Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
lượt xem 36
download
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang tìm hiểu đặc điểm phân bố của các loài lưỡng cư bò sát ở Trà Sư, tầm quan trọng và giá trị kinh tế, khoa học của các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực rừng Trà Sư,... Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Ngọc Thái Hòa NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT Ở RỪNG TRÀM TRÀ SƯ, HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Ngọc Thái Hòa NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT Ở RỪNG TRÀM TRÀ SƯ, HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG Chuyên ngành : Sinh thái học Mã số : 60 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN HÒA Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trình bày trong luận văn, các số liệu đều trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nào. Những số liệu, nội dung tham khảo, các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định. TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 9 năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Ngọc Thái Hòa
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS.Phạm Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong từng nội dung, luôn động viên, nhắc nhở, giúp đỡ tôi trong từng công việc để hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy – Cô khoa Sinh học, Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, khoa tự nhiên trường Đại học Sài Gòn, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan ban ngành Chi cục kiểm lâm tỉnh An Giang, Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh An Giang, Ban quản lý rừng tràm Trà Sư tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân xã Văn Giáo huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang, gia đình các hộ dân trong địa bàn huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quý, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ, quan tâm chia sẻ, giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 9 năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Ngọc Thái Hòa
- iii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan ................................................................................................................i Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii Mục lục ..................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... v Danh mục các bảng ....................................................................................................vi Danh mục các hình vẽ ..............................................................................................vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3 1.1. Tình hình nghiên cứu lưỡng cư bò sát trong nước và khu vực nghiên cứu .......... 3 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lưỡng cư bò sát trong nước .................................... 3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu lưỡng cư bò sát ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và An Giang.............................................................................. 5 1.2. Đặc điểm tổng quát về tự nhiên và xã hội của khu vực nghiên cứu ................. 6 1.2.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 6 1.2.2. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 8 1.2.3. Đặc điểm kinh tế văn hóa và xã hội ở khu vực nghiên cứu ..................... 10 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 12 2.1. Thời gian, địa điểm và tư liệu nghiên cứu ...................................................... 12 2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 12 2.1.2. Tư liệu nghiên cứu.................................................................................... 12 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 12 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ................................................. 12 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm .................................. 15 2.2.3. Phân tích, tổng hợp và xử lí các thông tin ghi nhận được ....................... 26 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...................................... 27 3.1. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư.................................... 27 3.1.1. Danh sách các loài lưỡng cư, bò sát hiện biết ở rừng tràm Trà Sư ......... 27
- iv 3.1.2. Danh lục các loài lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư........................... 35 3.1.3. Đa dạng thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư ............... 62 3.1.4. Các loài lưỡng cư, bò sát quí hiếm ở rừng tràm Trà Sư .......................... 63 3.2. Đặc điểm phân bố của các loài lưỡng cư bò sát ở Trà Sư .............................. 64 3.2.1. Phân bố theo địa hình ............................................................................... 68 3.2.2. Phân bố theo nơi ở .................................................................................... 68 3.2.3. Phân bố theo sinh cảnh ............................................................................. 69 3.3. Tầm quan trọng và giá trị kinh tế, khoa học của các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực rừng Trà Sư .............................................................................. 71 3.3.1. Ý nghĩa kinh tế, khoa học......................................................................... 71 3.3.2. Mặt hại ...................................................................................................... 72 3.4. Tình hình khai thác và sử dụng các loài lưỡng cư bò sát ở Trà Sư và ở tỉnh An Giang ................................................................................................. 73 3.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác bền vững và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên lưỡng cư, bò sát ở Trà Sư .......................................... 73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76 PHỤ LỤC ..................................................................................................................ix
