intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:176

52
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là khảo sát thực trạng các biểu hiện stress, các tác nhân gây stress cho cha mẹ có con tự kỷ. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm giảm stress cho cha mẹ có con tự kỷ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngô Trần Thanh Tâm BIỂU HIỆN STRESS CỦA CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngô Trần Thanh Tâm BIỂU HIỆN STRESS CỦA CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ Chuyên ngành : Tâm lý học Mã số : 8310401 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TỨ Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính bản thân tác giả thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực. Đề tài chưa từng được công bố dưới mọi hình thức. Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 25 tháng 09 năm 2018. Tác giả Ngô Trần Thanh Tâm
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến: PGS.TS. Nguyễn Thị Tứ, Cô đã tận tình hướng dẫn, cung cấp những ý kiến quý báu và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện cho đến khi hoàn thành luận văn này. Các Thầy Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học khóa 27 (2016 -2018) tại trường Đại học Sư phạm TPHCM, nhờ sự nhiệt tình giảng dạy của Thầy Cô mà tôi có được những kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này. Các Thầy Cô trong hội đồng bảo vệ đề cương đã đóng góp những ý kiến định hướng nghiên cứu cho tôi trong đề tài này. Các cán bộ, nhân viên công tác tại phòng Sau đại học đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường. Các anh chị trong Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam (VAN), những anh chị có con tự kỷ đã mở lòng chia sẻ, nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin, kinh nghiệm cụ thể để tôi có thể có được những số liệu chính xác và thực tế nhất trong quá trình khảo sát. Các anh chị bác sỹ, nhân viên tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 đã có những góp ý, lời khuyên quý giá cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Các bạn học viên lớp Cao học Tâm lý học khóa 27 đã giúp đỡ và đồng hành với tôi trong quá trình học và làm luận văn. Đặc biệt xin tri ân gia đình anh chị Vũ Lan và bé Thiên Thần, nguồn động lực vô cùng to lớn để tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Ngô Trần Thanh Tâm
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ cái viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂU HIỆN STRESS CỦA CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ ................................................................................ 6 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ .. 6 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 6 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước............................................................. 13 1.2. Cơ sở lý luận về biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ ...................... 18 1.2.1. Các khái niệm công cụ của đề tài ...................................................... 18 1.2.2. Biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ .......................................... 28 1.2.3. Những tác nhân gây stress cho cha mẹ có con tự kỷ. ........................ 40 1.2.4. Cách ứng phó với stress của cha mẹ có con tự kỷ ............................. 47 1.2.5. Nhu cầu về sự hỗ trợ xã hội của cha mẹ có con tự kỷ ....................... 51 Tiểu kết Chương 1 .............................................................................................. 55 Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN STRESS CỦA CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ ................................................ 56 2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 56 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ................................................................. 62 2.2.1. Thực trạng các biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ .................. 62 2.2.2. Thực trạng các tác nhân gây stress của cha mẹ có con tự kỷ ............ 88 2.2.3. Thực trạng cách ứng phó với stress của cha mẹ có con tự kỷ ........... 98 2.2.4. Thực trạng nhu cầu về sự hỗ trợ xã hội của cha mẹ có con tự kỷ ... 103 2.2.5. Biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ qua nghiên cứu trường hợp điển hình .......................................................................................... 106 2.3. Một số biện pháp giảm stress cho cha mẹ có con tự kỷ ......................... 112
  6. 2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp................................................................... 112 2.3.2. Một số biện pháp giảm stress cho cha mẹ có con tự kỷ. ................. 113 2.3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp................ 117 Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................ 124 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 131 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ĐLC : Độ lệch chuẩn ĐTB : Điểm trung bình SL : Số lượng % : Phần trăm Mức ý nghĩa với hệ số tin cậy 95%, Sig : α=0.05 RTX : Rất thường xuyên TX : Thường xuyên TT : Thỉnh thoảng HK : Hiếm khi KBG : Không bao giờ RAH : Rất ảnh hưởng AHN : Ảnh hưởng nhiều AH : Ảnh hưởng IAH : Ít ảnh hưởng KAH : Không ảnh hưởng RCT : Rất cần thiết CT : Cần thiết KCT : Không cần thiết
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu .......................................... 56 Bảng 2.2. Bảng thông tin của trẻ ................................................................. 57 Bảng 2.3. Mức độ biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ ...................... 62 Bảng 2.4. Biểu hiện stress của cha mẹ về mặt cảm xúc .............................. 63 Bảng 2.5. Biểu hiện stress của cha mẹ về mặt nhận thức ........................... 65 Bảng 2.6. Biểu hiện stress của cha mẹ về mặt hành vi ............................... 68 Bảng 2.7. Biểu hiện stress của cha mẹ về mặt thể lý .................................. 70 Bảng 2.8. Biểu hiện stress của cha mẹ theo giới tính của cha mẹ............... 72 Bảng 2.9. Biểu hiện stress của cha mẹ theo độ tuổi của cha mẹ. ................ 74 Bảng 2.10. Biểu hiện stress của cha mẹ theo th trạng hôn nhân ................... 76 Bảng 2.11. Biểu hiện stress của cha mẹ theo điều kiện kinh tế .................... 78 Bảng 2.12. Biểu hiện stress của cha mẹ theo trình độ học vấn ..................... 80 Bảng 2.13. Biểu hiện stress của cha mẹ theo độ tuổi của trẻ ........................ 83 Bảng 2.14. Biểu hiện stress của cha mẹ theo giới tính của trẻ ...................... 85 Bảng 2.15. Biểu hiện stress của cha mẹ theo độ tuổi chẩn đoán tự kỷ của trẻ ................................................................................................ 86 Bảng 2.16. Các tác nhân gây stress cho cha mẹ có con tự kỷ ....................... 89 Bảng 2.17. Tác nhân gây stress liên quan đến đặc điểm của trẻ ................... 90 Bảng 2.18. Tác nhân gây stress liên quan đến vấn đề của cha mẹ ................ 93 Bảng 2.19. Tác nhân gây stress liên quan đến môi trường bên ngoài ........... 96 Bảng 2.20. Cách ứng phó stress tích cực ...................................................... 98 Bảng 2.21. Cách ứng phó stress tiêu cực .................................................... 102 Bảng 2.22. Nhu cầu về hỗ trợ xã hội của cha mẹ có con tự kỷ ................... 103 Bảng 2.23. Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp....................... 117 Bảng 2.24. Nhóm biện pháp Giáo dục - tâm lý ........................................... 118 Bảng 2.25. Nhóm biện pháp Xây dựng các điều kiện hỗ trợ ...................... 120 Bảng 2.26. Nhóm biện pháp Chính sách xã hội .......................................... 122
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mô hình stress của cha mẹ có con tự kỷ Bluth (2013) ............. 25 Sơ đồ 2.2. Mô hình stress của gia đình có con khuyết tật phát triển Perry (2004) ....................................................................................... 40
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tự kỷ theo định nghĩa trong chuyên trang tự kỷ của Liên Hiệp Quốc là một khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ. Tùy theo mức độ của sự rối loạn tự kỷ mà mức độ ảnh hưởng có thể dao động từ nhẹ đến nặng nhưng nhìn chung chất lượng sống, khả năng lao động, tương tác xã hội của người mắc chứng tự kỷ suy giảm đáng kể, chi phí can thiệp tốn kém và kéo dài. Trong Sổ tay chẩn đoán và phân loại các rối loạn tâm thần – Ấn bản lần thứ 5 (DSM V), do hiệp hội tâm thần học Mỹ (APA) xuất bản vào năm 2013 có đưa ra ba bậc thang hỗ trợ phản ánh mức độ ảnh hưởng của rối loạn tự kỷ đến trẻ bao gồm mức độ 1 (nhẹ nhất) cần được hỗ trợ thường xuyên, mức độ 2 (nghiêm trọng) cần được hỗ trợ tích cực, mức độ 3 (nghiêm trọng nhất) cần được hỗ trợ tối đa (Trần Văn Công, 2014). Ở mức độ nào trẻ cũng cần đến sự hỗ trợ thường xuyên của người khác, điều này gây ảnh hưởng không ít đến gia đình của trẻ. Trong gia đình có trẻ tự kỷ, có thể nói người chịu ảnh hưởng nhiều nhất, trực tiếp nhất là cha mẹ của trẻ. Trong bài viết “Stress gia tăng nơi cha mẹ có con tự kỷ” của tác giả Madison Park, hãng thông tấn CNN vào tháng 7 năm 2010, có đề cập đến trường hợp một người mẹ đã gọi điện đến tổng đài 911 và thông báo rằng cô đã bóp cổ hai đứa con của mình đến chết với lý do là “Chúng bị tự kỷ”, “Cả hai đều bị tự kỷ, tôi không muốn con mình như vậy”, “Tôi muốn con tôi bình thường”. Đoạn băng thu lại cuộc đối thoại của người mẹ đau khổ này với nhân viên tổng đài 911 cho thấy sự hoảng loạn, căng thẳng quá mức nơi người mẹ dẫn đến một hậu quả vô cùng nghiêm trọng (Park, 2010). Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy cha mẹ có con tự kỷ có mức độ stress cao hơn những cha mẹ có con ở dạng khuyết tật khác và những
  11. 2 cha mẹ có con phát triển bình thường. Tác giả Al-Shakhs cho biết “Stress khi nuôi dạy con tự kỷ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của cha mẹ. Stress khiến cha mẹ có những phản ứng thể chất, tâm lý, hành vi không mong muốn, khiến họ gia tăng lo lắng, đau buồn, và có thể bị một số triệu chứng tâm thần, stress hút kiệt nguồn năng lượng và ngăn cản khả năng tập trung vào công việc của họ” (Abou-Dagga, 2013). Theo số liệu thống kê cập nhật vào tháng 4 năm 2017 trên kênh truyền thông của Tổ chức Y tế thế giới WHO, ước tính trung bình cứ 160 người thì sẽ có 1 người mắc chứng tự kỷ (World Health Organization, 2017). Ở Mỹ, báo cáo năm 2014 cho thấy 1 trong 59 trẻ mắc chứng tự kỷ. Ở Việt Nam, tuy chưa có công trình nghiên cứu thống kê cũng như báo cáo công bố chính thức số liệu chính xác về trẻ tự kỷ nhưng qua các ghi nhận thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám khắp cả nước cho thấy số trẻ được chẩn đoán là tự kỷ ngày càng gia tăng, riêng bệnh viện Nhi đồng 1, hằng năm có khoảng 2.500 lượt khám đánh giá về tự kỷ, tương đương khoảng 1.000 – 1.200 em được chẩn đoán tự kỷ hoặc theo dõi mắc tự kỷ (Đậu Tuấn Nam và Vũ Hải Vân, 2015). Điều này có thể dự báo cho việc gia tăng số lượng cha mẹ bị stress trong quá trình nuôi dạy con tự kỷ vì cha mẹ của trẻ tự kỷ không chỉ đối mặt với những đau buồn, thất vọng, hoang mang khi con mình có nhiều khiếm khuyết trong ngôn ngữ, giao tiếp, tương tác xã hội, trí tuệ, hành vi mà cha mẹ còn phải đương đầu với những khó khăn về mặt tài chính khi chi phí nuôi dưỡng, can thiệp cho trẻ rất tốn kém và kéo dài trong khi chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội từ phía Nhà nước, chính quyền vẫn còn nhiều bất cập, chưa thỏa đáng. Stress của cha mẹ có con tự kỷ nếu không được nhận biết, phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của cha mẹ mà còn cản trở, tác động xấu đến việc can thiệp giúp trẻ tiến bộ và
  12. 3 hòa nhập vào cuộc sống. Do đó, việc nghiên cứu về thực trạng các biểu hiện stress, các tác nhân gây ra stress cho cha mẹ có con tự kỷ để qua đó đưa những đề xuất giúp họ có thể ứng phó và giảm stress là việc làm cần thiết, đáng được quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay những đề tài nghiên cứu chuyên sâu về biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ vẫn còn rất thiếu, chỉ có một số công trình nghiên cứu về thái độ, tâm trạng, sự thích ứng hoàn cảnh của cha mẹ khi có con tự kỷ. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ”. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng các biểu hiện stress, các tác nhân gây stress cho cha mẹ có con tự kỷ. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm giảm stress cho cha mẹ có con tự kỷ. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ. 3.2. Khách thể nghiên cứu Cha mẹ có con tự kỷ. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu thực trạng biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ trên các mặt cảm xúc, nhận thức, hành vi và thể lý, các tác nhân gây stress cho cha mẹ có con tự kỷ, cách ứng phó và nhu cầu về sự hỗ trợ xã hội của cha mẹ có con tự kỷ. 4.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu trên 64 người là cha, mẹ có con tự kỷ. 4.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
  13. 4 Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 5. Giả thuyết nghiên cứu Cha mẹ có con tự kỷ có biển hiện stress trong quá trình nuôi dạy con tự kỷ. Có sự khác nhau về các mặt biểu hiện stress và mức độ biểu hiện stress trong nhóm khách thể. Có nhiều tác nhân gây ra stress cho cha mẹ có con tự kỷ trong đó đặc điểm của trẻ là tác nhân gây stress nhiều nhất cho cha mẹ. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan về stress, tự kỷ, biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ. 6.2. Khảo sát thực trạng biểu hiện stress, tác nhân gây stress cho cha mẹ có con tự kỷ. 6.3. Đề xuất các biện pháp nhằm giảm stress cho cha mẹ có con tự kỷ. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề stress, tự kỷ, biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát biểu hiện stress, tác nhân gây stress cho cha mẹ có con tự kỷ. Qua đó, đề xuất một số biện pháp để giảm stress ở cha mẹ có con tự kỷ. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Phương pháp này được thực hiện nhằm tìm hiểu rõ, sâu sắc và toàn diện biểu hiện stress, tác nhân gây stress cho cha mẹ có con tự kỷ qua một số trường hợp cụ
  14. 5 thể. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Sử dụng phương pháp phỏng vấn với 1 người cha, 1 người mẹ có tham gia trả lời bảng hỏi nhằm thu thập thông tin, phản ứng, quan điểm của cha mẹ về stress, tự kỷ đồng thời hiểu sâu hơn về biểu hiện stress, tác nhân gây stress, cách ứng phó stress và nhu cầu hỗ trợ xã hội của cha mẹ có con tự kỷ. 7.2.4. Phương pháp quan sát Quan sát cha mẹ có con tự kỷ trong quá trình trả lời bảng hỏi, trả lời phỏng vấn để nắm bắt sự thay đổi về tâm trạng, cử chỉ, lời nói, thái độ của cha mẹ về stress, về tự kỷ, qua đó có thông tin chính xác và đầy đủ về biểu hiện stress, tác nhân gây stress, cách ứng phó stress và nhu cầu hỗ trợ xã hội của cha mẹ có con tự kỷ. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thống kê làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂU HIỆN STRESS CỦA CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ
  15. 6 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Stress của cha mẹ có con tự kỷ là vấn đề được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm qua nhiều công trình nghiên cứu. Các khía cạnh khác nhau liên quan đến stress của cha mẹ có con tự kỷ được các nhà nghiên cứu đề cập đến qua các nghiên cứu, bài báo, bài viết. Cụ thể như sau: 1.1.1.1. Hướng nghiên cứu về mức độ stress của cha mẹ có con tự kỷ Tác giả Baker-Ericzen, Brookman-Frazee và Stahmer (2005) trong bài nghiên cứu với tiêu đề “Mức độ stress và khả năng thích ứng của cha mẹ có con tự kỷ và cha mẹ không có con tự kỷ” đã cho thấy cả cha và mẹ của trẻ tự kỷ đều báo cáo có sự gia tăng đáng kể về mức độ stress so với những cha mẹ của trẻ phát triển bình thường. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn tiến hành thực nghiệm để tìm hiểu về sự thay đổi mức độ stress của cha mẹ trước và sau khi trẻ tham gia vào các chương trình can thiệp. Kết quả cho thấy rằng sau khi trẻ tham gia vào các chương trình can thiệp, người mẹ báo cáo giảm đáng kể stress liên quan đến trẻ nhưng không giảm được các vấn đề liên quan đến cá nhân mình. Không có thay đổi nào được phát hiện ở nơi người cha (Abou-Dagga, S., 2013). Tác giả Hastings (2003) nghiên cứu về sự khác biệt về mức độ stress giữa người cha và người mẹ có con tự kỷ. Mười tám người mẹ và mười tám người cha có con tự kỷ tham gia khảo sát. Bảng câu hỏi về nguồn lực và căng thẳng - bảng ngắn (QRS-S) được sử dụng để đánh giá sự stress của cha mẹ. Khảo sát cho thấy rằng người mẹ báo cáo mức độ căng thẳng cao hơn người cha. Ngoài ra, kết quả khảo sát còn cho thấy những người mẹ đã ly hôn bị ảnh hưởng nhiều hơn những người mẹ đang trong tình trạng hôn nhân. Tương tự, một nghiên cứu được thực hiện bởi Tehee và cộng sự (2009) cũng chỉ ra rằng những người mẹ bị stress hơn người cha trong việc chăm sóc
  16. 7 con tự kỷ. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy những người mẹ đơn thân có mức độ stress cao hơn so với những người mẹ sống chung với người bạn đời. Soltanifar và cộng sự (2015) nghiên cứu các mức độ căng thẳng khác nhau giữa cha và mẹ của trẻ tự kỷ. Trong nghiên cứu của họ, 42 cặp vợ chồng có con từ 2 đến 12 tuổi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tự kỷ đã được phỏng vấn sử dụng bảng Chỉ số stress trong việc nuôi dạy con (Parenting Stress Index - PSI). Nghiên cứu cho thấy người mẹ có mức độ stress cao hơn người cha (Al-Oran and AL-Sagarat, 2016). Tác giả Koegel và cộng sự (1992) là những người đầu tiên nghiên cứu mối liên hệ giữa tuổi người mẹ và stress trong việc nuôi dạy con tự kỷ. Nghiên cứu được tiến hành với 50 người mẹ có con được chẩn đoán là rối loạn tự kỷ, với tuổi trung bình là 5,98 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người mẹ dưới 30 tuổi cho thấy mức độ căng thẳng cao hơn so với những người mẹ trên 30 tuổi. Ngoài ra, kết quả cho thấy những người mẹ có con dưới 6 tuổi có mức độ stress cao hơn những người mẹ có con trên 6 tuổi. Cùng đề tài này, nhóm tác giả Duarte và cộng sự (2005) cũng đã tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa tuổi của người mẹ và stress khi nuôi dạy con. Trong nghiên cứu này, các cuộc phỏng vấn được tiến hành với 31 người mẹ có con bị rối loạn tự kỷ với tuổi trung bình là 6,2 năm. Tuổi của mẹ được chia thành ba nhóm từ 20 đến 30 tuổi, từ 31 đến 40 tuổi, và trên 40 tuổi. Các tác giả báo cáo rằng những người mẹ dưới 31 tuổi có mức độ căng thẳng cao hơn so với những người mẹ trên 31 tuổi. Ngoài ra, kết quả cho thấy những người mẹ có con dưới 6 tuổi có mức độ stress cao hơn những người mẹ có con trên 6 tuổi (Al-Oran and AL-Sagarat, 2016). Tác giả Fleischmann (2004) đã báo cáo rằng việc chẩn đoán tự kỷ càng sớm thì mức độ stress của cha mẹ càng cao. Tác giả Keen và cộng sự (2010) tập trung vào những căng thẳng liên quan đến thời gian ban đầu khi trẻ được chẩn đoán là tự kỷ. Nghiên cứu cho thấy việc chẩn đoán sớm có liên quan đến sự gia tăng mức độ căng
  17. 8 thẳng của cha mẹ. Quá trình chẩn đoán mất quá nhiều thời gian, các kế hoạch chăm sóc không phải lúc nào cũng có sự tham gia của phụ huynh, nhiều kế hoạch không bao gồm dữ liệu can thiệp... là những yếu tố có liên quan đáng kể đến mức căng thẳng của cha mẹ. Tương tự, tác giả Hastings và Johnson (2001) đã tiến hành một nghiên cứu để kiểm tra sự tương quan giữa thời điểm trẻ được chẩn đoán là tự kỷ và mức độ stress của cha mẹ. Tổng cộng có 141 phụ huynh của trẻ tự kỷ tham gia khảo sát. Thời gian trung bình kể từ khi chẩn đoán là 13 tháng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc chẩn đoán sớm chứng tự kỷ có liên quan đáng kể với sự gia tăng mức độ căng thẳng của cha mẹ (Al-Oran and AL-Sagarat, 2016). Tác giả Phetrasuwan và Miles (2009) trong nghiên cứu của mình đã chỉ mối tương quan giữa trình độ học vấn, tình trạng tài chính với stress của cha mẹ trong việc nuôi dạy con tự kỷ, cha mẹ có trình độ học vấn thấp và thu nhập hàng tháng thấp báo cáo mức độ stress cao hơn. Tương tự, tác giả Wang và cộng sự (2013) cũng đã tiến hành khảo sát 150 phụ huynh có con tự kỷ và kết quả cho thấy những người mẹ có con tự kỷ có mức độ stress cao và mức độ stress này có liên quan đến thu nhập hàng tháng thấp, trình độ học vấn thấp. (Al-Oran and AL-Sagarat, 2016) 1.1.1.2. Hướng nghiên cứu về biểu hiện stress cho cha mẹ có con tự kỷ Biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ được đề cập đến trong nghiên cứu của tác giả Abou-Dagga (2013) về “Stress và sức bật của cha mẹ có con tự kỷ ở dãi Gaza”. Các biểu hiện stress của cha mẹ được thể hiện qua bốn mặt: cảm xúc, nhận thức, hành vi và thể lý. Các biểu hiện về cảm xúc: Buồn rầu, ủ rũ, khó chịu, thiếu kiên nhẫn, không có khả năng thư giãn, cảm giác căng thẳng, cảm thấy bị choáng ngợp, cảm giác cô đơn và cô lập, cảm giác sợ, trầm cảm, cảm thấy không có gì vui.
  18. 9 Các biểu hiện về nhận thức: Có vấn đề về ghi nhớ, do dự, không quyết đoán, không có khả năng tập trung, khó khăn trong việc suy nghĩ, sự suy đoán kém, chỉ nhìn thấy tiêu cực, suy nghĩ lo lắng thường trực, mất tính khách quan, suy nghĩ lo xa, sợ hãi tương lai. Các biểu hiện về hành vi: Ăn nhiều hơn hoặc ít hơn, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, phản ứng thái quá trước các vấn đề bất ngờ, cô lập bản thân với người khác, chần chừ, bỏ bê trách nhiệm, sử dụng rượu, thuốc lá hoặc thuốc để thư giãn, thói quen khi hồi hộp (cắn móng tay, nhịp chân, bậm môi, nghiến răng) và gia tăng hành động quá mức (mua sắm, chơi game...). Các biểu hiện về thể lý: Đau ngực, nhịp tim nhanh, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ, tăng hoặc giảm cân, các vết loét da (phát ban, chàm), giảm hoặc mất hứng thú tình dục, căng cơ bắp, thường xuyên cảm lạnh (Abou-Dagga, S., 2013). 1.1.1.3. Hướng nghiên cứu về tác nhân gây stress cho cha mẹ có con tự kỷ Tác giả Phetrasuwan và Miles (2009) đã nghiên cứu nguồn gây stress cho cha mẹ có con tự kỷ. Trong nghiên cứu này, mẫu gồm có 108 phụ huynh có con được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Những người tham gia được yêu cầu hoàn thành các bảng khảo sát về Tác nhân gây stress cho cha mẹ (PSS), bảng câu hỏi thông tin cá nhân (độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, thu nhập) và thang chẩn đoán CARS. Kết quả nghiên cứu cho thấy các triệu chứng về hành vi là nguồn gây ra stress cho cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con (Al-Oran and AL-Sagarat, 2016). Tác giả Tomanik và đồng sự (2004) cho rằng các yếu tố gây mức độ stress cao của cha mẹ là hành vi xã hội không phù hợp của trẻ bao gồm hành động hung hăng đối với bản thân hoặc người khác, hành động lặp đi lặp lại hoặc rập khuôn. Theo tác giả Osborne và tác giả Reed (2009) đã khảo sát mối liên hệ giữa các vấn đề về hành
  19. 10 vi của trẻ và stress của cha mẹ trong một mẫu bao gồm 137 phụ huynh có con tự kỷ sử dụng thang đánh giá tự kỷ Gilliam (GARS) và bảng câu hỏi về Nguồn lực và stress (QRS-F). Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa stress của cha mẹ và các vấn đề về hành vi của trẻ (hành vi rập khuôn, kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội và những rối loạn về phát triển) (Al-Oran and AL-Sagarat, 2016). Tác giả Osborne và tác giả Reed (2010) nghiên cứu về stress và hành vi tự nhận thức trong quá trình nuôi dạy con tự kỷ của cha mẹ. Mối tương quan giữa stress và hành vi tự nhận thức trong quá trình nuôi dạy con tự kỷ của 138 cha mẹ được nghiên cứu trong 9-10 tháng. Kết quả cho thấy ngoài việc nhận thức được sự yếu kém trong giao tiếp của con, phần lớn cha mẹ không nhận ra được những mặt hạn chế khác trong việc chăm sóc, nuôi dạy con tự kỷ. Stress của cha mẹ liên quan chặt chẽ đến sự tự nhận thức, mức độ giao tiếp, và thiết lập giới hạn. Ở các cha mẹ của trẻ nhỏ (dưới 4 tuổi), mức độ stress ban đầu của cha mẹ có liên quan đến việc tự nhận thức kém, mức độ giao tiếp hạn chế với trẻ. Việc có sự tự nhận thức tốt ngay từ ban đầu về kỹ năng thiết lập giới hạn sẽ làm cho mức độ stress của cha mẹ thấp hơn. Những mối quan hệ này giúp giải thích stress của cha mẹ có liên quan đến các vấn đề hành vi của trẻ và phát triển các chiến lược hành vi thích ứng của cha mẹ để đối phó với việc gia tăng stress trong quá trình nuôi dạy con tự kỷ (Abou-Dagga, S., 2013). Tác giả Tehee và đồng sự (2009) nghiên cứu về tương quan của sự hỗ trợ và tiếp cận thông tin/giáo dục với mức độ stress cho cha mẹ có con tự kỷ. Các bảng câu hỏi được thiết kế đánh giá tổng thể nhận thức về stress, stress và cách ứng phó, hỗ trợ xã hội, số lượng thông tin/giáo dục của 23 người mẹ và 19 người cha của đối tượng được chẩn đoán tự kỷ ở độ tuổi từ 3 đến 18 tuổi. Kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa số lượng thông tin được tiếp cận và chất lượng hỗ trợ nhận được của cha mẹ với mức độ stress của cha mẹ (Abou-Dagga, S., 2013).
  20. 11 1.1.1.4. Hướng nghiên cứu về cách ứng phó stress của cha mẹ có con tự kỷ Tác giả Mancil và đồng sự (2009) quan tâm sâu sắc đến việc xác định các chiến lược ứng phó mà cha mẹ sử dụng để ứng phó với những tác nhân gây stress trong quá trình nuôi dạy con tự kỷ. Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc phỏng vấn các bậc cha mẹ để tìm ra những chiến lược ứng phó mà họ đang sử dụng và phát hiện ra mức độ hiệu quả khác nhau (Abou-Dagga, S., 2013) . Tác giả Benson (2010) nghiên cứu này tìm hiểu về mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần và cách thức ứng phó của phụ huynh trẻ tự kỷ trên hai phương diện đó là tập trung vào vấn đề hay cảm xúc. Nghiên cứu được tiến hành trên 113 người mẹ có con tự kỷ thông qua việc trả lời bảng phỏng vấn COPE. Nghiên cứu này cung cấp thêm dữ liệu, thông tin về cách thức ứng phó cũng như mối tương quan giữa các hình thức ứng phó với kết quả có được nơi người mẹ có con tự kỷ (Abou-Dagga, S., 2013). Tác giả Lyon và cộng sự (2010) nghiên cứu đã kiểm tra tác động của mức độ nghiêm trọng trong triệu chứng tự kỷ và các chiến lược ứng phó của cha mẹ đối với stress trong quá trình nuôi dạy con. Các triệu chứng tự kỷ của trẻ và các chiến lược ứng phó của cha mẹ (theo định hướng công việc, định hướng cảm xúc, sự giải trí, và phân tán tập trung) được đánh giá là dự báo của bốn loại căng thẳng của cha mẹ (vấn đề cha mẹ và gia đình, bi quan, đặc điểm của trẻ và sự bất lực về thể chất). Nghiên cứu thực hiện trên 77 người chăm sóc chính cho trẻ. Kết quả cho thấy mức độ nghiêm trọng của triệu chứng tự kỷ ở trẻ là yếu tố tiên đoán mạnh nhất và nhất quán nhất với stress của cha mẹ. Bên cạnh đó, việc nâng cao hiểu biết về các chiến lược ứng phó ít nhiều hiệu quả và dưới những điều kiện mà một số chiến lược ứng phó có thể mang lại lợi ích hoặc có hại cho nhóm phụ huynh này có liên quan trực tiếp đến việc điều trị và các nỗ lực giáo dục của phụ huynh (Abou-Dagga, S., 2013).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0