intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

20
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm Học viện, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm Học viện. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ QUỐC TÙNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ QUỐC TÙNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hƣơng Liên XÁC NHẬN CÁN BỘ XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Giảng viên hƣớng dẫn Tác giả luận văn TS. Nguyễn Thị Hƣơng Liên Lê Quốc Tùng
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Thị Hương Liên đã tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Tôi xin cảm ơn tới tập thể các thầy các cô của Khoa Tài chính ngân hàng - Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi tham gia học tập tại trường. Xin cảm ơn đến Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – nơi hiện tại tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ và động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này.
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ..................................................5 1.1. Tổng quan nghiên cứu ..........................................................................................5 1.1.1. Nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính của trường đại học công lập ................5 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp.......................................5 1.1.3. Nghiên cứu về phân bổ NSNN tại đơn vị sự nghiệp .........................................6 1.1.4. Nghiên cứu về công tác tài chính tại đơn vị sự nghiệp .....................................7 1.1.5. Nghiên cứu về chính sách phí, học phí tại đơn vị sự nghiệp ............................7 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp .......................................7 1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính ..............................................................................7 1.2.2. Vai trò của quản lý tài chính .............................................................................8 1.3. Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp .............................................................9 1.3.1. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp ...............................................................................9 1.3.2. Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp ........................................................12 1.3.3. Những yêu cầu cơ bản đối với quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp .20 1.3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp ........24 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................38 2.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................38 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................40 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................................40 2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................40 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ................................................42 3.1. Khát quát về tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ..........................................................................................................................42
  6. 3.1.1. Khái quát về chức năng, nhiệm vụ ..................................................................42 3.1.2. Khái quát về cơ cấu tổ chức bộ máy ...............................................................44 3.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện Trung tâm) .........................................................................................................46 3.2.1 Mô hình quản lý tài chính ................................................................................46 3.3. Đánh giá về công tác quản lý tài chính tại Học viện..........................................64 3.3.1. Ưu điểm ...........................................................................................................64 3.3.2. Hạn chế - nguyên nhân ....................................................................................69 CHƢƠNG 4 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ...........73 4.1. Định hướng phát triển Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 2015-2020 và tầm nhìn 2030 ............................................................................................................73 4.1.1. Phân tích điểm mạnh , hạn chế, cơ hội và thách thức của Học viện ...............73 4.1.2. Định hướng chiến lược phát triển của Học viện .............................................75 4.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả ......................................................................76 4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Học viện ..........................................78 4.3.1. Đổi mới quy trình và thực hiện quản lý tài chính theo quy đinh của Luật ngân sách nhà nước ...........................................................................................................78 4.3.2. Tăng cường tự chủ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại Học viện ...............83 4.3.3. Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ tài chính – kế toán ..........................89 4.3.4. Quản lý chặt chẽ các nguồn thu ......................................................................90 4.3.5. Tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát tài chính ......................................92 4.3.6. Đầu tư đổi mới trang thiết bị và phương tiện làm việc ...................................95 4.3.7. Quản lý chi tiêu hiệu quả và hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn định mức chi tiêu ......................................................................................................................96 KẾT LUẬN ..............................................................................................................99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................101
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 4 CCTC Cơ chế tài chính 5 CĐP Công đoàn phí 6 CTNB Chi tiêu nội bộ 7 DVSN Đơn vị sự nghiệp 8 DTNS Dự toán Ngân sách 9 DHCL Đại học công lập 10 HVCTQGHCM Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 11 KBNN Kho bạc Nhà nước 12 NS Ngân sách 13 NSNN Ngân sách Nhà nước 14 NCKH Nghiên cứu khoa học 15 QLTC Quản lý tài chính 16 QĐ Quyết định 17 SNKT Sự nghiệp kinh tế 18 TCTC Tự chủ tài chính 19 TTĐV Thủ trưởng đơn vị 20 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật i
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang Tổng hợp nguồn NSNN cấp cho các đơn vị dự 1 Bảng 3.1 53 toán trực thuộc từ năm 2016 đến năm 2019 Tổng hợp nguồn thu tại Học viện Chính trị quốc 2 Bảng 3.2 55 gia Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm 2019 Tổng hợp số quyết toán nguồn NSNN tại các đơn 3 Bảng 3.3 56 vị dự toán trực thuộc từ năm 2016 đến năm 2019 Tổng hợp chi từ nguồn thu tại các đơn vị dự 4 Bảng 3.4 60 toán trực thuộc từ năm 2016 đến năm 2019 Tổng hợp nhân sự làm công tác quản lý tài chính 5 Bảng 3.5 65 tại Học viện theo trình độ đào tạo Bảng tổng hợp nhân sự làm công tác quản lý tài 6 Bảng 1.6 chính tại Học viện theo độ tuổi và thâm niên 67 công tác ii
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy 45 2 Hình 3.2 Mô hình quản lý tài chính 48 iii
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện CTQG) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; là đơn vị tài chính cấp I; là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, trung, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước, cán bộ khoa học chính trị và hành chính của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghiên cứu về các khoa học chính trị. Trong đó, Học viện CTQG Hồ Chí Minh (Trung tâm Học viện – trụ sở tại 135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội) là cơ quan hàng đầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý. Là một cơ quan sự nghiệp công lập thì trong đó công tác quản lý tài chính (QLTC) cực kỳ quan trọng để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Học viện. Quản lý tài chính là một hoạt động quản lý tổng hợp. Việc sử dụng quản lý nguồn tài chính có hiệu quả tạo ra cơ chế giám sát, kiểm tra ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực tài chính của Học viện, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính. Nguồn tài chính cơ bản của Học viện CTQG Hồ Chí Minh (Trung tâm Học viện) hiện nay sử dụng chủ yếu từ Ngân sách nhà nước, phần còn lại từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị. Chính vì vậy, quản lý tài chính tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh (Trung tâm Học viện) phải đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản 1
  11. chi đúng theo quy định do ngân sách nhà nước cấp, mặt khác quản lý tốt các nguồn thu trong đơn vị. Nội dung các công trình nghiên cứu này mang tính định hướng, đề cập từ những quan điểm về cơ chế, chính sách đến các giải pháp về đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính để phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội nói chung. Về công tác quản lý tài chính, thời gian qua Học viện CTQG Hồ Chí Minh (Trung tâm Học viện) đã không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý, từ công tác lập kế hoạch đến phân bổ chi tiêu cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, phân cấp quản lý, huy động nguồn lực tài chính, kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu tại Trung tâm Học viện và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: phân bổ chi tiêu hợp lý hơn, xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phù hợp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, công tác này còn bộc lộ một số hạn chế như nguồn thu còn hạn chế, phân bổ kinh phí chưa khuyến khích nâng cao chất lượng đào tạo, cơ cầu chi chưa thật hợp lý, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính chưa đáp ứng yêu cầu mới... Xuất phát từ các nội dung trên cho thấy đề tài nghiên cứu “Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” là cấp thiết, đặc biệt trong xu thế cải cách quản lý tài chính nhằm thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí thực sự có hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính ở Học viện CTQG Hồ Chí Minh (Trung tâm Học viện) đặt ra là cần thiết. 2. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn xét về tổng thể, các công trình nghiên cứu đã làm rõ những nội dung cơ bản lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Trung tâm Học viện), nguồn kinh phí ở đơn vị sự nghiệp gắn với đặc thù của mỗi đơn vị. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công 2
  12. trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý tài chính Trung tâm Học viện. Luận văn sẽ làm sáng tỏ một số câu hỏi như sau: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Trung tâm Học viện) có những đặc thù nào khác các trường Đại học công lập khác? Thực trạng Quản lý tài chính tại Trung tâm Học viện đã đạt được kết quả nào, còn hạn chế gì và nguyên nhân hạn chế? Trong quản lý tài chính tại Trung tâm Học viện cần có giải pháp như thế nào để đảm bảo nguồn tài chính cho Học viện thực hiện mục tiêu hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm Học viện? 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm Học viện, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm Học viện. 3.2. Nhiệm vụ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiên cứu quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng Quản lý tài chính hiện nay tại Trung tâm Học viện đánh giá kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân hạn chế. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý tài chính tại Trung tâm Học viện. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các vấn đề của đơn vị sự nghiệp và các trường đại học công lập qua đó làm rõ Quản lý tài chính Tại Trung tâm Học viện, các yếu tố quyết định năng lực quản lý tài chính tại Trung tâm Học viện bao gồm các yếu tố con người, quy chế quản lý và trang thiết bị. 3
  13. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Trung tâm Học viện dưới góc độ tiếp cận qua các quy trình thực hiện quản lý tài chính. 4.2.2. Phạm vi thời gian: Đề tài luận văn nghiên cứu quản lý tài chính tại Trung tâm Học viện trọng tâm là quy trình thực hiện quản lý tài chính bao gồm các qui định, hướng dẫn, các định mức thực hiện ở đơn vị sự nghiệp có thu. Số liệu sử dụng để phân tích được thu thập trong khoảng thời gian 2015 - 2019. Các giải pháp đề xuất đến năm 2025. 5. Kết cấu của luận văn Nội dung của luận văn gồm: Phần mở đầu Danh mục bảng, biểu, hình, sơ đồ Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý tài chính tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 4
  14. Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 1.1. Tổng quan nghiên cứu Thời gian những năm gần đây, những công trình nghiên cứu về chủ đề, đề tài liên quan đến quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp nói chung và các trường đại học công lập nói riêng; một số chủ đề, đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm như: 1.1.1. Nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính của trường đại học công lập Các nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính đã đánh giá được thực trạng cơ chế tự chủ, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đưa ra những khuyến nghị về đổi mới cơ chế tự chủ của Đỗ Thanh Nam (2018) “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam”. Nguyễn Hoàng Ngọc (2016) “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”. Đỗ Thị Thùy Dung (2015) Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam: Trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Hương Giang (2015) đề tài: “Quản lý tài chính tại cách trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo”. Qua đó được các bước đột phá trên lộ trình đổi mới toàn diện, tổ chức lại bộ máy, tăng cường quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của đơn vị qua đó giảm áp lực tài chính cho ngân sách nhà nước. 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp Các nghiên cứu đã nêu và làm rõ được một số nội dung cơ bản trong quản trị tài chính. Hà Thị Hồng Hạnh (2018) “Cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập”. Nguyễn Thị Thanh Giang (2016) đề tài “Quản lý 5
  15. tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Lê Đức Đạt (2016) đề tài “Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Hồng Đức”. Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (2016) “Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính”. Chu Thị Ngọc Trâm (2016), đề tài “Quản lý tài chính tại Học viện Chính sách và phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư”. Nguyễn Thị Thanh Giang (2016) “Quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội”. Trần Trung Sơn (2016) “Quản lý tài chính tại Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà nội”. Nguyễn Minh Tuấn (2015) “Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương”, Nguyễn Thị Hương (2015) “Quản lý tài chính tại Đại học quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học”; Phan Công Nghĩa (2015) “Xây dựng mô hình quản trị tài chính đối với các trường đại học công lập”. Qua cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên nhiệm vụ cấp thiết đối với các đơn vị sự nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.3. Nghiên cứu về phân bổ NSNN tại đơn vị sự nghiệp Các nghiên cứu đã phân tích rõ về thực trạng cơ chế cấp NSNN hiện nay là chưa phù hợp, mang tính bình quân, chưa khuyến khích được các đơn vị phát triển nguồn thu và đề xuất giải pháp phân bổ NSNN, chủ yếu là theo hướng phân bổ NSNN gắn với đầu ra: Hà Thị Hồng Hạnh (2018) “Cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập”. Nguyễn Thị Lan Hương (2015) “Chính sách chia sẻ chi phí đào tạo Giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030”. Phan Công Nghĩa (2015) “Xây dựng mô hình quản trị tài chính đối với các trường đại học công lập”. Qua đó, phản ảnh quá trình đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước và cơ chế hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian qua và chỉ ra các vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới. 6
  16. 1.1.4. Nghiên cứu về công tác tài chính tại đơn vị sự nghiệp Các công trình nghiên cứu về chế độ kế toán HCSN các trường đại học, học viện chỉ đề cập đến trong ĐVSN, chưa có nghiên cứu nào làm rõ sự cần thiết của công tác kế toán tại ĐVSN: Hà Thị Hồng Hạnh (năm 2018) “Cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập”. Lê Văn Dụng (2017) “Quản trị tài chính tại các trường đại học công lập nghành y ở Việt Nam”; Hoàng Đình Hương (2015) “Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các trường đại học ngoài công lập tại Việt Nam”. Công tác quản lý tài chính hiện nay đã có một số đổi mới nhất định và hiệu quả ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác quản lý tài chính cũng đang phải giải quyết nhiều vấn đề tồn tại và những hạn chế, bất cập làm giảm hiệu quả đơn vị sự nghiệp. 1.1.5. Nghiên cứu về chính sách phí, học phí tại đơn vị sự nghiệp Các nghiên cứu nêu trên đã phân tích và làm rõ những hạn chế của chính sách học phí là mức học phí thấp, chưa dựa trên cơ sở chi phí và chất lượng đào tạo, chưa đảm bảo cơ chế cạnh tranh giữa các trường. Qua đó các nghiên cứu khuyến nghị giải pháp tăng học phí theo hướng chia sẻ chi phí giữa Nhà nước và người học, tiêu biểu như: Trần Quang Hùng (2016) “ Chính sách học phí đại học của Việt Nam”. Phan Công Nghĩa (2015) “Xây dựng mô hình quản trị tài chính đối với các trường đại học công lập”. Nguyễn Thị Lan Hương (2015) “Chính sách chia sẻ chi phí đào tạo Giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030”. Hiện nay, cơ chế thu quản lý của đơn vị của đơn vị sự nghiệp vẫn theo quy định của Nghị định của nhà nước, chưa có tính mới, để đưa ra định mức, khung chuẩn cho từng đối tượng học viện tại đơn vị sự nghiệp. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp 1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính Quản lý là việc thực hiên các hoạt động đảm bảo diễn ra bình thường trong công tác điều hành thường nhật bao gồm: hệ thống tài chính, kinh tế, 7
  17. văn hóa, xã hội, thông tin, chính trị có liên quan đến quản trị. Thực chất của quản lý là việc thu thập, phân tích, hệ thống các số liệu thống kê trong quản lý nhằm đạt tới kết quả như mong muốn. Ví dụ như các hoạt động quản lý điều hành chiến lược, xây dựng mô hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, nhân sự, trong các hoạt động tài chính, kế toán, marketing, thương hiệu, bán hàng, cung ứng, quản lý chất lượng nguồn nhân lực,…) QLTC là việc sử dụng các quy trình quản lý các nguồn lực tài chính, quản lý thu chi mang tính tổng hợp trong đơn vị bao gồm quy trình báo cáo tài chính và kế toán, quy trình dự thảo ngân sách, thu hồi các khoản phải thu, quản lý rủi ro, và bảo hiểm tại các cơ quan, công ty. QLTC yêu cầu cơ quan, công ty đưa ra các kế hoạch, quyết định tài chính và đảm bảo được mục tiêu khi được đưa ra theo định hướng đã định sẵn. QLTC được thực hiện dựa theo các nguyên tắc, quy định, chế độ của Nhà nước ban hành dựa trên các Văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước như: Nghị quyết, nghị định, quyết định, pháp lệnh, hay các văn bản được quy định của đơn vị nhằm thực hiện các hoạt động tài chính trên cơ sở tuân thủ theo quy định của Nhà nước. 1.2.2. Vai trò của quản lý tài chính Để duy trì hoạt động của một bộ máy, thì quản lý tài chính là một khâu rất qua trọng trong bất kỳ một đơn vị nào. Tài chính biểu hiện tổng thể quy mô tổ chức, bao quát được hoạt động của đơn vị. Dựa vào QLTC mà đơn vị quản lý có thể soát được mọi hoạt động, đánh giá mức độ hiệu quả của đơn vị, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực của đơn vị một cách tối đa, hữu hiệu nhất. Tại các ĐVSN thì QLTC cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động của đơn vị. Hiện nay, hoạt đồng tại các ĐVSN rất đa dạng, đa dạng hóa mọi nguồn lực có của đơn vị. Ngoài các khoản chi từ NSNN, các đơn vị cũng sử dụng các nguồn lực hiện có để có thể tăng nguồn 8
  18. thu, làm giảm gánh nặng của NSNN, tránh gây lãnh phí nguồn tài nguyên của đơn vị, ngoài ra còn cung cấp dịch vụ cho xã hội với chi phí thấp hơn thị trường. Việc QLTC trong các ĐVSN liên quan đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn, các chỉ tiêu phát triển quy mô, lực lượng của đơn vị. Do đó, nếu sử dụng tài chính của các ĐVSN được quản lý, giám sát, kiểm tra, đánh giá nhằm đưa ra những nhằm nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài chính của đơn vị một cách tốt đa nhất. Việc đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động của ĐVSN. Trong quá trình hoạt động của ĐVSN thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động thường xuyên của đơn vị cũng như cho hoạt động đầu tư phát triển. Vai trò của quản lý tài chính trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động trong từng thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức sử dụng nguồn vốn hợp lý cho các hoạt động của ĐVSN. Nhà nước có thể giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động của ĐVSN. Quản lý tài chính là một trong những hoạt động quản lý quan trọng của bất kỳ một tổ chức nào trong điều kiện kinh tế thị trường. Bởi vì, tài chính biểu hiện tổng hợp và bao quát hoạt động của đơn vị. Ngăn ngừa tham nhũng trong xã hội. Sử dụng nguồn tài chính ở các ĐVSN liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế - xã hội và chi tiêu đóng góp của nhân dân. Ngoài ra, việc quản lý sử dụng nguồn tài chính một cách hợp lý giúp đơn vị định hướng đơn vị phát triển, nâng cao tính hệ thống để tái cấu trúc hoạt động của đơn vị đi lên trong mọi lĩnh vực của đời sống, văn hóa, kinh tế xã hội,.. trong sự phát triển chung của xã hội hiện nay. 1.3. Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp 1.3.1. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp 9
  19. Đơn vị hành chính sự nghiệp là hệ thống các cơ quan quyền lực của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập để thực hiện chức năng riêng của từng ban, ngành, lĩnh vực. Ví dụ: trường học, ủy ban nhân dân... Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật. Cơ chế tài chính của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công là cơ bản giống nhau, về kinh phí hành chính trong quá trình thực thi nhiệm vụ, về biên chế và tổ chức hoạt động, trong khi các đơn vị sự nghiệp công lập lại có những đặc điểm khác biệt với các cơ quan hành chính –> vấn đề cải cách tách chức năng quản lý nhà nước của cơ quan hành chính với cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp. ĐVSN được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, ngoài ra ĐVSN là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu, có tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán. Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính sự nghiệp phải có trách nhiệm chấp hành quy định của Luật NSNN, các tiêu chuẩn dịnh mức, quy định về chế độ kế toán HCSN do Nhà nước ban hành. Cụ thể là đáp ứng yêu cầu về quản lý kinh tế, tài chính, tăng cường quản lý kiểm soát chi quỹ NSNN, quản lý tài sản công, nâng cao chất lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Do vậy, công tác kế toán hành chính sự nghiệp phải đảm bảo được tính thống nhất giữa kế toán và yêu cầu quản lý của nhà nước và đơn vị, đảm bảo sự thống nhất về nội dung, phương pháp của kế toán với các chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước, đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của đơn vị. 10
  20. Đặc điểm của ĐVSN bắt nguồn từ nhu cầu thực tế phát triển kinh tế xã hội và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Có những điểm chung và riêng với quản lý hành chính nhà nước như sau: Chung: + Là 1 tập hợp những cá nhân (cán bộ, công chức viên chức và người lao động). + Có cơ cấu tổ chức độc lập tương đối (độc lập: cơ quan này khác và tách rời cơ quan kia). + Có thẩm quyền được pháp luật quy định (thẩm quyền: là tổng thể những nhiệm vụ, quyền hạn pháp luật quy định cho 1 cá nhân hoặc tổ chức, dùng để tác động đến đối tượng bên ngòai, mang tính chất quyền lực pháp lý, có giá trị bắt buộc thi hành đối với các đối tượng chịu sự tác động. Quyền được ban hành các VBQPPL là quyền có hiệu quả nhất). – Riêng: + Là cơ quan chuyên thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước (chấp hành – điều hành) -> sẽ sinh ra một đặc điểm: đây là họat động mang tính dưới luật (họat động lập quy). + Là lọai cơ quan có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc (các đơn vị kinh tế, đơn vị sự nghiệp…) + Là lọai cơ quan đông đảo về nhân lực, dồi dào về cơ sở vật chất. * Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, các ĐVSN được phân loại như sau: - Nguồn thu sự nghiệp tại đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bù đắp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị, Nhà nước không phải cấp kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên cho đơn vị; - Nguồn thu sự nghiệp tại đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên là đơn vị có nguồn thu chưa tự trang trải toàn bộ chi phí 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2