Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 40
download
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM. Từ đó, đề xuất một số phương pháp nhận thức về cảm xúc giận dữ để điều khiển hành vi ứng xử một cách phù hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐINH QUỲNH CHÂU ẢNH HƯỞNG CỦA CẢM XÚC GIẬN DỮ LÊN HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ THỨC TRẺ TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC Mã số: 60.31.80 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THU MAI TP. HỒ CHÍ MINH – 2011
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực. Tác giả Đinh Quỳnh Châu
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 2 3T 3T MỤC LỤC ............................................................................................................................ 3 3T T 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... 6 3T T 3 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 7 3T T 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................................................ 7 3T 3T 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................................................................. 8 3T 3T 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................. 8 3T T 3 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 8 3T 3T 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU................................................................................................................. 8 3T 3T 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:........................................................................................................ 9 3T 3T 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................................................... 9 3T 3T 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................. 10 3T 3T CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 11 3T 3T 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CẢM XÚC GIẬN DỮ VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ .................... 11 3T T 3 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................................. 11 T 3 T 3 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ................................................................................... 13 T 3 T 3 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẢM XÚC GIẬN DỮ VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ ....... 15 3T T 3 1.2.1. Cảm xúc và cảm xúc giận dữ.................................................................................................... 15 T 3 3T 1.2.1.1. Khái niệm về cảm xúc và cảm xúc giận dữ ....................................................................... 15 T 3 T 3 1.2.1.2. Nguyên nhân của cảm xúc giận dữ.................................................................................... 26 T 3 T 3 1.2.1.3. Biểu hiện của cảm xúc giận dữ ......................................................................................... 27 T 3 T 3 1.2.1.4. Các cách xử lý cơn giận .................................................................................................... 29 T 3 3T 1.2.2. Hành vi và hành vi ứng xử ....................................................................................................... 32 T 3 3T 1.2.2.1. Khái niệm về hành vi ........................................................................................................ 32 T 3 3T 1.2.2.2 Đặc điểm của hành vi ........................................................................................................ 34 T 3 3T 1.2.2.3 Khái niệm về ứng xử ......................................................................................................... 34 T 3 3T 1.2.2.4. Đặc trưng của ứng xử ....................................................................................................... 35 T 3 3T 1.2.2.5. Các kiểu ứng xử và phân loại hành vi ............................................................................... 36 T 3 T 3 1.2.2.6. Hành vi ứng xử ................................................................................................................. 37 T 3 3T 1.2.3. Một số phương pháp kiểm soát cơn giận .................................................................................. 38 T 3 T 3 1.3. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ THỨC TRẺ TUỔI ..................... 40 3T T 3 1.3.1. Đặc điểm tâm lý của người trưởng thành trẻ tuổi ...................................................................... 40 T 3 T 3
- 1.3.2. Khái niệm lao động trí thức trẻ tuổi .......................................................................................... 42 T 3 T 3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................... 47 3T 3T CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CẢM XÚC GIẬN DỮ LÊN HÀNH VI 3T ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ THỨC TRẺ TUỔI TẠI TP. HCM ............. 49 T 3 2. 1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ....................................................................................................... 49 3T 3T 2.1.1 Thể thức nghiên cứu ................................................................................................................. 49 T 3 3T 2.1.2 Mẫu nghiên cứu thực trạng........................................................................................................ 54 T 3 3T 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ........................................................................................................ 54 3T 3T 2.2.1. Mức độ thường xuyên và phân loại cơn giận của người lao động trí thức trẻ tuổi tại một số quận T 3 nội thành TP.HCM ............................................................................................................................ 54 3T 2.2.1.1. Mức độ thường xuyên cảm thấy tức giận .......................................................................... 54 T 3 T 3 2.2.1.2 Các kiểu cơn giận ở người lao động trí thức trẻ tuổi........................................................... 55 T 3 T 3 2.2.2.Cách xử lý và hiệu quả xử lý cảm xúc giận dữ của người lao động trí thức trẻ tuổi tại một số T 3 quận nội thành TP.HCM .................................................................................................................... 61 3T 2.2.2.1.Cách xử lý cảm xúc giận dữ:.............................................................................................. 61 T 3 3T 2.2.2.2 Hiệu quả của việc xử lý cảm xúc giận dữ: ......................................................................... 69 T 3 T 3 2.2.3.Các lĩnh vực chịu ảnh hưởng và nguyên nhân cảm xúc giận dữ ................................................ 71 T 3 T 3 2.2.3.1 Các lĩnh vực chịu ảnh hưởng: ........................................................................................... 71 T 3 T 3 2.2.3.2 Nguyên nhân gây ra cảm xúc giận dữ: .............................................................................. 74 T 3 T 3 2.2.4.Nhận thức về các yếu tố và vai trò của cảm xúc giận dữ của người lao động trí thức trẻ tuổi tại T 3 một số quận nội thành TP.HCM......................................................................................................... 76 3T 2.2.4.1. Nhận thức đối với các yếu tố liên quan đến cảm xúc giận dữ: .......................................... 76 T 3 T 3 2.2.4.2 Nhận thức về vai trò của cảm xúc giận dữ:........................................................................ 81 T 3 T 3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 83 3T 3T CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẬN THỨC VỀ CẢM XÚC GIẬN DỮ ĐỂ 3T ĐIỀU KHIỂN HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ THỨC TRẺ TUỔI TẠI TP.HCM ..................................................................................................................... 85 T 3 3.1. Tổ chức nghiên cứu biện pháp ......................................................................................................... 85 3T 3T 3.1.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................ 85 T 3 3T 3.1.2. Thể thức nghiên cứu ................................................................................................................ 85 T 3 3T 3.1.3. Khách thể ................................................................................................................................. 85 T 3 3T 3.1.4. Giới hạn ................................................................................................................................... 86 T 3 3T 3.1.5. Qui trình nghiên cứu biện pháp ................................................................................................ 86 T 3 3T 3.1.6. Thời gian nghiên cứu: .............................................................................................................. 86 T 3 3T 3.2. Một số biện pháp nhận thức về cảm xúc giận dữ để điều khiển hành vi ứng xử của người lao động trí 3T thức trẻ tuổi tại TP.HCM ........................................................................................................................ 86 3T
- 3.2.1. Biện pháp 1: Điều chỉnh nhận thức về vai trò của cảm xúc giận dữ trong đời sống tình cảm của T 3 con người .......................................................................................................................................... 86 T 3 3.2.2. Biện pháp 2: Điều chỉnh nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng lên cảm xúc giận dữ .................... 87 T 3 T 3 3.2.3. Biện pháp 3: Điều chỉnh nhận thức về các “mồi nhử” giận dữ .................................................. 88 T 3 T 3 3.2.4. Biện pháp 4: Điều chỉnh nhận thức về nhu cầu cốt lõi của bản thân .......................................... 89 T 3 T 3 3.3. Kết quả nghiên cứu trường hợp ....................................................................................................... 91 3T 3T 3.3.1. Trường hợp 1 ........................................................................................................................... 91 T 3 3T 3.3.2. Trường hợp 2 ........................................................................................................................... 94 T 3 3T TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 99 3T 3T KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 100 3T 3T KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 100 3T T 3 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................................................... 102 3T T 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 104 3T 3T PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 108 3T T 3
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CL: Chọn lựa ĐLC: Độ lệch tiêu chuẩn TH: Tình huống MYN: Mức ý nghĩa trong kiểm nghiệm Chi Bình Phương TB: Điểm trung bình TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TVV: Tham vấn viên
- MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Tầm quan trọng của cảm xúc đối với hoạt động tâm lý của con người: cảm xúc có vai trò to lớn trong đời sống và trong hoạt động của con người. Nó ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi của một cá nhân. Cảm xúc có thể giúp con người có sức mạnh vượt qua khó khăn nhưng cũng có lúc lại trở thành nguyên nhân gây ra khó khăn cho họ. 1.2. Ứng xử trong xã hội được hiểu là cách hành động của các vai trò xã hội nào đó trước một chủ thể xã hội khác cũng có một vị trí xã hội. Ứng xử không thể hiện sự chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, tính toán, thể hiện qua thái độ, cử chỉ, hành vi, cách nói năng, tuỳ thuộc vào tri thức, nhân cách, trình độ của chủ thể nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất. Như vậy, ứng xử đóng một vai trò quan trọng việc duy trì các mối quan hệ xã hội giữa người với người. 1.3. Cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi nói chung và hành vi ứng xử của con người nói riêng. Khi một cảm xúc xuất hiện rồi trở nên mãnh liệt, sự nhìn nhận của chúng ta về mọi thứ đều bị bóp méo. Lúc này chúng ta chỉ tập trung vào cảm xúc của mình mà phản ứng lại một cách nhanh chóng. Vào lúc cảm xúc choáng ngợp, tất cả những gì chúng ta làm, ta đều thấy mình hành động rất hợp lý vì thông tin của cảm xúc đưa lại khiến ta tưởng rằng đã quá đủ để đi đến một quyết định. Điều này sau đó ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của chúng ta theo nhiều cách khác nhau: trực tiếp, gián tiếp, tích cực hay tiêu cực. Cảm xúc giận dữ là một xúc cảm hết sức bình thường mà mỗi người đều trải qua vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ rất mạnh mẽ. Đặc biệt khi nó không được nhận thức đúng mức và trở nên tiêu cực, cảm xúc giận dữ có thể gây ra vô số những rắc rối mà ảnh hưởng của nó đến hành vi ứng xử của chúng ta có thể làm cho toàn bộ chất lượng cuộc sống của ta thay đổi, từ những mối quan hệ tốt đẹp biến thành khủng khiếp. Ở Việt Nam, cho tới nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu ảnh hưởng cảm xúc giận dữ một cách cụ thể để hiểu được cường độ, mức độ thường xuyên, nguyên nhân và cách xử lý cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của con người. 1.4. Thực tiễn cho thấy, người trưởng thành trẻ tuổi nói chung và người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM nói riêng còn chưa ý thức rõ ràng về ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của mình. Mối quan hệ giữa việc nhận thức về cảm xúc giận dữ và hành vi giao tiếp còn khá mới mẻ đối với họ.
- Từ những lý do nêu trên, người nghiên cứu thực hiện nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM. Từ đó đề xuất một số phương pháp nhận thức về cảm xúc giận dữ để điều khiển hành vi ứng xử một cách phù hợp. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu: 3.1.1 Khách thể nghiên cứu thực trạng: -200 người lao động trí thức từ 20 đến 40 tuổi làm việc tại một số quận nội thành TP.HCM. 3.1.2 Khách thể nghiên cứu trường hợp: - 02 người lao động trí thức tự nguyện tuổi từ 20 đến 40 làm việc tại nội thành TP.HCM 3.2. Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM. 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU - Lao động trí thức trẻ tuổi TP.HCM giận dữ khá thường xuyên. - Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong biểu hiện cảm xúc giận dữ. - Lao động trí thức trẻ tuổi đa số có biểu hiện đè nén cảm xúc giận dữ của mình. - Nhận định về hiệu quả xử lý cảm xúc giận dữ ở người lao động trí thức trẻ tuổi chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tình trạng gia đình, độ tuổi và các mối quan hệ. - Nguyên nhân gây ra cảm xúc giận dữ ở người lao động trí thức trẻ tuổi chủ yếu liên quan đến công việc. - Nhận thức về cảm xúc giận dữ có ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xúc cảm giận dữ, hành vi, ứng xử và đặc điểm tâm lý lứa tuổi người trưởng thành trẻ tuổi. 5.2. Phân tích thực trạng ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trẻ tuổi tại TP.HCM và nguyên nhân của thực trạng đó.
- 5.3. Đề xuất một số phương pháp nhận thức về xúc cảm giận dữ để điều khiển hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: 6.1.1. Mục đích của nghiên cứu lý luận - Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài như: xúc cảm, xúc cảm giận dữ, hành vi, ứng xử, đặc điểm tâm lý của người trưởng thành trẻ tuổi. - Từ khung lý luận xác lập cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình, phương pháp nghiên cứu. 6.1.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các công trình đã được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 6.2.1. Mục đích của nghiên cứu thực tiễn: - Tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng cảm xúc giận dữ lên hành vi ứung xử của người lao động trẻ tuổi tại TP.HCM để đề xuất một số phương pháp nhận thức về cảm xúc giận dữ để điều khiển hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM cho phù hợp. 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 6.2.2.1. Phương pháp quan sát 6.2.2.2. Phương pháp điều tra 6.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 6.2.2.4. Phương pháp thống kê toán học 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nội dung: Trong đề tài này, người nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại một số quận nội thành TP.HCM. - Địa điểm: tại một số quận nội thành TP.HCM
- - Đối tượng khảo sát: 200 người lao động độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi làm việc tại một số quận nội thành TP.HCM. - Đối tượng nghiên cứu trường hợp: 02 người lao động trí thức tự nguyện từ 20 đến 40 tuổi. 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM. Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cảm xúc giận dữ và hành vi ứng xử. - Góp phần làm sáng tỏ thực trạng ảnh hưởng cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại một số quận nội thành TP.HCM. - Chứng minh rằng có thể xây dựng và hình thành những hành vi ứng xử phù hợp thông qua việc nhận thức cảm xúc giận dữ.
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CẢM XÚC GIẬN DỮ VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Xúc cảm đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu. Chúng đầu tiên được đưa ra trong những tác phẩm triết học. Theo Aristotle (384 TCN-322TCN), giận dữ là “sự thúc đẩy - có kèm theo đau khổ- trả thù thẳng tay sự khinh thường bất xứng, một cách công khai, rõ ràng hướng đến chính chúng ta hay các bạn bè của chúng ta”. Ông cũng phân biệt sự giận dữ thích đáng và không thích đáng “ai cũng có thể giận dữ, điều này thì dễ dàng. Nhưng giận dữ đúng người, đúng mức, đúng lúc, đúng lý và đúng cách thì không dễ dàng” [66, tr.141]. Lucius A.Seneca (4 TCN- 65TCN) cho rằng giận dữ là một sự rung động tinh thần đột ngột và mạnh mẽ, hướng thẳng đến việc thực hiện sự trả thù, một rung động kết hợp với ý chí và sự phán xét, trừng phạt. Giận dữ có liên quan đến tình trạng bừng bừng của cơ thể (ngực). Lucius chia giận dữ ra làm 3 giai đoạn xảy ra liên tục gồm: sự khơi dậy không có chủ ý, ý nghĩ có ý thức về đối tượng giận dữ, đòi hỏi sự trừng trị và giai đoạn cuối là lý lẽ ngăn chặn. Tác giả cũng xem xét đến sự ảnh hưởng của lứa tuổi lên cảm xúc giận dữ và cho rằng ở trẻ em, giận dữ thì đột ngột, hỗn độn, ở tuổi giữa đời, giận dữ trở nên dữ dội và thiết thực còn giận dữ ở tuổi già và những người bệnh thì ít mạnh mẽ hơn [69]. Plotinus (204-270) thì quan niệm giận dữ là một xúc cảm nảy sinh từ việc tri giác và hiểu biết sự đau đớn của chính mình hoặc sự đau đớn của người khác. Xúc cảm này khởi phát theo sau một biến đổi đã xảy ra trước nơi cơ thể (trong gan hay máu). Mật hay máu nóng lên hoặc lưu chuyển, tâm hồn nhận ra những chuyển động ấy, lý trí ý thức được sự đau đớn rồi xúc cảm giận dữ được cảm nhận[69]. Nghiên cứu cảm xúc trong thế kỉ 20 đã tập trung trực tiếp hơn là tìm hiểu cách thức chúng ta trải nghiệm các cảm xúc. Có các thuyết sau: [64, tr.484] Thuyết thông tin phản hồi từ khuôn mặt cho rằng cảm xúc do nhận thức những biến đổi khuôn mặt, có quan hệ giữa thay đổi biểu hiện trên khuôn mặt và sự trải nghiệm các cảm xúc khác nhau. Ban đầu được Tomkins (1962) phát triển, sau đó được Izard (1977) và Ekman, Friesen (1971), Plutchik (1980) tiếp tục nghiên cứu. Thuyết James-Lange cho rằng các sự kiện bên ngoài gây nên những thay đổi sinh lý ở người và chính sự nhận thức về thay đổi đó dẫn đến cảm xúc. Thuyết Cannon –Brad cho rằng cảm xúc có thể xuất hiện khi không có các phản xạ sinh lý, cảm xúc và những thay đổi sinh lý xuất hiện cùng với nhau. Thuyết Schater và Singer coi nhận thức là quan trọng nhất trong việc gọi tên các cảm xúc. Khi
- con người được kích thích về mặt sinh lý, họ sẽ tìm các yếu tố của môi trường để giải thích cho sự kích thích của họ và đặt tên (dán nhãn) cho cảm xúc của mình. Khi thuyết các cảm xúc phân hoá ra đời, giận dữ được nghiên cứu tỉ mỉ như một trong những cảm xúc nền tảng của con người. Carroll E.Izard đã nhận xét về xúc cảm giận dữ trong tác phẩm Những cảm xúc của con người như sau: “giận dữ là cảm xúc nền tảng mà việc kiểm soát sự biểu hiện của nó phải được chú ý đặc biệt trong quá trình xã hội hoá. Biểu hiện bên ngoài của căm giận rất dễ nhận ra. Khi căm giận, máu “sôi lên”, mặt nóng bừng bừng. Năng lượng được huy động nhanh làm trương cơ và gây nên cảm giác sức mạnh, dũng cảm, tự tin” [6, tr.109]. Tiến sĩ Harriet Goldhor Lerner trong tác phẩm The Dance of Anger (Vũ khúc của cơn giận) xuất bản năm 1985 đã nghiên cứu cơn giận của phụ nữ. Bà không nghiên cứu cơn giận một cách riêng lẻ hoặc thuần tuý về mặt lý thuyết mà nghiên cứu nó trong mối liên hệ với khả năng kiểm soát cơn giận ở phụ nữ [25]. Tiến sĩ Les Carter cũng cùng hướng nghiên cứu cùng với tiến sĩ H.G.Lerner nhưng ông nghiên cứu cơn giận ở con người nói chung chứ không nghiên cứu nó dưới ảnh hưởng của giới tính. Trong tác phẩm Trap of Anger (Cái bẫy của cơn giận) ông đã đưa ra bản chất của cơn giận, nguyên nhân và cách kiểm soát nó [38]. Trong tác phẩm Prisoner of Hate: the cognitive basic of Anger, Hostility and Violent (1999) (Tù 4T nhân của sự căm ghét: nhận thức cơ bản về sự tức giận, chống đối và bạo lực), tiến sĩ Aaron Beck đã phát triển nền tảng lý thuyết cơ bản của liệu pháp nhận thức. Ông phân tích sự giận dữ và thù địch từ cách nhìn nhận trên quan điểm của thuyết nhận thức, và cho thấy một số các biến dạng nhận thức cơ bản ảnh hưởng chính đến hành vi bạo lực của cá nhân và nhóm. Nhằm mục đích viết cho chuyên gia, với sắc thái triết học ông đã trình bày một đánh giá dưới góc độ nhận thức về hành vi bạo lực khác nhau, từ bạo lực cá nhân đến hành vi khủng bố diệt chủng. Nghiên cứu về cảm xúc giận dữ cũng được các tác giả nước ngoài gắn liền với mục đích kiểm soát nó như các tác giả sau: Beverly Engel với tác phẩm Honor your Anger: how transforming your anger style can change your life (Tán dương cơn giận: thay đổi cách giận có thể làm thay đổi cuộc đời bạn như thế nào) , tiến sĩ W. Doyle Gentry với tác phẩm Anger Managerment for Dummies 6T (Quản lý cơn giận), Thomas J. Harbin có tác phẩm Beyond Anger (Phía sau cơn giận), Gary Chapman với Anger: Handling a powerful emotion in a healthy way (Giận dữ: giải quyết một cảm xúc mạnh mẽ theo cách lành mạnh),… 6T Gần nhất với hướng nghiên cứu ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử có Lynda 6T H.Powell. Trong cuốn The Hook: A Metaphor for gaining control of emotional reactivity (Mồi nhử: Một phép ẩn dụ để kiểm soát phản ứng cảm xúc), nhằm giúp các bệnh nhân tim mạch giảm những phản ứng tim mạch mãn tính, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra cách tác động giúp họ kiểm soát cảm
- xúc giận dữ - một yếu tố được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cơn đau tim. Tác giả chia ra hai nhóm. Nhóm thực nghiệm ngoài việc được thảo luận về chế độ ăn kiêng, tập thể dục, thuốc,… còn được hướng dẫn theo liệu pháp nhận thức hành vi để nhận biết cảm xúc giận dữ của cá nhân và những suy nghĩ dẫn đến một số kiểu hành vi liên quan [69, tr.101-102]. Tóm lại, hướng nghiên cứu chính về cảm xúc giận dữ và hành vi ứng xử của các tác giả nước ngoài là nghiên cứu cảm xúc giận dữ trong mối liên hệ với stress và cách kiểm soát cơn giận của cá nhân và dưới góc độ trị liệu. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Trong nước những nghiên cứu về cảm xúc giận dữ cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn rất ít, có thể kể đến đề tài khóa luận tốt nghiệp “Bước đầu tìm hiểu cảm xúc giận dữ ở học sinh trung học cơ sở” của Lương Trí Dũng. Tác giả Trí Dũng đã tìm hiểu mức độ xảy ra giận dữ, cách thức giải tỏa cơn giận, năng lực nhận thức và kiểm soát cảm xúc giận dữ của 320 học sinh thuộc hai khối 7 và 9 tại TP.HCM [10]. Còn lại, những công trình khác chủ yếu nghiên cứu về cảm xúc nói chung, nghiêng theo hướng trí thông minh cảm xúc như khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu những biểu hiện trí tuệ cảm xúc của học sinh một số trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh” của Cao Văn Quang [44], bài viết “Xúc cảm hướng dẫn sự lựa chọn” của Nguyễn Văn Thiêm [50], bài viết “Vấn đề xúc cảm và sự cần thiết nghiên cứu xúc cảm trong hoạt động dạy học” của tác giả Nguyễn Đức Sơn [45, tr. 9-10], Xúc cảm, tình cảm và các kỹ năng xã hội ở học sinh THPT của tác giả Nguyễn Công Khanh [30, tr.41-47], Bước đầu thử nghiệm nâng cao trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học Hà Nội của Dương Thị Hoàng Yến [62, tr.59-63]. Các đề tài nghiên cứu về hành vi có khá nhiều nhưng chủ yếu tập trung vào khách thể là trẻ em như đề tài “Cơ sở tâm lý của việc hình thành hành vi văn hoá ở trẻ lứa tuổi mầm non” của Ngô Công Hoàn [20, tr.44-47], Quy trình và phương pháp giáo dục hành vi văn hoá cho vị thành niên trong gia đình của Nguyễn Thị Tuyết Mai [40, tr.44-49], Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức tiêu cực đối với hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên của Nguyễn Thị Hoa (2004). Hành vi còn được các tác giả nghiên cứu dưới góc độ chung, không xem xét dưới ảnh hưởng của khách thể cụ thể như tác phẩm “Hành vi giao tiếp” của Erhard Thiel [41] nghiên cứu vai trò, ý nghĩa của các hành vi trong giao tiếp, các tư thế, cử động tay, chân, dáng người, nét mặt... thích hợp trong từng môi trường, hoàn cảnh giao tiếp, bài viết về hành vi sai lệnh chuẩn mực xã hội của Lưu Song Hà [17, tr.13-18], bài viết về hành vi giải quyết bất đồng, mâu thuẫn của Lê Văn Hảo [16, tr.28-30]. Về ứng xử, có thể kể đến tác phẩm “Tâm lý học ứng xử” của Lê Thị Bừng đưa ra một số vấn đề lý thuyết về ứng xử, đề tài “Ứng xử của người dân vùng đồng bằng sông Hồng trong gia đình” của Lê Thị Thanh Hương, Phạm Thị Mai Hương, Lã Thị Thu Thuỷ... [21] nghiên cứu các đặc điểm ứng
- xử trong gia đình của người Việt vùng đồng bằng sông Hồng, phát hiện những thay đổi của chúng theo thời gian từ truyền thống đến hiện đại: ứng xử trong quan hệ vợ - chồng, ông bà, bố mẹ, con cháu. Nghiên cứu về lao động trí thức có thể kể đến đề tài cấp nhà nước “Nhân cách văn hoá tri thức Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế” do Lê Thị Thanh Hương làm chủ nhiệm. Đề tài được tiến hành trong hai năm 2008, 2009. Khách thể nghiên cứu bao gồm 1608 trí thức đang làm việc tại các thành phố Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, đã tập trung làm rõ một số nội dung sau: 1. Xác định một số khái niệm công cụ như các khái niệm nhân cách, văn hoá, trí thức, nhân cách văn hoá trí thức, xây dựng mô hình nhân cách văn hoá trí thức trên bình diện lý thuyết làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu thực tiễn. 2. Xác định các nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành nhân cách văn hoá tầng lớp trí thức Việt Nam hiện nay (như văn hoá truyền thống, cách mạng khoa học - công nghệ, bối cảnh phát triển, kinh tế thị trường, các chính sách đối với trí thức...). 3. Đánh giá thực trạng nhân cách văn hoá trí thức Việt Nam hiện nay, (một số phẩm chất nhân cách cần thiết hoạt động nghề, trong quan hệ xã hội, quan hệ với bản thân…) những biểu hiện tích cực, những hạn chế của họ và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết. 4. Dự báo xu hướng biến đổi nhân cách văn hoá trí thức Việt Nam đến năm 2020. 5. Đề xuất các giải pháp phát triển nhân cách văn hoá trí thức đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước. Lã Thị Thu Thuỷ trong bài viết “Động cơ thành đạt trong hoạt động nghề nghiệp của trí thức hiện nay” [55, tr.13] nghiên cứu nỗ lực thành đạt trong hoạt động nghề nghiệp, tính bền vững của động cơ thành đạt và tính cạnh tranh trong công việc của trí thức nước ta hiện nay. Tác giả này cũng một số khía cạnh khác liên quan đến lao động trí thức như hứng thú nghề nghiệp và mối tương quan với sự gắn bó với nghề [54, tr.51], một số nguyên nhân tâm lý trong hiện tượng chảy máu chất xám [53, tr 21-24]. Tác giả Phan Thị Mai Hương trong nghiên cứu về định hướng giá trị xã hội của trí thức hiện nay đã đi đến kết luận tuy không có sự khác biệt rõ rệt về định hướng giá trị xã hội giữa trí thức nam và nữ nhưng lại thấy rõ sự khác biệt giữa các thế hệ trí thức với các nhóm tuổi khác nhau. “Càng trẻ tuổi, trí thức càng hướng đến một mô hình xã hội trong đó phát triển kinh tế được ưu tiên hàng đầu, cho dù môi trường có thể bị suy thoái, tệ nạn xã hội có thể gia tăng, nhưng họ cũng thiên về sự đóng góp cá nhân, chấp nhận cạnh tranh và ủng hộ việc thu nhập dựa trên hiệu quả lao động chứ không quân bình, cào bằng” [23, tr.36]. Nghiên cứu về tầng lớp trí thức, ngoài góc độ Tâm lý học, ta cũng có thể kể đến một số đề tài dưới góc độ Triết học như “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam” của Nguyễn Văn Khánh [31], “Trí
- thức giáo dục đại học Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Nguyễn Văn Sơn [47], Luận án phó tiến sĩ Triết học của Phan Viết Dũng “Vị trí, vai trò của tầng lớp trí thức trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” [9], luận án phó tiến sĩ khoa học của Nguyễn Thanh Tuấn “Đặc điểm và vai trò đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay” [58] tập trung trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề trí thức, sự hình thành và phát triển của trí thức Việt Nam trong lịch sử. Nguyễn Đắc Hưng [26] đề cập đến vấn đề chung về trí thức và đội ngũ trí thức, vai trò của trí thức Việt Nam, phương hướng và giải pháp phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kì hội nhập cũng như một số khái quát về trí thức và đội ngũ trí thức [27]. Luận án phó tiến sĩ khoa học của Phan Thanh Khôi “Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay” [32] đã xác định những yếu tố với tính cách là động lực trực tiếp nhằm thúc đẩy tính tích cực sáng tạo trong lao động của trí thức nước ta hiện nay. Những công trình nghiên cứu về người lao động trí thức trong nước từ trước tới nay hầu hết chỉ tập trung trong lĩnh vực nhân cách nói chung hoặc vai trò và sự phát triển của đội ngũ này được nhìn nhận dưới quan điểm triết học. Các lĩnh vực cụ thể của người lao động trí thức như hành vi ứng xử cũng như cảm xúc hoặc mối liên hệ giữa cảm xúc và hành vi thì chưa có nghiên cứu nào. Vì cảm xúc là một vấn đề hết sức nhạy cảm và khó nghiên cứu, đặc biệt là cảm xúc giận dữ nên cho đến nay, tại Việt Nam vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động nói chung và người lao động trí thức trẻ tuổi nói riêng. Tóm lại, các tác giả ở Việt Nam chỉ tập trung nghiên cứu cảm xúc, hành vi còn cảm xúc giận dữ và hành vi ứng xử thì hầu như chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu. Đối với khách thể là người lao động trí thức thì các nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học chưa nhiều và chỉ chủ yếu tập trung tìm hiểu các yếu tố thuộc về nhân cách nói chung. 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẢM XÚC GIẬN DỮ VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ 1.2.1. Cảm xúc và cảm xúc giận dữ 1.2.1.1. Khái niệm về cảm xúc và cảm xúc giận dữ a. Khái niệm cảm xúc Theo từ điển tâm lý học [8, tr.24], cảm xúc “là sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hình thức những rung động trực tiếp”. Cảm xúc trong một từ điển tâm lý khác
- [61, tr.16] lại được định nghĩa “là phản ứng rung chuyển của con người trước một kích động vật chất hoặc một sự việc gồm 2 mặt: • Những phản ứng sinh lý do thần kinh thực vật như tim đập nhanh, toát mồ hôi, nội tiết tăng hay giảm, cơ bắp co thắt hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hoá. • Phản ứng tâm lý qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồn khổ có tính bột phát, chủ thể kiềm chế khó khăn”. Trong đề cương bài giảng tâm lý học đại cương của Sở giáo dục TP.HCM năm 1978 định nghĩa “cảm xúc và tình cảm của con người là những rung động khác nhau nảy sinh do sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố hoàn cảnh cũng như trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn, hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quen”. Các tác giả Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Xuân Thức đều có chung một nhận định về cảm xúc “đó là những thái độ thể hiện rung cảm của con người đối với những sự vật hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của con người” [48, tr.172]. Cảm xúc là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hoá, động hình hoá và khái quát hóa những cảm xúc cùng loại. Tình cảm được xây dựng từ những cảm xúc nhưng khi đã được hình thành thì lại thể hiện qua chúng một cách đa dạng, đồng thời cũng chi phối các cảm xúc. Thuật ngữ “cảm xúc” đôi khi cũng được nhiều tác giả thay thế bằng từ “xúc cảm” với ý nghĩa tương tự. Từ những định nghĩa trên, tác giả cho rằng cảm xúc là một quá trình tâm lý có tính chất nhất thời, tình huống. Đó là những rung động tương đối đơn giản, ngắn ngủi, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, các kích thích với nhu cầu của chủ thể. Cảm xúc bao gồm ba thành tố: cảm giác được thể nghiệm hay ý thức về cảm xúc, các quá trình bên trong (thuộc hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn,…) và sự biểu lộ bên ngoài có thể quan sát được [6, tr.17]. Các cảm xúc nền tảng bao gồm sáu cảm xúc là vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, ghê tởm và giận dữ. Cảm xúc có thể nảy sinh từ một trong các nguyên nhân sau: • Những nguyên nhân từ sự tri giác môi trường xung quanh, tạo nên bởi phản xạ định hướng hay kích thích từ cơ quan thụ cảm. • Những nguyên nhân từ các quá trình sinh lý như trí nhớ, tưởng tượng, tư duy hình tượng và tư duy tiên đoán, các cảm giác bên trong cơ thể, tác động của hoạt động nội tiết [6, tr.77]. b. Bản chất và nguồn gốc phát sinh cảm xúc:
- Nguồn gốc phát sinh cảm xúc luôn là vấn đề các nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu. MC. Dougall coi cảm xúc là những cái được di truyền. B.F.Skinner, J.Dolar và N.E.Miller lại giải thích cảm xúc là cách thức hay khuôn mẫu phản ứng được tiếp thu theo nguyên tắc học tập, điều kiện hóa hoặc bắt chước. Còn S.Freud coi cảm xúc là sự giải tỏa những năng lượng libido bị dồn nén. Nhà thần kinh học người Mỹ, Joseph LeDoux và một số nhà khoa học khác đã phát hiện thấy một liên hợp khu vực phụ trách, chỉ huy, kiểm soát cảm xúc: từ hệ viền (limbic), gò hải mã (hippocampus), hạnh nhân (amygdala) đến những trung khu ở vỏ não mới (neocortex) như thùy trán trước (prefrontal). Hệ này xuất phát niềm vui, sự ghê tởm, nỗi sợ và cơn giận… Sự kết nối càng nhiều giữa hệ limbic và cortex càng làm các phản ứng cảm xúc bộc lộ nhiều hơn. Ông cũng cho rằng các mạch ngắn trong não cho phép cảm xúc xuất hiện trước khi trí khôn can thiệp vào. Ví dụ một người đang chạy bộ khi thấy một vật dài uốn cong trong cỏ đã nhảy bổ sang bên trước khi nhận ra đó chỉ là một đoạn cây gãy chứ không phải con rắn. Như vậy, cortex đã nhận được tín hiệu sau amygdala một vài phần triệu giây nên nỗi sợ đến trước sự phán đoán [14, tr.50, 24]. (vùng cảm giác) Mạch dài (Gò hải mã) Mạch ngắn (đồi thị) (hạnh nhân) Hình 1.1: Sơ đồ 2 mạch cảm xúc Kích thích gây cảm xúc Phản ứng cảm xúc Trong quan niệm của X.L.Rubinstein, cảm xúc được coi là sự trải nghiệm đặc biệt được đặc trưng bởi phẩm chất, tính cách của nó như vui, buồn, giận dữ… Cùng với nhận thức và động cơ, cảm xúc là một khía cạnh đặc biệt của sự trải nghiệm và hành vi cũng như sự chế biến thông tin và đặc biệt liên quan đến sự đạt được hay không đạt được mục đích đề ra, nghĩa là liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu. Cùng quan điểm này, tác giả Nguyễn Huy Tú cho rằng cảm xúc của con người là những rung động khác nhau của chúng ta nảy sinh do thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố hoàn cảnh cũng như trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quen của chúng ta [57].
- Theo X.L.Rubinstein, mọi quá trình cảm xúc chỉ có thể có được nhờ quan hệ của chúng với hoàn cảnh đặc biệt trong đó nảy sinh với sự lưu ý đến hệ thống quan hệ đánh giá mà nó tiếp thu. Chúng là mặt trải nghiệm có liên quan đến trạng thái động cơ của cá nhân và thay đổi theo quy luật của sự biến đổi. Vì động cơ và nhu cầu luôn thay đổi trong sự biến đổi của hoàn cảnh xã hội, đặc biệt là phụ thuộc vào các quan hệ sản xuất nên mặt nội dung của cảm xúc cũng chỉ có thể được nhận thức trong mối phụ thuộc chặt chẽ với các điều kiện xã hội. Như vậy, có thể nói cảm xúc về nguồn gốc, chức năng hay sự biểu hiện luôn mang tính xã hội. c. Cơ sở sinh lý thần kinh của cảm xúc: Vào năm 1937, nhà tâm lý học Papez đã giới thiệu quan điểm đầu tiên về cơ sở sinh lý thần kinh của cảm xúc. Quan sát của ông có nhiều điểm đúng đắn và được bổ sung nhờ những khám phá thần kinh gần đây. Hải mã Hạnh nhân Hệ thần kinh tự chủ Thôn 1 g tin cảm Đồi thị Hạ đồi giác 2 Vỏ não Hệ nội tiết 1: mạch ngắn 2: mạch dài Hình 1.2: Hai vòng mạch của quá trình cảm xúc 1 : mạch ngắn - thông tin từ đồi thị chuyển đến hạnh nhân. Hải mã cung cấp kinh nghiệm về thông tin ấy cho hạnh nhân. Hạnh nhân truyền lệnh xuống hạ đồi và tạo ra phản ứng bột phát. 2 : mạch dài – thông tin cũng cùng lúc chuyển đến vỏ não. Vỏ não phân tích cặn kẽ rồi truyền lệnh đến hạnh nhân, đi xuống hạ đồi và tạo phản ứng suy xét. Khi một kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm, thông tin này được truyền lên não. Tại đây sẽ có hai quá trình thần kinh diễn ra. Đó chính là 2 vòng mạch của quá trình cảm xúc. Khi hệ thần kinh tự chủ và hệ nội tiết tạo ra phản ứng, chúng cũng sinh ra cảm giác. Cảm giác này được truyền lên vỏ não và giải thích ý nghĩa trên đó. Có thể xác định cơ sở thần kinh của quá trình cảm xúc tại ba vùng chính trên não là hạ đồi, hệ viền và vỏ não [65, tr.494]. Hạ đồi: từ năm 1930, các nhà tâm lý học đã nhận ra vai trò của hạ đồi đối với cảm xúc. Papez xem hạ đồi là thành phần chính yếu của vòng mạch liên quan đến sự nảy sinh cảm xúc. Papez chỉ rõ rằng khi hạ đồi tiếp nhận thông tin cảm giác có tính xúc cảm thích hợp từ đồi thị (nơi có chức năng như trạm thu nhận cảm giác), nó thúc đẩy họat động trong một vòng mạch của các tế bào thần kinh
- cấp cao trên não. Các tế bào thần kinh này- ngày nay được quy cho là hệ viền và vỏ não- xử lý thông tin kĩ lưỡng hơn để đánh giá cảm xúc của chúng. Khi mà vòng mạch đã hoàn tất, nó phản hồi trở lại cho hạ đồi, nơi hoạt hoá các phản ứng tự động và nội tiết. Hệ viền (hay còn gọi là hệ rìa, hệ thống viền) là một bộ phận của não, gồm những thành phần cổ nhất xuất hiện sớm nhất trong sự hình thành của não bộ: • Não cổ sơ (archicorrtex), tức cá ngựa hay hải mã. • Não cũ (paléocorrtex) gồm hành khứu, vùng vách. • Vùng quanh cá ngựa. Hệ viền đóng vai trò quan trọng trong việc nối kết thông tin hiện hữu với kinh nghiệm đã qua, đồng thời làm cho mỗi tình huống mang theo một sắc màu tình cảm nhất định, tổng hợp hai mặt cảm nhận bên trong và bên ngoài giúp hình thành cảm nhận về bản thân. Ở nhiều loài, động cơ bị hạ đồi điều khiển ở mức độ lớn và vì thế mang tính bản năng. Tuy nhiên, sự tiến hoá của hệ viền có ý nghĩa là nơi các loài, đặc biệt là con người ở chỗ hành vi bị điều khiển bởi bản năng ít hơn là bởi sự học hỏi và cách phản ứng cảm xúc riêng đối với các kích thích. Có lẽ kết cấu viền quan trọng nhất đối với cảm xúc là hạnh nhân (amygdala). Hạnh nhân có thể được so sánh như “máy điện tử” của não để tính toán ý nghĩa cảm xúc của các kích thích (theo Le Doux, 1989). Năm 1937, các nghiên cứu đã khám phá ra rằng sự tổn thương rộng lớn vùng thái dương (nơi mà sau này được chứng tỏ là có liên hệ chính đến hạnh nhân) tạo nên một hội chứng bất thường ở khỉ. Dường như chúng không còn hiểu được ý nghĩa cảm xúc của các đồ vật trong môi trường, thậm chí chúng không chịu khó nhận biết những thứ đó. Hạnh nhân (cùng với hải mã- nơi có liên hệ với trí nhớ) giữ một vị trí chính yếu trong cảm giác liên hợp và những thông tin có kèm theo cảm xúc dễ chịu hay khó chịu. Nó cho phép con người và các con vật khác đánh giá hành vi của chúng dựa trên các cảm xúc dương tính hay âm tính đối với các đối tượng hay tình huống gặp phải. Ở con người, hạnh nhân cũng giữ vai trò trong việc nhận ra cảm xúc của người khác, bằng những cách riêng quan sát biểu hiện trên nét mặt của họ. Hạnh nhân có vai trò chống đỡ một cách đặc biệt trong các phản ứng sợ hãi. Võ não: vỏ não giữ một vai trò có liên hệ đến cảm xúc. Nó cho phép con người xem xét ẩn ý của một kích thích thích ứng hoặc có lợi. Những người bị tổn thương vỏ não trán gặp phải khó khăn trong việc thực hiện những lựa chọn do cảm xúc hướng dẫn và thường cư xử theo những cách thức không đúng đắn. Vỏ não cũng liên quan đến việc giải thích ý nghĩa của các phản ứng ngoại biên. Ví dụ như kinh nghiệm của một người run đầu gối và khô cổ họng khi nói trước đám đông cho người ấy biết rằng người ấy đang lo lắng. Theo truyền thống, võ não trán giữ một vị trí quan trọng trong
- mối liên hệ xã hội của khuôn mặt, như khả năng phóng đại, thu nhỏ hay giả tạo một cảm xúc [65, tr.494]. Nếu hạnh nhân phát ra những phản ứng cảm xúc thì thuỳ trán trước là trung tâm làm dịu bớt các phản ứng này, có vai trò ức chế và điều khiển cảm xúc nhờ sự điều tiết hạnh nhân và hệ viền. Vai trò của vỏ não còn đang được khám phá với hy vọng sẽ nối kết mỗi cảm xúc cơ bản vào một vùng vỏ não riêng biệt nào đó. Tác giả Martin Yeomans đã cho rằng vùng vỏ trán trước (prefrontal cortex) là trung tâm của kinh nghiệm cảm xúc gồm có 3 vùng: dorsolateral, ventromedial và orbitofrontal. Cuối cùng, phải kể đến sự chuyên biệt hoá của bán cầu não…như những người thuận tay phải (não trái) cho biết họ có kinh nghiệm tình cảm tích cực nhiều hơn tiêu cực. Năm 1980, nhà tâm lý học Solomon đưa ra thuyết “quá trình đối lập” mà theo ông, một quá trình cảm xúc gồm: 1. Các kinh nghiệm gây nên những cảm xúc tương đối mạnh (xúc động). 2. Cảm xúc được kinh nghiệm gợi lên, tự động gây ra các “phản ứng hậu”, các cảm xúc tương phản. 3. Dần dần, phản ứng hậu chống lại hay kìm nén cường độ của xúc động đã sinh ra nó. 4. Sau khi một kinh nghiệm kết thúc, cảm xúc được trực tiếp gợi lên sẽ nhanh chóng biến mất, nhưng trái lại, phản ứng hậu thì kéo dài. 5. Khi các kinh nghiệm tương tự diễn ra, kinh nghiệm gây cảm xúc sẽ yếu đi trong khi các phản ứng hậu lại mạnh lên [67, tr.331]. Bên cạnh quan điểm trên, khi phân tích dưới khía cạnh các hiện tượng tâm lý, tác giả Champoux Roger đã đưa ra quan điểm về diễn biến một quá trình cảm xúc: Nhận thức • Từ bên trong (tưởng tượng) • Từ bên ngoài (từ các giác quan) Trí nhớ • Khung cảnh (có thật) • Xúc động Đánh giá • Nếu chấp nhận: yêu thích • Nếu không chấp nhận: không thích, sợ Cảm xúc • Hướng đến điều tốt • Tránh xa điều xấu Biến đối sinh lý Tiết hoocmon làm biến đổi sinh lý Hàng rào kìm chế Ý thức Hành vi bột phát Hành vi suy xét Nhận biết, tìm hiểu, chấp nhận, giải thoát-quyết định (có ý thức mà không có suy xét)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 367 | 100
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 503 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
82 p | 491 | 81
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
107 p | 437 | 79
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
119 p | 331 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
93 p | 307 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh
197 p | 268 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Sĩ quan Lục quân 2
133 p | 296 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học An ninh Nhân dân
178 p | 217 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh
106 p | 161 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
103 p | 188 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học
67 p | 155 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương
143 p | 171 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
103 p | 142 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự
124 p | 163 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Năng lực quản lý nhân sự của giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh
104 p | 127 | 19
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu
115 p | 152 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các Trung tâm Bảo trợ Xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
117 p | 120 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn