intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành – Pavetta L. (họ Cà phê Rubiaceae Juss.) ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là hoàn thành việc phân loại chi Dọt sành - Pavetta L. ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống, làm cơ sở để biên soạn Thực vật chí về họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) ở nước ta. mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành – Pavetta L. (họ Cà phê Rubiaceae Juss.) ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGUYỄN TIẾN THANH TÙNG NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI DỌT SÀNH - PAVETTAL. (HỌ CÀ PHÊ - RUBIACEAE JUSS.) Ở VIỆT NAM. LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGUYỄN TIẾN THANH TÙNG NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI DỌT SÀNH - PAVETTAL. (HỌ CÀ PHÊ - RUBIACEAE JUSS.) Ở VIỆT NAM. Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 8420111 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Bùi Hồng Quang HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành của mình em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của Học viện Khoa học Công nghệ, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài luận văn. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học là TS. Bùi Hồng Quang. Thầy đã tận tình động viên, chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn, trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu của PGS . TS. Trần Thế Bách, TS. Đỗ Văn Hài, TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, Ths Trần Đức Bình, Ths Doãn Hoàng Sơn, CN Vũ Anh Thương, HS Lê Kim Chi, các thầy cô, các anh chị em của phòng Thực vật Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, bảo tàng khoa Sinh trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Viện Dược liệu Quốc gia và Bảo tàng Viện Điều tra Quy hoạch rừng,……đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập, nghiên cứu khoa học và đóng góp nhiều ý kiến giúp đỡ để hoàn thành bản luận văn này. Trân trọng cảm ơn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc Gia (NAFOSTED) đã tài trợ cho luận văn (mã số 106.03 - 2017.300). Trân trọng cảm ơn Nhiệm vụ HTQT về KHCN cấp Viện HLKH & CN Việt Nam (2019 - 2020) thuộc chương trình hợp tác với Nga đã hỗ trợ cho luận văn (mã số QTRU 01.09/19 - 20). Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về nguồn lực và thời gian nghiên cứu, nên luận văn này không thể tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2019 Học viên Nguyễn Tiến Thanh Tùng
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nếu không đúng như đã nêu trên tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Học viên Nguyễn Tiến Thanh Tùng
  5. 1 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục các hình vẽ. Danh mục các ảnh. Danh mục các từ ký hiệu và từ viết tắt. MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 10 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHI DỌT SÀNH - PAVETTA L. TRÊN THẾ GIỚI. .................................................................................................................... 10 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHI DỌT SÀNH - PAVETTA L. Ở CÁC VÙNG LÂN CẬN VIỆT NAM .......................................................................... 14 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHI DỌT SÀNH - PAVETTA L. Ở VIỆT NAM .................................................................................................................... 15 CHƯƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................................... 19 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 19 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 19 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 19 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 21 3.1. LỰA CHỌN HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHI DỌT SÀNH - PAVETTA L. Ở VIỆT NAM...................................................................................................... 21 3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI THUỘC CHI DỌT SÀNH - PAVETTA L. Ở VIỆT NAM ............................................................................... 22
  6. 2 3.2.1. Dạng sống ................................................................................................. 22 3.2.2. Thân .......................................................................................................... 23 3.2.3. Lá .............................................................................................................. 23 3.2.4. Lá kèm ...................................................................................................... 25 3.2.5. Cụm hoa ................................................................................................... 25 3.2.6. Hoa ............................................................................................................ 27 3.2.7. Quả............................................................................................................ 29 3.3. MÔ TẢ CHI DỌT SÀNH - PAVETTA L. Ở VIỆT NAM ........................... 31 3.4. KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI DỌT SÀNH - PAVETTA L. Ở VIỆT NAM ............................................................................... 32 3.4.1. Pavetta translucens Bremek. - Dọt sành suốt ......................................... 33 3.4.2. Pavetta hongkongensis Bremek. - Dọt sành hồng kông ........................ 34 3.4.3. Pavetta graciliflora Wall. ex Ridl. - Dọt sành hoa mảnh mai ............... 35 3.4.4. Pavetta tonkinensis Bremek. - Dọt sành bắc bộ ..................................... 37 3.4.5. Pavetta nervosa Craib - Dọt sành gân ..................................................... 37 3.4.6. Pavetta chevalieri Bremek. - Dọt sành chevalier ................................... 41 3.4.7. Pavetta cambodiensis Bremek. - Dọt sành cambốt ................................ 41 3.4.8. Pavetta siamica Bremek. - Dọt sành xiêm .............................................. 43 3.4.9. Pavetta geoffirayi Bremek. - Dọt sành geoffiray .................................... 43 3.4.10. Pavetta pitardii Bremek. - Dọt sành petard .......................................... 44 3.4.11. Pavetta indica L. - Dọt sành ấn độ. ....................................................... 46 3.4.12. Pavetta bauchei Bremek. - Dọt sành bauche ........................................ 50 3.4.13. Pavetta melanochroa Bremek. - Dọt sành đen ..................................... 50 3.4.14. Pavetta wallichiana Steud. - Dọt sành nhẵn......................................... 51 3.4.15. Pavetta trachyphylla Bremek. - Dọt sành Nha trang ........................... 52
  7. 3 3.4.16. Pavetta tomentosa Roxb. ex Sm. - Dọt sành lông mềm ....................... 53 3.4.17. Pavetta condorensis Bremek. - Dọt sành côn sơn ................................ 55 3.4.18. Pavetta polyantha (Hook.f.) Wall. ex Bremek. - Dọt sành lá to........... 56 3.4.19. Pavetta arenosa Lour. - Dọt sành cát .................................................... 58 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 60 4.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 60 4.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 61
  8. 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 3.1. Một hình thái lá chi Dọt sành - Pavetta L. .................................. 24 Hình 3.2. Một số hình thái lá kèm chi Dọt sành - Pavetta L. ...................... 25 Hình 3.3. Một số hình thái cụm hoa chi Dọt sành - Pavetta L. ................... 26 Hình 3.4. Pavetta gracilifloraWall.ex Ridl. - Dọt sành hoa mảnh mai ....... 36 Hình 3.5. Pavetta nervosa Craib-Dọt sành gân ........................................... 39 Hình 3.6. Pavetta pitardii Bremek. - Dọt sành petard ................................. 45 Hình 3.7. Pavetta indica L. - Dọt sành Ấn độ. ............................................ 48 Hình 3.8. Pavetta tomentosa Roxb.ex Sm. - Dọt sành lông mềm ............... 54 Hình 3.9. Pavetta polyantha (Hook.f.) Wall.ex Bremek. - Dọt sành lá to .. 57 Hình 3. 10. Pavetta arenosa Lour. - Dọt sành cát ....................................... 59
  9. 5 DANH MỤC CÁC ẢNH Trang Ảnh 3.1. Một số hình dạng thân chi Dọt sành Pavetta L............................. 22 Ảnh 3.2. Một số hình thái cụm hoa chi Dọt sành - Pavetta L. .................... 27 Ảnh 3.3. Hình thái hoa chi Dọt sành - Pavetta L. ....................................... 28 Ảnh 3.3. Một số hình thái quả chi Dọt sành Pavetta L. .............................. 30 Ảnh 3.4. Pavetta hongkongensis Bremek. - Dọt sành hồng kông ............... 35 Ảnh 3.5. Pavetta nervosa Craib - Dọt sành gân .......................................... 40 Ảnh 3.6. Pavetta cambodiensis Bremek. - Dọt sành cambốt ...................... 42 Ảnh 3.7. Pavetta pitardii Bremek. - Dọt sành petard .................................. 46 Ảnh 3.8. Pavetta indica L. - Dọt sành ấn độ. .............................................. 49 Ảnh 3.9. Pavetta tomentosa Roxb.ex Sm. - Dọt sành lông mềm ................ 55
  10. 6 KÝ HIỆU VIẾT TẮT CÁC PHÒNG TIÊU BẢN (THƯỜNG GẶP TRONG CÁC MỤC MẪU TYPUS VÀ MẪU NGHIÊN CỨU) A Arnold Arboretum, Cambridge, USA. BR National Botanic Garden of Belgium C Botanical Museum and Herbarium, Copenhagen, Denmark. E Royal Botanic Garden, Edinburgh, Scotland G Conservatoire et Jardin botaniques de la Ville de Genève, Geneva-Switzerland HN Hanoi Herbarium, Institule of Ecology and Biological Resources, Hanoi Vietnam HNU Herbarium, Hanoi National University, Ha Noi, Vietnam IMM Institute of Materia Medica K The Herbarium and Library, Royal Botanic Gardent, Kew, UK. L Rijksherbarium, Nonnenteeg, Leiden, The Netherlands. LE Herbarium Russian Academy of Sciences - V. L. Komarov Botanical Institute NY The New York Botanical Garden, USA. P Museum National d’ Histoire Naturalle, Paris, France. SCBI Institule of Botany, Guangdong, People’s Republic of China. UC University of California
  11. 7 VAFS Vietnamese Academy of Forest Sciences VFM Vietnam Forest Museum VNM Ho Chi Minh City Botaniacal Museum, Vietnam
  12. 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Ngày nay vai trò của phân loại học thực vật và các công trình Thực vật chí trong nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, phân loại thực vật là cơ sở khoa học quan trọng cho nhiều ngành như: Sinh thái học, Y học, Dược học, Hóa sinh học…..Những kết quả nghiên cứu của phân loại thực vật đã đóng góp tích cực, hiệu quả cho sự thành công của các lĩnh vực nói trên. Trên thế giới họ Cà phê Rubiacae là một họ có số loài rất lớn với 660 chi và 11.150 loài phân bố hầu hết ở vùng nhiệt đới. Trong thực vật chí Đại cương Đông Dương của tác giả J. Pitard (1924) đã xây dựng hệ thống phân loại và mô tả hình thái gồm 76 chi. Tuy nhiên số loài và chi còn được bổ sung nhiều với các nghiên cứu gần đây. Trong đó, chi Dọt sành - Pavetta L. được biết đến với 300 - 400 loài phân bố ở rộng khắp các vùng nhiệt đới Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ, Madagascar và đảo Thái Bình Dương. Hệ thực vật Việt Nam được xếp vào một trong những hệ thực vật phong phú và đa dạng trên thế giới. Trong công trình “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” đã thống kê họ Cà phê Rubiaceae có số lượng loài lớn và phân bố rải rác ở nhiều vùng miền của Việt Nam. Không chỉ có ý nghĩa trong đa dạng sinh học, nhiều loài thuộc chi Dọt sành - Pavetta L. trong họ Cà phê có vai trò quan trọng trong đời sống con người, làm thuốc, làm cảnh.... Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu phân loại chuyên sâu và đầy đủ về chi Dọt sành - Pavetta L. ở Việt nam. Nhiều tài liệu đã không còn phù hợp, cần có sự chỉnh lý về mặt danh pháp, bổ sung dẫn liệu mới và số lượng loài hiện có. Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành - Pavetta L. là một yêu cầu cần thiết góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam về một chi Dọt sành - Pavetta L.thuộc họ Cà phê (Rubiaceae Juss.). Luận văn “Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành – Pavetta L. (họ Cà phê Rubiaceae Juss.) ở Việt Nam” là công trình góp phần phân loại họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) đầy đủ và hệ thống trong tương lai.
  13. 9 2. Mục đích của đề tài luận văn: Hoàn thành việc phân loại chi Dọt sành - Pavetta L. ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống, làm cơ sở để biên soạn Thực vật chí về họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) ở nước ta. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài góp phần bổ sung và hoàn chỉnh vốn kiến thức về phân loại chi Dọt sành - Pavetta L ở Việt Nam, là bước chuẩn bị quan trọng để biên soạn bộ sách “Thực vật chí Việt Nam” về họ Cà Phê - Rubiaceae Juss.. Bên cạnh đó, kết quả của đề tài còn nhằm phục vụ những nghiên cứu sâu hơn trên các mặt khác nhau của chi Dọt sành - Pavetta L. ở Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho các ngành ứng dụng và sản xuất như Nông - Lâm nghiệp, Dược học, Tài nguyên thực vật, Đa dạng sinh học...và trong công tác đào tạo.
  14. 10 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHI DỌT SÀNH - PAVETTA L.TRÊN THẾ GIỚI. Chi Dọt sành được thành lập lần đầu tiên vào năm 1753 bởi C. Linnaeus trong công trình “Species Plantarum”[1] tác giả đã xếp chi Pavetta vào nhóm bộ nhị 4 và bộ nhuỵ 1 và dựa vào hình thái lá đã chia thành 2 loài Pavetta indica L. và Pavetta coccinea (L.) Blume. sau trở thành tên đồng nghĩa (synonym) của loài Ixora coccinea L., hai loài này đều được ông ghi nhận ở Ấn Độ, đồng thời ghi nhận Typus của chi Pavetta là Pavetta indica L. A. Jussieu (1789) [2] trong công trình “Genera Plantarum” chia họ Rubiaceae thành 11 nhóm dựa vào các đặc điểm của quả và số lượng nhị. Chi Pavettacùng với 5 chi khác là Chomelia, Ixora, Coussarea, Malanea, Antirhea được xếp vào nhóm 6 với đặc điểm quả chia 2 ô, mỗi ô 1 hạt, nhị 4. De Candolle (1830) [3] trong công trình “Prodromus Systematis Naturalis Regni Vegetabilis” dựa vào nhóm đặc điểm quả có nhiều hạt hay chỉ có một hạt hiếm khi 2; đặc điểm: cuống cụm hoa, hình dạng lá bắc hay lá kèm… đã chia họ Rubiaceae thành 13 tông. Chi Pavetta được xếp vào phân họ Coffeaceae, tông Coffeeae có đặc điểm cuống cụm hoa rõ cùng với 34 chi khác trong họ Cà phê trong đó có các chi có mối quan hệ gần gũi như Ixora, Coffea… R. Wight & W. Arnott (1834) [4] trong công trình “Prodromus Florae Peninsulae Indiae Orientalis” chia họ Rubiaceae thành 8 tông. Chi Pavetta được xếp vào tông Coffeaceae với đặc điểm: Cây bụi hay gỗ. Lá mọc đối. Lá kèm mọc đối. Quả mọng, 2 ô, mỗi ô một hạt hiếm khi 2, cứng hoặc có vảy cứng, nhỏ hay có gờ ở trong, thường có nếp nhăn ở ngoài. Năm 1840, S. Endlicher [5] trong công trình “Genera Plantarum”, tác giả xếp chi Pavetta trong phân họ Coffeaceae, tông Psychotrieae, phân tông Coffeeae với đặc điểm mỗi ô một noãn đơn hiếm khi đôi, mỗi ô một hạt. Loudon năm 1842 [6], trong công trình của mình “A popular introduction to the natural system of plant”, ghi nhận họ Rubiaceae có
  15. 11 khoảng 200 chi. Trong đó, tác giả cho rằng chi Pavetta được tách khỏi chi Ixora dựa vào đặc điểm vòi nhuỵ kéo dài ra khỏi ống tràng hơn hẳn so với các loài còn lại trong chi Ixora. Năm 1858, A. Gray là ngừời đầu tiên thành lập tông Ixoreae gồm 2 chi Pavetta L. vàIxora, thuộc phân họ Ixoroideae và công nhận chi Ixora là chi chuẩn của tông này (Mouly, 2009[7]). Năm 1873, trong công trình“Genera Plantrum” G. Bentham và J. D. Hooker [8], chia họ Rubiaceae thành 3 loạt (series), 5 phân loạt (subseries) và 25 tông (tribus); các tác giả xếp chi Pavetta vào loạt C dựa vào đặc điểm mỗi ô một lá noãn; sau đó dựa vào đặc điểm như rễ mầm nằm trên hay nằm dưới; cách mở tràng, tràng dính hay tràng rời cách sắp xếp của thuỳ tràng, số ô bầu, cách đính của noãn và đặc điểm của quả để xếp chi Pavetta, vào phân loạt 2, tông Ixoreae. Tông Ixoreae có các đặc điểm như: tràng hoa hẹp. Chỉ nhị đính ở họng tràng. Bầu 2 ô (hiếm khi 3 - 4 ô); mỗi ô một noãn đơn, noãn ngược; quả 2- 4 ô, quả hạch, mỗi ô một hạt…Gồm 9 chi:Ixora, Pavetta, Lachnostoma, Coffea...vv. Năm 1882, J. D. Hooker [9] khi nghiên cứu họ Rubiaceae ở Ấn độ, đã chia họ này thành 16 tông. Chi Pavetta thuộc tông Ixoreae cùng 2 chi khác là Ixora và Mesoptera. Năm 1891, K. Schumann [10] trong “Die naturlichen planzenfamilien” chia họ Rubiaceae thành 2 phân họ là Cinchonoideae và Coffeoideae: phân họ Cinchonoideae bao gồm 2 tông với 8 phân tông; phân họ Coffeoideae gồm 2 tông, 13 phân tông, với khoảng 346 chi. Chi Pavetta được xếp vào phân họ Coffeoideae, tông Psychotriinae, phân tông Ixoreae dựa vào các đặc điểm rễ mầm nằm trên hay nằm dưới, số ô bầu, cách đính noãn, đặc điểm của cụm hoa và quả. Năm 1902, S. H. Koorders và T. Valeton [11] trong “Bijdrage no. 1-13 tot dekennis der boomsoorten op Java” đã chia họ Rubiaceae thành 2phân họ: - Phân họ Cinchonoideae: Bầu có hai hoặc nhiều noãn (mỗi ô). + Loạt A: Cinchonineae gồm 5 tông: Naucleae, Condaminea, Oldenlandieae.
  16. 12 + Loạt B: Gardenineae gồm 2 tông: Mussaendeae, Gardenieae. - Phân họ Coffeoideae: Bầu có một noãn (mỗi ô). + Loạt A: Guettardinae gồm 3 tông: Knocieae, Vanguerieae, Guettaradeae. + Loạt B: Psychotriinea gồm 7 tông: Ixoreae, Psychotrieae, Paederieae, Anthospermeaee, Morindeae, Spermacoceae, Galieae. Chi Pavetta được xếp vào tông Ixoreae cùng với 3 chi khác và Ixora, Coffea, Lachnastoma; với đặc điểm phân biệt là vòi nhuỵ dài hơn ống tràng. Các tác giả đồng thời xây dựng khoá phân loại và mô tả đặc điểm của các loài chi Pavetta. A. Engler (1903) [12] trong “Syllabus der Pflanzenfamilien”, chia Rubiaceae thành 2 phân họ Cinchonoideae gồm 8 tông và Coffeoideae gồm 11 tông. Chi Pavetta được xếp vào tông Ixoreae, phân họ Coffeoideae. Nghiên cứu về vị trí phân loại của chi Pavetta và chi Ixora. Các nhà khoa học như Lamarck, Roxburgh, Kurz, Bentham đã chuyển nhiều loài trong chi Pavetta vào chi Ixora, trong khi đó một số tác giả khác như Blume (1826) hay Hasskarl (1858) lại cho rằng Ixora là một nhánh của chi Pavetta. Sau đó, Bremekamp (1934, 1937) đã chỉ ra được sự khác biệt dựa vào những dữ liệu sinh học phân tử (rbcL, trnL-F) để chứng minh đây là hai chi độc lập. Trong các công trình của Bremekamp (1937, 1939, 1940), tác giả ghi nhận nhiều loài thuộc chi Pavetta tuy nhiên đặc điểm phân biệt các loài chưa rõ ràng. Ông đưa ra hệ thống phân loại dựa vào đặc điểm cụm hoa: dạng nhánh mọc đối hay không đối có khớp hoặc không cùng với sự tồn tại hay không tồn tại và vị trí của lá bắc lớn và lá bắc nhỏ để chia chi Pavetta thành 3 phân chi + Phân chi Pavettoides Bremek.: Loài chuẩnI. blumei Zoll. et Mor. Phía trên trục cụm hoa, nhánh hai bên thường gần như mọc đối, không có khớp; cụm hoa đơn vị ít khi là 3 hoa, vị trí thay đổi; lá bắc và lá bắc con không phát triển hoặc không có; nếu có lá bắc thì thường đi lên gần cuống
  17. 13 hoa và lá chét. Phân bố từ Seychelles đến Micronesia và biển phía Bắc Úc. Gồm 4 nhánh. + Phân chi Sathrochlamys Bremek.: Loài chuẩn I. dolichothyrsa Bremek. Nhánh hai bên trục cụm hoa không bao giờ mọc đối, hay có khớp; hoa luôn luôn có cuống ngắn, không tồn tại dạng cụm hoa đơn vị 3 hoa; lá bắc và lá bắc con rất nhỏ hoặc không có. Phân bố ở phía Đông Malaysian, Archipelago và New Guinea, phía bắc đảo Borneo. Gồm 4 nhánh. + Phân chi Ixora (hay Eu-Ixora): Loài chuẩn I.coccinea L. Nhánh hai bên trục cụm hoa mọc đối và có khớp; cụm hoa đơn vị 3 hoa, cuống cụm hoa bên có khớp; lá bắc và lá bắc con phát triển, nằm ở gốc cụm hoa bên và cuống cụm hoa. Phân bố ở vùng nhiệt đới. Gồm 6 nhánh. Takhtajan (1987) [13] chia Rubiaceae thành 8 phân họ. Trong đó phân họ Ixoroideae gồm 7 tông, chi Pavetta thuộc tông Ixoreae. Đến năm 2009[14] trong công trình “Flowering Plants”, tác giả chia họ Rubiaceae thành 3 phân họ: Ruboioideae, Ixoroideae và Cinchonoideae; Pavetta được xếp vào tông Ixoreae thuộc phân họ Ixoroideae. B. Bremer và cộng sự (1996-1999, 2009 [15]) kết hợp cả đặc điểm hình thái và dữ liệu sinh học phân tử của 40 loài thuộc 4 tông (Gardenieae, Pavetteae, Octotropideae và Coffeae). Kết quả cho thấy 3 phân tông đầu tạo thành một nhóm riêng, còn chi Ixora và 2 chi khác (Myonia và Versteegia) không thuộc tông Pavetteae hay Coffeae và cũng tách khỏi tông Gardenieae. B.Bremer (2000) [16], [17] nghiên cứu mối quan hệ gần gũi giữa họ Rubiaceae với một số họ khác dựa trên dữ liệu sinh học phân tử, đã phân tích phát sinh loài dựa trên dữ liệu của vùng gen lục lạp rbcL của 93 chi thuộc họ Rubiaceae và 62 chi từ các họ khác. Họ Rubiaceae được chia thành 3 phân họ: Rubioideae, Cinchonoideae và Ixoroideae. Phân họ Ixoroideae gồm 5 tông Gardenieae, Ixoreae, Cremasporeae, Vanguerieae và Naucleeae (cùng quan điểm với Bremekamp (1952,1966), kết quả nghiên cứu của tác giả cũng cho rằng chi Ixora và chi Pavetta ở vị trí không gần nhau trong cây phát sinh chủng loại.
  18. 14 Năm 2002, W. S. Judd [18] và cộng sự trong công trình“Plant Sytematics a Phylogenetic Approach” đã khẳng định họ Rubiaceae có khoảng 550 chi, với khoảng 9000 loài. Tác giả xếp chi Pavetta vào tông Pavetteae. thuộc phân họ Ixoroideae. Năm 2009, B. Bremer [17] trong công trình “A review of molecular phylogenetic studies of Rubiaceae” tiếp tục nghiên cứu phát sinh loài trong họ Rubiaceae dựa trên các dữ liệu sinh học phân tử (rps16, trnL-F, rbcL và ITS), thông tin về địa sinh học, sinh thái học, hình thái học ... Kết quả nghiên cứu phân chia Rubiaceae thành 3 phân họ Rubioideae gồm 18 tông, Cinchonoideae gồm 9 tông và phân họ Ixoroideae gồm 14 tông và 1 tông cần tiếp tục nghiên cứu. Tác giả khẳng định chi Pavetta được xếp vào tông Pavetteae thuộc phân họ Ixoroideae. A. Mouly 2014[20] Trong công trình của mình tông Pavetteae tạo thành một nhánh gồm 13 chi. Chi Pelagodendron., được sáp nhập vào chi Aidia, trong nghiên cứu này chi Pavetta, gần với chi Tarenna. Sự khác biệt, dùng để phân tách được thực hiện dựa trên về sự phát triển nội nhũ trong quả. Các nghiên cứu về sinh học phân tử về phân họ Ixoroideae sau này, hầu hết đều ủng hộ các quan điểm vị trí của chi Pavetta được xếp trong tông Pavetteae. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHI DỌT SÀNH - PAVETTA L. Ở CÁC VÙNG LÂN CẬN VIỆT NAM. Bentham. C., Hooker J. D.,1873, [21] trong công trình“Genera Plantarum”, tác giả đã xếp chi Pavetta cùng tông với chi Ixora và đã mô tả chi tiết đặc điểm của chi. Năm 1882, J. D. Hooker [21] trong “Flora of British India” đã mô tả 10 loài trong đó có 1 loài hiện nay là Pavetta indica phân bố ở Việt Nam. Năm 1956, F. C. How trong công trình “Flora Cantonia”[22] khi nghiên cứu hệ thực vật Quảng Châu đã đưa ra và mô tả chi tiết của 2 loài: Pavetta hongkongensis, Pavetta sinica, trong đó có 1 loài là Pavetta hongkongensis phân bố ở Việt Nam.
  19. 15 Năm 1965, C.A.Backer và R. C. Bakhuizen van Den Brink Jr [23] trong công trình “Flora of Java” đưa ra khoá phân loại của 6 loài của chi, trong đó có 1 loài là Pavetta indica phân bố ở Việt Nam. Năm 1972, tác giả Brandis D trong quyển, “Forest Flora of North- West and Central India” đã mô tả loài Pavetta tomentosa và loài này tác giả chưa đề cập đến phân bố ở Việt Nam[24]. Năm 1975, trong “Iconographia Cormophytorum Sinicorum”đã đề cập đến chi Pavetta trong khoá phân loại họ và mô tả chi tiết có hình vẽ minh hoạ của 2 loài là Pavetta arenosa và Pavetta hongkongensis, trong đó cả 2 loài này đều phân bố ở Việt Nam [25]. Wong K. M., 1989, trong công trình “Tree Flora of Malaya vol. IV” đã đưa ra được khoá phân loại các loài trong chi Pavetta [26]. Năm 1999, trong Thực vật chí Trung Quốc “Flora Reipublicae Popularis sinicae” [27] nhóm tác giả đã nêu khoá phân loại cho 6 loài trong chi Pavetta, trong đó có 4 loài phân bố ở Việt Nam. Năm 2001, các nhà khoa học Hồng Kông trong “Check list of Hong Kong Plants” [28] đưa ra danh sách 1 loài của chi là Pavetta hongkongensis thuộc chi, đồng thời sơ bộ nêu được hình thái, giá trị sử dụng của loài này và không đề cập đến phân bố ở Việt Nam. Đến năm 2009, trong “Flora of Hong Kong” Vol 3, [29], cũng mô tả loài này và bổ sung loài đó được phân bố ở Việt Nam. Năm 2003, trong Thực vật chí Vân Nam [30] tác giả đã mô tả 3 loài và 2 loài P. hongkongensis và P. polyantha có hình vẽ minh họa. Năm 2007, Thực vật chí Trung Quốc được xuất bản bởi Tao Chen và cộng sự. Trong công trình này các tác giả đã xây dựng khóa định loại cho 6 loài, tuy nhiên điểm khác biệt với công trình bằng tiếng Trung Quốc là có chỉnh sửa về các tên đồng nghĩa của một số phân loài [31] 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHI DỌT SÀNH -PAVETT L. Ở VIỆT NAM. Trong công trình nghiên cứu “Flora cochinchinensis” của J. Loureiro (1790)[32] về chi Pavetta đầu tiên ở Việt Nam, tác giả đã mô tả loài Pavetta
  20. 16 arenosa và loài này trước đây không tài liệu nào ghi nhận phân bố ở ở Việt Nam. C. J. Pitard và cộng sự (1924) [33] nghiên cứu thực vật ở Đông Dương trong quyển “Flore Générale de L’ Indo - Chine” tác giả dựa vào số lượng ô bầu, đặc điểm cụm hoa, quả và lá để chia họ Rubiaceae thành 9 nhóm. Chi Pavetta được xếp vào nhóm 8, cùng Ixora, Duperrea, Coffea và Hymendocarpum. Tác giả đề cập đến chi Pavetta với 1 loài và 5 dưới loài, trong đó đã mô tả về đặc điểm sinh thái, phân bố. Trong đó có 1 loài và 4 dưới loài phân bố ở Việt Nam. Trần Đăng Hoá, 1971 [34] trong “Tên cây rừng Việt Nam” tác giả đã nêu tên loài Pavetta graciliflora. Năm 1971, [35] trong “Danh lục Thực vật Cúc Phương” của tổng cục lâm nghiệp đã đề cập loài Pavetta indica var indica, sau này xác định là loài Pavetta indica, đồng thời đã nêu sơ bộ thời gian ra hoa và quả của loài. Phạm Hoàng Hộ (1972) [36]trong “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam”, mô tả đặc điểm chi tiết của 3 loài là Pavetta indica, Pavetta pitardii, Pavetta melanochroa và cả 3 loài này đều phân bố ở Việt Nam. Đến năm 1993, trong “Cây cỏ Việt Nam”[37] ông đã mô tả 18 loài. Đến năm 2000 trong “Cây cỏ Việt Nam, quyển 3” [38], tác giả vẫn giữ nguyên 18 loài. Mặc dù công trình của Phạm Hoàng Hộ có hình vẽ và mô tả sơ bộ nhưng đây là công trình quan trọng và có giá trị trong việc nghiên cứu xác định tên khoa học các loài thực vật thuộc chi Pavetta và các họ thực vật ở Việt Nam. Năm 1973, Lê Khả Kế [39] trong “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” đưa ra khoá phân loại của 33 chi trong họ, đưa ra đặc điểm phân biệt của chi Pavetta với chi Ixora là lá bắc mềm, hình bẹ rộng. Tác giả mô tả chi tiết loài là Pavetta indica. Năm 1976, Vũ Văn Chuyên [40] trong công trình “Tóm tắt đặc điểm cây thuốc” đã đưa ra loài Pavetta graciliflora trong chi Pavetta. Tuy nhiên tác giả chỉ đưa ra danh sách, chưa đề cập đến mô tả hay công dụng của loài đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2