intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố tác động đến việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính của người lao động yếu thế: Bằng chứng thực nghiệm tại Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

16
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá các yếu tố tác động đến việc tiếp cận các CSHT tài chính của NLĐ yếu thế tại Bình Dương, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách để việc triển khai các CSHT có hiệu quả hơn đến các đối tượng người lao động yếu thế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố tác động đến việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính của người lao động yếu thế: Bằng chứng thực nghiệm tại Bình Dương

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐẶNG NGỌC MINH THI CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG YẾU THẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ BÌNH DƯƠNG-2022 AN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐẶNG NGỌC MINH THI CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG YẾU THẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC -------------------------------------------------------- PGS.TS ĐẶNG VĂN CƯỜNG BÌNH DƯƠNG-2022 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG YẾU THẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI BÌNH DƯƠNG” là bài nghiên cứu của chính tôi. Được tôi vận dụng những kiến thức đã học và nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Văn Cường, kết hợp với việc trao đổi cùng bạn bè, đồng nghiệp trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Bình Dương, ngày 18 tháng 11 năm 2022 Tác giả Đặng Ngọc Minh Thi i
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đặng Văn Cường- Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, người đã giúp tôi phát triển những ý tưởng quan trọng và hỗ trợ tận tình để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy, cô Khoa Tài chính-Ngân hàng trường Đại học Thủ Dầu Một, những người đã trang bị cho tôi nền tảng kiến thức vững chắc về kinh tế và các kỹ năng phân tích, ứng dụng phân tích các vấn đề trong việc lựa chọn, quyết định các nhiệm vụ trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống. Tôi cũng gửi lời cám ơn đến các anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã chia sẻ với tôi những kinh nghiệm thực tiễn quý báu và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù tôi đã có nhiều nỗ lực và cố gắng, song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn bè. Trân trọng cám ơn! Bình Dương, ngày 18 tháng 11 năm 2022 Tác giả Đặng Ngọc Minh Thi ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ ix TÓM TẮT ............................................................................................................. x CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................... 3 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 4 1.6. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 4 1.6.1.Về mặt lý luận.......................................................................................... 4 1.6.2.Về mặt thực tiễn ...................................................................................... 5 1.7. Bố cục của luận văn ........................................................................................ 5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................... 7 iii
  6. 2.1. Tổng quan về chính sách công ........................................................................ 7 2.1.1. Khái niệm chính sách công ..................................................................... 7 2.1.2. Bản chất chính sách công ....................................................................... 8 2.1.3. Vai trò của chính sách công .................................................................... 8 2.1.4. Ý nghĩa của chính sách công ................................................................ 12 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách công ................... 14 2.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 14 2.2.2. Vị trí của tổ chức thực hiện chính sách công ....................................... 15 2.2.3. Trình độ dân trí trong xã hội................................................................. 16 2.2.4. Khả năng kinh tế của mỗi quốc gia ...................................................... 17 2.2.5. Tình hình chính trị có tác động rất lớn đến tổ chức thực hiện chính sách công ...................................................................................................................... 17 2.2.6. Tình hình quốc tế tác động đến thực hiện chính sách công.................. 17 2.2.7. Trình độ công nghệ tác động đến việc thực hiện chính sách công ....... 18 2.2.8. Đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách .................. 18 2.2.9. Khả năng tài chính cho tổ chức thực hiện chính sách công ................. 18 2.3. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................... 20 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................. 20 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước................................................................... 24 2.4. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 27 2.5. Quan tâm người lao động yếu thế ................................................................. 27 2.6. Kinh nghiệm thực hiện các chính sách công tại các địa phương khác ......... 29 2.6.1. Tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 29 2.6.2. Tại tỉnh Long An ................................................................................. 31 iv
  7. 2.6.3. Tại tỉnh Đồng Nai................................................................................ 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................... 33 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 34 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 34 3.1.1. Nghiên cứu định tính ............................................................................ 35 3.1.2. Nghiên cứu định lượng ......................................................................... 37 3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu............................................. 37 3.2.1. Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 37 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................... 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................... 41 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ ..... 42 4.1. Tổng quan về tỉnh Bình Dương và tình hình công nhân lao động tại tỉnh Bình Dương ................................................................................................................... 42 4.1.1. Tổng quan về tỉnh Bình Dương ............................................................ 42 4.1.2. Lợi thế của tỉnh Bình Dương .............................................................. 43 4.1.3 Tổng quan về tình hình công nhân lao động tại tỉnh Bình Dương ...... 45 4.1.4. Thực trạng tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính của người lao động yếu thế tại tỉnh Bình Dương ................................................................................. 47 4.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ cho người lao động yếu thế ở Bình Dương ............................. 50 4.2.1 Phân tích thống kê mô tả các biến ......................................................... 50 4.2.2. Kết quả hồi quy nhị phân Binary logistic ............................................. 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................... 68 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................. 69 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 69 v
  8. 5.2. Hàm ý chính sách .......................................................................................... 70 5.2.1. Đối với cá nhân người lao động ........................................................... 70 5.2.2. Đối với chính quyền địa phương .......................................................... 72 5.2.3. Đối với các cơ quan ban ngành đoàn thể.............................................. 73 5.3. Hạn chế của đề tài và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo ....................... 74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 1 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1 vi
  9. DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ CS Chính sách CSC Chính sách công CSHT Chính sách hỗ trợ CNLĐ Công nhân lao động GDP Thu nhập quốc dân LĐ Lao động LĐ-TB &XH Lao động-Thương binh & Xã hội KCN Khu công nghiệp NLĐ Người lao động UBND Ủy ban nhân dân TP Thành phố TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh vii
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................ 35 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................... 39 Hình 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương ........................................ 43 Hình 4.2. Hồ sơ, thủ tục có liên quan đến chính sách hỗ trợ .................... 50 Hình 4.3. Trình độ học vấn của người lao động ...................................... 51 Hình 4.4. Độ tuổi của người lao động ....................................................... 54 Hình 4.5. Ngành nghề của người lao động ............................................... 55 Hình 4.6. Thu nhập trung bình hàng tháng của người lao động ............... 57 Hình 4.7. Giới tính của người lao động ................................................... 58 viii
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Hiệu chỉnh và mã hóa thang đo ................................................ 36 Bảng 4.1. Hồ sơ, thủ tục liên quan đến chính sách hỗ trợ ........................ 50 Bảng 4.2. Trình độ học vấn của người lao động ....................................... 51 Bảng 4.3. Độ tuổi của người lao động ................................................. 53-55 Bảng 4.4. Ngành nghề làm việc của người lao động ................................ 55 Bảng 4.5. Thu nhập trung bình hàng tháng của người lao động ............... 56 Bảng 4.6. Giới tính của người lao động .................................................... 57 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định mô hình tổng quát ...................................... 60 Bảng 4.8. Kết quả độ phù hợp của mô hình .............................................. 61 Bảng 4.9. Mức độ dự báo chính xác của mô hình hồi quy ....................... 61 Bảng 4.10. Kết quả hồi quy nhị phân........................................................ 62 Hình 4.11. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết .................................. 64 ix
  12. TÓM TẮT Trong tình hình đại covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở nước ta ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và đời sống của người nhân cả nước vì thế đòi hỏi chính phủ phải ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ về tài chính cho NLĐ, tuy nhiên việc NLĐ nhận được sự hỗ trợ từ các chính sách này còn rất hạn chế. Do đó, đề tài này tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính cho NLĐ yếu thế. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp NLĐ dễ dàng tiếp cận hơn các chính sách hỗ trợ giúp NLĐ ổn định cuộc sống để tiếp tục tham gia lao động sản xuất cống hiến vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương nói riêng và của cả nước nói chung. Có rất nhiều yếu tố giải thích được cho vấn đề tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính cho NLĐ như: Hồ sơ, thủ tục có liên quan đến chính sách; Trình độ học vấn; Độ Tuổi, Ngành nghề làm việc; Thu nhập trung bình hàng tháng; Giới tính của NLĐ. Qua phân tích từ dữ liệu bảng khảo sát soạn sẵn với 215 NLĐ thuộc các ngành nghề khác nhau trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm phân tích những khó khăn mà NLĐ gặp phải khi tiếp cận các chính sách hỗ trợ. Kết quả mô hình nhị phân Binary Logistic cho thấy các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính cho NLĐ bao gồm các yếu tố có thứ tự như sau: Hồ sơ, thủ tục tiếp cận chính sách, Giới tính, Trình độ học vấn và Tuổi. Các biến Ngành nghề, Thu nhập trung bình hàng tháng không có ý nghĩa thống lên biến phụ thuộc khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ. Bên cạnh đó, qua phân tích các yếu tố ảnh hướng đến việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính của NLĐ yếu thế, nghiên cứu này còn đề xuất một số giải pháp để giúp chính quyền, các cơ quan, ban ngành có liên quan làm căn cứ đưa ra những chính sách phù hợp giúp cho NLĐ yếu thế có thể tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính dễ dàng hơn. x
  13. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Những con số vừa được Viện khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐTB-XH) đưa ra về thực trạng của người lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thực sự rất đáng lo ngại. Tỷ lệ thất nghiệp của người lao động đã ở mức 5,35%, bẳng 2,3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2020 và tiếp tục tăng cao vào những tháng cuối năm 2021. Cả nước có khoảng 170.000 lao động thanh niên mất việc làm (chiếm 10,7% lực lượng lao động thanh niên); 525.000 bị tạm ngưng công việc (chiếm 33%); 721.000 người bị cắt giảm giờ làm (chiếm 45,3%); có 1,2 triệu người bị thay đổi thu nhập (chiếm 74,5%) (Minh Duy, 2021). Dịch covid-19 hiện nay đang đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ và những khó khăn vô cùng to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong thời gian qua, chính phủ đã có những bước đi kiên quyết và đúng đắn, đã kiểm soát thành công dịch bệnh trong nước. Đó là những thành quả rất đáng tự hào. Tuy nhiên, để có thể chiến thắng hoàn toàn trên cả hai mặt trận y tế và kinh tế, ngay từ bây giờ bên cạnh việc có những biện pháp khống chế tốt dịch bệnh, phục hồi nền kinh tế cần có những chính sách: i) tăng cường sức chịu đựng của nền kinh tế, ii) chuẩn bị đủ năng lực ứng phó khi dịch bệnh kéo dài, iii) từ đó tăng cường tiềm lực để phục hồi kinh tế nhanh chóng để nền kinh tế không rơi vào khủng hoảng, suy thoái. Trong năm 2021, thị trường lao động phải đối mặt với những tác động hết sức tiêu cực từ dịch bệnh. Điều này thể hiện rõ ràng khi số người có việc làm giảm sâu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao, thu nhập bình quân tháng của người lao động sụt giảm nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, việc triển khai thực hiện hiệu quả các gói hỗ trợ của cho doanh nghiệp và người lao động là cấp thiết giúp vực dậy nền kinh tế nói chung, thị trường lao động và doanh nghiệp nói riêng. Các giải pháp hỗ trợ và ổn định thị trường lao động đang trở nên ngày càng cấp bách và cần có lộ trình triển khai cụ thể. 1
  14. Đối với các nhóm lao động yếu thế cụ thể là người lao động lớn tuổi, người lao động nghèo, lao động di cư…, là các đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống nên việc họ tiếp cận được các Chính sách hỗ trợ (CSHT) tài chính vượt qua khó khăn trong thời điểm hiện nay là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Do vậy, cần có những biện pháp và cách thức thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp, nhanh chóng, hiệu quả, trong đó là sự chung tay của cả hệ thống chính trị, các tổ chức công đoàn và các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp. Từ thực trạng trên, tỉnh Bình Dương đã triển khai một số chính sách hỗ trợ cho người lao động bao gồm: i) Quyết định số 09 ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh Bình Dương để cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/ NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và thực tiễn triển khai đến thời điểm hiện nay tổng số đã giải ngân được 2.410.437.000.000 đồng chi hỗ trợ được 3.955.970 đối tượng; ii) Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cũng đã có Hướng dẫn số 08/HD-LĐLĐ ngày 02/6/2021, 11/HD-LĐLĐ ngày 25/8/2021 hỗ trợ cho đối tượng là CNLĐ, đoàn viên bị ảnh hưởng bởi dịch covid tổng cộng chi hỗ trợ được 27 tỷ đồng, đối tượng được chi hỗ trợ là 14.105. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong khâu tiếp cận cả về cơ quan thực thi chính sách và phía đối tượng tiếp cận. Chính vì vậy, bài viết sẽ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận chính sách hỗ trợ này nhằm tìm ra các yếu tố chính yếu tác động đến việc tiếp cận chính sách hỗ trợ này để đưa ra giải pháp khắc phục cho giai đoạn sắp tới và có thể vận dụng cho các vấn đề tương tự trong tương lai. Vì ý nghĩa thiết yếu của đề tài nên tác giả đã chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính của người lao động yếu thế: Bằng chứng thực nghiệm tại Bình Dương”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá các yếu tố tác động đến việc tiếp cận các CSHT tài chính của NLĐ yếu thế tại Bình Dương, từ đó đưa ra các hàm ý chính 2
  15. sách để việc triển khai các CSHT có hiệu quả hơn đến các đối tượng người lao động yếu thế 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định các yếu tố tác động đến việc tiếp cận các CSHT tài chính của NLĐ yếu thế tại Bình Dương. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tiếp cận các CSHT tài chính của NLĐ yếu thế tại Bình Dương Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm triển khai có hiệu quả các CSHT tài chính đến đối tượng NLĐ yếu thế tại Bình Dương. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau: Các yếu tố nào tác động đến việc tiếp cận các CSHT tài chính cho người lao động (NLĐ) yếu thế? Mức độ tác động của các yếu tố đến việc tiếp cận các CSHT tài chính như thế nào? Các giải pháp cho các yếu tố tác động đến việc tiếp cận các CSHT của NLĐ yếu thế ở Bình Dương là gì? 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: NLĐ yếu thế trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Về thời gian: nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận các CSHT tài chính cho NLĐ yếu thế tại Bình Dương năm 2021. Thời gian khảo sát, thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2022 đến tháng 4/2022. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01/2022 đến tháng 7/2022. 3
  16. Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc tiếp cận các CSHT tài chính của NLĐ yếu tại Bình Dương. 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các CSHT tài chính cho NLĐ yếu thế tại Bình Dương 1.5. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, cụ thể: Nghiên cứu định tính: nghiên cứu thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn lấy ý kiến NLĐ yếu thế trên địa bàn tỉnh Bình Dương, hệ thống hóa cơ sở lý luận bằng phương pháp tổng hợp, phân tích. Tiến hành khảo sát các thông tin nhằm nâng cao hiệu quả khả năng tiếp cận các CSHT tài chính của NLĐ yếu thế tại Bình Dương. Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát sau khi hình thành bảng câu hỏi từ kết quả điều tra của nghiên cứu định tính, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính, sau đó sử dụng phần mềm SPSS 20 bao gồm: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê và thử nghiệm giả thuyết nghiên cứu, kiểm tra việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính cho người lao động yếu thế ở tỉnh Bình Dương bằng cách phân tích xác xuất dự đoán kết quả mô hình hồi quy nhị phân Binary Logistic. Dữ liệu sơ cấp: Lấy từ các bảng khảo sát. Thực hiện thông qua lấy ý kiến dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn của mẫu quan sát là những NLĐ yếu thế đang làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 1.6. Ý nghĩa khoa học 1.6.1. Về mặt lý luận 4
  17. Nghiên cứu xây dựng được mô hình nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính của người lao động yếu thế tại Bình Dương. Đề tài còn là tài liệu dùng để tham khảo cho sinh viên, học viên, nhà nghiên cứu sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này ở nước ta. 1.6.2. Về mặt thực tiễn Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu đã phản ánh được thực trạng việc tiếp cập cách chính sách hỗ trợ tài chính của người lao động yếu thế trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đồng thời đo lường mức độ tác động và phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu của các yếu tố tác động đến việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính của người lao động yếu thế. Nghiên cứu giúp các cơ quan thực hiện chính sách hỗ trợ triển khai một cách có hiệu quả hơn, tạo điều kiện phù hợp cho người lao động nhất là nhóm người lao động yếu thế tiếp cận dễ dàng hơn với các chính sách hỗ trợ.. 1.7. Bố cục của luận văn Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về chính sách công và các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính cho người lao động yếu thế. Chương 3: Mô hình và Phương pháp nghiên cứu. Trình bày khung nghiên cứu; Giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trình bày tổng quan về tỉnh Bình Dương là nơi mà tác giả nghiên cứu; Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu; Kết quả mô hình nghiên cứu; Phân tích các yếu tố tác động đến việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính cho người lao động yếu thế ở tỉnh Bình Dương. 5
  18. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Trình bày những hàm ý chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính cho NLĐ yếu thế ở tỉnh Bình Dương; Những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương này, tác giả đưa ra những cơ sở lý luận tổng quan về đề tài như: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp và mô hình nghiên cứu bắt nguồn từ các lý do khách quan lẫn chủ quan khác nhau. Từ tính cấp thiết của đề tài tác giả trình bày mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như ý nghĩa thực tiễn và lý thuyết của đề tài nghiên cứu. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu. 6
  19. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chính sách công được làm ra bởi nhà nước. Các chính sách hỗ trợ tài chính cũng được ban hành bởi Nhà nước nhằm mục tiêu an sinh xã hội cho nên các chính sách hỗ trợ này là một bộ phận của chính sách công. Trước khi đi vào nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện các chính sách hỗ trợ để làm rõ vấn đề nghiên cứu cần tìm hiểu tổng qua lý thuyết liên quan đến chính sách công, ý nghĩa của chính sách công trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội và phục vụ người dân. 2.1. Tổng quan về chính sách công 2.1.1. Khái niệm chính sách công Chính sách công (CSC) là chính sách được ban hành bởi nhà nước, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. CSC đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. CSC là kết quả ý chí chính trị của Nhà nước thể hiện thông qua một tập hợp các quyết định liên quan đến nhau, gồm các định hướng mục tiêu và các cách thức giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong xã hội nhằm mục tiêu an sinh xã hội và phát triển đất nước. Hay còn được hiểu như sau: CSC là chính sách của nhà nước, là kết quả cụ thể hóa chủ trương, đường lối của đảng cầm quyền thành các quyết định, tập hợp các quyết ddingj chính trị có liên quan với nhau, với mục tiêu, giải pháp, công cụ cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế- xã hội và phục vụ người dân. Do đó, CSC có vai trò Hay còn được hiểu như sau: CSC là chính sách của nhà nước, là kết quả cụ thể hóa chủ trương, đường lối của đảnq cầm quyền thành các quyết định, tập hợp các quyết định chính trị có liên quan với nhau, với mục tiêu, giải pháp, công cụ cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì 7
  20. sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ người dan. Do đó CSC có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản trị quốc gia. 2.1.2. Bản chất chính sách công CSC là các chính sách của nhà nước đối với khu vực công cộng, phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó có nhà nước tồn tại; đồng thời phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cạc xử sự của đảng chính trị phục vụ cho mục đích của đảng, lợi ích và nhu cầu của nhân dân. Nhà nước dựa trên nền tảng của nhân dân, là chủ thể đại diện cho quyền lực nhân dân ban hành CSC. Ngoài mục đích phục vụ giai cấp, của đảng cầm quyền còn để mưu cầu lợi ích cho người dân và xã hội. CSC được hoạch định bởi đảng chính trị nhưng do chính phủ xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện. Bản chất của CSC là để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện các hoạt động liên quan đến công dân và can thiệp vào hành vi xã hội trong quá trình phát triển. CSC là ý chí chính trị của đảng cầm quyền, được thể hiện thông qua các quyết sách, quyết định chính trị của nhà nước. Các quyết định này nhằm duy trì trạng thái xã hội hoặc giải quyết các vấn đề tồn tại trong xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân. Ý chí chính trị của đảng cầm quyền được cụ thể hóa bằng chính sách, thông qua đó thiết lập các mối quan hệ giữa đảng, nhà nước và người dân. Thông qua CSC đảng cầm quyền dẫn dắt các quan hệ trong xã hội theo định hướng của đảng. Các cá nhân trong xã hội là những đối tượng trực tiếp thụ hưởng và thực hiện chính sách. Vì vậy, các chính sách chỉ có hiệu lực, hiệu quả thực sự khi được các cá nhân trong xã hội tiếp nhận và thực hiện. Để đạt được điều đó thì điều kiện là chính sách công phải được triển khai một cách rộng rãi, minh bạch, ổn định, dễ hiểu và vai trò chủ thể CSC phải là công chúng, mặc dù người khởi xướng của các chính sách này là nhà nước. 2.1.3. Vai trò của chính sách công Vai trò của CSC thể hiện ở chỗ là công cụ hữu hiệu chủ yếu để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2