Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
lượt xem 5
download
Luận văn "Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam" với mục tiêu chủ yếu là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Qua đó, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam tiến hành thiết lập những chiến lược, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM NGÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆTNAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM NGÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HÀ DIỄM CHI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Kim Ngân, là học viên trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, MSHV: 020123210112. Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được Tiến sĩ Lê Hà Diễm Chi trực tiếp hướng dẫn khoa học. Dữ liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không có công bố trước đây hoặc do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được trích dẫn đầy đủ trong luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Tác giả NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
- ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, cho tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô Trường Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh – những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt thời gian học. Cảm ơn vì đã cho tôi có cơ hội được gặp gỡ và học tập tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chi Minh. Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Lê Hà Diễm Chi là giảng viên hướng dẫn trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn thạc sĩ. Cảm ơn cô vì luôn dành thời gian, tâm huyết để hướng dẫn em từng bước trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó là những lời nhận xét, góp ý quý báu để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ, đồng hành và ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua. Với điều kiện và vốn kiến thức còn hạn chế, luận văn này không thể tránh được nhiều thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để tôi nâng cao kiến thức của bản thân, phục vụ cho quá trình công tác của tôi sau này.
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tóm tắt Luận văn sử dụng dữ liệu từ 28 ngân hàng thương mại trên mẫu dữ liệu bảng từ năm 2011 đến năm 2021. Các biến phụ thuộc gồm ROA (Tỷ suất sinh lợi của tài sản), ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), NIM (tỷ lệ thu nhập lãi thuần). Các biến độc lập là SIZE (quy mô), FATA (chất lượng tài sản), LLR (dự phòng rủi ro cho vay), CIR (Tỷ lệ chi phí trên thu nhập), NPL (tỷ lệ nợ khó đòi), LOAN (tiền vay) và LIQ (tính thanh khoản), GDP (tăng trưởng kinh tế) và CPI (chỉ số để tính lạm phát). Khung an toàn CAMEL cũng được sử dụng để đánh giá các biến phụ thuộc vào hoạt động tài chính. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra và định lượng tác động của các yếu tố chung đến hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Mô hình hồi quy S-GMM được sử dụng trong nghiên cứu này để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của 28 ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2021. Kết quả cho thấy SIZE, CPI và GDP có tác động tích cực đến ROA, trong khi FATA, LLR, LOAN có tác động tiêu cực. CIR, NPL, LIQ không có ý nghĩa với ROA. Kết quả của ROE cho thấy GDP có ảnh hưởng tích cực đến ROE, và NPL, LIQ có ảnh hưởng tiêu cực. SIZE, FATA, LLR, CIR, LOAN, CPI còn lại không có ý nghĩa thống kê so với ROE. Cuối cùng, khi nói đến NIM, kết quả cho thấy FATA, NPL, LOAN có tác động tiêu cực. Mặt khác, SIZE, LLR, CIR, LIQ, GDP, CPI không có ý nghĩa thống kê. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Từ khóa: Hiệu quả tài chính, CAMEL, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
- iv ABSTRACT Title Factors affecting financial performance of commercial bank in Vietnam. Summary The essay uses data from 28 commercial banks on a panel data sample from 2011 to 2021. The dependent variables are ROA (Return on Asset), ROE (Return on Equity), NIM (Net interest margin). The independent variables are SIZE (natural log of total asset), FATA (asset quality), LLR (loan loss reserves), CIR (Cost to Income Ratio), NPL(Bad Debt Ratio), LOAN (loan), LIQ (liquidity), GDP (economic growth) and CPI (inflation). The CAMEL safety framework is also used to assess the dependent variables on financial performance. The goal of this study was to figure out and quantify the impact of common factors on the financial performance of commercial banks in Vietnam. The S-GMM regression model is used in this study to examine the factors affecting the financial performance of 21 commercial banks in Vietnam from 2011 to 2021. The results show that SIZE, CPI and GDP have a positive effect on ROA, whereas FATA, LLR, LOAN have a negative effect. ROA was not statistically significant for CIR, NPL, LIQ. The results for ROE show that GDP have a positive effect on ROE, but NPL, LIQ have a negative effect. The remaining SIZE, FATA, LLR, CIR, LOAN, CPI are statistically insignificant in relation to ROE. Finally, when it comes to NIM, the results show that FATA, NPL, LOAN have a negative effect. SIZE, LLR, CIR, LIQ, GDP, CPI, on the other hand, have no statistical significance. Based on this, the author has proposed solutions to improve financial performance at commercial banks in Vietnam. Keywords: Financial performance, CAMEL, Commercial Bank, Vietnam.
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt NHTM Ngân hàng thương mại
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt FEM Fixed Effect Model Mô hình tác động cố định OLS Ordinary Least Square Bình phương nhỏ nhất thông thường REM Random Effect Model Mô hình tác động ngẫu nhiên FIC Finacial Capacity Năng lực tài chính ROE Return on Equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROA Return on Asset Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tài sản NIM Net interest margin Tỷ lệ thu nhập lãi thuần CAR Capital adequacy ratio Hệ số an toàn vốn SIZE Natural log of total assets Qui mô ngân hàng CIR Cost to Income Ratio Tỷ lệ chi phí trên thu nhập LIQ Liquidity Tính thanh khoản FATA Asset quality chất lượng của tài sản ngân hàng NPL Bad Debt Ratio Tỷ lệ nợ xấu GDP Economic Growth Tăng trưởng kinh tế CPI Consumer price index Chỉ số giá tiêu dùng (được dùng để tính chỉ số lạm phát trong nghiên cứu)
- vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................... iii ABSTRACT ....................................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ....................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ...................................................................... vi CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề và tính cấp thiết của đề tài ................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 5 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 5 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 6 1.7. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU............................................................... 8 2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ..... 8 2.1.1. Định nghĩa về hoạt động tài chính ...................................................................... 8 2.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại . ............................................................................................................................. 9
- viii 2.1.2.1.Nhóm tiêu chí về an toàn vốn ............................................................................ 9 2.1.2.2.Tiêu chí về chất lượng của tài sản và tình hình nguồn vốn ............................... 9 2.1.2.3.Nhóm tiêu chí về khả năng sinh lời ................................................................. 10 2.1.2.4.Nhóm tiêu chí về tính thanh khoản .................................................................. 11 2.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần theo Khung an toàn CAMEL ......................................................................... 11 2.1.3.1.Tỷ lệ đủ vốn (C) ............................................................................................... 12 2.1.3.2.Chất lượng tài sản (A) ..................................................................................... 12 2.1.3.3.Chất lượng quản lý (M) ................................................................................... 13 2.1.3.4.Khả năng kiếm tiền (E) .................................................................................... 13 2.1.3.5.Thanh lý (L) ..................................................................................................... 14 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại ... 16 2.2.1. Yếu tố vĩ mô ...................................................................................................... 16 2.2.2. Yếu tố tại ngân hàng ......................................................................................... 18 2.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây .......................................... 19 2.3.1. Nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 19 2.3.2. Nghiên cứu nước ngoài..................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 29 3.1. Thu thập dữ liệu ................................................................................................ 29 3.2. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 30 3.3. Biến mô tả và giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 32 3.3.1. Biến phụ thuộc .................................................................................................. 32 3.3.1.1.ROA (Tỷ suất sinh lời trên tài sản) .................................................................. 32 3.3.1.2.ROE (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) ............................................................ 32
- ix 3.3.1.3.NIM (Tỷ lệ thu nhập lãi thuần) ........................................................................ 33 3.3.2. Biến độc lập ...................................................................................................... 33 3.3.2.1.Quy mô ngân hàng (SIZE) ............................................................................... 33 3.3.2.2.Chất lượng tài sản (FATA) .............................................................................. 34 3.3.2.3.Dự phòng rủi ro cho vay (LLR) ....................................................................... 34 3.3.2.4.Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR)..................................................................... 34 3.3.2.5.Tỷ lệ Nợ khó đòi ( NPL) .................................................................................. 35 3.3.2.6.Khoản vay (LOAN) ......................................................................................... 35 3.3.2.7.Thanh khoản (LIQ) .......................................................................................... 35 3.3.2.8.Tăng trưởng kinh tế (GDP) .............................................................................. 36 3.3.2.9.Tỷ lệ lạm phát (CPI ) ....................................................................................... 36 3.4. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 42 3.5. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................. 44 3.5.1. Bình phương nhỏ nhất thông thường OLS (Ordinary Least Square)................ 44 3.5.2. Mô hình Hiệu ứng Cố định FEM (Fixed Effect Model) ................................... 44 3.5.3. Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên REM (Random Effect Model) .......................... 44 3.5.4. Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS (Feasible Generalized Least Square) ......................................................................................................................... 44 3.5.5. Mô hình S-GMM (System Generalized Method of Moments) ......................... 45 3.5.6. Kiểm tra để lựa chọn mô hình phù hợp............................................................. 46 3.5.6.1.F-test để chọn mô hình Pool OLS hoặc FEM:................................................. 46 3.5.6.2.Kiểm tra Hausman được thực hiện để lựa chọn giữa các mô hình FEM và REM: ........................................................................................................................... 46 3.5.6.3.Kiểm tra Breusch & Pagan để chọn OLS và REM: ........................................ 46
- x 3.5.6.4.Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................................. 46 3.5.6.5.Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi: .................................................... 46 3.5.6.6.Kiểm định tự tương quan: ................................................................................ 47 3.5.6.7.Kiểm định Hansen, Sargan .............................................................................. 47 3.5.6.8.Phép thử tự tương quan bậc hai (AR2) để kiểm tra mối tương quan bậc hai của các phần dư trong mô hình, với giả thuyết: ................................................................. 47 CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 49 4.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu: ................................................................ 49 4.2. Thống kê mô tả ................................................................................................. 49 4.3. Phân tích ma trận tương quan ........................................................................... 51 4.4. Kiểm tra đa cộng tuyến ..................................................................................... 54 4.5. Ước tính các mô hình OLS, FEM, REM gộp chung ........................................ 54 4.5.1. Tổng hợp các kiểm tra OLS, FEM, REM ......................................................... 55 4.5.2. Kiểm tra lựa chọn mô hình ............................................................................... 58 4.5.2.1.Kiểm tra sự phù hợp giữa mô hình OLS và FEM ........................................... 58 4.5.2.2.Kiểm tra sự phù hợp giữa mô hình OLS và REM ........................................... 58 4.5.2.3.Kiểm tra sự phù hợp giữa FEM và REM......................................................... 59 4.6. Kiểm tra khuyết tật mô hình ............................................................................. 59 4.6.1. Kiểm định phương sai thay đổi ......................................................................... 59 4.6.2. Kiểm tra tự tương quan ..................................................................................... 60 4.7. Mô hình hồi quy FGLS ..................................................................................... 61 4.8. Mô hình hồi quy S- GMM ................................................................................ 63 4.8.1. Kiểm tra tính phù hợp của mô hình S - GMM. ................................................. 63 4.8.2. Mô hình S-GMM .............................................................................................. 64
- xi 4.9. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ...................................................................... 67 4.9.1. Quy mô ngân hàng (SIZE) ................................................................................ 70 4.9.2. Chất lượng tài sản (FATA) ............................................................................... 71 4.9.3. Các khoản dự phòng rủi ro cho vay (LLR) ....................................................... 72 4.9.4. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) ........................................................................................... 73 4.9.5. Khoản vay (LOAN) .......................................................................................... 74 4.9.6. Thanh khoản (LIQ) ........................................................................................... 75 4.9.7. Tăng trưởng kinh tế (GDP) ............................................................................... 76 4.9.8. Lạm phát (CPI) .................................................................................................. 77 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 79 5.1. Kết luận............................................................................................................... 79 5.2. Đề xuất các khuyến nghị ..................................................................................... 80 5.2.1. Tăng quy mô ngân hàng (SIZE) ........................................................................ 80 5.2.2. Giải pháp đối với Chất lượng tài sản (FATA) .................................................. 81 5.2.3. Sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) hợp lý............................................... 82 5.2.4. Giảm tỷ lệ nợ xấu (NPL) ................................................................................... 83 5.2.5. Giải pháp đối với cho vay (LOAN) .................................................................. 84 5.2.6. Hạn chế rủi ro thanh khoản (LIQ) ..................................................................... 85 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu .......................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... i PHỤ LỤC ........................................................................................................................... iv
- xii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại .......................................................................................................................... 15 Bảng 3. 1. Danh sách các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................................................................................................ 29 Bảng 3. 2. Tóm tắt nghiên cứu về hoạt động tài chính ....................................................... 38 Bảng 4. 1.Tóm tắt thống kê mô tả ...................................................................................... 49 Bảng 4. 2. Tương quan giữa ROA và các biến độc lập ...................................................... 52 Bảng 4. 3. Tương quan giữa ROE và các biến độc lập ...................................................... 52 Bảng 4. 4. Tương quan giữa NIM và các biến độc lập....................................................... 53 Bảng 4. 5. Đa cộng tuyến VIF ............................................................................................ 54 Bảng 4. 6. Ước tính của mô hình 1 (Tổng hợp OLS, FEM, REM ) ................................... 55 Bảng 4. 7. Ước tính của mô hình 2 (Tổng hợp OLS, FEM, REM) .................................... 56 Bảng 4 8. Ước tính của mô hình 3 (Tổng hợp OLS, FEM, REM ) .................................... 57 Bảng 4. 9. Kiểm tra phương sai thay đổi cho ROA ........................................................... 60 Bảng 4. 10. Kiểm tra phương sai thay đổi cho ROE .......................................................... 60 Bảng 4. 11. Kiểm tra phương sai thay đổi cho NIM .......................................................... 60 Bảng 4. 12. Kiểm tra Wooldridge - Kiểm tra tự tương quan ROA .................................... 60 Bảng 4. 13. Kiểm tra Wooldridge - Kiểm tra tự tương quan ROE .................................... 61 Bảng 4. 14. Kiểm tra Wooldridge - Kiểm tra tự tương quan NIM ..................................... 61 Bảng 4. 15. Ước tính FGLS ................................................................................................ 62 Bảng 4. 16. Thử nghiệm Sargan Hansen và Arellano-Bond .............................................. 63 Bảng 4. 17. Kết quả hồi quy S-GMM của Mô hình 1 ........................................................ 64 Bảng 4. 18. Kết quả hồi quy S-GMM của Mô hình 2 ........................................................ 65 Bảng 4. 19. Kết quả hồi quy S-GMM của Mô hình 3 ........................................................ 66 Bảng 4. 20. Kết quả nghiên cứu của Mô hình 1 ................................................................. 67 Bảng 4. 21. Kết quả nghiên cứu của Mô hình 2 ................................................................. 68
- xiii Bảng 4. 22. Kết quả nghiên cứu của Mô hình 3 ................................................................. 69
- xiv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 42 Hình 2. Mối quan hệ giữa SIZE và ROA ........................................................................... 70 Hình 3. Mối quan hệ giữa FATA và ROA, NIM ............................................................... 71 Hình 4. Mối quan hệ giữa LLR và ROA ............................................................................ 72 Hình 5. Mối quan hệ giữa NPL và ROE, NIM ................................................................... 73 Hình 6. Mối quan hệ giữa LOAN và ROA và NIM ........................................................... 74 Hình 7. Mối quan hệ giữa LIQ và ROE ............................................................................. 75 Hình 8. Mối quan hệ giữa GDP và ROA, ROE.................................................................. 76 Hình 9. Mối quan hệ giữa CPI và ROA ............................................................................. 77
- 1 CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề và tính cấp thiết của đề tài Cùng với việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi. Nhiều ngân hàng được thành lập (bao gồm trong và ngoài nước), nhiều dịch vụ ngân hàng được cung cấp, do đó khách hàng có nhiều lựa chọn hơn cho nhu cầu của họ. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là xu hướng chủ đạo chi phối sự phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian tới, điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của khu vực tài chính Việt Nam – một lĩnh vực luôn được coi là hết sức nhạy cảm. Quá trình hội nhập vừa mang lại những cơ hội đồng thời cũng vừa mang lại những thách thức cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hội nhập sẽ giúp ngành ngân hàng Việt Nam dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý, kiến thức, công nghệ hiện đại từ các tổ chức tài chính (TCTC) nước ngoài khi họ tham gia vào thị trường Việt Nam. Sự cạnh tranh về các sản phẩm dịch vụ cũng giúp cho ra đời nhiều loại hình sản phẩm mới, làm đa dạng hóa các sản phẩm tài chính. Chỉ ngân hàng nào biết cách tạo ra lợi thế khác biệt mới có thể tạo ra được lợi nhuận vượt trội so với các ngân hàng khác. Trong thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng bắt đầu bộc lộ một số điểm yếu như khó khăn về thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, số lượng các ngân hàng bị phá sản, sáp nhập có xu hướng ngày càng tăng, lợi nhuận thấp, năng lực giám sát và quản trị yếu kém, không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của quy mô, mạng lưới và các loại hình dịch vụ, công tác quản trị rủi ro còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém,…đã chứng tỏ hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động còn kém hiệu quả. Nền kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động, điều này cũng đặt các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước trước thách thức phải có một sự đổi mới một cách toàn diện để nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao năng lực quản trị của mình, đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, tạo động lực cho các ngân hàng có môi trường cạnh tranh lành mạnh.
- 2 Việc nghiên cứu về hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của ngân hàng về cơ bản có ý nghĩa khoa học và thực tế đối với hoạt động của NHTM, có ý nghĩa rất lớn để các nhà quản lý của ngân hàng đưa ra các quyết định chính sách nhằm mang lại lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng. Đối với chủ sở hữu NHTM thì đây là nhân tố được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi mà thực tế xảy ra một số hiện tượng như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – SCB thì vấn đề hiệu quả tài chính của NHTM đã trở thành đề tài nóng bỏng, gióng lên tiếng chuông cảnh báo đối với hoạt động ngân hàng Việt Nam, thức tỉnh sự quan tâm không những từ phía các ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước, mà còn từ các tầng lớp nhân dân. Thông tin mới nhất về cơ chế xử lý với các ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu hiện nay gồm Ngân hàng Đông Á (DongABank) và ba ngân hàng mua bắt buộc là Ngân hàng xây dựng (CB), Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), Ngân hàng dầu khí toàn cầu (GPBank) cùng với Ngân hàng Sài Gòn mới được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, số lượng ngân hàng thuộc diện yếu kém chiếm gần 1/6 số NHTM Việt Nam cho thấy vấn đề quản trị hiệu quả tài chính đối với các NHTM Việt Nam đã trở nên đặc biệt cần chú trọng nhằm ổn định hoạt động, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng, hệ thống các tổ chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế. Đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên có nhiều cách tiếp cận khác nhau và mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Theo tham khảo thì hiện nay trên thế giới, nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng bằng các phương pháp định lượng đã được ứng dụng khá bổ biến. Các nghiên cứu này hoặc là áp dụng phương pháp tham số hoặc phi tham số để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, chủ yếu là tập trung vào phân tích và đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, hiệu quả phân bổ, tính kinh tế nhờ quy mô và tiến bộ công nghệ của các ngân hàng. Điển hình như nghiên cứu của Piyu Yue (1992) áp dụng mô hình CAMEL đánh giá hiệu quả của 60 ngân hàng Missouri năm 1984; Jemric Igor, Vujcic Boris (2001) dùng 2 mô hình CAMEL (mô hình CCR, mô hình BCC) để phân tích tính hiệu quả của các ngân hàng
- 3 Croatia; Amir Moradi-Motlagh, Ali Salman Saleh, Amir Abdekhodaee và Mehran Ektesabi (2011) áp dụng mô hình CAMEL để xem xét tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng Úc. Tuy nhiên các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ số đo hiệu quả nói trên cũng còn hạn chế. Donsyah Yudistira (2003) sử dụng phương pháp CAMEL và mô hình hồi quy OLS để xem xét các biến môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của 18 NHTM tại các nước hồi giáo; Anthony N.Rezitis (2004) đo lường tốc độ tăng trưởng năng suất và hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng Hy Lạp từ năm 1982-1997, sau đó phân tích hồi quy Tobit để thấy rằng quy mô và chuyên môn hóa tác động lên hiệu quả thuần và hiệu quả quy mô của các ngân hàng Hy Lạp; Fotios Pasiouras, Emmanouil Sifodaskalakis & Constantin Zopounidis (2007) sử dụng mô hình CAMEL để ước tính hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí của 16 ngân hàng Hy Lạp, sau đó dùng hồi quy Tobit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số đo hiệu quả đó. Hiện nay, các công trình nghiên cứu trong nước về nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Một số nghiên cứu chủ yếu tiếp cận theo phương pháp định tính truyền thống dựa trên phân tích các chỉ tiêu tài chính, phạm vi nghiên cứu thường chỉ giới hạn trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), hay nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), hay là của một ngân hàng cụ thể, cụ thể như: nghiên cứu của Nguyễn Hữu Huấn (2006) về hiệu quả hoạt động kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; nghiên cứu của Phạm Thị Bích Lương (2007) về hiệu quả hoạt động và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMNN Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 – 2005; nghiên cứu của Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012) phân tích hoạt động kinh doanh của 22 NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 – 2009. Các nghiên cứu trong nước theo cách tiếp cận định lượng về đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM nhìn chung còn khá ít. Gần đây có nghiên cứu của TS. Nguyễn Việt Hùng (2008) về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Ngoài việc phân tích định tính, tác giả còn sử dụng các phương pháp định lượng như phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA, phương pháp phi tham số CAMEL trong việc
- 4 đo lường hiệu quả và sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 32 NHTM giai đoạn từ năm 2001 – 2005; nghiên cứu của ThS. Châu Thị Minh Hà và TS. Phạm Lê Thông (2011) ước lượng hiệu quả kỹ thuật của 38 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 – 2009 thông qua việc sử dụng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên SFA. Qua các phân tích trên, có thể nói thực tế các nhà phân tích vẫn quen sử dụng phương pháp phân tích truyền thống do tính dễ hiểu và dễ tính toán để phân tích hoạt động của ngành ngân hàng, việc vận dụng phương pháp định lượng trong các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Việt Nam còn tương đối hạn chế. Việc xem xét tính hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam rất có giá trị và cần thiết. Kết luận, xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu và đứng trước thực trạng về khả năng xảy ra rủi ro hiệu quả tài chính yếu kém của một vày NHTM nói trên, luận văn tiếp tục vận dụng phương pháp định lượng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 - 2021. Tác giả chọn đề tài với tên gọi “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn với mục tiêu chủ yếu là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Qua đó, các NHTM tại Việt Nam tiến hành thiết lập những chiến lược, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Xác minh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Kiểm tra hướng tác động của các yếu tố này đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 111 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 78 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 127 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn