + Theo thời gian tác động Loại tác dụng nhanh: Aspart, Lispro, Glulisin Loại tác dụng ngắn: Regular Loại tác dụng trung bình: NPH (Neutral Protamin Hagedorn) Loại tác dụng dài: Detemir, Glargin
- 7 - Chỉ định Điều trị bằng insulin là chỉ định bắt buộc đối với bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không đáp ứng với chế độ ăn và thuốc hạ glucose huyết đường uống. Dùng cho bệnh nhân ĐTĐ do cắt tụy. - Tác dụng phụ, độc tính + Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường thấy. Mức độ thay đổi tùy liều dùng, cách tiêm và loại chế phẩm. + Dị ứng với insulin và kháng insulin: Ban đỏ, ngứa, sốc phản vệ. Sự kháng insulin là do kháng thể IgG. Sự dị ứng insulin thường xảy ra khi dùng insulin từ súc vật. Trong trường hợp đó ta thay bằng insulin người (human insulin) hoặc insulin của súc vật được tinh khiết hóa cao. + Teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ nơi tiêm chích [5], [7]. 1.1.6.2. Thuốc hạ glucose huyết đường uống - Nhóm sulfonylurea + Cơ chế tác động Sulfonylurea kích thích bài tiết insulin từ tế bào β của tuyến tụy bằng cách gắn với thụ thể -SH gây đóng kênh kali ATP và mở kênh calci - có tác dụng kích thích bài tiết insulin. Ngoài ra, sulfonylurea còn tăng tính nhạy cảm của mô ngoại biên với insulin và ức chế nhẹ sự bài tiết glucagon. + Chế phẩm Thế hệ đầu tiên: Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid và Chlorpropamid Thế hệ thứ hai: Glyburid (Glibenclamid), Glipizid, Gliclazid và Glimepirid + Chỉ định Sulfonylurea được dùng để kiểm soát glucose huyết ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không kiểm soát được bằng chế độ ăn và luyện tập thể lực. Những thuốc này được sử dụng một mình hoặc kết hợp với biguanid, hoặc kết hợp với insulin. + Tác dụng phụ, độc tính Hạ đường huyết. Biến chứng bệnh tim mạch. Tác dụng phụ khác: sẩn da, buồn nôn, ói mửa, vàng da ứ mật, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tiêu huyết và bất sản, đặc biệt Chlorpropamid giữ nước do tăng cường tác động của ADH trên ống thu của thận [7].
- 8 - Nhóm meglitinid + Cơ chế tác động Chúng tác động lên cùng thụ thể với sulfonylurea nhưng ở vị trí gắn khác nhau. Meglitinid làm hạ nhanh chóng glucose huyết do kích thích tuyến tụy tiết insulin. + Chế phẩm Repaglinid (prandin), Nateglinid (starlix) + Tác dụng phụ, độc tính Hạ đường huyết, nhiễm trùng hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, choáng váng, chóng mặt [5], [7]. - Nhóm biguanid + Cơ chế tác động Metformin làm gia tăng hoạt tính của insulin đối với tế bào ngoại biên như ức chế hấp thu glucose ở ruột, tăng sử dụng glucose ở mô ngoại biên và giảm sản xuất glucose ở gan vì ức chế quá trình tân tạo glucose. Metformin không kích thích tiết insulin mà chỉ tăng khả năng dùng insulin. + Chế phẩm Buformin, Metformin + Chỉ định điều trị Metformin được sử dụng đơn trị hoặc kết hợp với một thuốc nhóm sulfonylurea để cải thiện sự kiểm soát glucose huyết và lipid huyết ở những bệnh nhân đáp ứng kém với điều chỉnh chế độ ăn và sử dụng đơn trị sulfonylurea. + Tác dụng phụ, độc tính Nhiễm acid lactic, rõ nhất với phenformin. Dùng lâu dài gây chán ăn, sụt cân, đắng miệng, miệng có vị kim loại, buồn nôn, tiêu chảy [5]. - Nhóm glitazon (Thiazilidinedion-TZD) + Cơ chế tác động Những TZD đối kháng chọn lọc với receptor phân tử PPARγ (Peroxisome Proliferator Activated Receptor). Nhóm này làm tăng sự nhạy cảm mô đối với insulin ở gan, cơ và tế bào mô mỡ. Chúng cũng giảm sự tân tạo glucose ở gan.
- 9 + Chế phẩm Rosiglitazon, Pioglitazon, Troglitazon + Chỉ định điều trị Trị ĐTĐ týp 2 kháng insulin. + Tác dụng phụ, độc tính Tăng cân, phù, tăng thể tích huyết tương, nguy cơ gãy xương trên phụ nữ sau mãn kinh [7]. - Nhóm ức chế α-glucosidase + Cơ chế tác động Những thuốc này làm giảm sự hấp thu ở ruột những chất như tinh bột, dextrin, disaccharid bằng cách ức chế hoạt tính của α-glucosidase ở rìa tế bào bàn chải của ruột. Sự ức chế enzym này làm chậm quá trình hấp thu glucid nên làm chậm sự tăng glucose huyết sau bữa ăn ở những cá thể bình thường và bệnh nhân ĐTĐ. Vai trò của α-glucosidase trong quá trình hình thành glucose được thể hiện trong (Hình 1.1.) Tinh bột Saccharose (Glucose + Fructose) Amylase Maltose (Glucose + Glucose) α-glucosidase Glucose Glucose Glucose Fructose Glucose huyết tăng Hình 1.1. Sơ đồ vai trò của α-glucosidase trong quá trình hình thành glucose
- 10 Dưới tác dụng của α-amylase, tinh bột sẽ bị thủy phân thành maltose. Sau đó dưới tác dụng của α-glucosidase, đường maltose sẽ tiếp tục bị thủy phân thành đường glucose. Ngoài sự hấp thu tinh bột, cơ thể còn hấp thu saccharose. Dưới tác dụng của α-glucosidase, đường saccharose cũng bị thủy phân thành đường glucose và đường fructose. Một trong những cách làm hạn chế lượng glucose tăng lên trong máu là ức chế hoạt động của α-glucosidase làm cho quá trình thủy phân maltose và saccharose diễn ra chậm. Vì vậy hàm lượng glucose không tăng mạnh sau khi ăn. + Chế phẩm Acarbose, Miglitol + Chỉ định điều trị Thuốc chỉ có tác dụng với bữa ăn có carbohydrat phức tạp, nhiều chất xơ, ít glucose, sucrose. + Tác dụng phụ, độc tính Sinh hơi ở ruột, chậm tiêu, tiêu chảy [7]. - Nhóm hormon incretin Là những hormon được tiết ra ở biểu mô ruột non. Khi nồng độ glucose trong ống tiêu hóa tăng, các hormon này được tiết ra, vào máu và đến tụy tạng kích thích tiết insulin. Có 2 loại: Glucose-dependent Insulinotropic Peptid (GIP) Glucagon-Like Peptid-1 (GLP-1) (exenatid) ngoài tác dụng kích thích insulin còn làm giảm tiết glucagon [7]. - Nhóm ức chế DPP-4 (Dipeptidyl peptidase-4): Sitagliptin, Saxagliptin… Ngăn sự phân hủy nhanh của các hormon GLP-1. Các chất ức chế DPP-4 có thể dùng được đường uống trong khi các chất hormon incretin phải dùng đường tiêm [7]. 1.1.6.3. Dược liệu truyền thống Việc sử dụng những phương thuốc có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng được mở rộng, đặc biệt ở những quốc gia châu Á. Hiệu quả điều trị của các loại thảo dược này cũng đã được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh.
- 11 Bảng 1.2. Một số dược liệu truyền thống sử dụng trong điều trị ĐTĐ [31], [43] TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM Allium sativum Tỏi Anacardium occidentale Đào lộn hột, Điều Azadirachta indica Sầu đâu hoa trắng Eucalyptus globulus Khuynh diệp Ficus racemosa Sung Momordica charantia Khổ qua, Mướp đắng Scoparia dulcis Cam thảo nam Smilax glabra Thổ phục linh Syzygium cuminii Vối rừng Taraxacum officinale Bồ công anh Trigonella foenum-graecum Hồ lô ba Vinca rosea Dừa cạn Có hơn 1200 loài thực vật đại diện cho hơn 725 chi thuộc 183 họ từ tảo, nấm cho đến các thực vật bậc cao đã được sử dụng trong nhân gian hoặc thực nghiệm để điều trị các triệu chứng của ĐTĐ. Kết quả cho thấy 81% các loài thực vật dùng để hạ đường huyết được sử dụng trong dân gian và 47% các loài chưa từng được sử dụng đã được thực nghiệm chứng minh cho kết quả tốt trong điều trị ĐTĐ [31]. 1.2. TỔNG QUAN VỀ DƯỢC LIỆU 1.2.1. Mướp đắng rừng Vị trí phân loại của cây Mướp đắng rừng [2], [4] Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida) Bộ: Bầu bí (Cucurbitales) Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae) Chi: Mướp đắng (Momordica) Loài: Momordica charantia L. Thứ: Momordica charantia L. var. abbreviata Ser.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 770 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 211 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 180 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 171 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 123 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 74 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 57 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 44 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 55 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 58 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn