Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 8
download
Luận văn "Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh" thực hiện với mục tiêu tổng quát là xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng yếu tố đến khả năng trả nợ của KHCN tại VietinBank CN4, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng trả nợ của KHCN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HÀ PHƯƠNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HÀ PHƯƠNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TUẤN VINH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh 4 Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Thông tin và số liệu sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn đúng nguồn. Các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ nghiên cứu nào khác. Học viên thực hiện Nguyễn Thị Hà Phương
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của rất nhiều Thầy, Cô và quý Anh chị, đồng nghiệp, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến: Cảm ơn Thầy TS. Trần Tuấn Vinh là giảng viên hướng dẫn của tôi, trong quá trình thực hiện luận văn, Thầy đã luôn tận tâm hỗ trợ góp ý, nhận xét và hướng dẫn chi tiết để giúp tôi hoàn thành luận văn thật tốt. Cảm ơn Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 4 Tp. Hồ Chí Minh và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về nguồn số liệu, những kinh nghiệm làm việc thực tế để giúp cho luận văn có nhiều thông tin cụ thể hơn. Cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ bảo, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2023 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Hà Phương
- iii TÓM TẮT 1. Tiêu đề “Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh 4 Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Tóm tắt Đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh 4 Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm xác định các nhân tố có tác động đến khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại VietinBank CN 4. Nguồn dữ liệu thực hiện đề tài là hồ sơ tín dụng của 283 khách hàng cá nhân vay vốn trung và dài hạn tại VietinBank - CN 4 còn dư nợ thời điểm 31/12/2022. Để nghiên cứu về xác suất khả năng hoàn trả nợ vay, luận văn sử dụng hồi quy Logit để phân tích, các giai đoạn của quy trình thực nghiệm trên phần mềm SPSS 22 để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Dựa trên phân tích định lượng, tác giả khám phá ra rằng: Các yếu tố…có tác động cùng chiều đến khả năng hoàn trả n, các yếu tố…. có tác động ngược chiều đến khả năng hoàn trả nợ. Các biến mặc dù có tác động những không đạt ý nghĩa thống kê trong mô hình. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại VietinBank - CN 4. Từ khóa: Khả năng trả nợ, Khách hàng cá nhân, VietinBank CN 4.
- iv ABSTRACT 1. Title “Factors affecting the debt repayment ability of individual customers at Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade, Branch 4 in Ho Chi Minh City” 2. Abstract The thesis "Factors Influencing the Repayment Ability of Individual Customers at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Branch 4 in Ho Chi Minh City" was conducted to identify the factors that impact the loan repayment ability of individual customers at VietinBank - Branch 4. The data source for this research was the credit files of 283 individual customers with outstanding loans as of December 31, 2022. In order to study the probability of loan repayment ability, the thesis utilized Logit regression for analysis, with various stages of the experimental process conducted using SPSS 22 software to analyze the factors affecting loan repayment. Based on quantitative analysis, the author discovered that factors... have a positive impact on the repayment ability, while factors... have a negative impact on the repayment ability. Although some variables had an impact, they did not reach statistical significance in the model. From the research findings, the author proposes solutions to contribute to improving the repayment ability of individual customers at VietinBank - Branch 4 Ho Chi Minh City 3 .Key words:debt repayment ability, individual customer, VietinBank CN 4
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính CBTD Cán bộ tín dụng CIC Trung tâm Thông tin Tín dụng CN Chi nhánh CN4 Chi nhánh 4 DN Doanh nghiệp ĐCTC Định chế tài chính KHCN Khách hàng cá nhân NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại QLRR Quản lý rủi ro RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TSBĐ Tài sản bảo đảm VietinBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................... iii ABSTRACT .............................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .......................................................... v MỤC LỤC ................................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ................................ x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.5.1. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................... 3 1.5.2. Dữ liệu nghiên cứu và nguồn dữ liệu ............................................................... 3 1.5.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ............................................................... 3 1.6. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.7. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 4 1.8. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 5 2.1. Tổng quan về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân ...................................... 5 2.1.1. Tín dụng khách hàng cá nhân ........................................................................... 5 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng khách hàng cá nhân ....................................................... 5 2.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng khách hàng cá nhân .................................................. 5
- vii 2.1.2. Lý thuyết về khả năng trả nợ của KHCN ......................................................... 6 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân ................... 8 2.2.1. Các yếu tố từ phía khách hàng ......................................................................... 8 2.2.2. Các yếu tố từ phía ngân hàng .........................................................................11 2.2.3. Các yếu tố đặc điểm của khoản vay ...............................................................12 2.3. Một số mô hình đánh giá khả năng trả nợ .........................................................14 2.3.1. Mô hình đo lường điểm số tín dụng tiêu dùng tại Hoa Kỳ ............................14 2.3.2. Mô hình hồi quy Logit....................................................................................16 2.4. Lược khảo nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..................................................16 2.4.1. Các nghiên cứu quốc tế ..................................................................................16 2.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .........................................................................22 2.4.3. Khoảng trống nghiên cứu ...............................................................................33 Kết luận chương 2 ....................................................................................................34 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................35 3.1. Mô hình nghiên cứu...........................................................................................35 3.1.1. Mô hình hồi quy Logit....................................................................................35 3.1.2. Xác định các biến và giả thuyết nghiên cứu...................................................36 3.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................40 3.3. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................45 Tóm tắt chương 3 .....................................................................................................45 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK - CHI NHÁNH 4 ................................................................................................................................46 4.1. Tổng quan hoạt tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank – Chi nhánh 4 giai đoạn 2018 - 2022 ......................................................................................................46 4.1.1. Giới thiệu về VietinBank – Chi nhánh 4 ........................................................46 4.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2021 .....................................47 4.1.3. Cơ cấu tín dụng khách hàng cá nhân theo thời hạn cho vay ..........................49 4.1.4. Tình hình phân loại nợ khách hàng cá nhân ...................................................50 4.1.5. Thông tin tài sản bảo đảm các khoản cho vay khách hàng cá nhân ...............51
- viii 4.2. Kết quả nghiên cứu và phân tích .......................................................................52 4.2.1. Thống kê mô tả ...............................................................................................52 4.2.1.1. Thống kê về khả năng trả nợ .......................................................................52 4.2.1.2. Thống kê tỷ lệ giới tính ...............................................................................53 4.2.1.3. Thống kê tình trạng hôn nhân .....................................................................53 4.2.1.4. Thống kê trình độ học vấn ...........................................................................53 4.2.1.5. Thống kê lịch sử tín dụng ............................................................................53 4.2.1.6. Thống kê loại tài sản bảo đảm .....................................................................54 4.2.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ...................................................................54 4.2.2.1. Kiểm định mô hình ......................................................................................54 4.2.2.2. Phân tích hồi quy .........................................................................................56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................61 5.1. Kết luận .............................................................................................................61 5.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh 4 .............61 5.3. Hạn chế của đề tài..............................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................i PHỤ LỤC .................................................................................................................. v
- ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các nhóm nợ theo quy định ....................................................................... 7 Bảng 2.2: Những yếu tố và điểm số tín dụng tiêu dùng tại Mỹ ...............................14 Bảng 2.3: Hạn mức tín dụng tại các ngân hàng Mỹ .................................................16 Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu trước đây ..................................................26 Bảng 3.1: Cách xác định khả năng trả nợ của khách hàng .......................................36 Bảng 3.2: Danh sách các biến và nguồn tham khảo .................................................41 Bảng 3.3: Mô tả biến trong mô hình NC ..................................................................44 Bảng 4.1: Vốn huy động của VietinBank CN 4 giai đoạn 2018-2022.....................48 Bảng 4.2: Cơ cấu tín dụng KHCN theo thời hạn cho vay giai đoạn 2018-2022......49 Bảng 4.3: Tình hình các nhóm nợ KHCN ................................................................50 Bảng 4.4: Thông tin TSBĐ các khoản cấp tín dụng KHCN giai đoạn 2018-2022 ..51 Bảng 4.5: Kiểm định độ phù hợp của mô hình ........................................................54 Bảng 4.6: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình ..............................................54 Bảng 4.7: Khả năng dự báo của mô hình .................................................................55 Bảng 4.8: Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hàm hồi quy .........................56 Bảng 4.9: Thống kê các biến có mức ý nghĩa trong mô hình ..................................57 Bảng 4.10: Bảng kết quả các giả thuyết nghiên cứu ................................................59
- x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ..............................................................................45
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của NHTM là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng được thực hiện tốt giúp các ngân hàng giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận, bảo toàn và mở rộng vốn đồng thời mở rộng thị phần, nâng cao uy tín và vị thế của NHTM. Đây chính là lý do việc nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM hiện nay. Trong giai đoạn từ 2020 cho tới nay, tình hình nợ xấu tại các ngân hàng đã tăng cao đáng kể. Theo các báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ xấu của nhóm 27 ngân hàng có cổ phiếu niêm yết tăng 35% so với đầu năm 2022 136.000 tỷ đồng, với 89% các ngân hàng đều có phát sinh nợ xấu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên như tác động của đại dịch của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân từ đó làm giảm khả năng hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính đó là việc đánh giá, xem xét nguồn lực của khách hàng còn hạn chế, từ đó dẫn đến tình trạng khách hàng vay nhưng không thể hoàn trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Vietinbank – Chi nhánh 4 Tp. Hồ Chí Minh cũng đang nằm trong tình trạng trên. Theo Báo cáo tổng kết năm 2022, tỷ lệ nợ xấu đang ở tỷ lệ 2,75% và có xu hướng tăng lên, đây là thực trạng đáng báo động với không chỉ bản thân Chi nhánh mà còn với hệ thống của Vietinbank. Với tỷ lệ cao sẽ gây áp lực xử lý nợ rất lớn cho chi nhánh, ảnh hưởng đến lợi nhuận, chi phí hoạt động của chi nhánh cũng như nguồn thu nhập của cán bộ nhân viên. Hiện nay, hoạt động tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh doanh và đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho đơn vị. Do vậy, nhận thức được thực trạng trên nên ban giám đốc đã có nhiều biện pháp triển khai quyết liệt để cải thiện tình hình, tuy nhiên các biện pháp đưa ra vẫn chưa đem lại kết quả như kỳ vọng. Nguyên nhân là do các giải pháp đưa ra chủ yếu được xây dựng từ các báo cáo tổng
- 2 kết của các phòng, bộ phận, chưa được có một nghiên cứu hay cơ sở thực nghiệm nào để làm cơ sở khoa học. Từ các vấn đề trên, học viên lựa chọn thực hiện đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh 4 Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tốt nghiệp cao học với kỳ vọng gặt hái được một số kết quả thực nghiệm làm cơ sở đề xuất các giải pháp cho chi nhánh. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn thực hiện với mục tiêu tổng quát là xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng yếu tố đến khả năng trả nợ của KHCN tại VietinBank CN4, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng trả nợ của KHCN. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát, đề tài sẽ thực hiện chi tiết theo các mục tiêu cụ thể sau: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại VietinBank CN4, - Đo lường mức độ tác động các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại VietinBank CN 4; - Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao khả năng trả nợ của KHCN tại VietinBank CN 4. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại VietinBank CN 4? - Câu hỏi 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ KHCN tại VietinBank CN 4 như thế nào? - Câu hỏi 3: Những giải pháp nào có thể nâng cao khả năng trả nợ của KHCN tại VietinBank CN 4-Tp. Hồ Chí Minh? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- 3 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại VietinBank CN 4-Tp. Hồ Chí Minh. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: VietinBank CN 4-Tp. Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2020 đến 2022. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logit của Maddala (1984) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khả năng trả nợ của khách hàng. Trong mô hình này, biến khả năng trả nợ của khách hàng là biến phụ thuộc trong mô hình. 1.5.2. Dữ liệu nghiên cứu và nguồn dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: - Các số liệu trong báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank CN 4 giai đoạn 2018 - 2022. - Dữ liệu của 283 KHCN vay vốn tại VietinBank CN 4 được thu thập từ hệ thống quản lý tín dụng của VietinBank. 1.5.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel 2016 và thực hiện phân tích trên phần mềm SPSS 22. 1.6. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: 1. Tổng hợp khung lý thuyết về đánh giá khả năng trả nợ và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại NHTM; 2. Trình bày phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và quy trình nghiên cứu; 3. Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại VietinBank CN 4 và đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố; 4. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng trả nợ của KHCN tại VietinBank 4.
- 4 1.7. Đóng góp của đề tài Đề tài đã xây dựng một mô hình đơn giản để đánh giá khả năng trả nợ của KHCN vay vốn trung và dài hạn dựa trên các nhân tố có sẵn của KHCN tại VietinBank CN 4, bao gồm xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng yếu tố đến khả năng trả nợ của KHCN. Đề tài cũng đề xuất các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với đặc thù VietinBank CN 4 nhằm nâng cao khả năng trả nợ của KHCN vay vốn trung và dài hạn, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do đó đề tài có đóng góp về mặt thực tiễn giúp VietinBank CN 4 và các CN NHTM khác hoàn thiện công tác phát triển tín dụng KHCN theo hướng an toàn và hiệu quả. 1.8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại VietinBank CN 4 Chương 5: Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ của KHCN tại VietinBank CN 4.
- 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân 2.1.1. Tín dụng khách hàng cá nhân 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng khách hàng cá nhân Theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam năm 2010: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”; “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định” (Nguyễn Minh Kiều, 2009) “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. (Luật Các tổ chức tín dụng, 2010). Law và Smullen (2007) định nghĩa “tín dụng cá nhân là khoản tiền hoặc tài sản mà các tổ chức tín dụng cung cấp cho một cá nhân sau khi đã đánh giá rủi ro về cá nhân này và tổ chức cung cấp tín dụng này sẽ nhận được khoản tiền gốc và lãi cho vay sau một khoản thời gian nhất định theo thỏa thuận”. Từ các định nghĩa trên, có thể thấy tín dụng cá nhân là một hình thức tín dụng trong đó tổ chức tín dụng đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho KHCN hoặc hộ gia đình sau khi đã đánh giá rủi ro về loại khách hàng này và ngân hàng sẽ nhận lại cả gốc và lãi cho vay sau một khoản thời gian nhất định theo thỏa thuận, trong phạm vi luận văn, tác giả sẽ sử dụng theo định nghĩa này để nghiên cứu về tín dụng khách hàng cá nhân. 2.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng khách hàng cá nhân Theo Đường Thị Thanh Hải (2014), tín dụng KHCN cũng là một loại hình tín dụng nên có những đặc điểm chung như sau:
- 6 Dựa trên cơ sở sự tin tưởng lòng tin lẫn nhau: Sự tin tưởng đóng vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của quan hệ tín dụng ngân hàng. Ngoài những đặc điểm chung và cơ bản mà khoản cho vay nào cũng có cho vay KHCN còn có những đặc điểm: Số lượng khoản vay lại rất nhiều: Cho vay KHCN khác rất nhiều so với việc ngân hàng cho vay khách hàng doanh nghiệp (KHDN) vì nhu cầu KHCN rất đa dạng. Giá trị mỗi khoản vay không lớn vì mục đích chủ yếu của những khoản vay là phục vụ nhu cầu đời sống (nhà ở, ô tô, trang thiết bị sinh hoạt….). Lãi suất cho vay KHCN thường cao hơn lãi suất cho vay KHDN: vì rủi ro đối với cho vay KHCN thông thường cao hơn nhiều so với cho vay KHDN và khoản vay KHCN thường dài hơn so với cho vay KHDN. Chính vì lý do đó nên các ngân hàng thường lấy lãi suất cho vay cá nhân cao hơn doanh nghiệp để bù đắp khoản rủi ro nếu có xảy ra cho tương lai. Tính nhạy cảm theo chu kỳ: Cho vay KHCN thông thường có tính nhạy cảm theo chu kỳ nó tăng lên trong thời kỳ kinh tế mở rộng, khi mà mọi người dân cảm thấy lạc quan về tương lai. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều cá nhân và hộ gia đình cảm thấy không tin tưởng nhất là khi họ thấy tình trạng thất nghiệp tăng lên và họ sẽ hạn chế việc vay mượn từ Ngân hàng Tiềm ẩn nhiều RRTD cao: Cho vay KHCN tiềm ẩn nhiều RRTD vì đối tượng vay vốn là cá nhân và hộ gia đình có thu nhập chính là từ lương, cho thuê tài sản và dễ thay đổi tùy vào sức khỏe và tình trạng công việc luôn thay đổi ở từng thời điểm khác nhau. Ngân hàng thường thẩm định dựa trên hồ sơ khách hàng cung cấp thường là sao kê thu nhập, hợp đồng cho thuê tài sản…. chủ yếu đánh giá dựa trên ngắn hạn nhưng không đảm bảo được tình trạng thu nhập bền vững vì vẫn còn tùy vào tính chất và thời gian khách hàng gắn bó với công việc của mình. 2.1.2. Lý thuyết về khả năng trả nợ của KHCN Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về khả năng trả nợ của KH, có một số định nghĩa do một số tổ chức công bố như:
- 7 Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), khả năng thanh toán (hay khả năng trả nợ) là khả năng mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể hoàn trả các khoản nợ đến hạn. Theo định nghĩa từ Ngân hàng Nhà nước , 2013 thì khả năng trả nợ của khách hàng là việc KH có khả năng để hoàn trả nợ đúng hạn và đầy đủ cho bên vay hay không. Bên cạnh đó, có một số dấu hiệu về KNTN của khách hàng mà cụ thể hơn là dấu hiệu của việc KH không trả được nợ. Thông tư số 11/2021/TT-NHNN: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”. Khi khách hàng được ngân hàng cấp tín dụng, nợ của khách hàng nói chung và KHCN được phân loại theo hai phương pháp là định tính và định lượng (Thông tư số 11/2021/TT-NHNN). Đối với phương pháp định lượng được quy định tại Thông tư số 11/2021/TT-NHNN, nợ được phân loại thành 5 nhóm: Bảng 2.1: Các nhóm nợ theo quy định Nhóm nợ Tên gọi Đặc điểm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn Đủ khả năng thu hồi nợ đúng hạn 2 Nợ cần chú ý Nợ quá hạn dưới 90 ngày 3 Nợ dưới chuẩn Nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày 4 Nợ nghi ngờ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày 5 Nợ không có khả năng chi trả Nợ quá hạn trên 360 ngày (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
- 8 Ủy ban Basel cũng định nghĩa khách hàng “default - không có khả năng trả nợ” trong Basel Committee on Banking Supervision (2006) là những khách hàng có một trong các biểu hiện hay tất cả biểu hiện sau: - Không có khả năng thanh toán đầy đủ nghĩa vụ nợ khi đến hạn trước khi ngân hàng phải bán tài sản (nếu có) để thu hồi; - Có các khoản nợ có thời gian quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên. Được trình bày bằng định nghĩa “không có khả năng trả nợ” trong tài liệu của Basel. IMF (2019) khuyến nghị rằng các khoản vay (và các tài sản khác) nên được phân loại là “non-performing loan - nợ xấu” khi: các khoản thanh toán gốc và lãi quá hạn từ 90 ngày trở lên; hoặc có khoản thanh toán lãi bằng 90 số ngày lãi trở lên đã được vốn hóa (nhập vào số tiền gốc), tái cấp vốn, hoặc tái tục (trì hoãn thanh toán theo thỏa thuận); hoặc có bằng chứng tồn tại để phân loại chúng là không hiệu quả ngay cả khi không có khoản thanh toán quá hạn 90 ngày, chẳng hạn như khi con nợ nộp đơn xin phá sản. Từ các định nghĩa và quan điểm trên cho thấy, một khoản nợ được xác định là nợ xấu thường dựa trên 2 yếu tố: thứ nhất là có ngày quá hạn trên 90 ngày và thứ hai là ngân hàng nghi ngờ về năng lực của khách hàng. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, được chia làm các nhóm chính là: Các yếu tố từ phía khách hàng, yếu tố từ phía ngân hàng, các đặc điểm của khoản vay và các nhóm các yếu tố khác. Luận văn sẽ phân tích ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố như sau: 2.2.1. Các yếu tố từ phía khách hàng Ngoài các chỉ số kinh tế của khoản vay hay ngân hàng, còn tồn tại các yếu tố xã hội khác từ những người đi vay cũng có thể dự đoán khả năng họ không trả được nợ. Do đó, các tổ chức ngân hàng đang tích hợp cả các biến kinh tế và xã hội trong mô hình đánh giá cho vay để cải thiện hiệu suất trả nợ. Trong phạm vi luận văn, tác giả đánh giá một số yếu tố liên quan đến cá nhân của khách hàng gồm: Tuổi, thu nhập, giới tính, trình độ học vấn, số người phụ thuộc và tình trạng hôn nhân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Smart Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
127 p | 20 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 29 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p | 37 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
92 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p | 26 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p | 18 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021
91 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
95 p | 12 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn