Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng cường các nguồn lực tài chính cho phát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất những giải pháp tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường ĐH công lập ở Việt Nam dựa trên những luận cứ khoa học. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng cường các nguồn lực tài chính cho phát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THÙY LINH TĂNG CƯỜNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THÙY LINH TĂNG CƯỜNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9340201.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỊNH Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung nghiên cứu trong luận án là kết quả làm việc nghiêm túc của giảng viên được phân công hướng dẫn và nghiên cứu sinh. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được thu thập, trình bày, mô tả, phân tích và minh họa trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác./. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thùy Linh
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã cung cấp những kiến thức chuyên môn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Văn Định - người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính; Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ; Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; và các trường đại học công lập đã cung cấp dữ liệu, trả lời phỏng vấn; cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thùy Linh
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ ..............................................................................................v MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP .............................................................................8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................8 1.1.1. Những nghiên cứu của quốc tế về tăng cường nguồn lực tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập trên thế giới .....................................................8 1.1.2. Những nghiên cứu về tăng cường nguồn lực tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam.....................................................................13 1.1.3. Vấn đề nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu .....................................21 1.2. Khái quát chung về giáo dục đại học .............................................................23 1.2.1. Khái niệm về giáo dục đại học ................................................................23 1.2.2. Mục tiêu phát triển của hệ thống giáo dục đại học .................................25 1.2.3. Chức năng của giáo dục đại học .............................................................26 1.3. Đại học công lập và phát triển các trường đại học công lập ..........................27 1.3.1. Khái niệm đại học công lập .....................................................................27 1.3.2. Vai trò của đại học công lập....................................................................28 1.3.3. Phát triển các trường đại học công lập ...................................................31 1.4. Tăng cường các nguồn lực tài chính cho phát triển các trường đại học công lập .38 1.4.1. Các nguồn lực tài chính của trường đại học công lập ............................38 1.4.2. Khái niệm và nội hàm tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường đại học công lập.....................................................................................47 1.4.3. Các cơ chế tăng cường nguồn lực tài chính ............................................49
- 1.4.4. Nhân tố ảnh hưởng tới tăng cường các nguồn lực tài chính cho phát triển các trường đại học công lập .....................................................................63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................73 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................74 2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................74 2.2. Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam ...................77 2.2.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................77 2.2.2. Các biến, thang đo và các giả thuyết.......................................................79 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................82 2.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu.................................................................82 2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................83 2.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ...............................................................90 2.4. Mô tả mẫu khảo sát.........................................................................................93 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................97 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM .................98 3.1. Thực trạng phát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam .....................98 3.1.1. Phát triển hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam ...................................98 3.1.2. Phát triển các trường đại học công lập trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam ...................................................................................................... 104 3.2. Thực trạng tăng cường các nguồn lực tài chính cho phát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam .................................................................................... 108 3.2.1. Cơ cấu nguồn lực tài chính của các trường đại học công lập ở Việt Nam . 108 3.2.2. Thực trạng các cơ chế tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam .............................................................. 117 3.2.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam ....................................... 143
- 3.3. Đánh giá chung về tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam .............................................................................. 154 3.3.1. Về các nguồn lực, cơ cấu, và sự đa dạng hóa các nguồn lực tài chính 154 3.3.2. Về hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công .............................. 157 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 159 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ............................................................................................................ 161 4.1. Quan điểm và định hướng tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam .................................................................. 161 4.1.1. Đảm bảo sự cân bằng giữa các mục tiêu chung của giáo dục đại học 161 4.1.2. Vai trò chủ đạo của Nhà nước trong đầu tư cho giáo dục đại học ...... 162 4.1.3. Xã hội hoá trong giáo dục đại học ....................................................... 163 4.1.4. Tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học .............. 163 4.2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam .................................................................. 164 4.2.1. Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách theo kết quả hoạt động................. 164 4.2.2. Cải tiến chính sách học phí đại học và tín dụng sinh viên ................... 169 4.2.3. Tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ ........................................ 173 4.2.4. Mở rộng các nguồn tài chính từ hiến tặng, hợp tác công tư, liên doanh liên kết ................................................................................................. 174 4.2.5. Mở rộng tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường đại học công lập .... 178 4.3. Kiến nghị ..................................................................................................... 178 4.3.1. Đối với Chính phủ................................................................................. 179 4.3.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo .......................................................... 182 4.3.3. Đối với các Bộ, ngành khác .................................................................. 185 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................... 186 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 187 KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...................................... 189
- DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................... 191 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 192 PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1. ĐH Đại học 2. GDĐH Giáo dục đại học 3. GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 4. KH&CN Khoa học và Công nghệ 5. KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư 6. NSNN Ngân sách Nhà nước Northwest Regional Development Agency - Tổ chức phát 7. NWDA triển khu vực Tây Bắc (Anh Quốc) 8. UBND Ủy ban Nhân dân 9. QLNN Quản lý nhà nước 10. CSVC Cơ sở vật chất 11. KHXH Khoa học xã hội 12. KHTN Khoa học tự nhiên
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Một số nguồn lực quan trọng của cơ sở giáo dục đại học 37 2 Bảng 1.2 Tỉ lệ chi ngân sách cho GDĐH tại một số nước năm 2015 39 3 Bảng 1.3 Các nguyên tắc cấp NSNN cho các trường đại học ở Úc 42 4 Bảng 1.4 Mức học phí đại học công lập tại một số nước trên thế giới 55 Học phí, đầu tư nhà nước và chi phí đơn vị tại Australia 5 Bảng 1.5 56 năm 2018 Top 10 trường đại học có nguồn thu hiến tặng cao nhất 6 Bảng 1.6 59 nước Mỹ năm 2018 Các khía cạnh của tự chủ cơ sở GD ĐH và khả năng tác 7 Bảng 1.7 động lên việc đa dạng hóa nguồn thu và tăng cường hiệu 66 quả sử dụng nguồn lực tài chính công 8 Bảng 1.8 Một số cơ quan đánh giá chất lượng đại học trên thế giới 70 9 Bảng 1.9 Một số chỉ số đánh giá chất lượng, hiệu quả của cơ sở GD ĐH 71 10 Bảng 2.1 Khảo sát Đại học (dữ liệu 100 trường) 94 Thông tin xếp hạng của một số cơ sở giáo dục đại học của 11 Bảng 3.1 102 Việt Nam trong bảng xếp hạng QS Asia Năng lực công bố khoa học của Việt Nam giai đoạn 2015- 12 Bảng 3.2 103 2017 theo một số nhóm ngành Quy mô sinh viên và số lượng cơ sở giáo dục đại học ở 13 Bảng 3.3 104 Việt Nam giai đoạn 1987-2017 Một số chỉ tiêu về phát triển trường đại học công lập Việt 14 Bảng 3.4 106 Nam Số lượng và tỷ lệ trường đại học công lập, sinh viên đại học 15 Bảng 3.5 107 công lập Việt Nam giai đoạn 2010 -2017
- Tỉ lệ cơ cấu nguồn thu trung bình trong 3 năm 2015-2017 16 Bảng 3.6 109 của các trường ĐH công lập ở Việt Nam Thống kê nguồn tài chính của các trường đại học công lập 17 Bảng 3.7 114 ở Việt Nam trong 3 năm 2015-2017 Cơ cấu nguồn thu trung bình theo từng năm của các trường 18 Bảng 3.8 115 đại học công lập Việt Nam giai đoạn 2015 – 2017 Cơ cấu nguồn thu trung bình của của 44 trường đại học 19 Bảng 3.9 116 công lập qua 3 năm từ 2015 đến 2017 (theo tỷ lệ %) Chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam liên quan 20 Bảng 3.10 đến việc tăng cường nguồn lực tài chính cho các cơ sở giáo 118 dục đại học Thực trạng các cơ chế tăng cường nguồn lực tài chính cho 21 Bảng 3.11 121 các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam Mức cấp ngân sách theo công thức đầu vào tại Việt Nam 22 Bảng 3.12 125 giai đoạn 1998-2006 Một số trường hợp vay nợ tiêu biểu của các trường đại học 23 Bảng 3.13 128 công lập Việt Nam trong những năm qua 24 Bảng 3.14 Danh sách các đối tượng được miễn giảm học phí 131 Tỷ lệ sinh viên vay vốn tốt nghiệp đúng hạn giai đoạn 2015 25 Bảng 3.15 133 - 2017 26 Bảng 3.16 Thống kê mức học phí đại học công lập tại Việt Nam 134 Ước tính chi phí đơn vị trong một năm tại Việt Nam 27 Bảng 3.17 trên cơ sở đối sánh với các ngành tương ứng tại 136 Australia Một số văn bản chính sách của Nhà nước nhấn mạnh vai 28 Bảng 3.18 trò dịch vụ, chuyển giao công nghệ đối với cơ sở GDĐH ở 140 Việt Nam
- Kết quả ước lượng các mô hình hồi quy về nhân tố tác 29 Bảng 3.19 động lên việc tăng cường nguồn lực tài chính cho phát 144 triển các trường đại học công lập ở Việt Nam 30 Bảng 3.20 Về trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học 153 Đề xuất cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước nhằm giúp 31 Bảng 4.1 tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường 167 đại học công lập ở Việt Nam Bốn kịch bản học phí, mức đầu tư nhà nước và chi phí đơn 32 Bảng 4.2 170 vị
- DANH MỤC HÌNH VẼ TT Hình Nội dung Trang Giáo dục đại học trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc 1 Hình 1.1 24 dân Việt Nam Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các trường đại học 2 Hình 1.2 34 công lập Cơ cấu nguồn lực tài chính của các đại học định hướng 3 Hình 1.3 40 nghiên cứu công lập tại Mỹ năm 2012 Cơ cấu nguồn lực tài chính của các ĐH tại Châu Âu năm 4 Hình 1.4 41 2011 Các cơ chế tăng cường nguồn lực tài chính cho các 5 Hình 1.5 51 trường ĐH công lập 6 Hình 2.1 Thiết kế nghiên cứu cho luận án 74 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính 7 Hình 2.2 78 cho phát triển các trường đại học công lập của Việt Nam Nhóm ngành đào tạo của các trường đại học được 8 Hình 2.3 94 khảo sát Các trường đại học công lập được khảo sát phân theo địa 9 Hình 2.4 95 lý Các trường đại học được khảo sát phân theo ngành đào 10 Hình 2.5 96 tạo Sự phát triển số lượng các cơ sở giáo dục đại học và 11 Hình 3.1 98 phân bố theo vùng địa lý giai đoạn 2006-2017 Quy mô sinh viên chính quy trình độ đại học giai đoạn 12 Hình 3.2 99 2007-2018
- TT Hình Nội dung Trang 13 Hình 3.3 Đội ngũ giảng viên giai đoạn 2007-2018 101 Cơ cấu nguồn thu trung bình trong 3 năm 2015-2017 của 14 Hình 3.4 111 các trường ĐH công lập ở Việt Nam Cơ cấu nguồn thu trung bình của các trường đại học 15 Hình 3.5 công lập Việt Nam giai đoạn 2015-2017 (từ kết quả 112 khảo sát) 16 Hình 3.6 Các luồng kinh phí của trường ĐH công lập 117 Các luồng cấp ngân sách thường xuyên cho các trường 17 Hình 3.7 123 đại học công lập tại Việt Nam hiện nay
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tăng cường nguồn lực tài chính cho các trường ĐH công lập vừa là mục tiêu, vừa là chủ trương xuyên suốt các chính sách của Nhà nước Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây. Cụ thể, một trong những chính sách quan trọng đầu tiên có thể kể đến là Nghị quyết 90-CP về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá do Chính phủ ban hành năm 1997 (Chính phủ Việt Nam, 1997). Nghị quyết này đã chỉ ra phương hướng “để phát triển giáo dục” nói chung và GDĐH nói riêng, bên cạnh nguồn NSNN, cần: (i) “cải tiến chế độ học phí, huy động thêm sự đóng góp của cha mẹ học sinh và của các tổ chức sản xuất, kinh doanh” (điểm b khoản 2 mục II); (ii) “tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hợp tác giáo dục với nước ngoài để tăng thêm nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.” (điểm e khoản 2 mục II). Hai nội dung này cũng được nhắc lại trong Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao (Chính phủ Việt Nam, 2005a). Đặc biệt, nội dung của điểm e khoản 2 mục II Nghị quyết 90-CP còn được phát triển ở mức độ cao hơn trong Nghị quyết 05/2005/NQ- CP. Cụ thể, điểm d khoản 1 mục III Nghị quyết 05/2005/NQ-CP đã xác định việc “hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao của nước ngoài” là một trong những biện pháp tăng cường nguồn lực tài chính cho GD&ĐT nói chung và GDĐH công lập nói riêng. Tiếp theo Nghị quyết 90-CP và Nghị quyết 05/2005/NQ-CP, Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 (Chính phủ, 2005) được xem là một văn bản quan trọng khác trong đó cũng đề cập đến các chủ trương và biện pháp tăng cường nguồn lực tài chính cho GDĐH công. Cụ thể: Nghị quyết 14/2005/NQ-CP đưa ra hai cách tiếp cận về tăng cường nguồn lực tài chính cho GDĐH công: Một là, Nhà nước khuyến khích “Các cơ sở giáo dục đại học chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản 1
- xuất, kinh doanh”. Hai là, Nhà nước chủ trương “đổi mới chính sách tài chính nhằm tăng hiệu quả đầu tư từ ngân sách và khai thác các nguồn đầu tư khác cho giáo dục đại học. Nghiên cứu áp dụng quy trình phân bổ ngân sách dựa trên sự đánh giá của xã hội đối với cơ sở giáo dục đại học. Thường xuyên tổ chức đánh giá hiệu quả kinh tế của giáo dục đại học” (điểm đ khoản 3). Gần đây nhất, các chủ trương về tăng cường nguồn lực tài chính kể trên cũng được nhắc lại và phát triển thêm trong Nghị quyết 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2017). Cụ thể Nghị quyết 19-NQ/TW đã đề ra các phương hướng: “Đẩy mạnh xã hội hoá, nhất là trong các ngành, lĩnh vực và địa bàn mà khu vực ngoài công lập làm được và làm tốt; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển lành mạnh thị trường dịch vụ sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (điểm 1 mục II) và “Có cơ chế tài chính phù hợp để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công, nhất là cho y tế và giáo dục, kể cả hình thức hợp tác công - tư, liên doanh, liên kết” (điểm 6 mục III). Nhìn ra thế giới, việc tìm kiếm các nguồn lực bổ sung cho NSNN để phát triển các trường ĐH công lập cũng là một trong những xu hướng nổi bật đối với GDĐH toàn cầu trong những năm gần đây (Hahn, 2007; Jacob, Mok, Cheng và Xiong, 2018; Kwiek, 2015; Mahamood và Ab Rahman, 2015 và Pruvot và Estermann, 2012). Ví dụ theo Hahn (2007), vai trò của tài chính cá nhân/tư nhân trong GDĐH đã và đang tăng dần lên trong hai thập kỉ gần đây, nhất là trong 10 năm trở lại đây. Phân tích các số liệu hiện có cho thấy rõ sự gia tăng đóng góp từ nguồn tài chính cá nhân/tư nhân không phải là hiện tượng bất thường, mà là một xu hướng toàn cầu diễn ra với phần lớn dân số thế giới (Hahn, 2007). Động cơ quan trọng nhất thúc đẩy sự gia tăng sự đóng góp từ nguồn tài chính cá nhân/tư nhân trong GDĐH là sự bùng nổ của nhu cầu cá nhân trong GDĐH. Nhu cầu này xảy ra xuất phát từ 2 nguyên nhân: 2
- (i) Nguyên nhân về nhân khẩu học: Xu hướng phát triển của dân số thế giới, như là những cải thiện ở bậc học thấp hơn khiến nhiều người hoàn thành chương trình trung học cơ sở. (ii) Nguyên nhân về kinh tế: Xu hướng phát triển kinh tế dẫn tới sự gia tăng của cá nhân trong GDĐH, tăng số lượng cá nhân sẵn sàng đầu tư, chi trả cho việc học GDĐH của mình. Bên cạnh động cơ từ bản thân người học, còn nhiều động cơ khác cũng góp phần ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa nguồn thu cho GDĐH công. Ví dụ nghiên cứu của Mahamood và Ab Rahman (2015) lấy mẫu từ Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia cho thấy thiện nguyện cũng là một nguồn quan trọng đóng góp cho sự phát triển của các cơ sở GDĐH ở hai nước này. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra trường hợp của Đại học Sabanci - Thổ Nhĩ Kỳ đã huy động được nguồn tài trợ để cung cấp học bổng học phí cho 30% sinh viên tại trường này (mỗi sinh viên nhận từ 67% đến 100% học phí). Một nguồn thu nhập đáng kể khác đối với trường ĐH hiện nay là nguồn thu từ các hoạt động KH&CN hợp tác với doanh nghiệp, công nghiệp. Nhiều nghiên cứu gần đây đã khai thác khía cạnh này, ví dụ như nghiên cứu của Ankrah và AL- Tabbaa (2015), Hsu, Shen, Yuan, và Chou (2015). Thậm chí, chủ đề này quan trọng đến mức, bảng xếp hạng Times Higher Education còn đưa ra tiêu chí thu nhập từ công nghiệp như là một phần của phương pháp xếp hạng, đóng góp 2.5% trọng số chung (Time Higher Education, 2018). Các nghiên cứu trên thế giới không chỉ nghiên cứu về việc đa dạng hóa nguồn thu cho GDĐH, một số nghiên cứu còn khai thác khía cạnh: làm sao để sử dụng nguồn lực tài chính, đặc biệt tài chính từ NSNN một cách hiệu quả (Carrington, O’Donnell, và Prasada Rao, 2018; Hölttä, 1998; Sav, 2012). Nhánh nghiên cứu này xuất phát từ một yêu cầu chính đáng mà hầu như Chính phủ nào trên thế giới cũng đang phải xem xét: làm sao để tiền ngân sách chi cho GDĐH hiệu quả hơn? Mặc dù vừa là một mục tiêu, vừa là một chủ trương đúng đắn, việc tăng cường nguồn lực tài chính cho cơ sở GDĐH Việt Nam vẫn chưa đạt được nhiều kết quả, thành tựu đáp ứng kỳ vọng của xã hội, người học. Nếu xem xét vấn đề tài 3
- chính trong GDĐH công từ nhiều góc độ khác nhau, thì dù ở góc độ nào (Tỉ lệ chi ngân sách cho GDĐH trên tổng ngân sách giành cho giáo dục; Tỉ lệ chi ngân sách cho GDĐH trên tổng NSNN; Tỉ lệ chi ngân sách GDĐH trên GDP; Tỉ lệ chi ngân sách trên đầu sinh viên trên GDP đầu người), mức độ đa dạng hóa nguồn thu, hiệu quả của đầu tư nhà nước, ta cũng có thể thấy kết quả đạt được của Việt Nam là tương đối khiêm tốn so với thế giới (các nội dung này sẽ lần lượt được phân tích ở các Chương tiếp theo). Điều này, được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến kết quả không mấy khả quan của GDĐH Việt Nam trong những năm gần đây. Dựa vào các cơ sở trên, đứng trên góc độ quản lý vĩ mô và quản lý tài chính công của cơ quan quản lý nhà nước, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tăng cường các nguồn lực tài chính cho phát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ, nhằm hướng đến mục tiêu nghiên cứu, tổng kết các cơ sở lý luận, thu thập các bằng chứng thực tiễn và đưa ra giải pháp tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường ĐH công lập ở Việt Nam một cách bền vững và hiệu quả. 2. Câu hỏi nghiên cứu Luận án đặt ra những câu hỏi nghiên cứu như sau: - Câu hỏi 1: Đâu là các cơ chế1 phù hợp và khả thi giúp tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường ĐH công lập trên thế giới và ở Việt Nam? - Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng tới việc tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường ĐH công lập trên thế giới và ở Việt Nam? - Câu hỏi 3: Giải pháp tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường ĐH công lập ở Việt Nam là những gì? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là: đề xuất những giải pháp tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường ĐH công lập ở Việt Nam dựa trên những luận cứ khoa học. Để thực hiện mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu sau: 1 Cơ chế và chính sách là hai khái niệm có liên quan với nhau và có thể dễ bị nhầm lẫn với nhau. Tác giả sẽ trình bày kỹ hơn về sự khác biệt giữa hai khái niệm này ở Chương 1 (mục 1.4.3) 4
- - Tập hợp và hệ thống hóa các lý thuyết liên quan: Phát triển GDĐH và ĐH công lập, nguồn lực tài chính cho phát triển trường ĐH công lập, các cơ chế tăng cường nguồn lực tài chính, các nhân tố ảnh hưởng tới tăng cường nguồn lực tài chính. - Nghiên cứu các cơ chế giúp tăng cường nguồn lực tài chính cho các trường ĐH công lập trên thế giới, bao gồm: (i) Các cơ chế giúp đa dạng hóa nguồn thu cho các trường ĐH công lập (bên cạnh nguồn thu truyền thống là từ NSNN) và (ii) các cơ chế giúp tăng cường hiệu quả sử dụng NSNN đối với các trường ĐH công lập. Xác lập mô hình phân tích về các nhân tố ảnh hưởng tới việc tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển trường ĐH công lập. - Phân tích và đánh giá thực trạng cơ cấu nguồn lực tài chính, các cơ chế tăng cường và những nhân tố ảnh hưởng tới việc tăng cường nguồn lực tài chính cho các trường ĐH công lập ở Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách khả thi giúp tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường ĐH công lập tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Các trường đại học công lập tại Việt Nam, trong đó tập trung phân tích nguồn lực tài chính của các trường ĐH công lập (nguồn thu từ NSNN, nguồn thu học phí và các nguồn thu khác) tại Việt Nam. - Các cơ chế tăng cường các nguồn tài chính cho phát triển trường ĐH công lập. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc tăng cường các nguồn tài chính cho phát triển trường ĐH công lập. - Các chính sách liên quan đến tài chính GD ĐH công lập tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu chỉ tập trung vào nguồn lực tài chính cho phát triển trường ĐH công lập, các nguồn lực khác như vật chất, con người, uy tín, thương hiệu không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án này. - Về không gian: Nghiên cứu tập trung vào các trường ĐH công lập tại Việt Nam. Trọng tâm của nghiên cứu là các trường ĐH công lập “truyền thống”, trực thuộc các Bộ, cơ 5
- quan trung ương tại Việt Nam. Vì vậy, những trường ĐH có tính chất “quốc tế” (được Chính phủ thành lập với sự hỗ trợ của nước ngoài và được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù riêng) như trường ĐH Việt Đức, trường ĐH Việt Pháp không thuộc phạm vi của nghiên cứu này. Những trường ĐH thuộc địa phương cũng sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu do đa số các trường này đều mới thành lập hoặc được nâng cấp từ các trường cao đẳng, nên việc đặt chung với những trường ĐH thuộc các Bộ, cơ quan trung ương, sẽ có thể gây thiên lệch dữ liệu. - Phạm vi thời gian: Dữ liệu thu thập cho phân tích là trong giai đoạn 2015 - 2017. 5. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn Đề tài này có đóng góp cả về lý luận và thực tiễn, cụ thể: Về lý luận: - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về việc tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường ĐH công lập; gồm: xác định được những nguồn lực tài chính chủ yếu cho phát triển các trường ĐH công lập, những cơ chế tăng cường nguồn lực tài chính. - Xác lập được mô hình phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới việc tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường ĐH công lập. Có 07 nhân tố ảnh hưởng gồm: địa điểm trường, tuổi (năm thành lập), ngành nghề đào tạo, tự chủ hay không, năng lực công bố quốc tế, quy mô đào tạo đại học, quy mô đào tạo sau đại học. Bên cạnh nguồn NSNN hỗ trợ thường xuyên cho các trường ĐH công lập, việc tăng cường nguồn lực tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu khác, như: Tỷ lệ % nguồn thu NSNN không thường xuyên, Tỷ lệ nguồn thu từ học phí và các chi phí khác của người học; Tỷ lệ % nguồn thu KH&CN ngoài NSNN. Về thực tiễn: - Xác định được thực trạng tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển trường ĐH công lập của Việt Nam, gồm: cơ cấu nguồn lực tài chính, thực trạng 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 418 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
97 p | 41 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 129 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
100 p | 22 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p | 17 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt
96 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn