intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh thái học: Mô hình xác suất hiện diện đa loài cho quần xã chim kiếm ăn ở mặt đất ở khu vực trung Trường Sơn

Chia sẻ: An Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu sự phân bố và hiện trạng của các loài chim kiếm ăn ở mặt đất ở năm khu vực nghiên cứu thuộc cảnh quan Trung Trường Sơn dựa trên dữ liệu thu được từ khảo sát bẫy ảnh có hệ thống. Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố con người và tự nhiên đến quần xã chim sống ở mặt đất; giải đoán phân bố của từng loài và độ giàu loài ở mức độ cảnh quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh thái học: Mô hình xác suất hiện diện đa loài cho quần xã chim kiếm ăn ở mặt đất ở khu vực trung Trường Sơn

  1. 1
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn Viện nghiên cứu Động vật hoang dã Leibniz đã hỗ trợ về kinh phí, kỹ thuật và hậu cần; tổ chức WWF – Việt Nam, tổ chức WWF – Lào, ban quản lý và các cán bộ dự án CarBi, Vườn quốc gia Bạch Mã, Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam, Khu bảo tồn Sao la Huế đã hỗ trợ cho các đội khảo sát thực địa; Bộ Giáo dục và Khoa học của Cộng Hòa Liên Bang Đức đã hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho nghiên cứu này (BMBF FKZ: 01LN1301A); Point Defiance Zoo & Aquarium, Safari Club International, và Critical Ecosystem Partnership Fund đã tài trợ kinh phí cho dự án nghiên cứu. Tôi chân thành cảm ơn TS. Andreas Wilting, TS. Trần Thị Anh Đào, TS. Rahel Sollmann, Andrew Tilker, TS. Jesse Abrams, TS. Jürgen Niedballa, và Tejas Bhagwat đã hỗ trợ về kỹ thuật, cố vấn về khoa học; hỗ trợ về phân tích dữ liệu cũng như góp ý hoàn thiện luận văn; và tất cả các thành viên đội khảo sát, bao gồm Đặng Công Viên, Võ Văn Sáng, Nguyễn Đăng Trung, các cán bộ kiểm lâm và người địa phương ở năm khu vực nghiên cứu đã tham gia và làm việc trong điều kiện thực địa rất khó khăn. 2
  3. TÓM TẮT Cảnh quan Trung Trường Sơn là một khu vực có mức độ đa dạng và đặc hữu đặc biệt về nhóm chim. Sự đa dạng các loài chim ở Trung Trường Sơn đã và đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc mất sinh cảnh và khai thác quá mức. Tình trạng săn bắt là một trong những mối đe dọa phổ biến nhất đối với quần xã các loài chim: các loài chim thuộc bộ Sẻ bị bắt để bán làm cảnh, và các loài thuộc bộ Gà đang bị suy giảm do tình trạng sử dụng bẫy dây phanh với quy mô lớn. Mục tiêu trước tiên của nghiên cứu này là đánh giá hiện trạng của các loài chim kiếm ăn ở mặt đất ở khu vực Trung Trường Sơn, và mục tiêu thứ hai là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài này ở mức độ cảnh quan. Dữ liệu về quần xã chim được thu thập bằng phương pháp bẫy ảnh theo hệ thống ở năm khu vực nghiên cứu thuộc Việt Nam và Lào. Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài chim, mô hình xác suất hiện diện của quần xã được xây dựng cho các loài chim kiếm ăn ở mặt đất với sự kết hợp của các yếu tố con người và tự nhiên. Các biến liên quan đến con người gồm có khoảng cách đến đường gần nhất và nỗ lực tháo gỡ bẫy dây phanh. Các biến tự nhiên bao gồm độ cao và một chỉ số thể hiện chất lượng rừng được trích xuất từ hình ảnh vệ tinh có chất lượng cao RapidEye®. Hơn nữa, các tham số được ước lượng từ mô hình xác suất hiện diện quần xã được sử dụng để dự đoán sự phân bố của từng loài và mức độ giàu loài cho toàn bộ khu vực nghiên cứu. Với tổng cộng 17,042 đêm bẫy ảnh tại 132 vị trí khảo sát, ít nhất 21 loài chim được ghi nhận và trong đó có 12 loài chim kiếm ăn ở mặt đất được đưa vào mô hình xác suất hiện diện quần xã. Trong bốn biến được đưa vào mô hình, độ cao có ảnh hưởng mạnh nhất đối với sự hiện diện của phần lớn các loài trong 12 loài. Ba loài cho thấy chúng xuất hiện nhiều hơn ở khu vực đất thấp, và hai loài ưu thích khu vực cao hơn. Loài Trĩ sao Rheinardia ocellata, một loài chim sống dưới đất có kích thước lớn và được biết đến là loài nhạy cảm với tình trạng bẫy bắt bằng dây phanh, có phản ứng tích cực và mạnh đối với các khu vực có nỗ lực gỡ bẫy dây phanh cao. Ngoài loài Trĩ sao, nghiên cứu này đã thất bại trong việc ghi nhận bốn loài chim trĩ có kích thước lớn mà trước kia từng phân bố trong vực nghiên cứu, trong đó có loài Gà lôi 3
  4. lam mào trắng Lophura edwardsi, một loài đặc hữu và cực kỳ nguy cấp. Sự thất bại trong việc ghi nhận các loài này phản ánh quần thể của chúng đã tuyệt chủng cục bộ hoặc tuyệt chủng về mặt chức năng. Kết quả này cho thấy nếu không có các nỗ lực gỡ bẫy dây phanh một cách hiệu quả thì loài Trĩ sao cũng sẽ tuyệt chủng cục bộ như các loài chim có kích thước lớn khác thuộc bộ Galliformes trong cảnh quan Trung Trường Sơn. Thêm nữa, kết quả của nghiên cứu còn cho thấy nhóm chim đuôi cụt có khả năng bị ảnh hướng gián tiếp từ việc săn bắt bằng bẫy dây phanh thông qua hiện tượng “mesopredator release” – sự gia tăng quần thể của các loài săn mồi bậc thấp. Kết quả của nghiên cứu này giúp cập nhật thông tin cho các loài chim kiếm ăn ở mặt đất ở khu vực Trung Trường Sơn. Bản đồ về độ giàu loài và bản đồ phân bố của từng loài ở các khu vực nghiên cứu cung cấp thông tin một cách trực quan cho các hoạt động ngăn chặn săn bắt trái phép và cung cấp dữ liệu nền ở mức độ quần xã cho hoạt động giám sát biến động quần thể của các loài chim kiếm ăn ở mặt đất trong tương lai. ABSTRACT The central Annamites landscape is an area of exceptional avian richness and endemism. Avian diversity in the Annamites has been negatively impacted by both habitat loss and overharvesting. Poaching is the most pervasive threat to the bird community: songbirds are caught to sell in local markets, and galliforms have been decimated through industrial snaring. The objectives of this study are to first assess the status of the ground-foraging bird community in the central Annamites, and second, to understand the factors influencing their distribution at the landscape-scale. Data on the bird community was collected using systematic camera trapping across five areas in Vietnam and Laos. To assess factors that influence avian distribution, a community occupancy model was built for ground-foraging birds, incorporating both anthropogenic and environmental covariates. Anthropogenic covariates included distance to nearest road and level of active snare 4
  5. removal efforts. Environmental covariates included elevation and a measure of habitat quality derived from high-resolution RapidEye® satellite imagery. Furthermore, the parameter estimates from the community occupancy model were used to predict species-specific distributions and species richness across the study areas. In 17,042 camera trapping nights across 136 stations, at least 21 bird species were recorded. 12 ground-foraging species were included in the community occupancy model. Of the four covariates, elevation had the strongest influence on the occurrence of most of the 12 species. Three species were found to occur more frequently in lowland areas, and two species were associated with higher elevations. Crested argus Rheinardia ocellata, a large ground-dwelling galliform known to be sensitive to snaring, showed a strong positive response to areas with higher snare removal efforts. Apart from the rare crested argus we failed to detect four other large galliforms that historically occurred in this area, including the Critically Endangered and endemic Edwards’s pheasant Lophura edwardsi. Failure to record these species suggests their local extinction or at least functional extinction. Thus without effective snare removal efforts, crested argus will follow other large galliforms in the landscape to local extirpation. The results also suggest that pittas could potentially be indirectly impacted by snaring through mesopredator release mechanisms. Overall, this study provides an updated account of ground-foraging avian diversity in the central Annamites. The avian species richness map for these study sites provide a useful visualization to direct anti-poaching efforts and a community-level baseline to monitor future population trends in the ground-foraging avian community. 5
  6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii ABSTRACT iv MỤC LỤC vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix DANH MỤC CÁC BẢNG x MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4 1.1. Trung Trường Sơn và sự suy giảm hệ động vật 4 1.2. Đối tượng nghiên cứu 7 1.2.1. Các loài chim trĩ 7 1.2.2. Các loài chim đuôi cụt 8 1.2.3. Các loài chim khác kiếm ăn ở mặt đất 9 1.3. Khảo sát bẫy ảnh 13 1.4. Mô hình xác suất hiện diện 14 1.4.1. Mô hình xác suất hiện diện đơn loài 16 1.4.2. Mô hình xác suất hiện diện quần xã / đa loài 18 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP 21 2.1. Thời gian thực hiện 21 2.2. Khu vực nghiên cứu 21 2.3. Dụng cụ nghiên cứu và phần mềm 23 2.4. Thiết kế nghiên cứu 24 2.5. Đặt bẫy ảnh 25 2.6. Thu thập các biến 26 2.7. Quản lý và định danh hình ảnh từ bẫy ảnh 27 2.8. Phân tích xác suất hiện diện quần xã 28 2.9. Giải đoán 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 33 3.1. Danh lục loài và xác suất hiện diện của từng loài chim kiếm ăn ở mặt đất 33 3.2. Ảnh hưởng của các biến đến các loài chim kiếm ăn ở mặt đất 37 6
  7. 3.3. Các bản đồ dự đoán 39 CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN 42 4.1. Danh lục loài và hiện trạng của các loài 42 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài chim kiếm ăn ở mặt đất ở mức độ cảnh quan 47 4.3. Giải đoán 50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1. Kết luận 51 5.2. Kiến nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC 64 7
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BCI: Khoảng tin cậy Bayes CarBi: Carbon và Đa dạng sinh học CI: Khoảng tin cậy CR: Cực kỳ nguy cấp EN: Nguy cấp GIS: Hệ thống thông tin địa lý toàn cầu GPS: Hệ thống định vị toàn cầu IUCN: Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế KBT: Khu bảo tồn thiên nhiên KBTQG: Khu bảo tồn quốc gia Lào: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào LC: Ít quan tâm Leibniz-IZW: Viện nghiên cứu Động vật hoang dã Leibniz NT: Gần bị đe dọa PAO: Phần trăm diện tích loài hiện diện PFES: Dịch vụ chi trả môi trường rừng Sách đỏ IUCN: Danh lục đỏ IUCN về các loài bị đe dọa Việt Nam: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam VQG: Vườn quốc gia VU: Dễ tổn thương WWF: Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên 8
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Số lượng các bài báo hằng năm cùng đề cập đến cụm từ “occupancy model” và “camera-trap” trên Google Scholar kể từ năm 2002 Hình 2.1: Vị trí các điểm đặt bẫy ảnh trong năm khu vực nghiên cứu ở Trung Trường Sơn Hình 2.2: Các lớp biến được sử dụng để thực hiện giải đoán Hình 3.1: Mối tương quan giữa xác suất hiện diện của từng loài với độ cao, chất lượng rừng, khoảng cách đến đường, và mức độ bảo vệ Hình 3.2: Bản đồ giải đoán phân bố của từng loài Hình 3.3: Bản đồ giải đoán độ giàu loài 9
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các loài chim trĩ và chim đuôi cụt từng được ghi nhận / được cho là có hiện diện ở Trung Trường Sơn Bảng 1.2: Các loài chim không sống ở mặt đất nhưng được cho là loài kiếm ăn ở mặt đất dựa trên kết quả từ khảo sát bẫy ảnh của nghiên cứu này Bảng 2.1: Tóm tắt các biến được sử dụng trong mô hình xác suất hiện diện quần xã và giải đoán phân bố Bảng 3.1: Các loài chim ghi nhận được từ khảo sát bẫy ảnh trong nghiên cứu này Bảng 3.2: Tóm tắt về các ghi nhận và ước lượng xác suất hiện diện hậu nghiệm của từng loài chim kiếm ăn ở mặt đất Bảng 3.3: Các loài chim trĩ và các loài chim đuôi cụt không ghi nhận được trong nghiên cứu này – “các loài bị thiếu” Bảng 3.4: Tóm tắt POA được giải đoán của từng loài 10
  11. MỞ ĐẦU Dãy Trường Sơn nằm dọc biên giới Việt Nam và Lào là nơi chứa đựng một hệ động thực vật có mức độ đặc hữu đặc biệt cao [5], [95], [106]. Các khu rừng mưa nhiệt đới ở vùng sinh thái (ecoregion) này có một quần xã chim sống ở mặt đất (ground-dwelling birds) đa dạng, trong đó có các loài cần ưu tiên bảo tồn như Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi, Trĩ sao Rheinardia ocellata, và Công Pavo muticus [104]. Tuy nhiên, động vật hoang dã trong toàn bộ vùng sinh thái Trường Sơn đang bị suy thoái do mất sinh cảnh sống và tình trạng săn bắt quá mức. Trong các thập kỷ trước, các khu rừng ở khu vực này đã bị tàn phá vì chiến tranh và vì mục đích phục vụ cho phát triển nông nghiệp và các khu dân cư. Thêm vào đó, các mạng lưới hạ tầng giao thông ngoài việc trực tiếp gây ra mất và chia cắt sinh cảnh sống, chúng còn giúp tạo điều kiện để cho tình trạng săn bắt trái phép tăng mạnh trong các khu bảo tồn nhằm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã rất cao ở khu vực Đông Dương [7], [55]. Ở thời điểm hiện nay, mối đe dọa chính đến sự tồn tại của các loài động vật sống ở mặt đất – bao gồm các loài chim có kích thước lớn như Công và Gà lôi lam mào trắng – là săn bắt trái phép bằng bẫy dây phanh [39], [55], [95], [106]. Mặc dù những thợ săn có thể không nhắm vào các loài chim được nêu trên nhưng các loài này vẫn bị suy giảm do tình trạng đặt bẫy dây phanh bừa bãi [31], [74]. Chính sức ép rất cao từ bẫy bắt bằng dây phanh ở khu vực Trường Sơn đã tạo ra ngày càng nhiều “khu rừng trống" (empty forest) [39], [86], [94] – nơi có điều kiện sinh thái phù hợp nhưng lại thiếu sự hiện diện của nhiều loài động vật có xương sống do chúng đã bị tận diệt bởi săn bắt. Để bảo vệ các loài động vật sống ở mặt đất, bao gồm các loài chim đang bị đe dọa, giải pháp cấp bách là phải tăng cường hoạt động thực thi pháp luật, đặc biệt là tháo gỡ bẫy dây phanh ở những nơi mà các loài sinh sống. Tuy nhiên, việc thiếu các thông tin về phân bố của các loài được ưu tiên bảo tồn đang cản trở chúng ta trong việc định hướng cho các đội gỡ bẫy dây phanh. Hơn nữa, mặc dù một số sáng kiến bảo tồn đã được triển khai ở khu vực Trường Sơn – bao gồm thành lập các khu bảo tồn loài, tăng cường thực thi pháp luật, và chương trình Chi trả dịch vị môi 1
  12. trường rừng (PFES) – nhưng hiện tại vẫn chưa có công cụ hiệu quả nào để đánh giá tác động của các hoạt động này đến sự đa dạng các loài động vật có xương sống [34], [75], [82]. Để đánh giá sự hiệu quả của hoạt động bảo tồn, các chỉ số sinh học – như độ đa dạng loài, độ phong phú, và độ giàu loài – nên được sử dụng. Tuy nhiên, các thông số này có thể sẽ rất tốn kém hoặc không khả thi ngoài thực địa để có thể thu thập trên một diện tích lớn [68], đặc biệt là ở trong các khu rừng nhiệt đới ẩm thường xanh ở dãy Trường Sơn nơi mà phần lớn các loài có tập tính nhút nhát và hiện diện với mật độ thấp. Để giải quyết được các thách thức về khảo sát thực địa – cụ thể là ở rừng mưa nhiệt đới ẩm nơi mà các phương pháp quan sát trực tiếp như khảo sát theo tuyến (line transects) hay đếm điểm (point counts) khó có thể được thực hiện một các hiệu quả – các bẫy ảnh được sử dụng để nghiên cứu [1], [80]. Một trong những ưu điểm chính của dữ liệu từ bẫy ảnh là chúng có thể được phân tích trong khuôn khổ của phương pháp phân tích xác suất hiện diện (site-occupancy). Phương pháp phân tích xác suất hiện diện được áp dụng cho dữ liệu ở dạng ghi nhận được / không ghi nhận được (detection / non-detection) và cho phép người nghiên cứu ước lượng được xác suất một loài có mặt ở trong một khu vực trong khi có thể tính toán được sự khác biệt về xác suất phát hiện giữa các loài và các khu vực [68]. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là ước lượng xác suất hiện diện quần xã chim kiếm ăn ở mặt đất (trong đó có các loài hoạt động ở mặt đất) và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hiện diện của các loài ở mức độ cảnh quan ở Trung Trường Sơn. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp các thông tin quan trọng về hiện trạng của các loài quan tâm cũng như là thông tin về các yếu tố về con người và tự nhiên ảnh hưởng sự phân bố của các loài. Thông tin về sự liên hệ giữa loài và yếu tố môi trường (tương quan) được sử dụng để giải đoán phân bố của các loài trong toàn bộ khu vực nghiên cứu. Các kết quả giải đoán này được dùng đễ hỗ trợ cho các hoạt động quản lý bảo tồn ở cảnh quan Trung Trường, cụ thể là định hướng các hoạt động tuần tra chống săn bắt động vật trái phép. Nghiên cứu này còn cung cấp một bộ dữ liệu nền đầu tiên về quần xã chim kiếm ăn ở mặt đất mà có thể được sử dụng 2
  13. để đánh giá các nỗ lực bảo tồn ở khu vực nghiên cứu. Các nội dung nghiên cứu cụ thể của luận văn này gồm: (1) Tìm hiểu sự phân bố và hiện trạng của các loài chim kiếm ăn ở mặt đất ở năm khu vực nghiên cứu thuộc cảnh quan Trung Trường Sơn dựa trên dữ liệu thu được từ khảo sát bẫy ảnh có hệ thống. (2) Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố con người và tự nhiên đến quần xã chim sống ở mặt đất. (3) Giải đoán phân bố của từng loài và độ giàu loài ở mức độ cảnh quan. 3
  14. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Trung Trường Sơn và sự suy giảm hệ động vật Các khu rừng ẩm thường xanh của Trung Trường Sơn, một phần của dãy Trường Sơn, có mức độ đa dạng và đặc hữu cao. Đáng chú ý là một số loài đặc hữu được miêu tả gần đây như Sao la Pseudoryx nghetinhensis, Mang lớn Muntiacus vuquangensis, và Thỏ vằn Nesolagus timminsi [102], [104]. Nơi này còn là nơi sống của nhiều loài chim đặc hữu và quý hiếm như Gà lôi lam mào trắng, một loài đặc hữu và cực kỳ nguy cấp [31], [104]. Trong hai thập kỷ gần đây, các nỗ lực bảo tồn và khảo sát đa dạng sinh học được thực hiện nhằm nghiên cứu và bảo vệ giá trị đa dạng sinh học ở nơi đây. Tuy nhiên, giống như nhiều nơi khác ở khắp Đông Nam Á, đa dạng sinh học ở Trung Trường Sơn đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tuyệt chủng gây ra bởi tình trạng phá rừng và săn bắt trái phép trên diện rộng. Nhiều nghiên cứu đã nêu bật đặc điểm đa dạng sinh học đặc biệt của Trung Trường Sơn và các mối đe dọa mà khu vực này đang đối mặt [50], [51], [53], [66], [104]. Diện tích rừng ở cảnh quan này đã bị suy giảm nhanh chóng trong vòng 50 năm trở lại đây do bị tàn phá bởi chất độc hóa học trong chiến tranh; khai thác gỗ, mở rộng đất nông nghiệp và các khu dân cưu vào những năm 1980 và 1990; và tình trạng phá rừng trái phép thời điểm hiện tại [62], [110]. Kết quả là rừng nguyên sinh của chỉ còn lại 0.8% trên tổng diện tích rừng của Việt Nam [46]. Ở phía bên kia biên giới, một số khu rừng có diện tích lớn của Lào vẫn chưa bị khai thác hay ít bị tác động của con người nhưng các khu rừng này đang đối mặt với tình trạng phá rừng và khai thác khoáng sản ngày càng tăng, và nếu như không có các biện pháp bảo vệ, trong tương lai gần, thì rừng ở Lào cũng sẽ bị suy giảm tới mức như ở Việt Nam [50], [90], [100]. Trong vòng 10 năm trở lại đây, diện tích che phủ rừng ở Việt Nam có tăng nhờ quyết định đóng cửa rừng của Chính phủ Việt Nam và việc cải thiện thực thi pháp luật đối với các vi phạm liên quan đến phá rừng trái phép [71]. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng một phần đáng kể độ che phủ rừng tăng lên đến từ 4
  15. việc trồng đơn canh một số loại cây chứ không phải là sự gia tăng diện tích rừng tự nhiên [71]. Mối đe dọa lớn nhất trong thời điểm hiện tại đối với các loài động vật trên cạn có kích thước lớn ở Trường Sơn là săn bắt để cung cấp cho thị trường buôn bán động vật hoang dã trái phép [55]. Hoạt động săn bắt trái phép đã gây ra sự tuyệt chủng cho ít nhất 12 loài động vật có xương sống ở Việt Nam [91]. Các loài đã tuyệt chủng hoặc tuyệt chủng về mặt chức năng ở Trường Sơn gồm có: Sao la, Hổ Panthera tigris, Báo Panthera pardus, Báo gấm Neofelis nebulosa, Hươu vàng Axis porcinus, và Tê giác một sừng Rhinoceros sondaicus [51] – đây chỉ là một số loài tiêu biểu. Bẫy bắt bằng dây phanh là một trong những phương thức săn bắt phổ biến nhất [51]. Các bẫy dây phanh có giá rẻ và dễ dàng được cài đặt. Hơn nữa, hầu như không có các quy định pháp luật nào hạn chế việc mua bán và sử dụng dây phanh nên những thợ săn có thể mua và mang vật liệu này vào trong rừng mà không sợ bị xử phạt nặng. Việc bẫy bắt bằng dây phanh hiện tại đang ở mức độ khó có thể chấp nhận: ở trong hai khu bảo tồn thiên nhiên được xem là được bảo vệ tốt nhất ở Trung Trường Sơn, hơn 75,000 cái bẫy dây phanh đã được tháo gỡ trong khoảng thời gian năm từ 2012 đến 2017 [51] – và con số này mới chỉ phản ánh một phần của toàn bộ bẫy dây phanh trong rừng. Kết quả của tình trạng bẫy bắt quá mức là nhiều khu rừng ở Trung Trường Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung đang hứng chịu “hội chứng rừng trống” [86], nơi có hệ sinh thái phù hợp nhưng không có nhiều loài động vật trên cạn sinh sống do chúng đã biến mất bởi tình trạng săn bắn quá mức. Ở Việt Nam, các khu bảo tồn ở Trung Trường Sơn có sự khác nhau về mức độ thực thi pháp luật và nỗ lực gỡ bẫy dây phanh – nhưng thậm chí ở những khu vực được bảo vệ tốt nhất thì tình trạng sử dụng bẫy dây phanh tràn lan vẫn diễn ra. Ở Lào, mặc dù dân số nhìn chung là thấp (so với Việt Nam) và có nhiều khu bảo tồn có diện tích lớn nhưng bẫy bắt bằng dây phanh cũng dần trở nên phổ biến. Bẫy bắt bằng dây phanh ở các khu bảo tồn của Lào đang tăng trong những năm gần đây, cụ thể là tại các khu rừng nằm liền kề với biên giới Việt Nam ngày càng cạn kiệt động vật hoang dã [100]. Hơn nữa, với việc thiếu các hoạt động thực thi pháp luật hiệu quả, các khu 5
  16. rừng biên giới của Lào có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng “rừng trống” như nhiều khu rừng ở Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều báo cáo về tác động tiêu cực của bẫy bắt bằng dây phanh đến các loài thú trên cạn nhưng phương pháp săn bắt này cũng gây hại cho các loài chim sống ở mặt đất [31], [53], [95]. Loài Công được cho là đã tiệt chủng cục bộ ở Trung Trường Sơn [97], và loài Gà lôi lam mào trắng đặc hữu cũng đã không được ghi nhận từ năm 2000 [8] và được cho là tuyệt chủng trong tự nhiên [49]. Không giống như các loài chim thuộc bộ Passeriformes (song birds) là những loài bị bắt với mục đích buôn bán làm chim cảnh ở Lào và Việt Nam, các loài chim sống ở mặt đất vô tình bị mắc trong các bẫy dây phanh được đặt trong rừng với mục đích là để bẫy các loài thú lớn sống ở mặt đất, đặc biệt là các loài thú có giá trị cao trên thị trường buôn bán động vật hoang dã trái phép [31], [49]. Một số sáng kiến bảo tồn đã và đang được thực hiện nhằm cố gắng ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực từ bẫy dây phanh ở khu vực Trung Trường Sơn. Các giải pháp có thể kể đến gồm có thành lập mới hai khu bảo tồn (KBT Sao la Huế và KBT Sao la Quảng Nam) và mở rộng diện tích VQG Bạch Mã. Thêm vào đó, các đội chuyên trách gỡ bẫy dây phanh trên diện rộng ở KBTQG Xe Sap và hai khu bảo tồn Sao la đã được triển khai như là một phần của một dự án hợp tác lớn của KfW và WWF – Dự án Carbon và Đa dạng sinh học hay còn được gọi tắt là CarBi [6]. Cũng trong dự án này, chương trình Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) cũng đã được thực hiện đễ hỗ trợ các cộng đồng quanh các khu bảo tồn và cung cấp kinh phí cho các hoạt động bảo tồn [6]. Tuy nhiên, do thiếu một bộ dữ liệu cơ sở về hiện trạng bảo tồn của các loài và không có bất cứ một khảo sát có hệ thống nào được thực hiện trước đó, hiệu quả của các sáng kiến bảo tồn trên đối với các loài chim kiếm ăn ở mặt đất vẫn còn chưa được biết rõ. Một bộ dữ liệu cơ sở là rất cần thiết để có thể đánh giá một cách toàn diện các tác động của các hoạt động bảo tồn đến biến động quần thể của các loài trong khuôn khổ quản lý có điều chỉnh (adaptive management). Do dó, mặc dù trong luận văn này tôi chỉ có thể so sánh kết quả giữa các khu vực có mức độ khác nhau về nỗ lực gỡ bẫy dây phanh, nhưng dựa trên kết quả của nghiên cứu này, các 6
  17. khảo sát có hệ thống trong tương lai ở cảnh quan Trung Trường Sơn có thể sẽ giúp đánh giá chính xác hơn hiệu quả của các sáng kiến bảo tồn ở vùng cảnh quan này bao gồm hoạt cả các nỗ lực gỡ bẫy dây phanh. 1.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các loài chim kiếm ăn ở mặt đất (ground-foraging birds). Các loài kiếm ăn ở mặt đất được định nghĩa là các loài chim sống ở mặt đất (ground-dwelling birds) và không sống ở mặt đất (non-terrestrial birds) có sử dụng một phần đáng kể thời gian để kiếm ăn ở mặt đất hoặc gần mặt đất. Các loài sống ở mặt đất được tìm thấy ở tầng thấp nhất của các hệ sinh thái rừng – nền rừng (forest floor strata) và dành phần lớn thời gian để di chuyển, kiếm ăn và trong một vài trường hợp là làm tổ ở mặt đất. Trong rừng thường xa lá rộng của Trung Trường Sơn, phần lớn các loài chim sống ở mặt đất là các loài chim trĩ (các loài trong bộ Bộ Galliformes) và các loài chim đuôi cụt (các loài trong Họ Pittidae – Bộ Passeriformes). Các loài không sống ở mặt đất nhưng vẫn thuộc nhóm kiếm ăn ở mặt đất gồm nhiều loài thuộc nhiều họ và bộ khác nhau. Các loài chim kiếm ăn ở mặt đất đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Chúng là nguồn thức ăn của các loài động vật ăn thịt lớn hơn, là các loài phát tán hạt giống quan trọng, và có thể giúp kiểm soát các loài gây hại nhất định [72]. Sự tuyệt chủng của các loài chim này sẽ chắc chắn phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái. Đối với loài đặc hữu như Gà lôi lam mào trắng, sự tuyệt chủng cục bộ ở Trung Trường Sơn đồng nghĩa với sự tuyệt chủng trong tự nhiên trên toàn thế giới. Để bảo vệ các loài chim này thì việc hiểu rõ hiện trạng quần thể, phân bố và các yếu ảnh hưởng đến sự phân bố của chúng là rất quan trọng. 1.2.1. Các loài chim trĩ Bộ Galliformes được xem là một trong những bộ đang bị đe dọa cao nhất của lớp Aves. Khoảng 25% số loài của bộ này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng 7
  18. [31], [74]. Ở Việt Nam, chỉ có một họ thuộc Bộ Galliformes, Họ Pheasanidae – Họ Trĩ, với ít nhất 20 loài [31]. Khu vực Trung Trường Sơn là nơi sống của ít nhất của 13 loài chim trĩ (Bảng 1.1), và được xem là một trong những nơi có mức độ đa dạng các loài chim trĩ cao nhất ở Đông Nam Á [31], [49]. Tuy nhiên, Trung Trường Sơn cũng được đưa vào danh sách những nơi mà các loài chim trĩ có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất ở Đông Nam Á [49]. Ví dụ, trong vòng 10 năm trở lại đây, chưa có bất cứ ghi nhận đáng tin cậy (loài được quan sát trực tiếp bởi người có chuyên môn, được chụp ảnh, và được tìm thấy nhờ các bằng chứng về di truyền) về loài Gà lôi lam mào trắng và Công [8], [97] ở Trung Trường Sơn. Ngoài ra, gần như chắc chắn là một số loài chim trĩ khác cũng đang bị biến mất khỏi khu vực này [31]. Ở những nơi không có tình trạng bẫy bắt bằng dây phanh, các loài chim trĩ có thể sống ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau từ rừng trên núi cao xuống tới các khu rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới đất thấp [31], [95] và thậm chí có thể thích nghi với các hệ sinh thái bị suy thoái hoặc bị tác động bởi con người [31]. Tại những nơi có bẫy dây phanh, không phải tất cả loài trĩ đều bị ảnh hưởng bởi của hình chức săn bắt này như nhau. Các loài chim trĩ có kích thước nhỏ, như các loài gà so Arborophila spp., có thể không bị đe dọa trực tiếp bởi phương thức săn bắt này và như vậy chúng có thể chịu được phần nào áp lực từ tình trạng bẫy bắt bằng dây phanh quá mức ở Trung Trường Sơn. 1.2.2. Các loài chim đuôi cụt Họ Pittidae là nhóm chim sống ở mặt đất có kích thước nhỏ với các đặc điểm đặc trưng là đuôi ngắn và có bộ lông sặc sỡ [44]. Ở Việt Nam, có ít nhất chín loài chim đuôi cụt và chúng có vùng phân bố rộng trên cả nước [56], [87]. Chúng sống ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau từ rừng nguyên sinh đến cả rừng trồng, và chúng cũng được ghi nhận ở rừng khô bán rụng lá, rừng ẩm thường xanh và rừng trên núi cao [87]. Mặc dù phần lớn các loài chim đuôi cụt làm tổ trên cây nhưng nơi kiếm ăn chính của chúng là ở mặt đất. Giun đất chiếm tỉ lệ cao trong thức ăn của các loài đuôi cụt [48], [58], [60]. Có ít nhất bảy loài đuôi cụt được cho là hiện diện ở khu vực Trung Trường Sơn (Bảng 1.1), và vùng sinh thái này là một trong những nơi 8
  19. phân bố quan trọng của nhóm đuôi cụt. Ngoài các ghi nhận rời rạc từ các khảo sát nhanh đa dạng sinh học ở trong khu vực này trong hai thập kỷ gần đây [50], [64], [66], [105], thì hầu như không có bất cứ nhiên cứu nào về hiện trạng quần thể và phân bố của các loài chim đuôi cụt ở Trung Trường Sơn. Các loài chim đuôi cụt có kích thước cơ thể nhỏ, khoảng 16-25 cm, và chúng có thể không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng bẫy bắt bằng dây phanh trong khu vực này. Ngoài ra, cũng không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy các loài này là mục tiêu bị bắt để làm cảnh [42], [43]. Do đó phần lớn các lài đuôi cụt được cho là phổ biến hoặc tương đối phổ biến và không bị đe dọa, trừ loài Đuôi cụt bụng đỏ Pitta nympha được xếp vào nhóm Vulnerable của Sách đỏ IUCN [9], [87]. Trong nghiên cứu này, dữ liệu từ khảo sát bẫy ảnh được sử dụng để tìm hiểu về phân bố và hiện trạng của các loài đuôi cụt và như vậy sẽ kiểm tra được giả thuyết các loài này không bị ảnh hưởng mạnh bởi tình trạng bẫy bắt bằng dây phanh quá mức. 1.2.3. Các loài chim khác kiếm ăn ở mặt đất Ngoài các loài chim sống ở mặt đất, một số loài chim thuộc nhiều bộ khác nhau cũng xuống mặt đất để kiếm ăn. So sánh với các loài chim trĩ và đuôi cụt, các loài này có thời gian ở nền rừng thấp hơn. Tuy nhiên chúng vẫn sử dụng một phần đáng kể thời gian của chúng để kiếm ăn ở mặt đất. Ở khu vực Trung Trường Sơn, thông tin về sinh thái của các loài chim kiếm ăn ở mặt đất này là rất ít nên dữ liệu từ nghiên cứu này có thể bổ sung thêm thông tin hữu ích. Khả năng phát hiện được các loài chim sống dựa vào ổ sinh thái ở nền rừng của bẫy ảnh vẫn chưa được hiểu rõ [79], và có khả năng hướng tiếp cận phân tích bằng mô hình xác suất hiện diện sẽ ước lượng thấp hơn so với mức độ hiện diện thực tế của các loài này. Để giảm thiểu vấn đề này, nghiên cứu này sử dụng ngưỡng tối thiểu là tám ghi nhận (ngưỡng dưới của 95% CI của các ghi nhận từ các loài chim trĩ và các loài chim đuôi cụt) cho các loài được xem là chim kiếm ăn ở mặt đất. Loài có số ghi nhận vượt qua ngưỡng này được đưa vào mô hình phân tích, bao gồm Cu luồng Chalcophaps indica, Hoét vàng 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2