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Chú giải CITES Công ước quốc tế về buôn bán động vật hoang dã ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long IUCN Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên L.cd Dài đuôi L Dài thân P Trọng lượng SĐVN Sách đỏ Việt Nam TL Tài liệu UBND Uỷ ban nhân dân
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng rừng tràm Trà Sư ................... 28 Bảng 3.2. So sánh thành phần loài của vùng rừng tràm Trà Sư và một số khu vực lân cận ............................................................................................... 62 Bảng 3.3. Các loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở rừng tràm Trà Sư ......................... 63 Bảng 3.4. Sự phân bố các loài trong khu vực rừng tràm Trà Sư ............................. 65
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang và khu vực rừng tràm Trà Sư ........... 7 Hình 2.1. Bản đồ thu mẫu lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư ........................... 13 Hình 2.2. Đầu ếch nhái không đuôi ....................................................................... 15 Hình 2.3. Lưỡi ếch nhái không đuôi ...................................................................... 15 Hình 2.4. Khẩu cái ếch nhái .................................................................................. 16 Hình 2.5. Kích thước chi sau ếch nhái .................................................................. 16 Hình 2.6. Mặt dưới bàn chân ếch nhái không đuôi ............................................... 16 Hình 2.7. Màng da chân ếch nhái không đuôi ....................................................... 17 Hình 2.8. Sơ đồ đo ếch nhái không đuôi ............................................................... 18 Hình 2.9. Các tấm khiên ở đầu thằn lằn ................................................................ 18 Hình 2.10. Mắt thằn lằn .......................................................................................... 19 Hình 2.11. Lỗ tai thằn lằn ....................................................................................... 19 Hình 2.12. Khẩu cái thằn lằn .................................................................................. 19 Hình 2.13. Mặt dưới bàn chân thằn lằn .................................................................. 20 Hình 2.14. Vảy bụng và vảy đuôi thằn lằn ............................................................. 20 Hình 2.15. Các số đo ở thằn lằn ............................................................................. 20 Hình 2.16. Lỗ trước hậu môn (a) và lỗ đùi (b) ........................................................ 21 Hình 2.17. Cách đếm số hàng vảy thân ................................................................... 22 Hình 2.18. Vảy bụng, vảy dưới đuôi và tấm hậu môn ............................................ 22 Hình 2.19. Vảy và tấm đầu của rắn ......................................................................... 23 Hình 2.20. Mai và yếm rùa ..................................................................................... 24 Hình 2.21. Mặt trên đầu rùa .................................................................................... 24 Hình 2.22. Mỏ rùa .................................................................................................. 25 Hình 2.23. Chi rùa .................................................................................................. 25 Hình 2.24. Đo các phần cơ thể rùa .......................................................................... 26
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên, An Giang là nơi duy nhất ở miền Tây Nam Bộ với địa hình có núi và đường biên giới dài. Có vị trí địa lí thuận lợi, cùng với chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn đã giúp An Giang trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với nền công nghiệp và du lịch phát triển mạnh trong khu vực. Hoạt động du lịch và phát triển công nghiệp trong tỉnh đã làm cho các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp bị tác động mạnh mẽ. Vì vậy, việc quy hoạch để thành lập các khu bảo vệ cảnh quan trở nên cần thiết, nhằm duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ các hệ sinh thái đặc trưng trong khu vực. Nhằm mục tiêu khai thác tiềm năng du lịch và bảo vệ cảnh quan đặc trưng của tỉnh, rừng tràm Trà Sư được công nhận là “Khu Bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư”, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng quốc gia theo quyết định số 1530/QĐ- CTUB ngày 27/5/2005 của UBND tỉnh An Giang. Là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, Trà Sư là nơi cư trú của nhiều loài chim nước và nhiều loài động vật hoang dã khác. Do nằm trên địa bàn của huyện Tịnh Biên, là một huyện biên giới với khu du lịch sinh thái và kinh tế cửa khẩu nhộn nhịp trong những năm gần đây đã gây ra những tác động không nhỏ đến cảnh quan tự nhiên, đến đa dạng sinh học nói chung và khu hệ lưỡng cư, bò sát nói riêng. Đề tài “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang” sẽ góp phần bổ sung một số dẫn liệu về sinh học, sinh thái và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát trong khu vực Trà Sư. Từ đó đề ra các giải pháp giúp bảo tồn các loài này, duy trì đa dạng sinh học trong khu vực nghiên cứu đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường sống tại địa phương. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ 2.1. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và một số đặc điểm sinh thái của lưỡng cư, bò sát (thu được mẫu) ở vùng đất ngập nước theo mùa Trà Sư.
- 2 2.2. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà sư và các hệ sinh thái nông nghiệp lân cận. - Nghiên cứu đặc điểm phân bố, một số đặc điểm sinh thái và đánh giá mức độ thường gặp các loài lưỡng cư, bò sát trong khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu vai trò, giá trị kinh tế, tình hình khai thác và sử dụng các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực nghiên cứu. - Đề xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác bền vững các loài lưỡng cư, bò sát quí hiếm ở khu vực nghiên cứu. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Thành phần loài và đặc điểm phân bố của các loài lưỡng cư, bò sát trong khu vực nghiên cứu.
- 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu lưỡng cư bò sát trong nước và khu vực nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lưỡng cư bò sát trong nước Từ lâu con người đã khai thác nguồn tài nguyên động thực vật để phục vụ đời sống của mình, trong đó lưỡng cư, bò sát được sử dụng nhiều làm thức ăn cũng như làm thuốc. Tuy nhiên, những nghiên cứu thực sự trên đối tượng này chỉ được bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX do các nhà khoa học người nước ngoài thực hiện. Nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát ở Nam Bộ có công trình của A. Morice (1875), G. Tirant (1885) và ở Bắc Bộ có công trình của Anderson (1878). Từ đầu thế kỷ XX đến nay, việc nghiên cứu tiếp tục được thực hiện bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước. Theo thời gian, việc nghiên cứu ngày càng được quan tâm nhiều hơn và mở rộng ra nhiều hướng mới. Lịch sử nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát ở nước ta có thể chia thành 3 giai đoạn cơ bản sau: Giai đoạn trước 1954 Giai đoạn này các nghiên cứu về lưỡng cư bò sát chủ yếu do các nhà khoa học người nước ngoài thực hiện. Ở Nam Bộ và Trung Bộ có E. Schenkel và O. Boettger (1901); F. Moequard (1904); G. Boulenger (1902); M. Smith (1921); N. Parker (1925, 1929); L. G. Anderson (1942)…. Ở Bắc Bộ có các công trình của H. Frushstorfer (1903); L. Vaillant (1904); G. Boulenger (1908); J. Pellengrin (1910); N. Annandale (1917); H. Stevens (1925); Delacourt và Love (1926, 1927); Gee và Boring (1929 – 1930); M. Smith (1930); A. Boring (1940); M. Toumanoff (1941). Ở giai đoạn này, tổng kết đầy đủ nhất về lưỡng cư, bò sát Việt Nam là công trình của R. Bourret (1924 – 1944) đã ghi nhận được 177 loài và phân loài thằn lằn, 245 loài và phân loài rắn, 44 loài và phân loài rùa và 171 loài và phân loài lưỡng cư ở Đông Dương trong đó có các loài ở Việt Nam.[17] Giai đoạn từ 1954 – 1975 Giai đoạn này đã có nhiều nhà khoa học người Việt Nam tiến hành trên nhiều địa phương khác nhau trong nước. Các nghiên cứu đều tập trung vào thống kê về thành phần loài, bước đầu tìm hiểu giá trị kinh tế cũng như sử dụng chúng ở từng
- 4 vùng, trong nhân dân là chủ yếu như: Điều tra cơ bản lưỡng cư, bò sát miền Bắc Việt Nam của Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1956 – 1976). Nghiên cứu của các đoàn điều tra bao gồm: Đoàn của Đào Văn Tiến ở Vĩnh Linh (1959), ở Thái Nguyên (1962), ở Bắc Thái (1966); Đoàn của trường Đại học sư phạm Hà Nội II ở Vĩnh Phú, Quảng Trị (1960), ở Hòa Bình (1961 – 1962); nghiên cứu về rắn ở miền Nam Việt Nam của S.M Campden– Main (1970)… Tổng kết giai đoạn này đã thống kê được 69 loài lưỡng cư và 159 loài bò sát ở Việt Nam.[36] Trong thời kỳ này, các nhà khoa học cũng đã tiến hành các nghiên cứu về sinh thái, sinh học như: nghiên cứu sinh thái ếch đồng, thạch sùng, cá cóc của Đào Văn Tiến và Lê Vũ Khôi (1965).[31] Giai đoạn 1975 đến nay Các nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát được mở rộng ra theo nhiều hướng khác nhau như: điều tra, mô tả, phân loại và lập danh lục; nghiên cứu về sinh học và sinh thái; nghiên cứu ứng dụng. Cụ thể có các công trình như: Phạm Văn Hòa (1999) trong luận văn thạc sĩ khoa học “Nghiên cứu thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của ếch nhái, bò sát ở vùng núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh” điều tra thống kê được 72 loài lưỡng cư, bò sát. Lê Nguyên Ngật và Trần Thanh Tùng (2004) “Kết quả điều tra lưỡng cư bò sát vùng sông Tả Trạch tỉnh Thừa Thiên Huế”. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường, 2005, “Danh lục Ếch nhái và bò sát Việt Nam”. Ngô Đắc Chứng và Trần Hậu Khanh (2008) “Thành phần loài lưỡng cư bò sát phía tây tỉnh Đăk Nông”. Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Andrew Grieser Johns, Cao Tiến Trung, Hồ Anh Tuấn và Chu Văn Dũng (2008) “Ếch nhái, bò sát ở vườn thiên nhiên Pù Huống” thống kê được 95 loài lưỡng cư và bò sát. Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc, Nguyen Quang Truong (2009), “Herpetofauna of Vietnam” Edition Chimaira, Frankfurt am Main. Huỳnh Thị Khánh Nga (2011) “Nghiên cứu thành phần loài và phân bố lưỡng cư tại xã Hòa Bắc huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng”, luận văn thạc sĩ sinh học. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Thị Quy và Lê Thị Thanh (2012), “Thành phần loài lưỡng cư, bò sát rừng Cà Đam- tỉnh Quảng Ngãi”. Phạm Thế Cường, Hoàng Văn
- 5 Chung, Nguyễn Quảng Trường, Chung Thị Thảo và Nguyễn Thiên Tạo (2012) “Thành phần loài bò sát và ếch nhái ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa. Hoàng Ngọc Thảo, Nguyễn Thị Lương, Cao Tiến Trung, Ông Vĩnh An và Hoàng Xuân Quang (2012) “Đa dạng thành phần loài ếch nhái, bò sát ở khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An”. Nguyễn Kim Tiến, Phạm Thị Bình và Lê Thị Hồng (2012) “Thành phần loài lưỡng cư, bò sát khu bảo tồn rừng sến Tam Quy, huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa”. Gần đây, có một số nghiên cứu về đặc điểm hình thái của nòng nọc như: Đoàn Thị Ngọc Linh, Đặng Tất Thế, Phạm Thế Cường (2012) “Đặc điểm hình thái nòng nọc hai loài thuộc giống ếch cây sần Theloderma (Tschudi, 1838) ở Việt Nam (Anura: Rhacophoridae: Rhacophorinae)”. Lê Thị Quý, Hoàng Ngọc Thảo, Hoàng Xuân Quang, Đặng Tất Thế (2012) “Đặc điểm hình thái nòng nọc của hai loài trong giống Microhyla Tschudi, 1838 (Microhylidae: Anura) ở vườn quốc gia Bạch Mã”. Lê Thị Quý, Hoàng Ngọc Thảo, Nguyễn Thị Hà Giang, Hoàng Xuân Quang, Đặng Tất Thế (2012) “Đặc điểm hình thái của nòng nọc và con non của ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis (Smith, 1924) ở vườn quốc gia Bạch Mã”. Hoàng Ngọc Thảo và Lê Thị Quý (2013) “Đặc điểm hình thái nòng nọc loài Rana johnsi Smith, 1921”. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu lưỡng cư bò sát ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và An Giang. Có rất ít nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát ở ĐBSCL so với Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên. Trước năm 2000, chỉ có một công trình của Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1979) về thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở một số khu vực thuộc miền Tây Nam Bộ và các đảo phụ cận. Sau năm 2000, có các công trình nghiên cứu về thành phần loài: Nguyễn Văn Sáng, Trần Văn Thắng (2002) nghiên cứu thành phần loài bò sát, ếch nhái của Khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang và đã xác định được 38 loài lưỡng cư bò sát. Năm 2007, Lê Xuân Cảnh, Hà Quý Quỳnh báo cáo về đa dạng sinh học và bảo tồn ở ĐBSCL đã thống kê có 78 loài ếch nhái, bò sát ở khu vực này. Trần Thị Anh Thư, Lê Nguyên Ngật (2007) đã
- 6 khảo sát thành phần loài lưỡng cư bò sát ở khu vực Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, bước đầu đã thống kê được 52 loài thuộc 42 giống, 19 họ, 4 bộ ở khu vực này [17]. Ngô Đắc Chứng, Hoàng Thị Nghiệp (2007) đã nghiên cứu về “Sự phân bố các loài ếch nhái và bò sát theo nơi ở và sinh cảnh ở tỉnh Đồng Tháp. Nguyễn Ngọc Sang (2010) mô tả một loài tắc kè mới ở An Giang. Hoàng Thị Nghiệp và Trương Lê Huy Hoàng (2012) “Thành phần loài bò sát mua bán và nuôi ở huyện Tân Hồng” đã thống kê được 17 thường được mua bán trong đó có 10 loài quý hiếm. Hoàng Thị Nghiệp, Nguyễn Thanh Tuấn và Ngô Đắc Chứng (2012) “Đặc điểm sinh học và tình hình sử dụng rắn hai đầu Cylindrophis ruffus (Laurenti, 1768) ở tỉnh Đồng Tháp”. Ngô Đắc Chứng và Hoàng Thị Nghiệp (2012) “Sự phân bố của các loài lưỡng cư, bò sát ở vùng An Giang và Đồng Tháp. Hoàng Thị Nghiệp (2012) “Khu hệ lưỡng cư – bò sát ở vùng An Giang và Đồng Tháp” đã khảo sát và lập danh sách có 108 loài trong đó có 24 loài lưỡng cư và 84 loài bò sát. Nguyễn Vũ Khôi (2014) “Danh lục bằng hình ảnh các loài bò sát – lưỡng cư tại khu vực ba Hòn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” gồm 34 loài lưỡng cư bò sát ở khu vực 3 Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Quéo và một số loài được nuôi trong Khu cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me. Theo khảo sát của Chi cục kiểm lâm tỉnh An Giang và phân viện điều tra quy hoạch rừng II (2005) trong “Luận chứng khoa học thành lập và đầu tư bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên Trà Sư, tỉnh An Giang” đã công bố có 5 loài ếch nhái và 20 loài bò sát. 1.2. Đặc điểm tổng quát về tự nhiên và xã hội của khu vực nghiên cứu 1.2.1. Vị trí địa lý
- 7 Nguồn: Địa lý địa phương An Giang [1] Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang và khu vực rừng tràm Trà Sư - Rừng tràm Trà Sư là một vùng đất ngập nước rộng 845 ha, thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, có tọa độ địa lý từ 10033’ đến 10036’vĩ độ Bắc và 105002’ đến 105004’ kinh độ Đông cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 10km về phía Tây Bắc và cách sông Hậu khoảng 15km về phía Đông Bắc. Đây là khu rừng tràm trên đầm lầy ngập nước theo mùa, được hình thành bởi hệ thống đê bao với dạng hình vuông tiếp giáp của 3 xã Văn Giáo, Vĩnh Trung, Thới Sơn thuộc huyện Tịnh Biên và giáp với huyện Châu Phú về phía Đông.
- 8 - Môi trường sinh thái khu vực Trà Sư chịu tác động mạnh mẽ của lũ từ sông Mê Kông từ phía Campuchia. Rừng tràm Trà Sư là vùng ngập lũ sâu (khoảng 2,5 - 3,0m) của vùng phèn Tứ Giác Long Xuyên, chịu tác động trực tiếp của sông Hậu. - Toàn bộ khu vực đầm rừng Trà Sư được bao bọc bởi hệ thống đê bao và được chia thành 2 tiểu khu là 2 phần độc lập nhau (với diện tích tương đương) bởi kênh Nhơn Thới có bề rộng 25 - 30m chạy dọc chia đôi khu vực theo hướng Bắc Nam thông thoát nước ra bên ngoài các kênh lớn ngoài khu vực. Vùng phụ cận của rừng tràm Trà Sư là các hệ sinh thái nông nghiệp với ruộng lúa và nhà các hộ dân. - Trước 1983, vùng này được khai phá để trồng lúa nhưng do đất nhiễm phèn nặng nên canh tác không hiệu quả. Từ năm 1983 đến nay khu vực này được trồng tràm nhằm phục hồi nguyên trạng rừng trước đây. Hiện nay cây tràm đã phát triển tốt đã hình thành nơi cư trú lý tưởng cho nhiều loài sinh vật như chim, tôm, cá, lưỡng cư, bò sát… - Phần lớn diện tích khu vực rừng tràm Trà Sư đã trồng tràm chỉ còn một phần diện tích lung, bàu với các loài thực vật đặc trưng như: cỏ năng hoặc sen, súng. - Đầm rừng này là một hệ sinh thái nhạy cảm điển hình nằm gần biên giới Campuchia và sông Mê Kông nên việc nghiên cứu ở đây có thể đánh giá được tác động từ phía thượng lưu sông. Qua đó cung cấp những số liệu và các thông tin đối với việc sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên đa dạng sinh học vùng châu thổ sông Mê Kông. [5] 1.2.2. Điều kiện tự nhiên 1.2.2.1. Đặc điểm địa hình Rừng tràm Trà Sư là vùng đất trũng ngập nước theo mùa, với mùa mưa kéo dài nên toàn khu vực này bị úng phèn nặng không thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp. Khu vực rừng được chia làm 2 tiểu khu, trong mỗi tiểu khu lại được chia làm 3 khoảnh được đánh số thứ tự từ I đến VI, cùng với hệ thống kênh và đê ở đây tạo nên 4 loại địa hình khác nhau:
- 9 - Địa hình trũng sâu ngập nước kéo dài 8-10 tháng trong năm, phân bố rải rác trong vùng hình thành những lung, bàu trũng chỉ thích hợp cho những loài cây thân thảo, thực vật chịu phèn sinh sống. - Địa hình trũng, bằng phẳng có thời gian ngập nước ngắn hơn thường 6-8 tháng trong năm thích hợp cho cây tràm. - Dạng địa hình cao thường không bị ngập nước vào mùa mưa hoặc thời gian ngập chỉ 3-4 tháng gồm các đường bao ngạn và đường đê với các loài cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp chịu phèn ít. - Dạng địa hình kênh rạch có nước quanh năm đặc biệt trong mùa khô mức độ nhiễm phèn cao nên chỉ thích hợp cho một số loài thực vật thủy sinh sinh sống.[5] 1.2.2.2. Đặc điểm khí hậu Tỉnh An Giang nằm ở vùng cận xích đạo thuộc vùng khí hậu nhiệt đới hơi ẩm gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 87% tổng lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Những đặc trưng chủ yếu về điều kiện khí hậu ở khu vực này như sau: - Chế độ nhiệt cao và ổn định quanh năm (trung bình cả năm 290C, trung bình cao nhất 33,80C, trung bình thấp nhất 23,50C), tổng tích ôn trên 10.0000C. Riêng khu vực Bảy Núi nhiệt độ thường thấp hơn các vùng khác 20C. - Lượng bốc hơi: trung bình năm là 1282mm, tháng cao nhất là 132mm (tháng 3), tháng thấp nhất 93mm (tháng 9). So với lượng mưa trung bình hàng năm thì lượng bốc hơi trung bình hàng năm chiếm 91,6%. - Độ ẩm không khí: bình quân trong năm là 81%, bình quân tháng cao nhất là 84% (tháng 6-9), bình quân tháng thấp nhất là 77% (tháng 12). - Chỉ số khô hạn theo cách tính của Gaussen thì chỉ số khô hạn trong tỉnh An Giang là X = 4.3.1 với số tháng khô là 4 tháng, số tháng hạn là 3 tháng, số tháng kiệt là 1 tháng. - Tổng lượng mưa và số ngày mưa trong năm vào loại trung bình so với các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng có xu thế giảm dần từ khu vực Long Xuyên (1.548mm, 111 ngày/năm) về khu vực Châu Đốc (1.378mm, 87 ngày/năm) và phân
- 10 hóa sâu sắc theo mùa, trong đó: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm trên 90% lượng mưa cả năm, đặc biệt mưa thường tập trung từ tháng 8 đến tháng 10, cùng với lũ từ thượng nguồn đổ về (bắt đầu từ trung tuần tháng 7 và rút vào trung tuần tháng 11) đã gây tình trạng ngập lũ trên phạm vi toàn tỉnh, trừ khu vực địa hình cao ở vùng Bảy Núi. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, nên hầu hết cây trồng - vật nuôi bị thiếu nước, hạn chế đến khả năng sinh trưởng và phát triển.[5] 1.2.3. Đặc điểm kinh tế văn hóa và xã hội ở khu vực nghiên cứu Khu vực Trà Sư nằm trên địa giới hành chính của 3 xã: xã Văn Giáo và xã Vĩnh Trung (huyện Tịnh Biên), xã Ô Long Vĩ (huyện Châu Phú). Đây là các xã nghèo thuộc vùng biên giới của tỉnh An Giang. Hoạt động kinh tế chủ yếu là canh tác nông nghiệp, đánh bắt thủy sản và hoạt động lâm nghiệp. Nhìn chung, các hộ dân sống ở khu vực đầm rừng Trà Sư chủ yếu sống bằng các nghề trồng trọt, hoạt động lâm nghiệp, đánh bắt thủy sản tự nhiên, làm thuê và buôn bán nhỏ. Đời sống các hộ dân còn nhiều khó khăn và phụ thuộc nhiều vào các hoạt động “săn bắt, hái lượm” các sản phẩm tự nhiên sẵn có của đất ngập nước. Đặc biệt có trên 70% hộ dân có các hoạt động phụ thuộc vào rừng tràm và đánh bắt thủy sản tự nhiên từ các hệ sinh thái thủy sinh.[5] Thành phần cư dân sống ở khu vực rừng Trà Sư gồm người Kinh, người Khmer, người Chăm và người Hoa. Đặc biệt số lượng người dân tộc Khmer và người Chăm tập trung cao ở khu vực này tạo nên nét văn hóa đặc trưng cho Tịnh Biên nói riêng và An Giang nói chung. [5] Người Khmer chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, họ cũng làm nghề đánh bắt cá mà chủ yếu là cá đồng, cá sông, với kỹ thuật và ngư cụ giống như người Việt. Các nghề thủ công đan mây tre, đan đệm, dệt chiếu rất phổ biến. Chỉ một số ít người Khmer làm nghề buôn bán nhỏ. Về phong tục và ngôn ngữ, người Khmer ở An Giang không khác với người Khmer ở Campuchia. Họ sùng bái đạo
- 11 Phật, tôn kính các sư sãi và sẵn sàng dâng cúng cho nhà chùa những huê lợi do họ làm ra để cầu phúc. Người Chăm Nam Bộ chủ yếu làm các nghề đánh cá, làm ruộng, dệt thêu, buôn bán, dịch vụ du lịch. Ở An Giang có nghề dệt sarong (xà-rông), dệt kama (khăn tắm, khăn rằn), thêu khăn, đan lưới… của phụ nữ Chăm, phục vụ nhu cầu ăn mặc theo truyền thống của người Chăm và dùng để trao đổi trong vùng. Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Hoa là sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, vận tải. Đây chính là vùng đất phong phú nhất về tín ngưỡng - tôn giáo trong tỉnh, với đầy đủ các loại hình tín ngưỡng - tôn giáo nội sinh và ngoại sinh. Trong đó, đạo Phật tuy vẫn giữ được vị trí ưu tiên, nhưng đã bị chia tách thành nhiều hệ phái hoặc tôn giáo mới. Vì vậy, đời sống tâm linh của cư dân khu vực này khá phức tạp, chịu ảnh hưởng đồng thời của nhiều tín ngưỡng - tôn giáo khác nhau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 212 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 181 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 174 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 124 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 81 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 61 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn