Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
lượt xem 9
download
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tế, kết hợp với phân tích những định hướng của LienVietPostBank đối với hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN trong thời gian tới đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại LienVietPostBank.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN TIẾN ĐẠT QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT (LIENVIETPOSTBANK) LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN TIẾN ĐẠT QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT (LIENVIETPOSTBANK) Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRẦN THỊ THANH TÚ Hà Nội – 2020
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến những người thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Trần Thị Thanh Tú người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, đơn vị có liên quan, các bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi sưu tầm tài liệu và tham gia góp ý kiến trong suốt quá trình nghiên cứu. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định luôn là vấn đề được các NHTM quan tâm. Với vốn kiến thức và hiểu biết của tác giả về vấn đề này còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô. Xin chân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Đạt
- LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Đạt
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... iii DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... iv LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI..........................................................................................................4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................4 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu đề tài .............................................................................4 1.2. Rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại .................................................................................................................7 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ..7 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng ....................................................................................8 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ................................................................9 1.2.4. Tác động của rủi ro tín dụng ...........................................................................11 1.3. Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng ..................................................................................................................12 1.3.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng và khách hàng doanh nghiệp ....................12 1.3.2. Mục tiêu và chiến lược quản lý rủi ro tín dụng ...............................................15 1.3.3. Xây dựng cấu trúc quản lý rủi ro ....................................................................19 1.3.4. Nội dung và quy trình quản lý rủi ro tín dụng. ...............................................23 1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp. ............................................................................................................38 1.3.6. Kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp của một số ngân hàng thương mại và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt ..42 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................46
- CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................47 2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ......................................................47 2.2. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu ...............................................47 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................................47 2.2.2. Phương pháp phân tích ....................................................................................48 2.2.3. Phương pháp biểu đồ, đồ thị ...........................................................................50 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................51 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT ......................................................................52 3.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt .........................52 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................52 3.1.2. Một số kết quả hoạt động ................................................................................54 3.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank . ...................................................................................................61 3.2.1. Thực trạng xác định mục tiêu và xây dựng chiến lược quản lý rủi ro. ...........61 3.2.2. Thực trạng cấu trúc và công cụ quản lý rủi ro ................................................65 3.2.3. Thực trạng thực hiện quy trình quản lý rủi ro. ................................................72 3.2.4. Kết qủa điều tra khảo sát và đánh giá .............................................................82 3.3. Đánh giá chung về quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của LienVietPostBank ...................................................................................88 3.3.1.Thành tựu đạt được. .........................................................................................88 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................90 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................99 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT ...........................................................................100 4.1 Mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank .............................................100
- 4.1.1 Mục tiêu .........................................................................................................100 4.1.2 Định hướng.....................................................................................................100 4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank .......................................................................101 4.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng của LienVietPostBank ................................101 4.2.2. Cơ cấu lại bộ máy tín dụng ở các chi nhánh .................................................102 4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định ......................................................102 4.2.4. Xây dựng hệ thống xếp hạng TSĐB .............................................................104 KẾT LUẬN ............................................................................................................106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................107 PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BGĐ Ban giám đốc BKS Ban kiểm soát CBQHKH Cán bộ quan hệ khách hàng CBTD Cán bộ tín dụng CVKH Chuyên viên khách hàng DPRR Dự phòng rủi ro GĐ Giám đốc HTKD Hỗ trợ kinh doanh KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp KTGD Kế toán giao dịch KU Khế ước NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà Nước NQH Nợ quá hạn QLRR Quản lý rủi ro RRTD Rủi ro tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh TBTD Thông báo tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TĐ Thẩm định TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo TTĐ Tái thẩm định TTGN Tờ trình giải ngân XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ i
- DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng, thời gian 2016- 1 Bảng 3.1 55 2018 Cơ cấu dư nợ cho vay của LienVietPostBank trong 2 Bảng 3.2 56 2016-2018 Một số chỉ tiêu tài chính của LienVietPostBank trong 3 Bảng 3.3 58 giai đoạn 2016 – 2018 Cơ cấu dư nợ cho vay của LienVietPostBank theo 4 Bảng 3.4 59 ngành kinh tế 2016-2018 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng tại 5 Bảng 3.5 72 LienVietPostBank Hệ thống ký hiệu XHTD cá nhân, doanh nghiệp 6 Bảng 3.6 74 LienVietPostBank Quy trình kiểm soát nghiệp vụ cho vay của 7 Bảng 3.7 77 LienVietPostBank Cơ cấu dư nợ vay khách hàng doanh nghiệp của 8 Bảng 3.8 80 LienVietPostBank trong giai đoạn 2016-2018 Trích lập dự phòng rủi ro 2016-2018 của 9 Bảng 3.9 80 LienVietPostBank Bảng 4.1 Đề xuất chỉ tiêu chấm điểm tài sản đảm bảo 105 Bảng 4.2 Thang xếp loại TSĐB 105 Bảng 4.3 Đề xuất chỉ tiêu chấm điểm tài sản đảm bảo 105 ii
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung Trang Cơ cấu tín dụng của LienVietPostBank theo quy mô 1 Biểu đồ 3.1 59 khoản vay Cơ cấu tín dụng khách hàng doanh nghiệp của 2 Biểu đồ 3.2 61 LienVietPostBank theo TSĐB năm 2018 iii
- DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1 Cấu trúc quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại 20 2 Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu 50 3 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của LienVietPostBank 59 Mô hình cấu trúc quản lý rủi ro tín dụng 4 Sơ đồ 3.2 61 LienVietPostBank 5 Sơ đồ 3.3 Quy trình cho vay khách hàng và thẩm định tín dụng 68 6 Sơ đồ 3.4 Sơ đồ quản lý nợ có vấn đề 81 iv
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong vòng quay của nền kinh tế, ngành ngân hàng luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dẫn vốn cho toàn bộ nền kinh tế. Các ngân hàng đang không ngừng đổi mới hoàn thiện để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội qua từng thời kỳ. Trong đó, việc xây dựng nên một chính sách tín dụng phù hợp hiệu quả cao với rủi ro thấp nhất có thể là một trong số những ưu tiên hàng đầu. Hoạt động tín dụng, mà chủ yếu là tín dụng doanh nghiệp, là hoạt động chính đem lại doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng, song cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và khó để phòng ngừa. Những rủi ro này có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng và có thể dẫn tới nguy cơ phá sản, gây ảnh hưởng to lớn tới cả nền kinh tế. Vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng lâu dài tới hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã tích cực triển khai chiến lược phát triển tín dụng doanh nghiệp và đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong bối cảnh số lượng các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thành lập mới ngày một tăng cao thì hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp càng có nhiều điều kiện để phát triển. Song so với yêu cầu và mục tiêu của ngân hàng thì những kết quả đạt được từ hoạt động cho vay doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa thực sự tương xứng. Hoạt động này còn tồn tại nhiều điểm bất cập do các rủi ro liên quan tới tín dụng doanh nghiệp ngày càng trở nên đa dạng hơn. Hơn thế nữa, tỷ lệ nợ xấu của LienVietPostBank đang có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2016-2018 với tỷ trọng lớn các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 là các khoản cho vay doanh nghiệp. Bởi vậy, điều thiết yếu là cần phải tìm kiếm thêm các giải pháp khắc phục nhằm đạt được các mục tiêu phát triển mà ngân hàng kỳ vọng. Mặt khách, cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu về vấn đề này tại LienVietPostBank. Do đó, học viên đã lựa chọn đề tài: “QUẢN LÝ RỦI RO 1
- TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Câu hỏi nghiên cứu 1. Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp là gì? Vai trò của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thế nào? 2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại LienVietPostBank hiện nay ra sao? 3. Làm thế nào để phát triển quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại LienVietPostBank trong thời gian tới? 3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu, xác định các tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại LienVietPostBank trong thời gian qua, kết hợp với phân tích các sản phẩm cho vay KHDN theo các tiêu chí đã đề ra, từ đó rút ra những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại LienVietPostBank. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tế, kết hợp với phân tích những định hướng của LienVietPostBank đối với hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN trong thời gian tới đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại LienVietPostBank. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những lý luận chung về hoạt động cho vay và việc phát trỉển hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN của một Ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại LienVietPostBank trong thời gian qua. Từ đó, đánh giá hoạt động quản lý rủi ro 2
- tín dụng trong cho vay KHDN tại LienVietPostBank nhằm phát hiện những hạn chế và nguyên nhân khắc phục Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cho vay KHDN của LienVietPostBank trong thời gian 2019 – 2021. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại LienVietPostBank 4.2 Phạm vi nghiên cứu Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN của LienVietPostBank trong 3 năm gần đây (từ năm 2016 đến 2018), các định hướng và một số đề xuất giải pháp cho 03 năm tới (2019 – 2021). Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay của Ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi nội dung luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại LienVietPostBank Luận văn sẽ đi vào phân tích và nghiên cứu hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN trong phạm vi toàn hệ thống LienVietPostBank thời gian từ năm 2016 và phương hướng tới năm 2021. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục bảng biểu và đồ thị, dự kiến kết cấu của luận văn gồm 4 chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 3
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Tổng quan nghiên cứu đề tài Tầm quan trọng của quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp với NHTM luôn luôn được đặt lên hàng đầu trong quản lý rủi ro các hoạt động kinh doanh của NHTM, cho nên có rất nhiều luận văn, luận án, bài báo công trình nghiên cứu khoa học về đề tài này. Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước sau đây đều nói về sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong những năm gần đây. Các đề tài nói chung đề cập tới rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng cũng như các giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, ở mỗi công trình đều có những điểm riêng do mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu là khác nhau nhưng ta có thể đánh giá chung những mặt tích cực và hạn chế như sau: Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế “Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” của tác giả Nguyến Quốc Toàn bảo vệ năm 2018. Đề tài đã nêu được nhưng lý luận cơ bản về về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại nhưng trong đó tác giả còn quá chú trọng nhiều tới lý thuyết mà không đưa ra được hết thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thông qua mô hình phân tích định tính và định lượng nên những giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp trong đề tài còn chung chung, nghiêng nhiều về lý thuyết chưa áp dụng được vào nhiều thực tế. Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế “ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Quảng Trị” của tác giả Ngô Thị Thùy Giang bảo vệ năm 2018. Tác giả đã 4
- đưa ra được các chỉ tiêu đánh giá về rủi ro tín dụng để đưa ra các giải pháp, tuy nhiên các giải pháp còn ít và chưa có mức độ áp dụng cao. Công trình nghiên cứu “The impact of credit risk managing on bank profitability an empirical study during the pre-and post-subprime mortgage crisis: The case of Swedish commercial banks” của tác giả Eatessam J. Al-shakrchy đăng trên Journal of Business and Finance năm 2017 đã đưa ra và phân tích các nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 với liên hệ thực tế tới các ngân hàng thương mại của Thụy Điển. Một trong các nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng là sự đánh đổi giữa khả năng đem về lợi nhuận lới và quản lý rủi ro đối với các khoản vay dưới chuẩn đã dẫn tới tình trạng nợ xấu leo cao ở các ngân hàng Thụy Điển. Tuy nhiên công trình nghiên cứu lại thiếu đi thực trạng quản lý rủi ro tín dụng qua đó ảnh hưởng tới chất lượng của giải pháp khi chủ yếu chỉ mang tính định lượng. Luận án Tiến sĩ “Credit risk management of Commercial Banks” của Tác giả Ping Han tại Đại học Shandong Jiaotong của Trung Quốc năm 2018 nghiên cứu về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Trung Quốc song nặng về tính lý thuyết và thiếu dữ liệu để chứng minh cho các luận cứ. Luận án Tiến sĩ “Lending structure, risk management and performance of joint stock commercial banks and City commercial banks in China: A corporate governance perspective” của Tác giả Ming Song, Victoria University tại Melbourne, Australia đã phân tích rất đầy đủ về quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Trung Quốc và mối quan hệ cũng như sự tác động qua lại giữa 3 vấn đề: cấu trúc nợ, quản lý doanh nghiệp, quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên ở phần khuyến nghị, tác giả không đưa ra được những giải pháp thuyết phục do nặng tính lý thuyết. Bài báo “The impact of credit risk management on financial performance of commercial banks in Nepal” của Tiến sĩ Ravi Prakash Sharma Poudel, University of New England đăng trên International Journal of Arts and Commerce năm 2012 đã nghiên cứu về tác động của 3 tham số liên quan tới quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: tỷ lệ nợ xấu, chi phí cho mỗi tài sản cho vay, và tỷ lệ an toàn vốn. Tuy nhiên ở 5
- phần kết luận và giải pháp, tác giả lại không chỉ ra việc quản lý yếu tố nào là quan trọng nhất tới hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu “An integrated credit rating and loan quality model: application to bank shipping finance” của 2 tác giả Dimitris Gavalas và Theodore Syriopoulos năm 2017 đã đưa ra một mô hình hoàn chỉnh đo lường rủi ro tín dụng đối với từng khoản vay nhằm hỗ trợ ngân hàng ra quyết định trong đó bao gồm cả việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cũng như xét tới các yếu tố phi tài chính khác của đối tượng vay. Bài nghiên cứu khoa học “Xây dựng hệ thồng quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Th.s Đào Thị Thanh Tú trường Học Viện Ngân Hàng đăng trên báo Tạp chí Tài Chính số 6/2017. Bài nghiên cứu đã chỉ ra được xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản lý nói chung và quản lý rủi ro nói riêng theo chuẩn mực quốc tế song chưa đưa ra được số liệu minh hoạ và đánh giá được khả năng áp dụng hệ thống quản lý rủi ro tại các NHTM ở Việt Nam. Nhìn chung những đề tài đã được công bố là các nghiên cứu mang tính lý thuyết đơn thuần, hoặc là các nghiên cứu dựa trên những đặc điểm kinh tế xã hội riêng biệt của từng địa phương, hay đặc thù kinh doanh tại từng chi nhánh của các NHTM. Hiện vẫn chưa có các công trình nghiên cứu cụ thể về quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, hoặc mới chỉ đề cập tới một vài khía cạnh trong quá trình quản lý rủi ro đối với hoạt động cho vay nói chung (bao gồm cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân) nên cũng chưa đưa ra được những giải pháp đặc thù để giải quyết những vướng mắc, khó khăn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Sau khi tham khảo các công trình nghiên cứu trên, luận văn đã kế thừa được những nội dung quan trọng sau: - Về mặt lý luận, tổng hợp, hệ thống hóa về mặt lý thuyết các rủi ro tín dụng, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của NHTM trong cho vay khách hàng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đển rủi ro tín dụng và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của NHTM. 6
- - Về mặt thực tiễn, đánh giá thực trạng và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới RRTD, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại. Bên cạnh những vấn đề được kế thừa, Luận văn “Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt” thực hiện với những số liệu mới được thu thập về quản lý rủi ro tín dụng và thực trạng ứng dụng các mô hình quản lý rủi ro tại ngân hàng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, để đưa ra đề xuất những giải pháp mới để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro đối với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank. 1.2. Rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại Rủi ro là khả năng xảy ra những tổn thất, thiệt hại về kinh tế mà NHTM phải gánh chịu như việc sụt giảm lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành một nghiệp vụ tài chính nhất định. Về rủi ro tín dụng (RRTD), các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra các định nghĩa khác nhau: Theo uỷ ban Basel “RRTD là khả năng mà khách hàng hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã cam kết”. Theo “Financial Institution Management – A Modern Perpective”, Anthony Saunders và Helen Lange thì “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về số lượng và thời hạn”. Tại Việt Nam, theo theo Khoản 01, Điều 03, Thông tư 02/2016/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng” là tổn 7
- thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Như vậy có thể thấy, RRTD không chỉ tiềm ẩn trong hoạt động cho vay mà còn ở nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn, người viết xin đưa ra cách hiểu RRTD trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại như sau: “RRTD trong hoạt động cho vay của NHTM là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động cho vay của NH do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình (về gốc, lãi và các chi phí khác) theo cam kết”. 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau: - Rủi ro giao dịch là RRTD bắt nguồn từ quá trình giao dịch, xét duyệt, đánh giá và thẩm định khách hàng. Từ đó, có thể thấy rủi ro giao dịch mang nặng tính chủ quan của bên cho vay trong quá trình tác nghiệp. Rủi ro giao dịch gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo, và rủi ro nghiệp vụ: Rủi ro lựa chọn là RRTD phát sinh do quá trình đánh giá, phân tích, lựa chọn khách hàng, phương án cho vay lỏng lẻo, thiếu bao quát, phương án thu nợ thiếu cân nhắc. Rủi ro đảm bảo: Phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của TSĐB. Rủi ro nghiệp vụ là RRTD liên quan đến quản lý khoản vay bao gồm việc sử dụng hệ thống xếp hạng, kỹ thuật phòng ngừa, kiểm soát, xử lý các khoản vay có vấn đề. - Rủi ro danh mục là loại RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của NH. Rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. 8
- Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm mang tính riêng biệt bên trong quá trình hoạt động hoặc sử dụng vốn của các chủ thể đi vay tùy theo ngành hoặc lĩnh vực kinh tế. Rủi ro tập trung: xuất phát từ việc ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng a) Nguyên nhân từ phía ngân hàng - Chính sách, các quy định cho vay không còn phù hợp với thực tế Rủi ro tín dụng của ngân hàng trước tiên phát sinh từ nội tại của ngân hàng mà cụ thể tới từ các chính sách, quy định cho vay không phù hợp với thực tế do còn thiếu chặt chẽ cũng như sự nhất quán. Điều này đã tạo khe hở trong hoạt động của ngân hàng để các đối tượng khai thác và chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Thực tế, có nhiều đối tượng sử dụng các giấy tờ giả như sổ đỏ, giấy đăng ký ô tô, hay chứng từ, hợp đồng mua bán của các giao dịch kinh tế để vay ngân hàng và trót lọt. Có thể kể đến trường hợp của Công ty TNHH Thịnh Phát trong giai đoạn từ 2011 – 2017, công ty đã lập khống các chứng từ chứng minh việc mua bán bánh gạo của các khách hàng; sử dụng hợp đồng xuất khẩu có chứng nhận của Hiệp hội lương thực Việt Nam để hoàn thiện hồ sơ vay vốn tại 9 ngân hàng để vay gần 130 tỉ đồng cùng hơn 10 triệu USD, tương đương với số tiền trên 350 ti đồng. - Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đêù có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. - Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: Thông thường, các ngân hàng sẽ tập trung thực hiện thẩm định trước khi cho vay và thiếu sự kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Do đó, 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 423 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
97 p | 49 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 28 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 30 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 147 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
100 p | 24 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p | 27 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt
96 p | 22 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 12 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn