Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
lượt xem 3
download
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nhằm góp phần quản lý tài chính hiệu quả tại trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ TRÀ HƯƠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ TRÀ HƯƠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. THÁI THANH HÀ THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Thái Thanh Hà. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2019 Học viên Hoàng Thị Trà Hương
- LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành chương trình học tập và đề tài luận văn Thạc sĩ “Quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế”, nhân dịp này: Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Thái Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn, góp ý cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo ở Học viện Hành chính quốc gia đã truyền đạt kiến thức trong quá trình học tập để cho tôi có đủ điều kiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo và cán bộ Phòng Kế hoạch tài chính – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thu thập số liệu để nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trân trọng cảm ơn! Học viên Hoàng Thị Trà Hương
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung BHXH Bảo hiểm xã hội CBVC Cán bộ viên chức ĐHCL Đại học công lập ĐHKT Đại học Kinh tế GD&ĐT Giáo dục và đào tạo KB Kho bạc KHCN& HTQT Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế KH-TC Kế hoạch - Tài chính NCKH Nghiên cứu khoa học NCS Nghiên cứu sinh NSNN Ngân sách Nhà nước NH Ngân hàng TTBQ Tăng trưởng bình quân
- MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các bảng biểu, biểu đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ..................................................... 6 1.1. Tổng quan về Trường Đại học công lập................................................... 6 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 6 1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn trường Đại học công lập ................................. 7 1.1.3. Phân loại Trường Đại học công lập....................................................... 8 1.2. Tổng quan về quản lý tài chính tại Trường Đại học công lập ................. 10 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc quản lý tài chính ............................. 10 1.2.2. Nội dung quản lý tài chính trong các Trường Đại học công lập .......... 13 1.2.3. Công cụ quản lý tài chính trong các trường Đại học công lập ............. 18 1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của Trường Đại học công lập .. 23 1.3.1. Nhóm các yếu tố khách quan ............................................................. 24 1.3.2. Nhóm các yếu tố chủ quan.................................................................. 25 1.4. Kinh nghiệm của các trường Đại học công lập trong nước về quản lý tài chính ....................................................................................................... 27 1.4.1. Kinh nghiệm của Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng .............. 27 1.4.2. Kinh nghiệm của Trường Đại học Đà Lạt ........................................... 28 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ............. 29 Tóm tắt chương 1 ......................................................................................... 31
- Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ .............................................................. 32 2.1. Tổng quan về trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế .............................. 32 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển....................................................... 32 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự .................................................................. 33 2.1.3. Ngành nghề và quy mô đào tạo........................................................... 37 2.1.4. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế............................................. 39 2.1.5. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học ......................... 41 2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế .. 42 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính ....................................................... 42 2.2.2. Công cụ quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế .......... 44 2.2.3. Quản lý nguồn thu tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ............. 53 2.2.4. Quản lý chi tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ........................ 64 2.2.5. Công tác quyết toán thu chi tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 74 2.2.6. Tình hình trích lập quỹ ....................................................................... 77 2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế .. 79 2.3.1. Những kết quả đạt được...................................................................... 79 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 82 Tóm tắt chương 2 ......................................................................................... 86 CHƯƠNG 2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ ................................................................................... 87 3.1. Định hướng chung về công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế................................................................................................... 87 3.1.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ............................................................................. 87 3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.. 89
- 3.1.4. Phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính ........................................ 91 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế .................................................................................... 92 3.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ................................................. 92 3.2.2. Hoàn thiện công cụ quản lý tài chính .................................................. 94 3.2.3. Hoàn thiện quản lý nguồn thu và mức thu .......................................... 97 3.2.4. Hoàn thiện quản lý chi và mức chi.................................................... 100 3.3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ và cơ quan chức năng .......... 103 3.3.1. Đối với Chính phủ ............................................................................ 103 3.3.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính................................. 104 3.3.3 Kiến nghị đối với Đại học Huế .......................................................... 105 3.3.4. Kiến nghị đối với Kho bạc nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế ............. 105 3.3.5. Kiến nghị đối với Cục thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế ............................ 105 3.3.6. Kiến nghị đối với Bảo hiểm xã hội Tỉnh Thừa Thiên Huế ................ 105 Tóm tắt chương 3 ....................................................................................... 107 KẾT LUẬN ............................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lượng Khoa và Bộ môn trực thuộc Khoa ................................. 34 Bảng 2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường giai đoạn 2015-2018 36 Bảng 2.3. Các ngành, chuyên ngành đào tạo đại học năm học 2018 – 2019 Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính ......................................................................... 43 Bảng 2.4 Nguồn thu của Trường Đại học Kinh tế giai đoạn 2015-2018 ....... 54 Bảng 2.5. Tổng hợp tình hình NSNN cấp giai đoạn 2015-2018 .................... 58 Bảng 2.6. Mức cấp NSNN trên 1 sinh viên hệ đại học chính quy giai đoạn 2015-2018 .................................................................................................... 59 Bảng 2.7. Mức thu học phí các hệ đào tạo (2015-2018) ................................ 62 Bảng 2.8 Tình hình chi thường xuyên của Trường Đại học Kinh tế giai đoạn 2015-2018 .................................................................................................... 66 Bảng 2.9 Tình hình chi học bổng sinh viên qua các năm 2015-2018 ............ 68 Bảng 2.10. Tổng hợp cân đối thu chi của Trường Đại học Kinh tế giai đoạn 2015-2018 .................................................................................................... 76 Bảng 3.1. Dự báo tình hình thu chi tài chính tại Trường Đại học Kinh tế giai đoạn 2019-2020............................................................................................ 90
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Kinh tế ................................ 33 Sơ đồ 2.2. Hệ thống các ngành, bậc đào tạo ................................................. 38 Sơ đồ 2.3. Bộ máy quản lý tài chính của Trường Đại học Kinh tế ................ 43 Sơ đồ 2.4. Quy trình lập dự toán thu, chi tài chính........................................ 45 Sơ đồ 2.5: Quy trình ghi sổ chứng từ kế toán ............................................... 51
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Nguồn kinh phí từ hoạt động sự nghiệp của nhà trường giai đoạn 2015-2018 ..................................................................................................... 60 Biểu đồ 2.2. Tình hình chi của trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế giai đoạn 2015 - 2018 ................................................................................................... 65 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu chi thường xuyên của Trường Đại học Kinh tế giai đoạn 2015-2018 .................................................................................................... 71 Biểu đồ 2.4. Tình hình chi không thường xuyên giai đoạn 2015-2018.......... 74 Biểu đồ 2.5 Tình hình trích lập các quỹ của giai đoạn 2015-2018 ............... 78
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy không chỉ ở Việt Nam mà chính phủ ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong bối cảnh chịu sự cạnh tranh với giáo dục đại học trên thế giới, bản thân các cơ sở giáo dục đại học trong nước muốn tìm chỗ đứng luôn phải nổ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo mà trường cung cấp. Mặt khác, Việt Nam đang thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục theo hướng trao quyền tự chủ cho trường công lập, từng bước giảm dần tỷ lệ chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học nhằm giảm gánh nặng ngân sách và nâng cao năng lực cạnh tranh của các trường công lập. Như vậy, về mặt tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam phải chủ động chuyển đổi nguồn thu theo hướng từ một cơ cấu nguồn thu chủ yếu dựa vào sự tài trợ của nhà nước sang một cơ chế nguồn thu đa dạng hơn từ học phí và những hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ khác của nhà trường. Trường Đại học Kinh tế là đơn vị dự toán cấp 3 của Đại học Huế. Nguồn thu chủ yếu của nhà trường là ngân sách nhà nước cấp và học phí. Thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 04 năm 2006 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm cụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trường đã tích cực cải cách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính, chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi nhằm hướng đến đảm bảo tự chủ về tài chính, phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, việc quản lý tài chính của nhà trường hiện nay gặp nhiều khó khăn do: (i) Công tác tuyển sinh 1
- ngày càng gặp khó khăn vì phải cạnh tranh với nhiều trường trong khu vực, nguồn đào tạo tại chức giảm đáng kể trong những năm qua khiến nguồn thu của trường bị ảnh hưởng; (ii) Ngân sách nhà nước cấp có xu hướng giảm, mức trần học phí theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ được đánh giá là thấp, không đáp ứng được mức chi và đảm bảo chất lượng giáo dục; (iii) Trường Đại học Kinh tế là đại học thành viên của Đại học Huế, vì thế việc phân cấp quản lý tài chính phải phụ thuộc vào 2 cấp (cấp Bộ và cấp Đại học Huế) làm giảm tính chủ động của nhà trường. Với những lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đưa ra các biện pháp cụ thể để tăng nguồn thu, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của nhà trường. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm gần đây, vấn đề quản lý tài chính tại các trường đại học công lập đã có nhiều tác giả nghiên cứu: Hà Thị Mai (2015), Quản lý tài chính tại Trường Đại học Đà Lạt, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Nguyễn Thị Thu Hà (2017), Quản lý tài chính tại Trường Đại học Hùng Vương, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Ngô Thị Phượng (2017), Quản lý tài chính tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Các công trình nghiên cứu trên đã phản ánh nhiều vần đề liên quan đến công tác quản lý tài chính ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào từng đặc điểm tình hình của đơn vị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế giai đoạn 2015-2018 trong bối cảnh nhà trường đang tiến hành thực hiện lộ trình 2
- tiến đến tự chủ tài chính. Vì vậy, có thể nói đây là công trình nghiên cứu có tính độc lập của tác giả và không bị trùng lặp. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nhằm góp phần quản lý tài chính hiệu quả tại trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập và của các trường đại học công lập. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trong giai đoạn 2015-2018. - Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại đơn vị nghiên cứu theo lộ trình thực hiện tự chủ đại học. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế - Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2015-2018 và tầm nhìn đến năm 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa vào phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biên chứng và duy vật lịch sử, những nguyên lý cơ bản của khoa học kinh tế để nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan đến cơ chế quản lý tài chính trong các trường đại học công lập. 3
- 5.2. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp thu thập số liệu, thông tin: Số liệu và thông tin phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu là số liệu thứ cấp. Số liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các báo cáo tài chính tại đơn vị, các văn bản pháp quy, các nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau liên quan đến chủ đề quản lý tài chính tại các trường Đại học công lập. b) Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Số liệu thứ cấp sau khi thu thập, được xữ lý trên phần mềm Excel và sử dụng các phương pháp sau đây để phân tích: - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp so sánh 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là sự đúc kết lý luận và đưa lý luận vào thực tiễn trong công tác quản lý quản lý tài chính trong các trường đại học công lập. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế qua 4 năm 2015-2018 nhằm chỉ ra những mặt còn đạt được, những mặt còn hạn chế. - Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý tài chính hiệu quả theo lộ trình hướng đến tự chủ tài chính. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý tài chính trong các Trường Đại học Công lập. 4
- Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế giai đoạn 2015-2018. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. 5
- Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.1. Tổng quan về Trường Đại học công lập 1.1.1. Khái niệm Theo Luật Giáo dục Đại học của Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam năm 2012 thì: “Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau tổ chức theo chuyên môn hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học” [38, Điều 4]; “Cơ sở giáo dục công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất” [38, Điều 7]. Theo Ngô Thế Chi (2002), “Nhà trường trong hệ thống giáo dục đại học quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục. Các loại hình này đều chịu sự quản lý của Nhà nước, của các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ” [27]. Theo Phạm Văn Trường (2013), khái niệm trường đại học công lập (ĐHCL) được hiểu như sau: “Đại học công lập là Trường đại học do Nhà nước đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi” [29]. Như vậy, các Trường ĐHCL là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần kinh phí hay toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và thực hiện chức năng giáo dục đại học, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng về phục vụ lợi ích cộng đồng và xã hội. Các trường ĐHCL này có nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng đội ngũ tri thức, đội ngũ cán bộ 6
- khoa học, kỹ thuật có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Các trường ĐHCL do Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng và quản lý về mặt hoạt động. Như các đơn vị sự nghiệp công lập khác, các trường ĐHCL thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, kinh phí họat động thường xuyên của trường ĐHCL chủ yếu do NSNN cấp, bên cạnh đó, trường còn có thêm kinh phí từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp được giữ lại để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của trường. Theo Luật giáo dục đại học có hiệu lực từ 1/1/2013 thì cơ cấu tổ chức trường đại học gồm: Hội đồng đại học; Giám đốc, phó giám đốc; Văn phòng, ban chức năng; Trường đại học thành viên; viện nghiên cứu khoa học thành viên; Khoa, trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ; Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, cơ sở sản xuất và kinh doanh, dịch vụ; Phân hiệu (nếu có) và Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn. 1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn trường Đại học công lập Theo Điều 28 Luật giáo dục đại học năm 2012, các trường đại học công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục đại học. - Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. - Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu đã xác định, đảm bảo sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo. - Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức người lao động. - Quản lý người học, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để 7
- thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đảm bảo môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục. - Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục. - Được nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật. - Huy động quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị. - Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và đào tạo, các bộ ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo theo quy định. - Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Phân loại Trường Đại học công lập 1.1.3.1. Phân loại theo khung xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc ngành giáo dục vào đào tạo Cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng nhằm đánh giá uy tín và chất lượng đào tạo; phục vụ công tác quản lý nhà nước và ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước như sau: - Đại học quốc gia, Học viện Hành chính quốc gia: Hạng đặc biệt; - Đại học vùng, các trường đại học trọng điểm: Hạng một; - Các trường đại học còn lại: Hạng hai. 8
- 1.1.3.2. Phân loại Trường Đại học công lập theo khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định: Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính [22]. Tổng nguồn thu sự nghiệp Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động x 100 = Tổng chi hoạt động thường thường xuyên của đơn vị (%) (%) xuyên Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau: a) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, gồm: - Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%. - Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng. b) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ trên 10% đến dưới 100%. c) Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, gồm: - Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ 10% trở xuống. - Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu. 1.1.3.3. Phân loại Trường Đại học công lập theo mối quan hệ ngân sách Theo Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC ngày 26/10/2007 của Bộ Tài chính [4], tường ĐHCL được chia thành các đơn vị dự toán sau: 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 418 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
97 p | 42 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 129 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
100 p | 22 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p | 17 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt
96 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn