Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng
lượt xem 11
download
Luận văn "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, luận văn phân tích thực trạng nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Lộc Phát – Lâm Đồng, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Lộc Phát, Lâm Đồng trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀI NAM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LỘC PHÁT LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ LINH TP. HCM, tháng 12 năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀI NAM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LỘC PHÁT LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ LINH TP. HCM, tháng 12 năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Hoài Nam Là học viên cao học chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu của cá nhân. - Các số liệu, thông tin được trích dẫn theo đúng quy định. - Dữ liệu khảo sát là trung thực. - Lập luận, phân tích, đánh giá, kiến nghị được đưa ra dựa trên quan điểm cá nhân không có sự sao chép của bất kỳ tài liệu nào đã được công bố. Các số liệu có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và có độ tin cậy. Tác giả Nguyễn Hoài Nam
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến TS. Phan Thị Linh là người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể quý thầy cô của khoa Sau Đại học trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các anh chị em đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng cám ơn !
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tiêu đề: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng. 2. Tóm tắt: Luận văn nghiên cứu về thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng trong giai đoạn từ 2018 đến 2022. Luận văn được thực hiện thông qua việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp, phân tích số liệu, thống kê mô tả và phương pháp so sánh dựa trên cơ sở lý thuyết về chất lượng tín dụng ngân hàng nói chung và thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh nói riêng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng tín dụng đóng vai trò quan trọng và tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài phân tích các số liệu thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh thì luận văn cũng đã xử lý số liệu sơ cấp từ việc khảo sát khách hàng cá nhân đến giao dịch, vay vốn tại ngân hàng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng Thương hiệu ngân hàng; mạng lưới giao dịch và cơ sở vật chất; lãi suất cho vay; chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên ngân hàng ảnh hưởng tích cực đến quyết định vay vốn của khách hàng. Cuối cùng, dựa trên các phân tích thực trạng và kết quả nghiên cứu luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng trong việc giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng. 3. Từ khóa: tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng, cho vay, lãi suất.
- iv ABSTRACT 1. Title: Enhancing Credit Quality at the Agriculture and Rural Development Bank, Loc Phat Lam Dong Branch. 2. Content: The thesis investigates the current state of credit quality at the Agriculture and Rural Development Bank, Loc Phat Lam Dong Branch, during the period from 2018 to 2022. The study employs a synthesis of research methods, including synthesis, data analysis, descriptive statistics, and comparative methods based on the theoretical framework of overall banking credit quality and the specific credit quality situation at the branch. Research results indicate that credit quality plays a crucial role and significantly impacts the bank's business operations. In addition to analyzing data collected from branch business activity reports, the thesis also processes primary data obtained through surveys of individual customers regarding transactions and loan applications at the bank. The research findings reveal that the bank's brand, transaction network and infrastructure, loan interest rates, and service quality of bank staff positively influence customers' loan decisions. Finally, based on the analysis of the current situation and research results, the thesis proposes specific solutions for maintaining and improving credit quality at the Agriculture and Rural Development Bank, Loc Phat Lam Dong Branch. 3. Keywords: bank credit, credit quality, lending, interest rates.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii ABSTRACT ................................................................................................................... iv MỤC LỤC ....................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................. Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 5 4. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 6 7. Đóng góp mới của nghiên cứu .................................................................................... 7 8. Kết cấu của luận văn ................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ............................................................................................................................. 8 1.1. Chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại............................................................. 8 1.1.1. Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng ............................................................ 8 1.1.2. Các phương diện đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại ............. 10 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng .............................................................. 12 1.2.1. Chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng ..................................................................... 13 1.2.2. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn ............................................................................ 14 1.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn .................................................................................................. 14 1.2.4. Tỷ lệ nợ xấu......................................................................................................... 15 1.2.5. Vòng quay vốn tín dụng: ..................................................................................... 16 1.2.6. Lợi nhuận hoạt động tín dụng ............................................................................. 16
- vi 1.2.7. Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng .............................. 16 1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam ............................................................ 24 1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng nước ngoài ........ 25 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam ............................................ 29 1.4. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng ............................. 30 1.4.1. Về phía ngân hàng ............................................................................................... 30 1.4.2. Về phía nền kinh tế ............................................................................................. 31 1.4.3. Về phía khách hàng ............................................................................................. 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................. 33 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH LỘC PHÁT LÂM ĐỒNG ............................................................................. 34 2.1. Tổng quan về Agribank chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng ....................................... 34 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 34 2.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức và quản lý của Agribank chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng .............................................................................................................................. 34 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng ... 35 2.2. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng .............................................................................................................................. 36 2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng ..................................................................... 36 2.2.2 Chỉ tiêu hiệu suất vốn ........................................................................................... 38 2.2.3. Chỉ tiêu nợ quá hạn ............................................................................................. 38 2.2.4. Vòng quay vốn tín dụng ...................................................................................... 40 2.2.5. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ......................................................................... 40 2.3. Phân tích sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tín dụng tại Agribank chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng ........................................................................................... 41 2.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu......................................................................................... 41 2.3.2. Thông tin nhân khẩu học ..................................................................................... 43 2.3.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ..................................................................... 47 2.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................ 50
- vii 2.3.5. Phân tích hồi quy ................................................................................................ 51 2.4. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng .............................................................................................................................. 56 2.4.1. Những kết quả đạt được ...................................................................................... 56 2.4.2. Hạn chế................................................................................................................ 58 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................................... 61 2.4.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng: .................................................................... 61 2.5.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng: ..................................................................... 63 2.5.3.3. Một số nguyên nhân khách quan khác: ............................................................ 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................. 66 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH LỘC PHÁT LÂM ĐỒNG ............................................... 67 3.1. Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng tại Agribank chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng .............................................................................................................................. 67 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Lộc Phát Lâm Đồng .............................................................................................................................. 68 3.2.1. Minh bạch số liệu tài chính của doanh nghiệp: ................................................... 68 3.2.2. Tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay của KH: ......................................... 69 3.2.3. Nâng cao nâng lực quản lý vốn vay của ngân hàng: ........................................... 69 3.2.4. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng: ................................................................ 70 3.2.4.1. Năng lực phục vụ ............................................................................................. 70 3.2.4.2. Sự đáp ứng ....................................................................................................... 71 3.2.4.3. Sự cảm thông .................................................................................................... 71 3.2.4.4. Yếu tố hữu hình ................................................................................................ 72 3.2.4.5. Sự tin cậy.......................................................................................................... 72 3.2.5. Nâng cao năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ tín dụng: ............................ 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Cụm từ viết tắt Diễn giải 1 CBTD Cán bộ tín dụng 2 CLTD Chất lượng tín dụng 3 CIC Trung tâm thông tin tín dụng 4 DN Doanh nghiệp 5 KH Khách hàng 6 NHNN Ngân hàng Nhà nước 7 NHTM Ngân hàng thương mại 8 TCTD Tổ chức tín dụng 9 TD Tín dụng 10 SXKD Sản xuất kinh doanh
- ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ................................ 35 Bảng 2.2: Chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng ................................................ 36 Bảng 2.3: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn ....................................................... 38 Bảng 2.4: Chỉ tiêu nợ quá hạn ......................................................................... 38 Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu theo các thành phần ................................................... 39 Bảng 2.6: Vòng quay vốn tín dụng ................................................................. 40 Bảng 2.7: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng .................................................... 41
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng được coi là hệ tuần hoàn vốn. Bởi vì vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân, nhất là trong nền kinh tế thị trường nên ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả lượng tiền nhàn rỗi ở trong dân cư và xã hội. Trong hoạt động của ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng đóng vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng, để gia tăng lợi nhuận, các ngân hàng luôn phải nâng cao chất lượng tín dụng nhằm thu hút nhiều khách hàng và sử dụng hiệu quả đồng vốn cho vay. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Lộc Phát – Lâm Đồng được thành lập từ năm 2017. Trong những năm qua Agribank chi nhánh Lộc Phát – Lâm Đồng luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ đó là: tỷ trọng dư nợ trong cho vay khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đều tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2017 – 2022, ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng, tăng cường hoạt động marketting về chính sách lãi suất và chính sách cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nói trên, vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Lộc Phát – Lâm Đồng đó là: trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng vẫn chưa theo kịp so với yêu cầu của sự phát triển hoạt động tín dụng, một số khách hàng vẫn chưa thật sự hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng, về chính sách lãi suất trong các sản phẩm cho vay tiêu dùng và cho vay trung, dài hạn; cho vay khách hàng doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đến những khách hàng tiềm năng; quy trình cho vay vẫn chưa được đổi mới, còn hiện tương gây khó dễ cho khách hàng; ứng dụng marketting mix trong hoạt động tín dụng vẫn chưa thật sự tốt, trang website của ngân hàng còn chậm được cập nhật, nội dung nghèo nàn. Những tồn tại, hạn chế nói trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh Lộc Phát – Lâm Đồng: tỷ trọng tín dụng chủ yếu tập trung ở nhóm khách hàng mục tiêu, chưa thu hút đối với nhóm khách hàng tiềm năng; tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn có xu hướng gia tăng
- 2 kể từ sau đại dịch Covid-19; ngân hàng phải tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro; số lượng khách hàng cá nhân vay tiêu dùng có xu hướng giảm. Thực tế nói trên đòi hỏi cần phải có những công trình nghiên cứu để làm sáng tỏ thực trạng nâng cao chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh Lộc Phát – Lâm Đồng nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Lộc Phát – Lâm Đồng trong thời gian tới. Xuất phát từ lý do đó, học viên lựa chọn đề tài: ‘‘Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Lộc Phát – Lâm Đồng” để làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành tài chính – ngân hàng của riêng mình. Đây là vấn đề đảm bảo tính thời sự, có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu. 2. Tổng quan nghiên cứu Đề tài về hoạt động tín dụng là lĩnh vực không mới, tuy nhiên việc phân tích thực trạng hiện nay và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Agribank Lộc Phát Lâm Đồng là vấn đề quan trọng cấp thiết hiện nay, nhất là trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh gay gắt đối với cả ngân hàng nôi địa và các ngân hàng nước ngoài. Về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam, đến nay có nhiều công trình nghiên cứu, trong nước cũng có một số công trình nhất định nghiên cứu về đề tài này, nổi bật nhất là những nghiên cứu sau: Trịnh Tú Phương (2015), “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Công Thương Việt Nam”, luận văn thạc sĩ. Trong công trình nghiên cứu này, bằng việc sử dụng các phương pháp như: phân tích – tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh và điều tra đối với 128 khách hàng, tác giả đã làm rõ được thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đưa ra được 5 nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank đó là: nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất, nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách khách hàng, nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhóm giải pháp tăng cường hoạt động marketing, nhóm giải pháp tăng cường quản trị rủi ro. Nguyễn Văn Tuấn (2015), “Giải pháp nâng cao Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, nghiên cứu nêu tổng quát lý luận về chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng tại NHTM. Đánh giá
- 3 thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, nêu rõ các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong chất lượng tín dụng, đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng này. Nguyễn Hùng Tiến (2016), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, đây là công trình nghiên cứu bổ sung về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tác giả đã đề xuất một hệ thống giải pháp có tính đồng bộ, từ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đến nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng mô hình quản lý tín dụng hiện đại và phù hợp, hoàn thiện văn bản tín dụng nội bộ. Đề xuất một số kiến nghị tập trung vào hoàn thiện môi trường pháp lý, sử dụng công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ và giảm các biện pháp hành chính trong quản lý của NHNN, cấp đủ vốn điều lệ và một số nội dung khác có liên quan. Nguyễn Quyết Thắng và cộng sự (2017), “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phước Long”, Trong nghiên cứu này, phương pháp đã được sử dụng là thống kê và toán kinh kế bằng việc tính toán mô hình LOGIT nhằm tìm ra 7 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ đó đề ra kiến nghị các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội, giúp cho địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế. Vũ Minh Hải (2018), “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Nam Sài Gon”, luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trong luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của NHTM. Đặc biệt là, luận văn đã chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, tác giả đã phân tích thực trạng dựa trên những tiêu chí đã đưa ra, căn cứ vào tồn tại và hạn chế tiến hành đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Sài Gòn. Sufi Faizan Ahmed và Qaisar Ali Malik (2015), “Credit Risk management and Loan Performance Empirical Investigation of Micro Finance Banks of
- 4 Pakistan”, nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động quản lí rủi ro tín dụng đối với hiệu quả hoạt động cho vay trong khi thực hiện các điều khoản và chính sách hạn mức cho vay, thẩm định khách hàng, chính sách thu nợ và kiểm soát rủi ro tín dụng như là các khía cạnh của các thông lệ quản lí rủi ro tín dụng. Kết quả phân tích cho thấy, các phương pháp thẩm định khách hàng có tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả hoạt động cho vay, trong khi chính sách thu nợ và kiểm soát rủi ro tín dụng có tác động tích cực nhưng không đáng kể đến hiệu quả hoạt động cho vay. Alex Fabiano Duarte (2016), “Evaluating credit union members’s perception of service quality through service innovation”, nghiên cứu này đề xuất, đánh giá chất lượng dịch vụ tài chính được đưa ra bằng cảm nhận từ các thành viên của một tổ chức tín dụng. Tác giả đưa ra một cuộc khảo sát với 167 thành viên cùng với bảng câu hỏi dựa trên thang đo SERVQUAL. Việc phân tích cac câu trả lời cho phép đánh giá những khoảng cách giữa những gì các thành viên của tổ chức tín dụng mong đợi và cảm nhận của họ về chất lượng dịch vụ từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Giorgio Albareto và các cộng sự (2016), “Does Credit Scoring Improve the Selection of Borrowers and Credit Quality”. Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá tác động của việc chấm điểm tín dụng của các ngân hàng đối với việc cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy việc chấm điểm tín dụng làm giảm khả năng khách hàng vay không trả được nợ, nâng cao hiệu quả cho vay. Qua đó có thể thấy việc chấm điểm tín dụng tác động tích cực đến việc cho vay và nâng cao được chất lượng tín dụng. Kagoyire, A., & Shukla, J. (2016) “Effect of Credit Management on Performance of Commercial Banks in Rwanda”, tác giả đã tìm cách xác định tác động của quản lý tín dụng đối với hiệu quả tài chính của các NHTM. Nghiên cứu sử dụng thiết kế khảo sát mô tả. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 57 nhân viên của ngân hàng trong bộ phận tín dụng. Nghiên cứu cho thấy rằng, việc thẩm định khách hàng, chính sách kiểm soát rủi ro tín dụng và thu nợ có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng. Nghiên cứu đã xác định có mối quan hệ chặt chẽ giữa hiệu quả tài chính của ngân hàng và thẩm định khách hàng, kiểm soát rủi ro tín dụng và chính
- 5 sách thu nợ. Thisika, L., & Muturi, W. (2017) “Effects of Credit Risk Management on Loan Performance in Kenyan Commercial Banks”. Nghiên cứu tập trung vào tác động của quản lý rủi ro tín dụng đến hiệu quả cho vay của các ngân hàng thương mại tại Kenya. Qua nghiên cứu, tác giả đã chứng minh được mối quan hệ giữa thẩm định khoản vay và các khoản nợ xấu. Mối quan hệ giữa thẩm định tín dụng và nợ xấu được cho là tích cực, mạnh mẽ và có ý nghĩa thống kê. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo: Có thể thấy rằng, các công trình nghiên cứu nói trên đã góp phần quan trọng nhằm xây dựng cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam cũng như trên thế giới: luận bàn về khái niệm, đặc điểm, vai trò của nâng cao chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, những nhân tố ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước về nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại trong bối cảnh chuyển đổi số của nền kinh tế, trong bối cảnh khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19 của ngành ngân hàng, cũng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh Agribank Lộc Phát, Lâm Đồng. Do đó, đề tài mà tác giả lựa chọn hoàn toàn đảm bảo được tính thời sự, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, luận văn phân tích thực trạng nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Lộc Phát – Lâm Đồng, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Lộc Phát, Lâm Đồng trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể: Khái quát hóa cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Phân tích thực trạng tín dụng, rút ra những thành tựu, hạn chế và phân tích
- 6 nguyên nhân dẫn đến hạn chế đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng trong thời gian tới. 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn xây dựng 2 câu hỏi trong quá trình nghiên cứu đó là: - Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh Lộc Phát – Lâm Đồng? - Để nâng cao chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh Lộc Phát – Lâm Đồng cần phải có những giải pháp nào trong thời gian tới? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng + Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: phân tích số liệu trong giai đoạn từ năm 2018 - 2022; - Phạm vi không gian: Agribank chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề cập, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp đó là: Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được thu thập từ báo cáo thường niên của Agribank Việt Nam, Agribank Lộc Phát Lâm Đồng, báo cáo tài chính, các bản công bố thông tin, số liệu thông tin trên mạng Internet và xử lý thông tin về thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng. Phương pháp thông kê, mô tả: phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu ở chương 2 để phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Lộc Phát, Lâm Đồng nhằm chỉ ra những mặt đạt được, những tồn tại và hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế trong nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Lộc Phát, Lâm Đồng. Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp dùng để so sánh sự biến động các
- 7 chỉ tiêu về chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Lộc Phát, Lâm Đồng. Tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 2 để đánh giá sự tăng giảm về chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Lộc Phát. Điều tra khảo sát: tác giả tiến hành điều tra khảo sát để thu thập ý kiến khách hàng về chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Lộc Phát, Lâm Đồng trong khoảng thời gian tháng 7/2023, thang đo sử dụng là thang đo SERQUAL, phân tích nhân tố khám phá ANOVA. 7. Đóng góp mới của nghiên cứu Trên phương diện lý luận: Luận văn khái quát hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, luận giải các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, khái quát bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước về nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh ngân hàng thương mại. Trên phương diện thực tiễn: luận văn đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Lộc Phát, thông qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tham mưu cho ban lãnh đạo Agribank chi nhánh Lộc Phát trong hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Nội dung của luận văn bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng tại ngân hàng Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh Lộc Phát Lâm đồng Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh Lộc Phát Lâm Đồng
- 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 1.1. Chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng Có thể thấy rằng, chất lượng là một phạm trù rất quen thuộc được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội, mặc dù vậy cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm đồng nhất về phạm trù chất lượng, tùy theo cách tiếp cận của các lĩnh vực khoa học khác nhau, nội hàm của phạm trù chất lượng được luận giải khác nhau. Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đã đưa ra định nghĩa về chất lượng đó là: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan” (Nguyễn Văn Tiến, 2013). Trong Bách khoa toàn thư Wikipedia, phạm trù chất lượng tín dụng cũng đã được đề cập nhưng ít thông dụng hơn, bởi hoạt động tín dụng bao hàm nhiều hoạt động khác nhau, khó có thể đồng nhất, đo lường được, chẳng hạn như việc cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, hoạt động chiết khấu, bao thanh toán, cho thuê tài chính,… Mặc dù vậy, do hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của các NHTM cho nên theo nghĩa hẹp thì có thể hiểu chất lượng tín dụng là sự nâng cao chất lượng đối với các khoản cho vay của NHTM. Có thể hiểu rằng chất lượng tín dụng Ngân hàng là việc nâng cao tính hiệu quả của các khoản cho vay, đảm bảo tốt hơn như cầu vay vốn của các khách hàng, tăng cường uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, đảm bảo các khoản tín dụng đều có khả năng hoàn trả đúng kỳ hạn, tránh được tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu. Chất lượng tín dụng còn được hiểu là khả năng quay vòng đồng vốn của ngân hàng khi họ cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân vay vốn, nếu đồng vốn đó xoay vòng càng nhanh, đem lại về nhiều lợi nhuận cho ngân hàng thì cũng có thể hiểu rằng các khoản tín dụng của ngân hàng đang có chất lượng cao, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế
- 9 (Vũ Minh Hải, 2018). Tại Việt Nam còn tồn tại một số khái niệm khác nhau về các dịch vụ của ngân hàng: Khái niệm thứ nhất: cho rằng các hoạt động đem lại lợi nhuận mà không phải là hoạt động cấp tín dụng thì được gọi là hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Các hoạt động này đóng góp đáng kể vào việc gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Việc phân chia này là hoàn toàn phù hợp với các ngân hàng trong xu thế kinh doanh của ngành ngân hàng trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số của nền kinh tế (Lê Thế Giới và Lê Văn Huy 2012) Khái niệm thứ hai: cho rằng tất cả những hoạt động kinh doanh mà đem lại lợi nhuận cho ngân hàng thì đều được gọi là hoạt động dịch vụ. Trong các hoạt động dịch vụ thì hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản nhất, đem lợi nguồn lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng. Khái niệm này hoàn toàn phù hợp với xu thế của thế giới hiện nay. Ở Việt Nam, khái niệm này cũng phù hợp với việc phân tổ ngành ngân hàng thuộc ngành dịch vụ. Khái niệm thứ hai có nội hàm rộng hơn khái niệm thứ nhất, phản ánh đúng xu thế của ngành ngân hàng. Theo cách hiểu của khái niệm thứ hai thì nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng là việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ tín dụng sẽ được phản ánh thông qua cả chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Ngân hàng luôn phải quan tâm đến nâng cao chất lượng tín dụng để bảo đảm rằng tiền vốn cho vay sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất. Sự thỏa mãn hài lòng của khách hàng là quan trọng nhất: Dịch vụ do NH cung ứng cho khách hàng, nếu dịch vụ hoàn hảo, có chất lượng tốt thì sẽ được khách hàng sử dụng lâu dài, gắn bó (Đinh Phi Hổ, 2009). Tính hoàn hảo của dịch vụ được hiểu là việc giảm thiểu những sai sót không đáng có trong các hoạt động giao dịch với khách hàng cũng như là các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Quy mô và tỷ trọng lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ hoạt động dịch vụ sẽ không ngừng tăng lên: Ngân hàng luôn phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ để cung ứng cho các nhu cầu khác nhau của khách hàng, phù hợp với mọi loại đối tượng. Bên cạnh đó cũng không ngừng nâng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 418 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 69 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 129 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn