intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

13
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam" sẽ là một nghiên cứu bổ sung các nghiên cứu trước đó giúp nhà đầu tư “Biết – Hiểu – Áp dụng - Hiệu quả” tại thị trường chứng khoán phái sinh đầy tiềm năng tại Việt Nam, đề tài cũng gợi ý tới các nhà đầu tư cá nhân giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trên TTCK phái sinh và tới cơ quan quản lý các giải pháp xây dựng và hoàn thiện hơn nữa cấu trúc thị trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM Ngành: Tài chính-Ngân hàng HÀ KIỀU TRANG Hà Nội - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM Ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Hà Kiều Trang Người hướng dẫn: TS. Đào Thị Thương Hà Nội - 2023
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... iii DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ............................................................................. iv TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .............................................v MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu .......................................................................................2 2.1 Ở nước ngoài ...............................................................................................2 2.2 Ở trong nước ...............................................................................................5 2.3 Khoảng trống nghiên cứu ...........................................................................7 3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................8 4.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................8 4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................8 6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................9 CHƯƠNG 1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH .........................................................................................................................10 1.1. Cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán phái sinh .................................10 1.1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành TTCK phái sinh ..............................10 1.1.2. Các công cụ phái sinh ...........................................................................11 1.2 Cơ sở lý luận các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào TTCK phái sinh ..............................................................................................................13 1.2.1 Các lý thuyết nền tảng về đầu tư tài chính............................................13 1.2.2 Các nhân tố tác động đến hành vi quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân ................................................................................................................24 1.3 Mô hình nghiên cứu......................................................................................27 1.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................27
  4. 1.3.2 Xây dựng thang đo nghiên cứu .............................................................29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIAO DỊCH HĐTL CHỈ SỐ VN30 CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN TTCK VIỆT NAM ..................................................................................................32 2.1 Sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam .........32 2.1.1 Quá trình hình thành .............................................................................32 2.1.2 Các đặc điểm và sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh33 2.2 Thực trạng giao dịch HĐTL chỉ số VN30 của nhà đầu tư cá nhân trong giai đoạn thị trường biến động ..........................................................................36 2.3 Kết quả nghiên cứu dựa trên khảo sát NĐT trên TTCK..........................43 2.3.1 Thống kê mô tả mẫu dữ liệu khảo sát ...................................................43 2.3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng.............................................................46 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN TTCK PHÁI SINH VÀ CÁC GỢI Ý TỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN TTCK PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM ..............................................................................................................63 3.1 Kiến nghị giải pháp đối với nhà đầu tư cá nhân ........................................63 3.2 Kiến nghị giải pháp đối với nhà đầu tư tổ chức .........................................64 3.3 Kiến nghị giải pháp đối với cơ quan quản lý .............................................65 3.4 Kiến nghị giải pháp đối với các công ty chứng khoán (Thành viên thuộc sở giao dịch chứng khoán) .................................................................................67 KẾT LUẬN ..............................................................................................................68 DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................70 PHỤ LỤC.................................................................................................................74
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2023 Học viên thực hiện Hà Kiều Trang
  6. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng với Đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân và được sự giúp đỡ tận tình, động viên khích lệ của thầy cô và gia đình. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành luận văn thạc sĩ vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Ngoại thương, đã trang bị cho tôi kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Cô TS. Đào Thị Thương – người đã trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt kiến thức giúp tôi hiểu về phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhờ sự chỉ dạy tận tình của cô tôi đã hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, những người thân đã động viên và tạo điều kiện cho tôi học tập. Tác giả Hà Kiều Trang
  7. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích TTCK Thị trường chứng khoán HĐTL Hợp đồng tương lai NĐT Nhà đầu tư OI Open Interest- Hợp đồng mở GTGD Giá trị giao dịch KLGD Khối lượng giao dịch VN30 Chỉ số VN30 Net off Chỉ việc mở và đóng các vị thế sở hữu hợp đồng tương lai chỉ số trong cùng một ngày giao dịch VN30F1M Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 kỳ hạn 1 tháng ETF Exchange Traded Fund CCQ Chứng chỉ quỹ GARCH Mô hình Generalized Autoregressive Conditional Heteroskedasticity EMH Thuyết thị trường hiệu quả NLSY National Longitudinal Survey of Youth là một tập hợp các khảo sát được tài trợ bởi Cục thống kê lao động của Bộ lao động Mỹ
  8. iv DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Bảng Bảng 1.1: Bảng so sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn ............................12 Bảng 1.2 Mô tả nội dung các biến đo lường .............................................................29 Bảng 2.1 Quy đổi tần số theo thang đo 1-6 ..............................................................40 Bảng 2.2 Kết quả đo lường một số nhân tố ảnh hưởng quyết định giao dịch của NĐT cá nhân qua mẫu giao dịch thực tế ............................................................................41 Hình Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................28 Hình 2.3 Biểu đồ giao dịch HĐTL chỉ số VN30F1M .............................................36 Hình 2.4 Phân lớp độ tuổi và giới tính NĐT trên TTCK phái sinh ..........................38 Hình 2.5 Phân loại NĐT theo Tổng KLGD/năm .....................................................38 Hình 2.6 So sánh lãi/lỗ của các giao dịch Net Off ...................................................42 Hình 2.7 Đặc điểm của NĐT trong mẫu quan sát .....................................................44 Hình 2.8 Kết quả kiểm định lại thang đo MI và KV sau khi loại bỏ biến quan sát KV4 và MI5 .......................................................................................................................50 Hình 2.9 Phân tích nhân tố khám phá EFA lần thứ nhất ..........................................52 Hình 2.10 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 .....................................53 Hình 2.11 Phân tích tương quan giữa các biến .........................................................56 Hình 2.12 Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy ............................................57 Hình 2.13 Đánh giá hệ số hồi quy của biến độc lập .................................................57 Hình 3.1 Các chỉ số đo lường độ biến động..............................................................66
  9. v TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam bắt đầu giao dịch vào cuối 2017 đến nay được gần 6 năm với ba loại sản phẩm bao gồm: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30, Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ, chứng quyền. Trong đó thị trường hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là thị trường sôi động nhất, được nhiều nhà đầu tư đón nhận và tham gia, số lượng tài khoản tham gia giao dịch hơn 1,26 triệu tài khoản, số liệu tính đến tháng 04/2023. Trong Quý IV/2022, TTCK phái sinh Việt Nam giao dịch cực kỳ sôi động với tổng khối lượng giao dịch (KLGD) tăng 95,32%. Tổng KLGD toàn thị trường đạt hơn 28,27 triệu hợp đồng, KLGD bình quân đạt 434.931 hợp đồng/phiên. Tại thời điểm thị trường chứng khoán phái sinh hợp đồng tương lai chỉ số VN30 mới ra mắt, số liệu tỉ trọng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân là 97,68% khối lượng giao dịch toàn thị trường (cuối năm 2017), tính đến 07/2022 nhà đầu tư cá nhân chiếm 72,4% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Nhà đầu tư cá nhân với sức chịu rủi ro cao bị hấp dẫn bởi tính thanh khoản, giao dịch hai chiều, giao dịch trong ngày, biên độ giao dịch lớn, tỷ lệ ký quỹ ban đầu mới cho hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là 17%. Với mức đòn bẩy lớn dễ dàng mang tới cho các nhà đầu tư khoản lợi nhuận lớn trong một thời gian ngắn. Chính điều này làm cho thị trường chứng khoán phái sinh trở nên hấp dẫn và nhanh chóng được nhiều nhà đầu tư đón nhận. Để thị trường có thể phát triển mở rộng với cấu trúc bền vững giảm thành phần tham gia với mục tiêu đầu cơ là điều cần thiết. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân tại công ty chứng khoán và thông qua khảo sát tìm hiểu về hành vi tài chính của các nhà đầu tư trên thị trường, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, phân tích hồi quy, luận văn chấp nhận mô hình đề xuất là các yếu tố thị trường, kinh nghiệm đầu tư, kỳ vọng về lợi nhuận rủi ro, kiến thức đầu tư tài chính, các mối quan hệ xã hội và yếu tố tâm lý bầy đàn là những yếu tố tác động tích cực đến việc ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. Trong đó, mô hình chỉ ra nhân tố tác động lớn nhất tới quyết định của các nhà đầu tư là kinh nghiệm đầu tư và thông tin thị trường.
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới đã trải qua hàng trăm năm phát triển, đã có đầy đủ các công cụ phái sinh ở các cấp độ thị trường khác nhau, các thị trường tiêu biểu như thị trường Mỹ với bộ chỉ số nổi tiếng như Down Jones, S&P500…thị trường Nhật Bản với chỉ số Nikei 225…và rất nhiều thị trường khác. Việc phát triển thị trường chứng khoán phái sinh là tất yếu. Tại các thị trường phát triển trên thế giới, các tài sản cơ sở của thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm kim loại, các tài sản tài chính, chứng khoán, chỉ số, và các tài sản cơ sở là hợp đồng phái sinh…nhằm mục đích đa dạng phù hợp với sự phát triển tất yếu và cấp thiết của cấu trúc thị trường tài chính ổn định bền vững, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Hiện tại thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam ra mắt vào tháng 10/2017 với các sản phẩm như Hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ, sản phẩm Chứng quyền có đảm bảo. Theo các số liệu thống kê khối lượng giao dịch và khối lượng hợp đồng mở (OI- khối lượng HĐTL đang ở vị thế mở tại 1 thời điểm nhất định. Đối với mỗi người bán hợp đồng tương lai sẽ có 1 người mua tương ứng. Để tạo ra một giao dịch hợp đồng tương lai mới cần có cả người mua và người bán mới. Do đó, OI là tổng khối lượng hợp đồng của một bên giao dịch hợp đồng, không phải tổng của cả 2 bên), giá trị giao dịch danh nghĩa của HĐTL chỉ số VN30 liên tục tăng qua các năm và có sự đặc biệt sôi động vào các thời điểm thị trường cơ sở giảm giá mạnh. TTCK phái sinh cung cấp khả năng phát hiện giá và chuyển rủi ro cho chứng khoán, hàng hóa, tiền tệ. Hầu hết các công cụ phái sinh đều rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ trong các thông tin trên thị trường hay bản chất sản phẩm như thời gian đáo hạn, lãi suất…và làm cho thị trường có tính biến động cao rủi ro cao. TTCK cơ sở vào cuối năm 2022 về mức P/E là 9,11 thấp hơn lần giảm giá do COVID 2019 P/E là 9,94, giá trị giao dịch (GTGD) danh nghĩa trên TTCK phái sinh HĐTL VN30 Việt Nam giai đoạn này lớn hơn giá trị giao dịch trên TTCK cơ sở, do đó có ý kiến cho rằng hoạt động của TTCK phái sinh HĐTL gây ảnh hưởng tới TTCK cơ sở.
  11. 2 TTCK phái sinh tại Việt Nam đã có những thành tựu tuy nhiên còn mặt hạn chế về cơ cấu sản phẩm và tính đa dạng của các nhà đầu tư tham gia trên thị trường. Số liệu tới tháng 07/2022 nhà đầu tư cá nhân chiếm 72,4% khối lượng giao dịch toàn thị trường (HNX). TTCK phái sinh so với thế giới hiện còn non trẻ và còn nhiểu dư địa phát triển. Những sản phẩm này đã tạo ra nhiều cơ hội đầu tư, đầu cơ mang lại lợi nhuận cho nhiều lớp, nhiều bộ phận nhà đầu tư và cũng tạo ra nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Do đó, trên góc độ phát triển thị trường, các sản phẩm phái sinh hiện tại cần phát triển thành công tạo tiền đề cho sự ra đời của nhiều loại công cụ phái sinh khác và trên góc độ nhà đầu tư tham gia thị trường cần sự bảo vệ lợi ích, tin tưởng và các sản phẩm phái sinh được sử dụng là công cụ hữu ích cho hoạt động đầu tư vốn. Do vậy, tác giả cho rằng vai trò của các nhân tố quyết định tới hoạt động đầu tư cũng như việc quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư phái sinh cụ thể lựa chọn nghiên cứu trên HĐTL chỉ số VN30 của nhà đầu tư cá nhân, nhóm nhà đầu tư lớn nhất trong giao dịch trên TTCK phái sinh, sử dụng lý thuyết tài chính hành vi, là vô cùng cấp thiết. Tài chính hành vi là một lĩnh vực nghiên cứu mới được hình thành nhằm giải thích thực tế việc các nhà đầu tư thực sự quyết định và đầu tư như thế nào, và do đó có thể giải thích và dự đoán được những tác động thực sự của của hành vi đầu tư tới thị trường. Vì vậy với đề tài “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam” sẽ là một nghiên cứu bổ sung các nghiên cứu trước đó giúp nhà đầu tư “Biết – Hiểu – Áp dụng - Hiệu quả” tại thị trường chứng khoán phái sinh đầy tiềm năng tại Việt Nam, đề tài cũng gợi ý tới các nhà đầu tư cá nhân giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trên TTCK phái sinh và tới cơ quan quản lý các giải pháp xây dựng và hoàn thiện hơn nữa cấu trúc thị trường. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1 Ở nước ngoài Tại hầu hết các nước phát triển trên thế giới, thị trường phái sinh được xem là một phần quan trọng, không thể thiếu trong cấu trúc thị trường và luôn luôn được ưu tiên phát triển.
  12. 3 Các nghiên cứu chỉ ra sự phù hợp cho công cụ phái sinh dựa trên cơ sở là độ biến động trong đó có hai nghiên cứu phù hợp chỉ số CBOE – Cboe volatility Index (VIX), một chỉ số đo lường bởi quyền chọn mua và quyền chọn bán, được gọi là chỉ số đo lường cảm xúc của nhà đầu tư trên thị trường: Cont và Kokholm (2010) đã xây dựng một mô hình định giá thích hợp cho các quyền chọn chỉ số (Index Options) và các loại hình phái sinh độ biến động (Volatility Derivaties), tác giả đã đề xuất tới việc lập một mô hình định giá linh hoạt cho động lực chung của một chỉ số và một tập hợp các tỷ lệ hợp đồng hoán đổi phương sai kỳ hạn (forward variance swap rates) được viết trên chỉ số này. Sử dụng các quy trình của Lévy làm cơ sở xây dựng, mô hình mô phỏng các thuộc tính khác nhau quan sát những trạng thái của động lực chung hợp đồng hoán đổi phương sai và cho phép các công cụ phái sinh và quyền chọn độ biến động dựa trên chỉ số được định giá một cách nhất quán trong khi cho phép sự nhảy vọt trong độ biến động và lợi nhuận. Báo cáo nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mô hình đồng thời phù hợp với giá quyền chọn kiểu Châu Âu trên S&P 500 cũng như các quyền chọn khác dựa trên chỉ số biến động CBOE – Cboe volatility Index (VIX). Karmarkar (2005) thực hiện nghiên cứu về sự biến động của thị trường Ấn độ, dựa trên trên nghiên cứu ứng dụng mô hình GARCH - Generalized Autoregressive Conditional Heteroskedasticity. Đóng góp chính của các mô hình GARCH là cho phép mô hình hóa các yếu tố bất định là một quá trình động, thay vì giả định sự biến động trong tương lai là hằng số, nó là quá trình biến đổi theo thời gian. Mô hình dùng cho thị trường chứng khoán để phân tích biến động của giá cổ phiếu và dự đoán biến động của giá trong tương lai. Karmarkar đã chỉ ra dự báo khá tốt về sự biến động của thị trường chứng khoán đồng thời sử dụng mô hình GARCH để cung cấp dự báo về mức độ biến động cho top 50 cổ phiếu được giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán Ấn Độ (NSE). Vào năm 2019, nhóm tác giả Zinyuan, Li Liu, Qing Wang, Yudong đã áp dụng mô hình GARCH để nghiên cứu về mức độ biến động và định giá quyền chọn có sử dụng thông tin chỉ số VIX, nghiên cứu cũng cho thấy tính hữu ích của chỉ số VIX nhằm cải thiện thiện hiệu quả của việc định giá quyền chọn và dự báo mức độ biến
  13. 4 động. Bên cạnh đó, chỉ số VIX cũng giúp giảm thiểu những thiếu sót trong quá trình định giá quyền chọn. Các nghiên cứu về tài chính hành vi của nhà đầu tư cá nhân lên thị trường chứng khoán cơ sở bao gồm: Nghiên cứu của Nagy và Obenberger (1994) về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Mỹ. Nghiên cứu này xem xét các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân. Kết quả cho thấy việc tối đa hóa lợi ích rất quan trọng đối với nhà đầu tư cá nhân và có 7 nhóm yếu tố tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân là: thông tin trung lập; thông tin kế toán; thông tin về hình ảnh, danh tiếng của công ty; thóm yếu tố cơ bản; xã hội; khuyến nghị đầu tư của các tổ chức, cá nhân, bạn bè; nhu cầu tài chính cá nhân. Nghiên cứu của Al-Tamini (2005) về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân tại thị trường UAE. Kết quả cho thấy việc tối đa hóa lợi ích là rất quan trọng đối với nhà đầu tư cá nhân và có các yếu tố tác động đến nhà đầu tư cá nhân như: Dịch vụ chăm sóc; Kiến nghị đầu tư; Chi phí; Bảo mật; Cơ bản; Hình ảnh công ty. Nghiên cứu của Tai-Yuen Hon (2012) nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi của những nhà đầu tư nhỏ tại thị trường giao dịch phái sinh Hồng Kông trong và sau giai đoạn nghiên cứu khủng hoảng toàn cầu 2011-2012 và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để phân tích dữ liệu. Tác giả xác định được năm yếu tố nắm bắt hành vi của nhà đầu tư nhỏ thị trường giao dịch phái sinh Hồng Kông là nền tảng các nhân như tuổi tác, thu nhập cá nhân, kinh nghiệm đầu tư; nhóm tham khảo bao gồm các nhà tư vấn, thông tin từ báo chí truyền hình, các báo cáo thường niên, mối quan hệ và bạn bè; kết quả đầu tư bao gồm thu nhập trung bình từ việc đầu tư vào thị trường phái sinh; khả năng chịu rủi ro là mức độ chấp nhận của cá nhân đối với rủi ro trong đầu tư và tổng số tiền trong danh mục đầu tư vào sản phẩm phái sinh trong danh mục của các nhà đầu tư nhỏ; yếu tố nhận thức bao gồm lý luận của nhà đầu tư liên quan đến thời điểm họ xác định nhà đầu tư bán hoặc đóng vị thế khi đầu tư vào thị trường phái sinh và nhận thức của nhà đầu tư về giáo dục của chính phủ.
  14. 5 Nghiên cứu của Manrai (2015) nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán phái sinh Ấn Độ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhà đầu tư không thích rủi ro luôn cố gắng an toàn bằng cách đầu tư vào quỹ tương hỗ, bảo hiểm, trái phiếu chính phủ và chứng khoán trong khi những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro muốn kiếm được nhiều tiền lãi hơn và thay vào đó họ thích đầu tư vào thị trường phái sinh. Vì thị trường phái sinh mang lại nhiều lợi nhuận hơn, với việc phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá hối đoái với lợi nhuận tối đa và tổn thất tối thiểu. Nghiên cứu chỉ ra rằng đã có nhận thức về giao dịch phái sinh giữa các nhà đầu tư bán lẻ ở Ấn Độ kể từ vài năm trước do sự gia tăng số lượng các đại lý hoặc công ty thương mại trên thị trường cho phép các nhà đầu tư nhỏ lẻ giao dịch các công cụ phái sinh trên các sàn giao dịch khác nhau như sàn Multi Commodity Exchange (MCX) và sàn National Commodity and Derivatives Exchange (NCDEX). Các đại lý hoa hồng này kiếm thu nhập từ giao dịch được thực hiện bởi các nhà đầu tư. Vì hoạt động kinh doanh của họ phụ thuộc vào các nhà đầu tư bán lẻ như vậy nên các đại lý hoa hồng cố gắng thu hút càng nhiều nhà đầu tư giao dịch càng tốt. Nghiên cứu của G.Ramanaiah (2022) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư cá nhân và các mô hình đầu tư trên thị trường chứng khoán phái sinh tại Bangalore. Kết quả chỉ ra yếu tố kinh nghiệm (Heuristic) và quy mô thị trường đang chiếm ưu thế trong số các nhà đầu tư cá nhân để đưa ra quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhân khẩu học như tuổi tác, giáo dục, nghề nghiệp và thu nhập hàng năm khi mua và xử lý cổ phiếu không có mối quan hệ đáng kể. 2.2 Ở trong nước Tại thị trường Việt Nam, mặc dù mới hình thành được 6 năm, một khoảng thời gian ngắn nhưng thị trường phái sinh đã và đang được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với rất nhiều luận văn có tính chuyên sâu cao được đăng lên các tạp chí khoa học. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Kim Anh, Đỗ Diệu Linh, Trịnh Thành Đạt, Mai Trung Hiếu (2022) “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam trong
  15. 6 bối cảnh đại dịch Covid-19” chỉ ra yếu tố (1) Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, (2) Xu hướng chấp nhận rủi ro, (3) Thái độ đối với đầu tư chứng khoán, (4) Hiệu quả tự tài chính và (5) Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến ý định đầu tư của các cá nhân theo mức độ giảm dần. Trong khi đó, yếu tố kiến thức về tài chính lại có tác động ngược chiều đến ý định đầu tư. Tại đề tài nghiên cứu của tác giả Phan Trần Trung Dũng (2020) với phương pháp nghiên cứu PLS – SEM dùng để đánh giá biến ban đầu của Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) cho đề tài “Các nhân tố tác động tới ý định đầu tư chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư cá nhân: Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam” đã chỉ ra rằng: Tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh chiếm tỷ trọng cao, nhưng chưa cao so với dân số và còn nhiều dư địa phát triển, bên cạnh đó báo cáo còn chỉ ra rằng, nhà đầu tư cá nhân vẫn chưa quản trị và đánh giá đúng nguy cơ rủi ro khi tham gia vào thị trường với một sự tự tin thái quá trong thái độ cũng như sự hiểu biết về thị trường. Tình trạng này sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy tiêu cực, có thể khiến nhà đầu tư thua lỗ rất nhiều trước những biến động khó lường và vô cùng lớn của một thị trường sơ khai và non trẻ như Việt Nam (Phan, 2020). Khi sản phẩm phái sinh chỉ số VN30 ra đời, rất nhiều nhà đầu tư đều đặt ra câu hỏi: Việc hình thành Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 có ảnh hưởng tới mức độ biến động của bản thân tài sản cơ sở là chỉ số VN30 hay không? Để trả lời cho câu hỏi trên, tác giả Phạm Trọng Nghĩa (2021) với mô hình nghiên cứu GARCH/EGARCH (Exponential GARCH) phân tích và giải quyết các vấn đề về tự tương quan chuỗi, giải thích liệu phương sai các hạng nhiễu có thay đổi dựa trên giá trị trong quá khứ hoặc theo thời gian hay không. Đồng thời hàm ý nghiên cứu cũng khẳng định, đây là tác động tích cực, cho thấy việc thị trường phái sinh, cụ thể là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đã làm gia tăng độ biến động thực tế của từng mã cổ phiếu trong bộ chỉ số cơ sở VN30 của thị trường chứng khoán. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều, Võ Xuân Diệu (2022) “Quyết định giao dịch chứng khoán phái sinh: Bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam”. Kết quả cho thấy các yếu tố bao gồm nhận thức của nhà đầu tư, thái độ nhận thức rủi ro, kiến thức chuyên môn, lợi ích và lợi nhuận là những yếu tố có tác động tích cực đến
  16. 7 quyết định giao dịch chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư, trong khi không có đủ bằng chứng thống kê về tác động của yếu tố thông tin xu hướng giá đến quyết định giao dịch chứng khoán phái sinh. 2.3 Khoảng trống nghiên cứu Hiện tại chưa nhiều bài tham luận nghiên cứu về hành vi của nhà đầu tư trên TTCK phái sinh Việt Nam và chưa có nhiều nghiên cứu trực diện dựa trên số liệu của những nhà đầu tư đang trực tiếp tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh, một thị trường có rủi ro cao hơn thị trường cơ sở đòi hỏi kiến thức và nhận thức hành vi khác hơn với thị trường cơ sở. Do vậy với phương pháp nghiên cứu định lượng bài luận văn muốn làm rõ hơn nữa các yếu tố hành vi tác động đến quyết định giao dịch của nhà đầu tư cụ thể là trong TTCK phái sinh Việt Nam qua bảng hỏi khảo sát các nhà đầu tư năm 2023 cho các hành vi trong giai đoạn 2022-2023. Thị trường phái sinh nơi mà có độ biến động lớn hơn TTCK cơ sở, tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn do đó các nhà đầu tư đang tham gia có xu hướng hành vi khác biệt nào với TTCK cơ sở. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về những nhân tố chính tác động tới quyết định đầu tư, nghiên cứu tập trung vào việc đạt được các mục tiêu sau: • Hệ thống lại lý thuyết về tài chính hành vi và các bằng chứng thực nghiệm trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán phái sinh để xác định các yếu tố hành vi có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. • Xác định mức độ tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. • Đưa ra một số khuyến nghị để các nhà đầu tư cá nhân điều chỉnh hành vi của mình nhằm gia tăng kết quả đầu tư • Tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy các công ty chứng khoán, các cơ quản lý nhà nước hoàn thiện hệ thống hạ tầng và hành lang pháp lý, giúp phần nào đó giảm thiểu rủi ro, tăng cường tính hiệu quả cho nhà đầu tư.
  17. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nhân tố tác động tới hành vi ra quyết định của nhà đầu tư đối với sản phẩm Hợp đồng tương lai chỉ số VN30. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Việc ra quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán phái sinh liên quan đến rất nhiều yếu tố, tuy nhiên trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sỹ, nội dung đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư cả các nhà đầu tư và các yếu tố hành vi tác động đến quá trình ra quyết định đầu tư. Luận văn nghiên cứu phạm vi trong Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tại Việt Nam, với tổng số mẫu là 144.881 mẫu giao dịch được trích nguồn từ công ty chứng khoán trong khoảng thời gian 01/07/2022 đến ngày 02/06/2023, đây là khoảng thời gian sự hoạt động của Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và chỉ số số chứng khoán cơ sở VN30 đã trải qua những giai đoạn đầy đủ nhất từ trầm lắng, sôi động – bùng nổ rồi lại trầm lắng. Mẫu nghiên cứu thực tế tương ứng 3.142 nhà đầu tư thực sự tham gia trực tiếp tại thị trường chứng khoán phái sinh và dựa trên mẫu khảo sát 272 nhà đầu tư có tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết trong đó sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp và luận giải; nghiên cứu định lượng. Thông qua bảng khảo sát 272 nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường có tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với 6 nhân tố tức 26 biến. Với yêu cầu về số lượng quan sát theo phương pháp EFA dựa trên số biến quan sát, theo Hair và cộng sự kích cỡ mẫu ít nhất là 5 lần biến quan sát; do đó với 26 biến quan sát, kích thước mẫu tối thiểu là: 26*5=130 quan sát. Do đó kích thước khảo sát lựa chọn là 272 quan sát là phù hợp. Về đối tượng được lựa chọn khảo sát là các nhà đầu tư trực tiếp tham gia đầu tư vào TTCK phái sinh số tuổi từ 17 tuổi trở lên bao gồm cả giới tính nam nữ với các trình độ học vấn và nghề nghiệp khác nhau. Bảng câu hỏi khảo sát thông qua phỏng vấn
  18. 9 trực tiếp, các bạn môi giới gửi mail; bảng hỏi được thiết kế dự trên thang đo Likert 5 bậc: (1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý (3) Trung lập/Bình thường (4) Đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý. Sau khi nhận được câu trả lời thực hiện loại bỏ các mẫu không đạt yêu cầu và sau đó sử dụng phần mềm SPSS 20 để thực hiện kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha đánh giá mối quan hệ giữa các biến quan sát trong cùng một nhóm nhân tố. Sau đó sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA để thu hẹp dữ liệu, sử dụng kiểm trị số KMO để đánh giá sự thích hợp của 6 nhân tố đưa ra với kì vọng trị số này > 0,5. Kế đến thực hiện xây dựng mô hình hồi quy đa biến và kiểm định. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Chương 2: Thực trạng giao dịch HĐTL chỉ số VN30 của nhà đầu tư cá nhân và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK phái sinh và các gợi ý tới cơ quan quản lý nhằm phát triển TTCK phái sinh tại Việt Nam
  19. 10 CHƯƠNG 1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 1.1. Cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán phái sinh 1.1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành TTCK phái sinh Khái niệm: Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai (Khoản 9 Điều 4 Luật chứng khoán 2019). Tài sản cơ sở, hay còn gọi là tài sản gốc trong các hợp đồng phái sinh thường là những tài sản có giá trị biến động thường xuyên và liên tục. Các tài sản này thường rất đa dạng, trong những thời kỳ sơ khai, tài sản cơ sở đơn giản chỉ là ngũ cốc, lúa mỳ, chất đốt, kim loại quý hiếm…(Đỗ Thị Kim Hảo, 2015). Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, các tài sản cơ sở cho hợp đồng phái sinh ngày càng đa dạng và phong phú hơn điển hình như trái phiếu, cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất, các loại tiền tệ… hoặc nâng cao hơn nữa, tài sản cơ sở lại là một công cụ phái sinh khác như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn.... Chứng khoán phái sinh có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng thị trường chứng khoán phái sinh đầu tiên là thị trường phi tập trung (OTC-over the counter). Tuy nhiên, việc đàm phán và ký kết hợp đồng chủ yếu được thực hiện tại các địa điểm cụ thể, nơi mà ngay từ sớm thị trường phái sinh đã thể hiện những đặc điểm khác nhau của một thị trường giao dịch có tổ chức (Kummer 2012). Lịch sử của các công cụ phái sinh bắt nguồn từ nguồn gốc của thương mại ở Mesopotamia trong thiên niên kỷ thứ tư trước Công nguyên. Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, các hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong tương lai tiếp tục được sử dụng ở Đế chế Byzantine ở Đông Địa Trung Hải và chúng vẫn tồn tại trong giáo luật ở Tây Âu. Trong thời kỳ Phục hưng, thị trường tài chính trở nên tinh vi hơn ở Ý. Hợp đồng giao chứng khoán trong tương lai lần đầu tiên được sử dụng trên quy mô lớn ở Antwerp và sau đó là Amsterdam vào thế kỷ 16.
  20. 11 Giao dịch chứng khoán phái sinh lan rộng từ Amsterdam đến Anh và Pháp vào cuối thế kỷ 17. Các hợp đồng về gạo cũng được giao dịch tại Nhật vào những năm 1700 và giao dịch phái sinh lan rộng từ Pháp đến Đức vào đầu thế kỷ 19. Khoảng năm 1870, những người hành nghề tài chính đã phát triển các công cụ đồ họa để biểu diễn các hợp đồng phái sinh. Biểu đồ lợi nhuận giúp các nhà khoa học trẻ có thể tiếp cận các công cụ phái sinh, bao gồm Louis Bachelier và Vinzenz Bronzin, những người có kiến thức toán học để phân tích nghiêm ngặt về định giá phái sinh. Tại Mỹ, các giao dịch phái sinh bắt đầu chính thức từ năm 1948 với hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500. Một số cột mốc quan trọng trong lịch sử của các công cụ phái sinh cho thấy rằng các công cụ phái sinh đầu tiên được phát triển để đảm bảo nguồn cung hàng hóa về thời gian và khoảng cách địa lý cũng như bảo vệ và phòng ngừa rủi ro về giá cả. Ở giai đoạn đầu của lịch sử, các công cụ phái sinh được sử dụng để nhận ra lợi nhuận nhanh chóng với rủi ro mặc định và đã xảy ra tình trạng lạm dụng khiến các chính phủ phải can thiệp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà đầu tư, đồng thời tránh rủi ro hệ thống xảy ra. Tiếp đó hình thành các quy định cấm, hạn chế, giám sát chặt chẽ một số loại hình phái sinh. Sự ra đời của các công cụ phái sinh là một tất yếu của một chu trình phát triển để hỗ trợ và giải quyết các vấn đề trong kinh doanh khi thị trường đã đạt tới một sự phát triển sâu và rộng. Một trong những nhân tố lớn nhất thúc đẩy sự ra đời của thị trường này chính là sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa, tỷ giá, lãi suất… trên thị trường, điều này sẽ gây ra những thiệt hại, rủi ro nhất định trong hoạt động kinh doanh. Để hạn chế những bất lợi có thể xảy ra trái với những dự tính trong sản xuất kinh doanh, các nghiệp vụ phái sinh được hình thành và ngày càng được sử dụng rộng rãi không chỉ để phòng ngừa hạn chế rủi ro mà còn để đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. 1.1.2. Các công cụ phái sinh Hợp đồng kỳ hạn: Là thỏa thuận mua bán một lượng tài sản, tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Trong một hợp đồng kỳ hạn, một bên sẽ ở vị thế bán khi đồng ý bán, và ngược lại, một bên sẽ ở vị thế mua khi đồng ý mua tài sản vào thời điểm tương lai với mức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2