intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Chuyển đổi số tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

114
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Chuyển đổi số tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong" nhằm trình bày về quá trình chuyển đổi số của một ngân hàng điển hình tại Việt Nam là ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), từ đó có thể đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng chuyển đổi số tại ngân hàng TPBank.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Chuyển đổi số tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG Ngành: Tài chính – Ngân hàng TẠ MINH TÚ Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Tạ Minh Tú Người hướng dẫn: TS Nguyễn Vân Hà Hà Nội - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS. Nguyễn Vân Hà. Những kết quả nghiên cứu là trung thực, hoàn toàn được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu tài liệu sẵn có, từ kinh nghiệm của bản thân có được và khảo sát từ các đồng nghiệp trong quá trình tham gia công việc chuyển đổi số tại ngân hàng TPBank. Ngoài ra, trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Hà Nội, ngày 20/07/2022 Học viên Tạ Minh Tú
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy, cô trong Khoa Tài Chính Ngân Hàng và Khoa Sau Đại Học trường Đại Học Ngoại Thương. Các thầy cô đã dạy bảo và luôn tạo điều kiện học tập tốt nhất cho chúng em trong những năm học cao học đặc biệt là trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô TS. Nguyễn Vân Hà, cô đã tận tình dạy dỗ và hướng dẫn em trong suốt thời gian làm luận văn vừa qua. Tôi xin cảm ơn các quý đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức đã tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn này. Xin cảm ơn các bạn học viên lớp K27A-Tài Chính Ngân Hàng, trường Đại Học Ngoại Thương, những người bạn luôn bên cạnh cùng tôi học tập và hỗ trợ trong suốt những năm học cao học. Cuối cùng con xin gửi tới toàn thể gia đình lòng biết ơn và tình cảm yêu thương nhất. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20/07/2022 Học viên Tạ Minh Tú
  5. iii TÓM TẮT Đề tài luận văn: "Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong" được trình bày theo bố cục gồm có phần mở đầu và 3 chương. Trong phần mở đầu, tác giả đã đề cập đến tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và cuối cùng là đóng góp mới của luận văn. Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến cơ sở lý thuyết về chuyển đổi số bao gồm các khái niệm về chuyển đổi số nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, các yếu tố ảnh hưởng cũng như vai trò của công cuộc chuyển đổi số, kinh nghiệm trên thế giới và của một số ngân hàng tại Việt Nam. Trong chương 2, tác giả đã nêu lên thực trạng chuyển đổi số tại NHTMCP Tiên Phong, các kết quả đạt được, các hạn chế và những nguyên nhân để từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ hơn được nêu trong chương 3. Trong chương 3, tác giả đề cập về những định hướng phát triển về chuyển đổi số đang thực hiện tại NHTMCP Tiên Phong mà tác giả được tham gia hoặc biết qua việc nghiên cứu các tài liệu, phỏng vấn đồng nghiệp, kết hợp cơ sở lý thuyết ở chương 1 và thực trạng ở chương 2 để đưa ra những giải pháp thúc đẩy về chuyển đổi số, các điều kiện và kiến nghị tới cơ quan ban ngành liên quan. Sau khi hoàn thành công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn đưa ra được phương pháp luận, quá trình chuyển đổi số tại TPBank, đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế để nâng cao chất lượng chuyển đổi số tại ngân hàng TPBank.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................1 2. Mục tiêu của luận văn ..............................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...............................................................2 5. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................3 7. Đóng góp mới của luận văn .....................................................................3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG .................................................................5 1.1. Khái niệm chuyển đổi số .......................................................................5 1.1.1. Định nghĩa chuyển đổi số (Digital Transformation) 5 1.1.2. Đặc điểm của chuyển đổi số 6 1.1.3. Các bước để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số 7 1.2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng...........................................16 1.2.1. Khái niệm về chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng 16 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng 22 1.2.3. Vai trò của chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng 23
  7. v 1.2.4. Tiêu chí đánh giá về mức độ chuyển đổi số 26 1.3. Kinh nghiệm chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng ....................38 1.3.1. Chuyển đổi số tại một số ngân hàng trên thế giới 38 1.3.2. Chuyển đổi số tại một số ngân hàng tại Việt Nam 39 1.3.3. Bài học cho ngân hàng TPBank 46 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG (TPBANK) .....................................................................................48 2.1. Khái quát về NHTMCP Tiên Phong .................................................48 2.2. Thực trạng chuyển đổi số tại NHTMCP Tiên Phong ......................53 2.3. Đánh giá thực trạng chuyển đổi số đạt được tại NTHMCP Tiên Phong ....................................................................................................................71 2.3.1. Các kết quả đạt được 71 2.3.2. Các hạn chế và nguyên nhân 73 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NHTMCP TIÊN PHONG ....................................................................................................................77 3.1. Định hướng phát triển chuyển đổi số tại NHTMCP Tiên Phong ...77 3.2. Các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số của NHTMCP Tiên Phong .84 3.2.1. Giải pháp cho vấn đề trách nhiệm của sự mới mẻ 84 3.2.2. Giải pháp cho mối đe dọa của chủ nghĩa cơ hội tạo ra bởi sự bất cân xứng thông tin 86 3.2.3. Giải pháp cho việc làm sao để giảm được chi phí chuyển đổi số khi hạn chế về nền tảng tài chính 89 3.2.4. Giải pháp cho việc chuyển đổi số tại TPBank đã tạo ra những tình huống thay thế sức lao động của con người bằng công nghệ. 94 3.4. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy chuyển đổi số ................................97 3.5. Giới hạn của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................99 KẾT LUẬN ............................................................................................................100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. i
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1 .Những đặc điểm của ngân hàng số qua từng giai đoạn từ ngân hàng số 1.0 đến 4.0 .......................................................................................................................21 Hình 2. Cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn .............27 Hình 3. Cấu trúc thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn .....35 Hình 4. Diễn biến tăng vốn điều lệ TPB qua các năm (đơn vị Nghìn Tỷ VNĐ). .....49 Hình 5. Diễn biến tổng tài sản TPB tăng lên nhanh chóng qua các năm một phần nhờ áp dụng hiệu quả chiến lược chuyển đổi số (đơn vị Nghìn Tỷ VNĐ). .....................50 Hình 6. Xu hướng chi phí hoạt động và CIR của TPB .............................................51 Hình 7. Đánh giá vị trí và tương Lai ngân hàng số TPBank .....................................73 Hình 8 Bảng tính chi phí tại khối quản trị rủi ro cho các xử lý nghiệp vụ nếu áp dụng công nghệ Robot tự động hóa (RPA) so với khi chưa đầu tư. Nguồn: nội bộ TPBank ...................................................................................................................................74 Hình 9 Lợi ích về chất lượng của BPM theo nghiên cứu của BeringPoint. Nguồn: BeringPoint ...............................................................................................................88
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. Phân biệt ngân hàng số với ngân hàng trực tuyến và ngân hàng .................18 Bảng 2. Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn ..................34 Bảng 3. Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số theo từng trụ cột của doanh nghiệp lớn ..................................................................................................................36 Bảng 4. Các chỉ tiêu chuyển đổi số đến 2025, 2030 theo yêu cầu của NHNN. ........37 Bảng 5. Kết quả chuyển đổi số thành công của các ngân hàng trên thế giới ............38 Bảng 6. Các chỉ số thống kê tăng trưởng của TPBank do áp dụng chuyển đổi số từ 2018 đến 2020 ...........................................................................................................57 Bảng 7. Thống kê khách hàng trên nền tảng số (digital banking) 6 tháng đầu năm và cơ hội kinh doanh khối NHCN .................................................................................57 Bảng 8. Kết quả kinh doanh khởi sắc 6 tháng đầu năm 2022 riêng khối NHCN nhờ áp dụng chiến lược chuyển đổi số .............................................................................58 Bảng 9. So sánh mục tiêu chuyển đổi số đến 2025 của TPBank hiện tại còn 2 tiêu chí 4, 5 chưa đạt so với yêu cầu của NHNN. ..................................................................81 Bảng 10. So sánh mục tiêu chuyển đổi số đến 2025 của TPBank vượt so với yêu cầu của NHNN. ................................................................................................................81 Bảng 11. So sánh mục tiêu chuyển đổi số đến 2030 của TPBank vượt so với yêu cầu của NHNN. ................................................................................................................82 Bảng 12. Loại tài sản và hệ thống triển khai quản lý tại TPBank. ............................94
  10. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ASU Phòng Hỗ trợ ALCO (ASU) – Khối Tài chính ngân hàng TPBank Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về Giám 2 Basel II sát Ngân hàng. Hiệp ước Basel II được ban hành vào tháng 6 năm 2004 nhằm xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính Business Process Management - Quản lý quy trình nghiệp vụ là một lĩnh vực trong hoạt động quản lý doanh nghiệp với trọng tâm là cải 3 BPM thiện hiệu suất doanh nghiệp bằng phương pháp quản lý và tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp CASA là viết tắt của Current Account Savings Account, có nghĩa là tiền gửi không kỳ hạn. Đây là một loại hình gửi tiết kiệm ngân hàng 4 CASA mà khách hàng có thể chủ động thực hiện các thao tác với khoản tiền của mình như gửi, rút tiền mặt nhiều lần và hưởng lãi suất không kỳ hạn khoảng (0,1% – 0,5% ), được tính qua ngày 5 CBKD Cán bộ kinh doanh Customer Identification – Mã định danh khách hàng trên hệ thống 6 CIF ngân hàng lõi (core banking) Cost to Income Ratio - Chỉ số CIR hay còn gọi là chỉ số chi phí trên thu nhập. Chỉ số CIR của ngân hàng thể hiện tổng chi phí hoạt động 7 CIR của ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm tổng doanh thu của ngân hàng đó, từ đó cho thấy mức độ hiệu quả trong vận hành của ngân hàng Customer Relationship Management – Hệ thống quản lý quan hệ 8 CRM khách hàng Cyber risk hay rủi ro mạng là bất kỳ rủi ro nào liên quan đến tổn thất Cyber tài chính, gián đoạn hoặc tổn hại đến danh tiếng của một tổ chức do 9 Risk thất bại, sử dụng trái phép hoặc sai lầm hệ thống thông tin của tổ chức đó Data mart là phiên bản thu gọn của Kho dữ liệu (Datawarehouse) và được thiết kế để sử dụng bởi một bộ phận, đơn vị hoặc nhóm người 10 Datamart dùng cụ thể trong một tổ chức. Ví dụ: Tiếp thị, Bán hàng, Nhân sự hoặc tài chính. Nó thường được kiểm soát bởi một bộ phận duy nhất trong một tổ chức 11 ĐVKD Đơn vị kinh doanh
  11. ix Data Warehouse - Kho dữ liệu là kho lưu trữ dữ liệu lưu trữ bằng thiết bị điện tử của một tổ chức. Các kho dữ liệu được thiết kế để hỗ 12 DWH trợ việc phân tích dữ liệu và lập báo cáo. Định nghĩa cổ điển này về kho dữ liệu tập trung vào việc lưu trữ dữ liệu. Enterprise content management, là hệ thống phần mềm số hóa và 13 ECM quản lý tài liệu được sử dụng trong nhiều ngân hàng với các chức năng chính là thu thập dữ liệu, lưu trữ, phân phối và quản lý. Enterprise Datawarehouse - Kho dữ liệu doanh nghiệp là một cơ sở dữ liệu, hoặc tập hợp các cơ sở dữ liệu, tập trung thông tin của doanh 14 EDW nghiệp từ nhiều nguồn và ứng dụng, đồng thời cung cấp thông tin này để phân tích và sử dụng trong toàn tổ chức electronic Know Your Customer – định danh khách hàng điện tử, là hoạt động tạo lập, gắn danh tính số với chủ thể để đơn giản hóa các 15 eKYC thủ tục, giấy tờ, tạo thuận lợi cho khách hàng. Đây là một quy trình cực kỳ quan trọng của dịch vụ khách hàng. Everest Group là công ty tư vấn và nghiên cứu tập trung vào CNTT Everest chiến lược, dịch vụ kinh doanh và tìm nguồn cung ứng giúp cho các 16 Group nhà lãnh đạo doanh nghiệp về thế hệ tiếp theo của các dịch vụ toàn cầu với danh tiếng trên toàn thế giới. 17 FA Financial Accounting – Khối Tài chính ngân hàng TPBank Flexcuble - phần mềm ngân hàng lõi của hãng công nghệ Oracle được TPBank sử dụng để thực thi các nghiệp vụ đặc thù trong ngân hàng 18 FCC như hạch toán, nghiệp vụ tiền gửi, cho vay, giao dịch, báo cáo, quản lý khách hàng… 19 FICO Trung tâm tài chính số tại TPBank ICAAP là một trong những hoạt động phức tạp nhất trong 3 trụ cột của Basel II, nhằm mục tiêu đảm bảo cho ngân hàng sẽ hoàn thành chiến lược kinh doanh đồng thời tuân thủ yêu cầu vốn tối thiểu CAR của NHNN, trên cơ sở phải tổ chức quản lý hiệu quả các loại rủi ro 20 ICAAP thuộc trụ cột 1 (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động), cũng như mở rộng các loại rủi ro khác thuộc trụ cột 2 (rủi ro tập trung, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng) và trên cơ sở phải sẵn sàng vượt qua các kịch bản thử sức chịu đựng (stress-test) khi tình hình kinh tế, thị trường bất lợi IFRS 9 - Công cụ tài chính được ban hành ngày 24/07/2014 để thay thế cho Chuẩn mực IAS 39 - Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo 21 IFRS9 lường. Chuẩn mực này quy định các yêu cầu đối với việc ghi nhận, đo lường, đánh giá suy giảm giá trị, dừng ghi nhận và kế toán phòng ngừa rủi ro chung 22 IT Information Technology – Công nghệ thông tin
  12. x 23 Khối CR Khối tín dụng tại TPBank 24 Khối DS Direct Sales - Khối bán trực tiếp tại TPBank 25 Khối FA Khối FA tại TPBank 26 Khối FM Khối ngân hàng và thị trường vốn tại TPBank 27 Khối FM Khối ngân hàng và thị trường vốn tại TPBank 28 Khối HR Khối Nhân sự tại TPBank 29 Khối IB Khối khách hàng doanh nghiệp lớn tại TPBank 30 Khối ICC Kiểm soát nội bộ và tuân thủ tại TPBank 31 Khối OP Operation – Khối vận hành ngân hàng TPBank Khối 32 Khối PRM tại TPBank PRM Khối 33 Quản trị rủi ro QTRR 34 Khối RM Khối quản trị rủi ro tại TPBank 35 LOS Loan Origination System – Hệ thống khởi tạo khoản vay McKinsey & Company là một công ty tư vấn quản trị toàn cầu, chuyên nghiên cứu chiến lược cho các tập đoàn, chính phủ và các tổ 36 McKinsey chức đa quốc gia. McKinsey là công ty lâu đời, danh giá và lớn nhất trong nhóm "Big Three", tức ba công ty tư vấn chiến lược lớn nhất thế giới tính theo doanh thu (nguồn wikipedia) Khối Ngân hàng cá nhân phục vụ khách hàng cá nhân, các tiểu 37 NHCN thương, doanh nghiệp nhỏ 38 NHDN Khối Ngân hàng doanh nghiệp 39 NHTM Ngân hàng thương mại Phòng Phòng Công cụ định lượng và Mô hình rủi ro – Khối QTRR tại 40 RDM TPBank Price water house Coopers, hay còn gọi là PwC, là một trong bốn 41 PwC công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay cùng với Deloitte, Ernst & Young và KPMG RPA (Robotic Process Automation) là tự động hóa quy trình bằng robot. Đây là một ứng dụng công nghệ giúp xây dựng, triển khai, 42 RPA quản lý robot theo những hành động của con người và tích hợp nó để tự động hóa các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp Supply chain finance - Tài chính chuỗi cung ứng là một thuật ngữ mô tả một tập hợp các giải pháp dựa trên công nghệ nhằm mục đích giảm 43 SCF chi phí tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho người mua và người bán được liên kết trong một giao dịch mua bán
  13. xi Trade Finance có nghĩa là tài trợ tài chính thương mại, hiểu một cách dễ nhất thì chính là 1 hoạt động khác của cho vay thương mại 44 TF đóng vai trò trung gian thanh toán giữa người mua và người bán trong hoạt động kinh doanh. Đây là hoạt động giúp các nhà xuất khẩu và nhập khẩu thực hiện giao dịch dễ dàng hơn 45 TPBank Tên viết tắt của Ngân hàng TMCP Tiên Phong Hoạt động nguồn vốn hay Treasury là hoạt động điều phối nguồn vốn 46 Treasury bao gồm kinh doanh, mua bán, xử lý thanh khoản và các vấn đề khác đối với nguồn vốn của ngân hàng UI/UX là cách gọi tắt của User Interface (giao diện người dùng) và User Experience (trải nghiệm người dùng). Thiết kế giao diện người dùng hoặc kỹ thuật giao diện người dùng là thiết kế giao diện người 47 UI/UX dùng cho máy móc và phần mềm, chẳng hạn như máy tính, thiết bị gia dụng, thiết bị di động và các thiết bị điện tử khác, với trọng tâm là tối đa hóa khả năng sử dụng và trải nghiệm người dùng Video teller machine - là giải pháp kênh ngân hàng tiên phong tận dụng công nghệ hội nghị truyền hình để tích hợp các ưu điểm của 48 VTM dịch vụ tự phục vụ và dịch vụ tại quầy, cung cấp trải nghiệm ngân hàng toàn diện với quy mô nhỏ hơn
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây chúng ta đã nghe rất nhiều về chuyển đổi số (digital transformation), công nghệ 4.0 trên báo chí, truyền thông. Xu hướng công nghệ - cách mạng 4.0 & kinh doanh trên nền tảng số bắt buộc các ngân hàng phải thay đổi để thích ứng, và chuyển đổi số chính là công cụ để thực hiện mục tiêu kinh doanh. Đặc biệt, sức ép từ các đối thủ cạnh tranh đang triển khai mãnh liệt về Ngân hàng số khiến chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn nữa mà tất yếu phải làm để các ngân hàng có thể giữ vững vị thế, vươn tầm tương lai. Chuyển đổi số giúp tăng năng suất lao động, tăng trải nghiệm khách hàng và người dùng nội bộ, giúp quản lý rủi ro tốt hơn, từ đó mang lại doanh thu trên cả mô hình hiện tại và từ các mô hình kinh doanh mới. Điều này sẽ giúp tăng vị thế và sức mạnh cạnh tranh. Trong thời bình thường mới với Covid19, chuyển đổi số sẽ giúp ngân hàng từ bị động ảnh hưởng sang chủ động đổi mới, sáng tạo và linh hoạt trong phát triển kinh doanh. Hiện nay có khá nhiều bài viết, các nghiên cứu đã được chia sẻ về chuyển đổi số trong ngân hàng nhưng đều chỉ ở khía cạnh nào đó và chưa chi tiết, đi sâu nghiên cứu vào từng trường hợp ngân hàng cụ thể để có thể áp dụng và nhân rộng bài học cho các ngân hàng khác triển khai. Các thông tin cụ thể về cách thức hay nghiên cứu về chuyển đổi số áp dụng tại từng ngân hàng vẫn là những bí kíp riêng của từng ngân hàng, và mỗi ngân hàng đều có cách chuyển đổi số riêng. TPBank được biết đến là một trong các ngân hàng chuyển đổi số hàng đầu xuất sắc tại Việt Nam trong những năm qua. TPBank là ngân hàng đã theo đuổi chiến lược số hóa từ rất sớm với sự đầu tư công nghệ bài bản. Hiện tại, nhiều ứng dụng công nghệ, sản phẩm dịch vụ của TPBank sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ hiện đại khác như: máy học (Machine Learning), học sâu (Deep Learning) hay nhận dạng ký tự quang học (OCR). Điều này giúp ngân hàng thay đổi toàn diện sản phẩm và trải nghiệm khách hàng, trở thành ngân hàng số hàng đầu tại Việt Nam. (Hải My 2021)
  15. 2 Với mong muốn tìm hiểu một trường hợp chuyển đổi số điển hình trong lĩnh vực ngân hàng để từ đó có những đánh giá toàn diện về những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong quá trình chuyển đổi số, tác giả chọn đề tài “Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong” làm đề tài luận văn của mình. Hơn nữa, với vai trò là một thành viên trong nhóm phụ trách chuyển đổi số tại TPBank, tác giả có cơ hội tham gia trực tiếp vào công việc chuyển đổi số, được tiếp cận với các chiến lược chuyển đổi số và tính lũy kinh nghiệm, các bài học qua việc làm hàng ngày. Kinh nghiệm thực tế của người trong cuộc giúp tác giả phân tích thấu đáo và có đánh giá toàn diện về thực tiễn chuyển đổi số tại TPBank. 2. Mục tiêu của luận văn Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm trình bày về quá trình chuyển đổi số của một ngân hàng điển hình tại Việt Nam là ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), từ đó có thể đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng chuyển đổi số tại ngân hàng TPBank. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống được những lý luận chung về chuyển đổi số tại doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Phân tích thực trạng chuyển đổi số tại TPBank, từ đó, tác giả đánh giá kết quả đạt được, hạn chế tồn tại cũng như nguyên nhân. Đề xuất được các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế để thúc đẩy chuyển đổi số tại ngân hàng TPBank. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu xu hướng chuyển đổi số của các NTHMCP Việt Nam và quá trình chuyển đổi số của NHTMCP Tiên Phong (TPBank). * Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu về ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong và 1 số ví dụ ở 1 số NHTMCP khác tại Việt Nam.
  16. 3 + Phạm vi về thời gian: Từ 2019 – 2022. * Tương quan nghiên cứu Dựa trên mối quan hệ tương quan giữa các yếu tốc tác động đến chuyển đổi số như văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp, mục tiêu thực hiện, công nghệ mới, phương pháp chuyển đổi, mô hình vận hành. 5. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ trả lời các câu hỏi sau: * Cơ sở nào làm lý luận về chuyển đổi số trong doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng, các chỉ tiêu gì để đánh giá về chuyển đổi số doanh nghiệp, ngân hàng? * Thực trạng, tính hiệu quả cũng như những mặt hạn chế về quá trình chuyển đổi số tại TPBank đang như thế nào? * Các giải pháp, kiến nghị nào được đề xuất nhằm khắc phục hạn chế và thúc đẩy chuyển đổi số tại ngân hàng TPBank? 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và thực hiện phỏng vấn. Phương pháp nghiên cứu tại bàn giúp tác giả thu thập thông tin để nghiên cứu so sánh chuyển đổi số tại TBBank so với các đối thủ tại Việt Nam và xu thế trên thế giới. Hơn nữa, để có các thông tin sâu hơn về quá trình chuyển đổi số tại TPBank, tác giả cũng sử dụng phương pháp thu thập thông tin thông qua phỏng vấn những người có liên quan. 7. Đóng góp mới của luận văn Thứ nhất, luận văn trình bày tổng thể các vấn đề lý luận về chuyển đổi số doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Thứ hai, luận văn phân tích thực trạng quá trình chuyển đổi số tại TPBank, từ đó có những đánh giá khách quan về kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình thực hiện chuyển đổi số tại TPBank.
  17. 4 Thứ ba, luận văn đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại ngân hàng TPBank.
  18. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 1.1. Khái niệm chuyển đổi số 1.1.1. Định nghĩa chuyển đổi số (Digital Transformation) Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới. Các hoạt động chuyển đổi số có thể bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp. (Bộ kế hoạch và đầu tư, Cục phát triển doanh nghiệp n.d.) Chuyển đổi số mô tả việc ứng dụng công nghệ vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng. (Hoàng Nam 2019) Một số tổ chức cũng đưa ra cách giải thích riêng về chuyển đổi số. Chẳng hạn như, tổ chức PwC cho rằng chuyển đổi số được thực hiện trên cả bộ phận tuyến đầu và tuyến giữa (Front/Middle) và bộ phận phía sau (Back Office) (pwc.com n.d.), xu hướng ngân hàng trở thành công ty phần mềm và Phân tích để cung cấp dịch vụ ngân hàng, số hóa là giải quyết vấn đề, tạo giá trị mới và thúc đẩy kinh doanh. Tổ chức Everest Group cho rằng ngân hàng sẽ chuyển dần sang mô hình ngân hàng theo phong cách sống sau khi trải qua giai đoạn ngân hàng như nhà cung cấp dịch vụ (Group 2019). Vấn đề chính thường không phải là tập trung vào việc bán một món hàng mà là chiến thắng một khách hàng. Nền kinh tế nền tảng (platform) chính là nơi để khai thác giá trị khách hàng trọn đời. Bất cứ nền tảng nào có được khách hàng thì các công ty khác sẽ mong muốn tham gia vào nền tảng đó để khai thác.
  19. 6 Phương pháp triển khai chuyển đổi số tại các tổ chức hướng theo cách tiếp cận qua việc đánh giá nhu cầu, phân tích điểm yếu, điểm mạnh, khả năng về tài chính, cơ sở hạ tầng hiện có, từ đó đưa ra các yêu cầu, phương án kinh doanh và giải pháp triển khai hợp lý. Việc chọn các đối tác để triển khai, cần tự đánh giá năng lực của chính mình một cách kỹ lưỡng rồi mới đến khả năng của nhà cung cấp. Luận văn này sẽ xoay quanh việc nghiên cứu chiến lược phát triển ngân hàng số là chiến lược kinh doanh chứ không đơn thuần là các dự án công nghệ, các ngân hàng cần phân tích lợi ích – chi phí trong quá trình đầu tư công nghệ mà ở đó các kế hoạch cụ thể như: lộ trình xây dựng sản phẩm dịch vụ, hoạt động hợp tác với các đối tác trung gian, kế hoạch kích hoạt nguồn khách hàng tiềm năng… sẽ được các đơn vị phân tích kỹ lưỡng và đưa vào các chương trình dài hạn, chủ động hơn trong việc hợp tác với các doanh nghiệp fintech và các tập đoàn kinh tế chia sẻ. Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán số hóa là công việc làm thật, ăn thật chứ không phải chỉ là chạy theo những công nghệ thời thượng hào nhoáng. 1.1.2. Đặc điểm của chuyển đổi số Đặc điểm của chuyển đổi số là dùng công nghệ để thay thế con người từ hành động tới tư duy. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp chúng ta điều này rất dễ dàng. Đối với doanh nghiệp, trước đây chúng ta cho rằng tiếp cận với khách hàng, chúng ta phải tiếp cận với họ trực tiếp, nhưng bây giờ, mọi lúc mọi nơi khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm của chúng ta, biết được thông tin của chúng ta chỉ qua một cú nhấp chuột. Chuyển đổi số là sự thay đổi hội tụ cả ba yếu tố con người, xkinh doanh và con công nghệ: Một là, doanh nghiệp cần có mục tiêu và tầm nhìn chiến lược; cần xây dựng đồng bộ hệ thống nhân lực; có kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện với lộ trình cụ thể, trong đó, yếu tố quan trọng nhất là con người. Hai là, doanh nghiệp nên bắt đầu từ việc loại bỏ tất cả những khó khăn mà khách hàng gặp phải khi tương tác với doanh nghiệp; bảo đảm tương tác với khách hàng thuận tiện, hiệu quả hơn. Đồng thời, về mặt nhận thức cần tập trung giúp toàn thể cán
  20. 7 bộ nhân viên hiểu rõ họ có thể ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa hoạt động như thế nào. Làm thế nào để sử dụng các nền tảng công nghệ để tất cả các bộ phận nghiệp vụ loại bỏ khó khăn và phối hợp với nhau để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Ba là, các doanh nghiệp cũng nên tập trung đầu tư vào công nghệ số để tăng năng suất và tốc độ tăng trưởng. Công nghệ ngày càng nhanh và rẻ hơn đưa doanh nghiệp lên cấp độ cao hơn với các mô hình kinh doanh số tận dụng dữ liệu làm tài sản chiến lược. Bên cạnh đó, trong chuyển đổi số, điều doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý là phải bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu. Thông tin, dữ liệu khi chuyển đổi số về bản chất là nguồn lực vô cùng quan trọng, xứng đáng được bảo vệ cao nhất trong doanh nghiệp; tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Việt chưa xác định được tầm quan trọng và xác định ngân sách phù hợp cho hoạt động bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu. 1.1.3. Các bước để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số Doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược chuyển đổi số theo cách tiếp cận 3 bước chính và được chia thành 10 hướng dẫn được đề xuất bởi công ty tư vấn McKinsey (Tanguy Catlin, Johannes-Tobias Lorenz, Bob Sternfels, and Paul Willmott 2017) như sau: Giai đoạn 1 là xác định giá trị, để có thể chuyển đổi số theo đúng lộ trình, công ty phải đưa chuyển đổi số vào cốt lõi của chương trình nghị sự của mình và hiểu được tầm quan trọng của cam kết đó. Các CEO cần nắm bắt được tầm quan trọng của việc cam kết với trách nhiệm quản lý nặng nề, sẵn sàng đầu tư đáng kể và đặt ra các mục tiêu rõ ràng, đầy tham vọng: 1) Đảm bảo cam kết quản lý cấp cao: Mọi chuyển đổi sẽ thất bại nếu không có sự cam kết của CEO và đội ngũ lãnh đạo. CEO phải truyền đạt tầm nhìn về những gì cần đạt được và tại sao, để chứng minh rằng chuyển đổi số là một ưu tiên không thể nghi ngờ, thuyết phục các nhà lãnh đạo. Do đó, vào năm 2015, Allianz đã đề ra sáng kiến tăng trưởng chiến lược quan trọng đó là “chuyển đổi số là mặc định” (“digital by default”) - cho biết mức độ của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2