Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bầu không khí tâm lý của tập thể Giảng viên Học viện chính trị – Hành chính khu vực I
lượt xem 9
download
Trên cơ sở nghiên cứu bản chất bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I và những đánh giá thực trạng bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên, những yếu tố ảnh hưởng để từ đó đề xuất một số kiến nghị giúp các nhà lãnh đạo xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể tích cực cho Học viện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bầu không khí tâm lý của tập thể Giảng viên Học viện chính trị – Hành chính khu vực I
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- NGUYỄN THI ̣ PHƢỢNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦ A TẬP THỂ GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH KHU VỰC I LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội - 2013
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- NGUYỄN THI ̣ PHƢỢNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦ A TẬP THỂ GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH KHU VỰC I Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học Mã số: 60 31 80 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Thành Nghị Hà Nội – 2013 1
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 9 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 9 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 10 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 10 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 11 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 12 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về bầu không khí tâm lý ......................... 12 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về bầu không khí tâm lý trên thế giới ... 12 1.1.2. Nghiên cứu về bầu không khí tâm lý trong nước ................................ 19 1.2. Một số khái niệm của đề tài .................................................................... 20 1.2.1. Khái niệm tập thể ................................................................................. 20 1.2.2. Khái niệm bầu không khí tâm lý .......................................................... 28 1.2.3. Bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện Chính trị - Hành chính khu vực I ............................................................................................... 36 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý ............................... 37 1.4. Các tiêu chí đánh giá bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện Chính trị - Hành chính khu vực I ........................................................... 40 CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 42 2.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................. 42 2.1.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ......................................................... 42 2.1.2. Mẫu nghiên cứu .................................................................................... 43 2.1.3. Kế hoạch thực hiện............................................................................... 45 2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 45 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .......................................................... 45 2
- 2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .................................................... 45 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................ 46 2.2.4. Phương pháp trắc nghiệm Fiedler ........................................................ 47 2.2.5. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học ......... 48 2.3. Cách thức đánh giá bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện Chính trị - Hành chính khu vực I ................................................................... 48 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 50 3.1. Thực trạng bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện Chính trị - Hành chính khu vực I .............................................................................. 50 3.1.1. Bầu không khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của người giảng viên về người lãnh đạo đơn vị .................................................................................... 50 3.1.2. Bầu không khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của giảng viên về mối quan hệ giữa giảng viên với giảng viên ......................................................... 63 3.1.3. Bầu không khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của người giảng viên đối với công việc ............................................................................................ 77 3.2. Đánh giá bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện Chính trị - Hành chính khu vực I ..................................................................................... 85 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện Chính trị - Hành chính khu vực I .................................................... 90 3.3.1. Các yếu tố thuộc về người lãnh đạo ..................................................... 90 3.3.2. Các yếu tố thuộc về bản thân người giảng viên ................................... 92 3.3.3. Nhóm các yếu tố tâm lý xã hội ............................................................ 95 3.3.4. Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động với bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên ................................................................................................. 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN ................................................................................................... 99 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 100 3
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 103 PHỤ LỤC I: Phiếu trƣng cầu ý kiến ........................................................ 105 PHỤC LỤC II: Phiếu trƣng cầu ý kiến .................................................... 115 PHỤ LỤC III: Phiếu đánh giá F.Fiedler ................................................. 121 PHỤC LUC IV: Xử lý bảng hỏi dành cho giảng viên .............................. 121 PHỤ LỤC V: Xử lý bảng hỏi dành cho lãnh đạo .................................... 140 PHỤ LỤC VI: Xử lý phiếu F.FIEDLE ..................................................... 146 4
- CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BKKTL Bầu không khí tâm lý ĐK Điều kiện ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GV Giảng viên HV CT - HC KV1 Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I KV Khu vực LĐ Lãnh đạo MT Môi trường SL Số lượng TL - XH Tâm lý – xã hội TM Thỏa mãn TT Tập thể 5
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Giới thiệu về mẫu nghiên cứu ....................................................... 43 Bảng 3.1: Đánh giá của giảng viên về phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo qua cách giải quyết xung đột trong tập thể ............................................. 51 Bảng 3.2. Đánh giá của giảng viên về các mức độ thể hiện các phẩm chất, năng lực, chức năng của người lãnh đạo. ....................................................... 53 Bảng 3.3.1. Những vấn đề người GV cho rằng người LĐ cần phải .............. 56 thực hiện tốt cho tập thể ................................................................................. 56 Bảng 3.3.2. Đánh giá của giảng viên về việc thực hiện một số vấn đề trong công tác quản lý của người lãnh đạo .............................................................. 57 Bảng 3.4. Đối tượng giảng viên chia sẻ khi gặp khó khăn ............................ 59 Bảng 3.5. Tâm trạng của giảng viên khi giao tiếp với lãnh đạo .................... 61 Bảng 3.6. Bầu không khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của người giảng viên về người lãnh đạo ................................................................................... 63 Bảng 3.7. Các chủ đề giảng viên thường xuyên giao tiếp ............................. 64 Bảng 3.8. Tâm trạng của giảng viên trong các buổi họp, thảo luận .............. 66 Bảng 3.9. Tâm trạng của giảng viên khi sinh hoạt cùng đồng nghiệp .......... 68 Bảng 3.10. Đánh giá của giảng viên về mối quan hệ với đồng nghiệp ......... 70 Bảng 3.11. Mức độ mâu thuẫn giữa giảng viên với giảng viên .................... 71 Bảng 3.12. Các hoạt động chung của giảng viên trong tập thể ..................... 73 Bảng 3.13. Mức độ tham gia của giảng viên đối với các hoạt động chung của tập thể ............................................................................................................. 74 Bảng 3.14. Bầu không khí tâm lý thể hiện qua mối quan hệ giữa giảng viên với giảng viên (quan hệ chiều “ngang”) ........................................................ 76 Bảng 3.15. Tâm trạng của giảng viên khi được phân công nhiệm vụ ........... 77 6
- Bảng 3.16. Sự thỏa mãn của GV với chính sách khen thưởng, đề bạt, bổ nhiệm hàng năm ............................................................................................. 81 Bảng 3.17. Đánh giá của giảng viên về thu nhập của bản thân ..................... 83 Bảng 3.18. Sự thỏa mãn chung của giảng viên đối với công việc ................ 85 Bảng 3.19. Tổng hợp đánh giá bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện Chính trị - Hành chính khu vực I .................................................... 88 Bảng 3.20. Đánh giá của giảng viên về mối quan hệ liên nhân cách theo phương pháp F.Fiedler ................................................................................... 89 Bảng 3.21. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng phấn chấn của GV ............ 90 7
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Tương quan giữa tâm trạng khi làm việc chung với tâm trạng khi tiếp nhận nhiệm vụ và hoạt động của cả TT ......................................................... 75 Sơ đồ 2. Đánh giá chung của giảng viên về tâm trạng của bản thân khi làm sống và làm việc với tập thể ........................................................................... 86 Sơ đồ 3. Đánh giá của GV về sự thỏa mãn của bản thân đối với cuộc sống làm việc tại học viện .............................................................................................. 86 Sơ đồ 4. Mối quan hệ giữa tâm trạng và sự thỏa mãn của người GV với cuộc sống làm việc tại học viện .............................................................................. 87 Sơ đồ 5. Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động với BKKTL của TT GV ..... 97 8
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trong quá trình đổi mới đất nước, nhiệm vụ đặt ra là phải nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thực tế đã chỉ ra rằng, những phẩm chất tốt đẹp của đội ngũ cán bộ, đảng viên không phải tự nhiên mà có. Đó là quá trình tự rèn luyện của bản thân đồng thời gắn liền với công tác giáo dục của Đảng, trong đó có công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng. Mỗi giảng viên của học viện Chính trị - Hành chính là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự nghiệp đào tạo cán bộ. Gần 60 năm qua, cùng với sự lớn mạnh của tập thể cán bộ, giảng viên của học viện, đã có hàng chục vạn cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng tại học viện. Bầu không khí tâm lý tập thể tích cực, lành mạnh, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của lãnh đạo các đơn vị cơ sở cũng như học viện có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giúp các giảng viên phát huy tốt năng lực, sức sáng tạo, đồng thời biế t tương trợ, ủng hộ và chia sẻ lẫn nhau trong công việc, đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng giảng dạy ngày càng cao. Từ trước đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu bầu không khí tâm lý tập thể, nhưng việc nghiên cứu bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên để làm rõ thực trạng và các yếu tố tác động là thực sự cần thiết. Với ý nghĩa như vậy, tác giả luận văn ti ến hành nghiên cứu đề tài: “Bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện Chính trị - Hành chính khu vực I”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu bản chất bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I và những đánh giá thực trạng bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên, những yếu tố ảnh hưởng để từ đó đề xuất một số kiến nghị giúp các nhà lãnh đạo xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể tích cực cho Học viện. 9
- 3. Nhiệm vụ nghiên cứu * Lý luận về bầu không khí tâm lý của tập thể: - Tổng quan những nghiên cứu vấn đề bầu không khí tâm lý tập thể. Đọc và phân tích các lý thuyết, quan điểm, các công trình nghiên cứu về vấn đề trên để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Làm rõ các khái niệm: + Khái niệm tập thể + Khái niệm bầu không khí tâm lý, các thành tố cấu thành nên bầu không khí tâm lý + Khái niệm bầu không khí tâm lý tập thể giảng viên HV CT - HC KV I * Nghiên cứu thực tiễn: - Nghiên cứu thực trạng bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên HV CT - HC KV I và một số yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý tập thể đó. - Đề xuất một số kiến nghị cho việc xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực cho tập thể giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài nghiên cứu là bầu không khí tâm lý tập thể, các yếu tố cấu thành nên bầu không khí tâm lý tập thể và những yếu tố tác động tới bầu không khí tập thể thông qua việc đánh giá mức độ thỏa mãn của người giảng viên về ba mối quan hệ: mối quan hệ với người lãnh đạo, mối quan hệ với đồng nghiệp và mối quan hệ với công việc (tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện lao động, các chính sách, bản thân công việc đang đảm nhiệm…). 4.2. Khách thể nghiên cứu - 120 giảng viên của 14 khoa, phòng - Nghiên cứu 13 lãnh đạo đơn vị thuộc các khoa, phòng 10
- 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu thực trạng bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên ở HV CT – HC KV I và một số yếu tố ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lý tập thể đó. - Phạm vi về địa bàn: Nghiên cứu được tiến hành tại Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, Hà Nội. 6. Giả thuyết nghiên cứu Bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên ở HV CT - HC KV I là tích cực, được thể hiện qua sự thỏa mãn của người giảng viên trong mối quan hệ với người lãnh đạo, với các giảng viên khác và với công việc của chính mình. Bầu không khí tâm lý chịu tác động của ba yếu tố: (1) những yếu tố thuộc về người lãnh đạo (phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo phù hợp hay không phù hợp; người lãnh đạo có làm tốt các chức năng của mình hay không?...); (2) các yếu tố thuộc về bản thân người giảng viên (giảng viên có đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc hay không? Có yêu thích và tận tâm với công việc hay không? Có tích cực phấn đấu vì sự nghiệp của bản thân hay không?...); (3) nhóm các yếu tố tâm lý xã hội (truyền thống của tập thể, điều kiện làm việc, thu nhập hiện tại, quy chế, chính sách của học viện…). 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 7.4. Phương pháp trắc nghiệm Fiedler 7.5. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học 11
- PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về bầu không khí tâm lý 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về bầu không khí tâm lý trên thế giới a) Nghiên cứu về bầu không khí tâm lý ở nước ngoài * Nghiên cứu về bầu không khí tâm lý ở phương Tây Vào những năm 30 của thế kỉ XX, vấn đề bầu không khí tâm lý đã được nghiên cứu trong Tâm lý học lao động nhằm tăng năng suất lao động của người công nhân, giảm tính mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong các tập thể sản xuất theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Ở giai đoạn này, các nhà nghiên cứu đề cập đến những vấn đề đặc trưng của nhóm bao gồm: tiêu chuẩn nhóm, mục đích của tiêu chuẩn nhóm, sự hợp tác nhóm, cấu trúc chính thức, phong cách lãnh đạo, cơ chế hoạt động, hệ thống kiểm tra trong nhóm... Đây là những đặc trưng cơ bản của bầu không khí nhóm. Trong số các tác giả phương Tây, Elton Mayo có những đóng góp vô cùng lớn lao. Những nghiên cứu do chính ông khởi xướng và lãnh đạo trong thời gian từ 1923 đến 1939 trong đó có học thuyết Các mối quan hệ con người được hình thành trên cơ sở các Cuộc thực nghiệm ở Hawthorne, đã khẳng định tầm quan trọng của những mối quan hệ liên nhân cách và của không khí tâm lý xã hội đối với năng suất lao động. Những nghiên cứu đó đã chứng minh một cách rõ ràng rằng, năng xuất lao động của các thành viên trong một nhóm được quy định bởi tính chất của các mối quan hệ theo chiều ngang (giữa các đồng nghiệp có cùng vị trí ở trong một nhóm) và quan hệ theo chiều dọc (giữa nhóm và người lãnh đạo). Hơn thế, chính các thực nghiệm của Mayo đã đóng vai trò là một yếu tố thay đổi môi trường xã hội của xí nghiệp công nghiệp. [17; tr 178] 12
- Elton Mayo còn lý giải các vấn đề của người lao động dưới góc độ tâm - sinh lý và chỉ ra rằng trạng thái tâm lý của người lao động gây tác động một cách trực tiếp nhất đến năng suất lao động. Sự đoàn kết của nhóm người làm việc và các mối quan hệ của họ, nếu được hình thành trên cơ sở cùng nhau trung thành với sự nghiệp, sẽ kích thích lao động tốt hơn so với những khuyến khích vật chất. Chứng cứ về tác động của tiêu chuẩn nhóm thu thập từ những nghiên cứu Hawthorne nổi tiếng, Elton Mayo cùng các đồng nghiệp F.Roethisberger, M.Pholet và Dickson – những nhà tâm lý học tổ chức thông qua nghiên cứu Những cuộc thí nghiệm lâm sàng đã đưa ra một kết luận rõ ràng về ý nghĩa của sự hòa hợp và đoàn kết tâm lý - tinh thần. Học thuyết của A.Mayo đã nhấn mạnh đến vai trò của quan hệ con người và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của nhóm, tập thể. Một thời điểm quan trọng khác trong việc nghiên cứu nhóm nhỏ là “Lý thuyết trường” do K. Lewin đưa ra năm 1938. Lewin hiểu hành vi của cá nhân và của nhóm bằng một cách nhìn cơ động, giống như một hệ thống lực thường xuyên căng thẳng, như là kết quả của những biến đổi trong trường tâm lý ở một đơn vị thời gian xác định. Về phương diện ứng dụng, Lewin đã tiến hành nhiều nghiên cứu về vấn đề phong cách lãnh đạo đã phát hiện ra ba kiểu phong cách lãnh đạo đó là: phong cách độc đoán, phong cách dân chủ và phong cách tự do. Ông cho rằng phong cách của người quản lý có nhiều ảnh hưởng đến tính chất bầu không khí tâm lý của nhóm [17; tr 190]. Từ quan điểm này mà về sau, khi nghiên cứu về bầu không khí tâm lý của tập thể, các nhà nghiên cứu cũng đi theo hướng phân tích ảnh hưởng của vai trò người lãnh đạo đối với tập thể. Một giai đoạn khác trong việc nghiên cứu nhóm lao động nhỏ là sự xuất hiện quan điểm và đặc biệt kỹ thuật nghiên cứu của J.L.Moreno mà nó 13
- được đặt dưới cái tên là Trắc đạc xã hội (khoa học đo đạc các mối quan hệ xã hội). Theo ông, điều chủ yếu nhất trong hoạt động của các nhóm người là sự trao đổi tình cảm, là cường độ và hình thức của các quan hệ xúc cảm. Trong nghiên cứu của mình ông cũng tập trung vào nghiên cứu các mối quan hệ định đính liên nhân cách và chia nó thành ba loại cơ bản: a) Thiện cảm (+1); b) Ác cảm (-1) và c) Thờ ơ (0). Toàn bộ các mối quan hệ xúc cảm thuộc loại thiện cảm, ác cảm hoặc thờ ơ được biểu hiện trong mối tác động qua lại giữa các thành viên của nhóm, hình thành nên cấu trúc lựa chọn hoặc cấu trúc quan hệ tâm lý xã hội của nhóm [17; tr 179]. Mặc dù lý thuyết của Moreno là một sự đơn giản hóa hình ảnh của cuộc sống xã hội nhưng nó đã tạo ra những tiền đề công cụ để đo đạc các mối quan hệ liên nhân cách trong nhóm nhỏ để đi đến những nghiên cứu sâu rộng hơn về bầu không khí tâm lý nhóm sau này. Coch và French cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu về phong cách người lãnh đạo, quản lý ở một số nhóm lao động có mức độ không thỏa mãn cao trong lao động và những nhóm trong đó có sự di chuyển cán bộ lớn do yêu cầu phải thay đổi thường xuyên các phương pháp lao động. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng kết quả tốt nhất về phương diện năng suất lao động, sự thỏa mãn trong lao động và giảm tỷ lệ di chuyển cán bộ diễn ra trong một nhóm mà ở đó mỗi người đều có khả năng tham gia vào việc ra quyết định về sự thay đổi các phương pháp lao động. [17; tr 191] Vào những năm 60, G.H.Hitwin và R.A.Stringer đã nghiên cứu về động lực thúc đẩy con người trong hoạt động lao động; đề cao vai trò của bầu không khí tâm lý trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm người lao động thực hiện nhiệm vụ. Năm 1967, thông qua tác phẩm “Lý thuyết hiệu quả lãnh đạo”, Fred. Fiedler đã nghiên cứu bầu không khí tâm lý của tập thể theo góc tiếp cận của tâm lý học quản lý. Theo ông, bản chất bầu không khí tâm lý của tập thể là 14
- mối quan hệ giữa lãnh đạo và người dưới quyền, là quan hệ giữa họ với cấu trúc nhiệm vụ của tập thể và với quyền lực của người lãnh đạo. Ông cũng cho rằng, hiệu quả phong cách lãnh đạo phụ thuộc rất nhiều vào bầu không khí của tập thể [20; tr 10]. Fiedler là một nhà khoa học có nhiều nghiên cứu về tính cách và đặc điểm người lãnh đạo. Ông đã đưa ra mô hình ngẫu nhiên hay còn gọi là thước đo đồng nghiệp kém ưa thích nhất (the least-preferred coworker - LPC) để chỉ ra phương thức lãnh đạo hiệu quả nhất trong đa phần các tình huống. Fiedler chú ý đến cách thức nhà lãnh đạo sử dụng các nguồn lực có sẵn để tạo nên hiệu quả nhóm. Trong nghiên cứu về sau, Fiedler đã đưa ra trắc nghiệm được thiết kế gồm 10 thang đánh giá, thang đo này sau đó được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về bầu không khí tâm lý tập thể. Như vậy, các nghiên cứu của các học giả phương Tây đã chỉ ra bầu không khí tâm lý là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và năng suất lao động của tập thể. Các nghiên chưa đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên bầu không khí tâm lý của tập thể nhưng đã cho thấy phong cách người lãnh đạo, sự hòa hợp, đoàn kết tâm lý - tinh thần của các thành viên, sự phát triển của mối quan hệ liên nhân cách và sự thỏa mãn trong lao động của người lao động là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến tính chất bầu không khí tâm lý nhóm. * Nghiên cứu về bầu không khí tâm lý ở Liên Xô Vào những năm 60 – 70 của thế kỷ XX các nhà tâm lý học Liên Xô đã đi sâu nghiên cứu vấn đề tổ chức khoa học lao động công nghiệp, đặc biệt là chú trọng nghiên cứu yếu tố con người, các mối quan hệ giữa con người với con người trong tập thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty. Bầu không khí tâm lý đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều thuật ngữ khác nhau như: không khí tâm lý, tiểu khí hậu, bầu không khí tâm lý - xã hội, sự tương hợp tâm lý... 15
- Tại Đại hội lần thứ 2 Hội tâm lý học Xô Viết vào năm 1963, những vấn đề lý thuyết về bầu không khí tâm lý tập thể lần đầu tiên được trình bày. E.U. Xôpôkhôva, N.C. Manxupốp và K.K. Platônốp đã có những trắc đạc về mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể. Trong đó, Platônốp đề cập đến bầu không khí tâm lý tập thể trong báo cáo Về những vấn đề tâm lý xã hội. N.C. Manxupốp đã sử dụng thuật ngữ bầu không khí tâm lý xã hội để chỉ những yếu tố xã hội - tâm lý bao trùm hoạt động lao động tập thể, và thuật ngữ được dùng lần đầu tiên trong tâm lý học. Những quan niệm của V.M. Sêpen về bầu không khí tâm lý được tiếp tục nghiên cứu sâu và phát triển trên các phương diện trạng thái, cấu trúc, thành phần, nội dung mối quan hệ với các quá trình tâm lý xã hội khác. Theo ông, bầu không khí tâm lý tập thể là sắc thái xúc cảm của các quan hệ tâm lý giữa các thành viên trong tập thể trên cơ sở thân thiện, giống nhau về tính cách, hứng thú và xu hướng. A.X. Trecnưsép đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của bầu không khí tâm lý xã hội và sự ảnh hưởng của nó tới năng xuất hoạt động sản xuất kinh doanh của tập thể. Ông cho rằng, cấu trúc tổ chức và ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trong tập thể là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến bầu không khí tâm lý tập thể. N.N.Ốpdôrốp cho rằng khi nói đến bầu không khí tâm lý là nói tới sự tương hợp tâm lý và tương hợp công việc của các thành viên trong tập thể. Tuông hợp tâm lý là sự thỏa mãn về các quan hệ chính thức và không chính thức trong tập thể, còn sự tương hợp công việc là nói lên tính hiệu quả của lao động với sự chi phí năng lượng thấp mà có kết quả cao. Ông cũng cho rằng hiệu quả hoạt động sản xuất chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tính chất của bầu không khí tâm lý tập thể. 16
- A.A.Sêtốp khẳng định không khí tâm lý xã hội là sự thống nhất các thành phần tâm lý xã hội phản ánh tính chất, nội dung và các điều kiện tổ chức hoạt động của các thành viên trong tập thể, các quan hệ chính thức và không chính thức trong giao tiếp ở tập thể. V.A.Cônôva cho rằng không khí tâm lý xã hội mang tính chất thuận lợi sẽ góp phần giúp cho con người thu được những kết quả cao trong hoạt động và thái độ của học viên đối với học tập chính là giá trị, thước đo quan trọng nhất tạo nên không khí tâm lý tập thể. Các quan niệm về bản chất bầu không khí tâm lý trong tập thể với những khác biệt, sự đa dạng, phong phú của các mối quan hệ xã hội trong tập thể những người lao động cũng được các tác giả chỉ ra như sau: Nếu L.P.Bugiêva và A.C.Ulêđốp xem bầu không khí tâm lý là trạng thái ý thức của tập thể thì K.K.Platônốp và V.B.Olsơnxki lại quan niệm bầu không khí tâm lý như là sự phản ánh phức hợp các hiện tượng, là tổ hợp của sự tác động qua lại giữa các yếu tố: con người, điều kiện lao động, mối quan hệ qua lại của mọi người trong quá trình lao động. Một số lớn tác giả khác như F.X.Cudơmin, V.G.Pôđômacốp xem không khí tâm lý là trạng thái của tập thể. Trong đó, họ chú ý đến tâm trạng, tình cảm, tính chất của các mối quan hệ giữa các con người với nhau. Các tác giả còn xem xét bầu không khí tâm lý tập thể trong mối quan hệ với thái độ giữa các cá nhân, sự thống nhất về chính trị và đạo đức, xung đột, dư luận, tâm trạng, tình cảm… giữa các thành viên trong tập thể. Về hình thức biểu hiện của bầu không khí tâm lý, các nhóm tác giả xem xét dưới các góc độ khác nhau. P.N.Giaplin và A.I.Xécbacốp xem hình thức biểu hiện của bầu không khí tâm lý xã hội là sự biểu hiện của trạng thái tâm lý xã hội của các thành viên trong tập thể, đó chính là sự hài lòng của các thành viên với các quan hệ, công việc chung, sự đoàn kết và dư luận xã hội của tập 17
- thể. B.A.Buivôn nghiên cứu vấn đề này dựa trên thái độ của công nhân đối với công việc, những kinh nghiệm và những sáng kiến, với chuẩn mực và hành vi trong tập thể. N.Ph.Maxlốpva, G.X.Xcômarốpxki xem xét kiểu lãnh đạo, tâm thế, định hướng xã hội, giá trị người lao động, tính tích cực chính trị xã hội... Khi nghiên cứu những nhân tố cơ bản tác động đến quá trình hình thành bầu không khí tâm lý tập thể, B.A. Phrôlốp, K.K.Platônốp cho rằng yếu tố đầu tiên tác động tới bầu không khí tâm lý tập thể là động cơ hoạt động lao động, tâm trạng, sự hài lòng đối với lao động, mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể; I.I.Lâyman thì cho rằng, không khí tâm lý được hình thành ở tính cộng đồng về mặt thể lực và mặt tâm lý giữa các thành viên, ở hệ thống các mối quan hệ liên nhân cách trong nhóm, mối quan hệ thiện cảm trong tập thể; trong khi đó, G.I.Vinôgrađốp cho rằng, bầu không khí tâm lý được hình thành do ảnh hưởng của toàn bộ các mối quan hệ tâm lý xã hội và các mối quan hệ về mặt công việc quy định bởi hoạt động lao động của các thành viên và mối quan hệ qua lại giữa các thành viên; G.G.Vôrôbiốp, A.G.Côvaliốp lại nhấn mạnh rằng bầu không khí tâm lý xã hội là trạng thái ý thức của tập thể, là sự phản ánh toàn bộ các điều kiện, quan hệ tác động qua lại giữa con người với con người và giữa con người với các điều kiện lao động. Các nhân tố tồn tại trong tập thể như: cách tổ chức lao động, vấn đề lương bổng, cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện sinh hoạt gây ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lý. Qua những nghiên cứu của các tác giả Liên Xô về bầu không khí tâm lý chúng ta thấy rằng, điểm chung giữa họ đó là coi bầu không khí tâm lý của một tập thể chính là trạng thái tâm lý phản ánh sự thỏa mãn của người lao động đối với các quan hệ, điều kiện làm việc, tiền lương, cơ hội phát triển của bản thân mỗi thành viên. Tuy những nghiên cứu trên vẫn chưa phân tích sâu sắc và cụ thể, chưa chỉ ra được bản chất cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới 18
- bầu không khí tâm lý nhưng họ chỉ ra được sự tồn tại khách quan của bầu không khí tâm lý tập thể cũng như tác động của nó tới năng suất và hiệu quả của công việc. 1.1.2. Nghiên cứu về bầu không khí tâm lý trong nước Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam bắt đầu quan tâm, nghiên cứu vấn đề bầu không khí tâm lý từ những năm 1980. Trong những năm gần đây, vấn đề bầu không khí tâm lý đã chiếm được sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu trong nước. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này và cũng giống như các tác giả Liên Xô, bầu không khí tâm lý được diễn đặt dưới nhiều thuật ngữ khác nhau như: bầu không khí tâm lý xã hội, không gian tâm lý,... Những kết quả thu được góp phần quan trọng trong việc mở rộng kiến thức về mặt lý luận cũng như áp dụng vào nâng cao hiệu quả trong hoạt động lao động, kinh doanh, quản lý. Tác giả Đào Thị Oanh trong cuốn Tâm lý học lao động tuy không đi sâu vào nghiên cứu vấn đề bầu không khí tâm lý nhưng cũng đã chỉ ra được rằng bầu không khí tâm lý xã hội của nhóm lao động được cụ thể hóa trong đạo đức của nhóm – cái có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm năng suất lao động của tập thể. Trong cuốn Tâm lý học xã hội - những lĩnh vực ứng dụng do tác giả Đỗ Long chủ biên, các tác giả đã phân tích các yếu tố hình thành không khí tập thể, đề cao yếu tố môi trường vi mô (nhân tố vật chất, hệ thống kích thích lao động, yếu tố bên trong nhóm), vấn đề đạo đức nhóm, thái độ lao động, phẩm chất nhân cách người công dân, sự thích nghi, vai trò người lãnh đạo… Trong cuốn Tâm lý học quản lý do tác giả Nguyễn Đình Xuân chủ biên, thì bầu không khí tâm lý tập thể lại được nhắc đến như là không gian, ở đó chứa đựng trạng thái, tâm trạng chung của một tập thể lao động với tính chất tương đối ổn định. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 372 | 100
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 504 | 98
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
129 p | 541 | 87
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
82 p | 493 | 81
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
107 p | 438 | 79
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
119 p | 334 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
93 p | 317 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh
197 p | 270 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Sĩ quan Lục quân 2
133 p | 297 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học An ninh Nhân dân
178 p | 221 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh
106 p | 162 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
103 p | 189 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học
67 p | 157 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương
143 p | 173 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
103 p | 148 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự
124 p | 163 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Năng lực quản lý nhân sự của giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh
104 p | 133 | 19
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu
115 p | 152 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn