intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

38
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị; từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cho VietinBank Quảng Trị, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN QUANG VŨ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN QUANG VŨ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số : 60 34 02 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN ĐÌNH DŨNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, đƣợc hoàn thành sau quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Đình Dũng. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các lập luận, phân tích, đánh giá đƣợc đƣa ra trên quan điểm cá nhân sau khi nghiên cứu. Luận văn không sao chép, không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố nào. Ngày … tháng … năm 2016 Học viên Nguyễn Quang Vũ
  4. Lôøi Caûm Ôn Ñeå hoaøn thaønh khoùa luaän toát nghieäp naøy, beân caïnh söï noã löïc coá gaéng cuûa baûn thaân, taùc giaû nhaän ñöôïc raát nhieàu söï quan taâm vaø höôùng daãn taän tình cuûa thaày giaùo höôùng daãn. Qua ñaây taùc giaû xin göûi lôøi caùm ôn tôùi taát caû nhöõng ngöôøi ñaõ quan taâm giuùp ñôõ trong suoát thôøi gian qua. Tröôùc heát taùc giaû xin göûi lôøi cm ôn ñeán Quyù thaày coâ ôû Hoïc vieän haønh chính ñaõ giaûng daïy, trang bò nhöõng kieán thöùc caàn thieát cho taùc giaû trong suoát thôøi gian hoïc taäp, nghieân cöùu ñeà taøi. Ñaëc bieät, taùc giaû xin göûi lôøi caûm ôn chaân thaønh vaø saâu saéc nhaát ñeán thaày giaùo höôùng daãn –TS Nguyeãn Ñình Duõng, ngöôøi ñaõ taän tình höôùng daãn taùc giaû hoaøn thaønh luaän vaên naøy. Ñoàng thôøi, taùc giaû cuõng xin caùm ôn Ban laõnh ñaïo Ngaân haøng TMCP Coâng thöông Vieät Nam – Chi nhaùnh Quaûng Trò ñaõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi vaø giuùp ñôõ taùc giaû trong suoát thôøi gian thöïc hieän ñeà taøi. Cuoái cuøng, taùc giaû xin chaân thaønh caûm ôn taát caû baïn beø, ngöôøi thaân ñaõ luoân luoân beân caïnh, quan taâm, uûng hoä, giuùp taùc giaû chuyeân taâm nghieân cöùu vaø hoaøn thaønh luaän vaên moät caùch toát nhaát. Hoïc vieân Nguyeãn Quang Vuõ
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài luận văn ...................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn: .............................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ....................................................................... 6 3.1 Mục đích: .............................................................................................................. 6 3.2. Nhiệm vụ: ............................................................................................................. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ..................................................... 6 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: .......................................................................................... 6 4.2 Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu:........................................................................................ 7 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 7 6.1 Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 7 6.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 8 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 8 CHƢƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................ 9 1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại. ..................................... 9 1.1.1. Tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại ................................................................ 9 1.1.2. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại .................................................... 12 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng ....................................................................................... 21 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng................................................... 21
  6. 1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng .................................................................... 22 1.2.3. Một số mô hình quản trị rủi ro tín dụng .......................................................... 28 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM................ 30 1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản trị rủi ro tín dụng ......................................... 33 1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trong và ngoài nƣớc và bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam ......................................... 36 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng ngoài nƣớc ....... 36 1.3.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro của một số ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc: . 38 1.3.3. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam ............................................................................................................ 40 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 42 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ ............................................................................................ 43 2.1. Giới thiệu quá trình hình thành và hoạt động tín dụng của Vietinbank Chi nhánh Quảng Trị .................................................................................................................. 43 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Chi nhánh Quảng Trị ............ 43 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Chi nhánh Quảng Trị .................................... 44 2.1.3. Hoạt động tín dụng của VietinBank Chi nhánh Quảng Trị ............................ 46 2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Chi nhánh Quảng Trị giai đoạn 2013 – 2015. ..................................................................................................... 52 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại VietinBank Chi nhánh Quảng Trị. ................................................................................................................. 52 2.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị.................. 53 2.3. Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị .............................. 66 2.3.1. Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng theo các chỉ tiêu định lƣợng và định tính ..................................................................................................... 66 2.3.2. Kết quả đạt đƣợc trong công tác quản trị rủi ro tín dụng ................................ 75 2.3.3. Hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng ........................................................... 77
  7. 2.3.4. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị trong thời gian qua .............................................................. 79 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 83 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ .......................................... 84 3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh và hoàn thiện quả trị rủi ro tín dụng của VietinBank Chi nhánh Quảng Trị ............................................................ 84 3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị đến năm 2020: .... 84 3.1.2. Định hƣớng phát triển tín dụng của Vietinbank và Vietinbank Quảng Trị: .......... 85 3.1.3. Định hƣớng về hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank và của Vietinbank Chi nhánh Quảng Trị ....................................................................... 86 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị: .......... 87 3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng để phòng ngừa rủi ro ...................................................................................................... 87 3.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 98 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ .................................................................................. 98 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc: .............................................................. 99 3.3.3. Kiến nghị với VietinBank: ............................................................................100 3.3.4. Kiến nghị với các cấp Chính quyền và ban ngành địa phƣơng: ...................102 Tóm tẮt chƣơng 3 ...................................................................................................103 KẾT LUẬN ............................................................................................................104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 105
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CN : Chi nhánh CBTD : Cán bộ tín dụng CBQHKH : Cán bộ quan hệ khách hàng DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNL : Doanh nghiệp lớn KH : Khách hàng KHCN : Khách hàng cá nhân KHDN : Khách hàng doanh nghiệp KHBL : Khách hàng bán lẻ KTKSNB : Kiểm tra kiểm soát nội bộ NQH : Nợ quá hạn NHCT : Ngân hàng Công thƣơng NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM : Ngân hàng thƣơng mại PGD : Phòng giao dịch RRTD : Rủi ro tín dụng TSC : Trụ sở chính TCTD : Tổ chức tín dụng TSBĐ : Tài sản bảo đảm VietinBank : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam XHTD : Xếp hạng tín dụng XLRR : Xử lý rủi ro
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của Moody’s ............................................................... 24 Bảng 1.2: Mô hình xếp hạng của Standard & Poor's ................................................25 Bảng 2.1. Kết quả dƣ nợ cho vay giai đoạn 2013 – 2015 ......................................... 46 Bảng 2.2: Dƣ nợ theo kỳ hạn giai đoạn 2013 – 2015 ............................................... 48 Bảng 2.3: Dƣ nợ theo loại hình khách hàng giai đoạn 2013 – 2015 ......................... 49 Bảng 2.4. Cơ cấu tổng thu, chi và lợi nhuận giai đoạn 2013 - 2015 ......................... 51 Bảng 2.5: Phân loại khách hàng doanh nghiệp và cá nhân theo kết quả chấm điểm ....... 55 Bảng 2.6: Giới hạn theo danh mục tín dụng ............................................................. 60 Bảng 2.7: Giới hạn cho một số các chỉ tiêu .............................................................. 61 Bảng 2.8: Thực trạng chi dự phòng rủi ro ................................................................. 63 Bảng 2.9: Tình hình phân loại nợ giai đoạn 2013 – 2015: ........................................ 67 Bảng 2.10: Nợ quá hạn giai đoạn 2013 – 2015: ........................................................ 68 Bảng 2.11: Nợ xấu giai đoạn 2013 – 2015................................................................ 69 Bảng 2.12: Thực trạng rủi ro theo loại hình bảo đảm tiền vay ................................. 69 Bảng 2.13: Tình hình nợ xấu của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 – 2015: .....................................................................................................70 Bảng 2.14: Tỷ lệ xóa nợ đối với khách hàng giai đoạn 2013 – 2015 .......................71 Bảng 2.15: Thực trạng trích lập dự phòng rủi ro giai đoạn 2013 – 2015: ................ 72
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Tình hình dƣ nợ cho vay giai đoạn 2013 – 2015 ..................................47 Biểu đồ 2.2: Dƣ nợ theo kỳ hạn giai đoạn 2013 – 2015 ...........................................48 Biểu đồ 2.3: Dƣ nợ theo loại hình khách hàng giai đoạn 2013 – 2015 .....................50 Biểu đồ 2.4: Tổng thu, tổng chi và lợi nhuận giai đoạn 2013 – 2015 .......................51 Biểu đồ 2.5: Thực trạng chi dự phòng rủi ro giai đoạn 2013 – 2015 ........................63 Biểu đồ 2.6: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2013 – 2015 .......................................68 Biểu đồ 2.7: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro giai đoạn 2013 – 2015 .................72 Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy tại VietinBank CN Quảng Trị .........................45
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Xu hƣớng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính đã tạo cơ hội cho các ngân hàng thƣơng mại mở rộng hoạt động về mặt địa lý, giúp cho các ngân hàng hạn chế đƣợc những tổn thất do thay đổi điều kiện kinh tế trong nƣớc. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng tạo ra một thị trƣờng tài chính rủi ro hơn. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Việc xây dựng một hệ thống quản trị nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động ngân hàng. Hoạt động tín dụng hiện nay đóng vai trò quan trọng đối ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng chứa đƣợng rất nhiều rủi ro. Rủi ro và lợi nhuận là ngƣời bạn đồng hành. Không có rủi ro thì không có lợi nhuận. Rủi ro là cái để quản trị chứ không phải để tránh. Đây là những nhận định hết sức cô đọng và đúng đắn về sự hiện hữu của rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Từ xƣa đến nay, công việc quản trị rủi ro vẫn luôn gắn chặt trong tất cả các hoạt động của Ngân hàng ở các cấp độ khác nhau. Khi hoạt động Ngân hàng ngày càng đa dạng và phát triển thì yêu cầu tăng cƣờng quản trị rủi ro là yêu cầu mà các Ngân hàng buộc phải thực hiện nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững trong môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh, hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trƣờng toàn cầu. Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam là một trong những Ngân hàng TMCP lớn nhất ở Việt Nam. Nhƣ nhiều NHTM khác, hoạt động cho vay không chỉ là dịch vụ căn bản tạo ra khối lƣợng tài sản lớn trong tổng tài sản có mà còn là nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Trong tổng các nguồn thu, thì thu nhập từ lãi cho vay và các loại phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay thƣờng chiếm từ 70% - 80% . Bên cạnh những đóng góp to lớn đó, hoạt động cho vay cũng là mảng hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tàn phá mạnh nhất lợi nhuận của Ngân hàng và là 1
  12. nguyên nhân chính của mọi sự đổ vỡ Ngân hàng. Vì vậy, quản trị rủi ro là công việc chủ đạo của hoạt động quản trị của NHCT. NHCT đã và đang từng bƣớc thực hiện các nội dung công việc của quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, công tác này hiện chƣa thực sự hiệu quả, còn thiếu tính bền vững, lâu dài, thiên về xử lý hậu quả mà tính phòng ngừa còn kém, thiên về các yếu tố định tính mà chƣa có khả năng lƣợng hóa cụ thể rủi ro. Để hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro, hiện nay, NHCT đã có những bƣớc đi căn bản để xây dựng và cơ cấu lại toàn bộ khuôn khổ và hạ tầng quản trị rủi ro tín dụng. Tỉnh Quảng trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Nằm trên trục giao thông quan trọng của quốc gia, có quốc lộ 9 nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, thuận lợi cho các ngành giao thông, thƣơng mại, du lịch và hợp tác đầu tƣ với các nƣớc Asean. Chính phủ đã đồng ý bổ sung Quảng Trị vào các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đƣợc đƣa vào danh sách 9 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm. Cửa khẩu La Lay đƣợc nâng cấp từ cửa khẩu quốc gia lên cửa khẩu quốc tế La Lay, tao điều kiện hình thành hành lang kinh tế song song, đó là tuyến đƣờng nối Cửa khẩu La Lay (huyện Đakrông) về khu kinh tế Đông Nam và Cảng biển Mỹ Thủy hoàn thành. Tỉnh Quảng Trị tập trung phát triển vào hai mảng trọng tâm đó là sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Về mảng sản xuất công nghiệp: Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là vật liệu xây dựng, cơ khí, khai khoáng và chế biến nông lâm thủy hải sản. Về mảng sản xuất nông nghiệp: thế mạnh là sản xuất cây lƣơng thực, cây công nghiệp dài ngày: cao su, cà phê, hồ tiêu. Diện tích cây công nghiệp dài ngày hiện có trên 14.000 ha cao su, 4.200 ha cà phê, 2.200 ha hồ tiêu và đang tiếp tục tăng lên hàng năm. Dựa trên chủ trƣơng định hƣớng và tiềm năng thế mạnh của tỉnh đã tạo điều kiện cơ hội cho chi nhánh trong hoạt động cho vay và tập trung vào một số lĩnh vực nhƣ gỗ, xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng, cao su, cà phê… 2
  13. Bên cạnh những lợi thế có đƣợc thì Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn nhƣ: Quy mô thị trƣờng nhỏ, số lƣợng tổ chức tín dụng nhiều nên cạnh tranh thị phần rất khốc liệt, xét thị phần trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo số liệu thì Chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng 13.8 % / tổng dƣ nợ cho vay trên địa bàn (Trong đó bao gồm cả dƣ nợ cho vay ngoài địa bàn theo các dự án đồng tài trợ); tình hình kinh tế khó khăn chung ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, một số doanh nghiệp do quản trị điều hành kém, năng lực tài chính yếu dẫn đến rủi ro lớn. Chất lƣợng tín dụng của chi nhánh chƣa cao, nợ nhóm 2 và nợ xấu chiếm 1,2% tổng dƣ nợ chi nhánh. Thời gian qua do khó khăn chung của nền kinh tế làm ảnh hƣởng đến các doanh nghiệp do đó có nhiều khoản vay phải cơ cấu lại nợ và nhiều khoản nợ ở nhóm 1 đang tiềm ẩn rủi ro cao. Tốc độ thu hồi nợ nhóm 2, nợ xấu, nợ XLRR chậm do một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, chƣa thu hồi đƣợc công nợ, một số doanh nghiệp ngừng hoạt động, TSBĐ là nhà xƣởng, có tính đặc thù, khả năng thanh lý thấp, việc xử lý TSBĐ không thoả thuận đƣợc do vậy phải qua thủ tục khởi kiện và thi hành án làm kéo dài thời gian xử lý TSBĐ để thu hồi nợ. Vì vậy, việc quản lý, giảm thiểu và phòng ngừa rủi ro tín dụng vẫn là một vấn đề cấp bách đối với VietinBank Quảng Trị hiện nay. Xuất phát từ thực trạng hoạt động cho vay và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị, đồng thời xác định đƣợc tính cấp thiết của việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn: Hiện nay có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống các ngân hàng thƣơng mại, chẳng hạn : - Luận văn: “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam ”của tác giả Lê Thị Hồng Điều – Học viên cao học Trƣờng Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Trong phần cơ sở lý luận tác giả đã hệ thống các vấn đề 3
  14. cơ bản về Ngân hàng thƣơng mại nhƣ: Đặc điểm, chức năng, vai trò. Từ đó phân loại tín dụng Ngân hàng theo những căn cứ phục vụ trong đề tài nghiên cứu. Đƣa ra những yếu tố cơ bản đã tác động ảnh đến rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng từ đó xác lập những chỉ tiêu nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng. Mặt khác tác giả cũng đƣa một số kinh nghiệm điển hình ngân hàng MayBank (Malaysia) về quản lý rủi ro tín dụng. Trong phần thực trang tại BIDV, tác giả đã hệ thống các thông tin vĩ mô cần thiết về hệ thống Ngân hàng. Sau đó đƣa ra các thông tin về doanh số, dƣ nợ, tình hình nợ xấu, nợ quá hạn và thực trạng trích lập dự phòng. Từ đó tác giả đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Các giải pháp này xét phƣơng diện của một nhà quản lý, đƣa ra một số chính sách hoạch định chiến lƣợc trong công tác phòng trừ rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, một số đề xuất mang tính thực tiễn chƣa cao. Bên cạnh đó đây là một đề tài nghiên cứu khá rộng về quản trị rủi ro tín dụng nên tác giả cũng gặp một số trở ngại nhất định trong quá trình nghiên cứu - Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi nhánh Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng” của tác giả Lê Thị Hoàng Ni – Học viên cao học của Trƣờng Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng. Trong phần cơ sở lý luận tác giả đã trình bày khá chi tiết về phân loại, các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng, từ đó tác giả đã đƣa ra một số nguyên tắc cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng và một số mô hình đo lƣờng rủi ro tín dụng phổ biến nhất hiện nay mà các NH đang sử dụng từ đó lƣợng hóa các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro tín dụng nhằm đánh giá một cách khách quan các khoản nợ. Mặt khác, tác giả đã xây dựng các phƣơng thức và chỉ tiêu đánh giá RRTD và là cơ sở để phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Từ đó làm sáng tỏ những tồn tại ảnh hƣởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Qua việc phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng và các giải pháp đƣợc đề xuất có tính thực tiễn và có khả năng áp dụng vào thực tế để hạn chế và khắc phục rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả chƣa nêu lên những giải pháp mà ngân hàng đã thực hiện trong thời gian qua cũng 4
  15. nhƣ những giải pháp đã thực hiện nhƣng hiệu quả mang lại là chƣa cao và làm rõ những ƣu điểm, nhƣợc điểm về tình hình quản trị rủi ro của Ngân hàng. - Luận văn “ Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Định” của tác giả Nguyễn Anh Dũng - Học viên cao học của Trƣờng Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã nêu một số vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Tác giả đã tiếp cận vấn đề về nội dụng qua 4 bƣớc cụ thể của quản trị rủi ro tín dụng là Nhận diện, đo lƣờng, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng. Với đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng thì việc xác định đƣợc nội dung và những tiêu chí đánh rủi ro tín dụng là hết sức quan trọng, đây là nội dung cốt lõi của cơ sở lý luận nhằm để phục vụ cho việc phân tích đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro. Do đó, tác giả đã xây dựng đƣợc các tiêu chí khá rõ để đánh giá việc quản trị rủi ro tín dụng đồng thời đã nêu lên đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro của ngân hàng thƣơng mại. Quá trình phân tích thực trạng quản trị rủi ro, tác giả đã sử dụng các tiêu chí đánh giá một cách có hệ thống để xem xét đánh giá tình hình triển khai của ngân hàng và đƣa ra những nhận định khá rõ về thực trạng quản trị rủi ro tại ngân hàng. Qua phân tích cho thấy quản trị rủi ro đang trong tầm kiểm soát mang lại những lợi ích cho ngân hàng. - Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình Chi nhánh Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Quang Chính – Học viên cao học của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã nêu những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng nhƣ khái niệm, phân loại, nguyên nhân ảnh hƣởng, tuy nhiên đề tài vẫn chƣa nêu đầy đủ về cơ sở lý luận các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng. Trong chƣơng 2 đã phân tích đƣợc thực trạng của Ngân hàng Cổ phần An Bình CN Đà Nẵng qua đánh giá số liệu nhƣ dƣ nợ, cơ cấu các nhóm nợ, tỷ lệ nợ xấu.... Qua phân tích thực trạng, tác giả đã xác định một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng, từ đó đƣa ra những mặt còn hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Luận văn cũng đƣa ra nhƣng giải pháp cụ thể để nâng cao chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH An Bình CN Đà Nẵng trong thời gian tới 5
  16. Tuy nhiên, các đề tài trên có đặc thù riêng của từng ngân hàng khác nhau, trên các địa bàn khác nhau và với các đối tƣợng khách hàng khác nhau. Tác giả chọn đề tài này không trùng lắp nội dung với các đề tài trên và cam đoan là công trình khoa học độc lập của tác giả. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích: Đề tài nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị; từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cho VietinBank Quảng Trị, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 3.2. Nhiệm vụ: Các nhiệm vụ cụ thể của đề tài nghiên cứu này bao gồm: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. + Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Chi nhánh Quảng Trị; + Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Quảng Trị. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng NHTM tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt nội dung: Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng, các rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng và thực trạng công tác quản trị, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – CN Quảng Trị - Về mặt thời gian: Nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2015. 6
  17. - Về mặt không gian: tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – CN Quảng Trị 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng hệ thống các phƣơng pháp sau đây để thu thập và phân tích số liệu nhằm đảm bảo sự khách quan, khoa học trong những đánh giá, kết luận - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, tôi còn sử dụng phƣơng pháp này để nghiên cứu những đề tài, luận văn và báo cáo khoa học về quản trị rủi ro tín dụng đã đƣợc thực hiện để tham khảo và học tập kinh nghiệm. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng để nghiên cứu các văn bản pháp qui về ngân hàng và các hoạt động của ngân hàng, các tài liệu của VietinBank Quảng Trị để phục vụ cho việc phân tích sau này. - Phương pháp thu thập số liệu + Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo chí, internet, các quyết định, các luật, các báo cáo thống kê của ngân hàng và các cơ quan liên quan ở địa phƣơng và trung ƣơng. + Số liệu sơ cấp: Đƣợc thu thập thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp đối với các cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng về các thông tin liên quan đến công tác tín dụng tại chi nhánh. - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu Phƣơng pháp phân tích thống kê nhƣ các thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích cơ cấu, phân tích xu hƣớng và phƣơng pháp phân tích chỉ số để phân tích và đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài hệ thống hóa một cách ngắn ngọn nhƣng khá đầy đủ những vấn đề lý luận căn bản về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM dựa trên nhiều 7
  18. nguồn tài liệu khác nhau. Vì vậy, kết quả của đề tài này có thể đƣợc sử dụng nhƣ là tài liệu tham khảo về lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài nghiên cứu này là một nguồn thông tin hữu ích cho các nhà quản lý của VietinBank Chi nhánhQuảng Trị để đƣa ra các quyết định, chính sách phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong tƣơng lai, góp phần đảm bảo tính an toàn và nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu gồm ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị. 8
  19. CHƢƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại. 1.1.1. Tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng: “Tín dụng” xuất phát từ tiếng Latin là Creditium, có nghĩa là sự tin tƣởng, tín nhiệm. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam thì “tín dụng” đƣợc hiểu là sự vay mƣợn. Theo từ điển bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng đƣợc phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất xuất hiện, cũng đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa thì tín dụng đƣợc thực hiện dƣới hình thức vay mƣợn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mƣợn bằng tiền tệ. Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa hai bên trong đó một bên (bên cấp tín dụng) chuyển nhƣợng quyền sử dụng một lƣợng giá trị cho bên còn lại (bên đƣợc cấp tín dụng) trong một khoảng thời gian nhất định. Hết thời hạn theo thỏa thuận, ngƣời đƣợc cấp tín dụng phải hoàn trả lại cho ngƣời cấp tín dụng một lƣợng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò là ngƣời cấp tín dụng. “Tín dụng ngân hàng” là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội và cơ quan nhà nƣớc. Tín dụng ngân hàng có các đặc điểm chủ yếu nhƣ sau: ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và tín dụng, hoạt động huy động vốn và tín dụng đều thực hiện dƣới hình thức tiền tệ, tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. [10, tr.32] 9
  20. 1.1.1.2. Phân loại tín dụng: Việc phân loại tín dụng có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình tín dụng thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro nhằm mục đích quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng[10], [14], [21] - Căn cứ vào thời hạn tín dụng Tùy theo mỗi quốc gia khác nhau mà quy định thời hạn tín dụng có thể khác nhau. Theo cách phân loại này, ở Việt Nam tín dụng đƣợc chia thành 3 loại: + Tín dụng ngắn hạn + Tín dụng trung hạn + Tín dụng dài hạn - Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay + Tín dụng đầu tƣ + Tín dụng tiêu dùng - Căn cứ vào mức độ đảm bảo + Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản. + Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản - Căn cứ vào đối tƣợng tín dụng + Tín dụng vốn lƣu động + Tín dụng vốn cố định - Căn cứ vào mức độ rủi ro Cách phân loại này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, trích lập dự phòng tổn thất kịp thời. Theo cách phân loại này, tín dụng đƣợc phân thành: + Tín dụng lành mạnh + Tín dụng có vấn đề + Tín dụng quá hạn khó thu hồi Ngoài ra, trong quá trình phân loại, ngƣời ta còn phân chia tín dụng căn cứ vào xuất xứ tín dụng, phƣơng pháp hoàn trả và một số các căn cứ khác tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1