intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

74
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là khảo sát thực trạng kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi duy trì và nâng cao kĩ năng tự phục vụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Thương KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI HUYỆN TÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Thương KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI HUYỆN TÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành : Tâm lí học Mã số : 8310401 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ QUỐC MINH Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Công trình nghiên cứu này là do chính tôi thực hiện. Tôi cam đoan nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa hề được công bố để bảo vệ một học vị nào. Học viên cao học NGUYỄN THỊ THANH THƯƠNG
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn thạc sĩ này, không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của các lực lượng giáo dục. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, quý Thầy Cô Phòng Sau đại học và Quý Thầy Cô trong khoa Tâm lí học đã giảng dạy và hướng dẫn tôi một cách tận tình trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận văn tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Cô Trần Thị Quốc Minh, người đã luôn tận tình thấu hiểu, hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu và Giáo viên của Trường Mầm non Phú An và Trường Mầm non Minh Khai tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai đã hết lòng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình làm khảo sát. Kế đến, xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trong hội đồng chấm luận văn trong việc xem xét và đóng góp xây dựng nhằm giúp luận văn hoàn thiện. Cuối cùng, tôi rất sung sướng khi gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân bên cạnh đã luôn ủng hộ, chia sẻ và động viên tôi trong suốt quá trình từ khi bắt đầu học tập cho đến khi hoàn thành chương trình cao học. Tp.HCM, tháng 09 năm 2018 Học viên cao học NGUYỄN THỊ THANH THƯƠNG
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ....................................................................... 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kĩ năng tự phục vụ ................................ 7 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kĩ năng tự phục vụ ở nước ngoài ................................................................................................... 7 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kĩ năng tự phục vụ ở Việt Nam ................................................................................................... 11 1.2. Cơ sở lý luận về kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................ 18 1.2.1. Kĩ năng sống của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................................. 18 1.2.2. Kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................................ 27 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 44 Chương 2. THỰC TRẠNG KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI HUYỆN TÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI........................................... 46 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................................................ 46 2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 46 2.1.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 46 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 46 2.1.4. Vài nét về cơ sở nghiên cứu ...................................................................... 51 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ................................................................................. 52 2.2.1. Thực trạng hình thành KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ..................... 52
  6. 2.2.2. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................................................................................... 86 2.2.3. Nguyên nhân thực trạng KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................. 88 2.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ...................................................................................................................... 91 2.3.1. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................................................................................... 91 2.3.2. Khảo sát các giải pháp ............................................................................... 99 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 103 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM .......................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 108 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐTB Điểm trung bình GVMN Giáo viên mầm non KNS Kĩ năng sống KNTPV Kĩ năng tự phục vụ MNMK Mầm non Minh Khai MNPA Mầm non Phú An
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng mô tả mức độ thường xuyên KNTPV của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi............................................................................................ 52 Bảng 2.2. So sánh mức độ thực hiện thường xuyên KNTPV của 2 trường mầm non ................................................................................... 56 Bảng 2.3. So sánh mức độ thường xuyên KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi giữa 2 giới tính nam và nữ ................................................ 60 Bảng 2.4. Bảng mô tả kết quả quan sát mức độ thành thạo KNTPV ....... 64 Bảng 2.5. Bảng kết quả đánh giá của Phụ Huynh mức độ thành thạo KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi......................................... 67 Bảng 2.6. So sánh mức độ thành thạo KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi giữa ở trường mầm non và ở nhà ............................................. 71 Bảng 2.7. So sánh mức độ thành thạo KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi giữa ở trường MNPA và trường MNMK ................................. 75 Bảng 2.8. So sánh sự khác biệt về mức độ thực hiện thành thạo KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi giữa nam và nữ ............................. 79 Bảng 2.9. Tương quan giữa mức độ thường xuyên và mức độ thành thạo đối với KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................ 83 Bảng 2.10. Thực trạng mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................................................... 86 Bảng 2.11. Nguyên nhân thực trạng KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi . 89 Bảng 2.12. Mô tả mức độ cần thiết của các giải pháp ................................ 99 Bảng 2.13. Mô tả mức độ khả thi của giải pháp ....................................... 101
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhà giáo dục Maria Montessori từng nói: “Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kĩ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi cháu” (Trương Thị Hoa Bích Dung, 2012). Nối tiếp ý nghĩa đó, mục tiêu của Giáo dục Mầm non đề cập “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát huy tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” (Chương trình Giáo dục Mầm non, 2016). Hơn nữa, Bộ Chuẩn Phát Triển Trẻ Em 5 tuổi đã quy định rõ về những điều mong đợi ở các chuẩn vệ sinh, dinh dưỡng và an toàn cá nhân của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010). Cụ thể hơn, mục tiêu của nội dung giáo giáo dục trẻ mẫu giáo về dinh dưỡng và sức khỏe: “Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng đối với sức khỏe; thực hiện được một số việc tự phục vụ; có hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe; biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh” (Chương trình Giáo dục Mầm non, 2016). Từ những đề cập trên, cho thấy rằng các lực lượng giáo dục đã có sự quan tâm sâu sắc đến việc phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo. Từ việc phát triển những tư chất của nhân cách đến việc phát triển những kĩ năng sống cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển một tâm hồn lành mạnh bên trong một cơ thể khỏe mạnh. Dù tiếp cận vấn đề dưới nhiều góc độ không giống nhau nhưng các tác giả đều đưa ra quan điểm giống nhau, đó là lứa tuổi mầm non là độ tuổi vô cùng quan trọng để có thể lĩnh hội và thực hành các kĩ năng sống cần thiết trong đó có kĩ năng tự phục vụ. Việc giáo dục trẻ mầm non biết cách tự phục vụ cho bản thân không chỉ tạo điều kiện để giúp trẻ dễ dàng hòa đồng với bạn bè, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh và tự tin trong cuộc sống, mà còn trang bị cho trẻ hệ thống những kiến thức cần thiết giúp cho trẻ có cái nhìn về tầm quan trọng của việc phải tự biết giá trị chăm sóc, giá trị bảo vệ sức khỏe cho mình và thực hành giá trị ấy trong
  10. 2 cuộc sống hằng ngày - đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ tồn tại và trưởng thành. Kĩ năng tự phục của trẻ không tự nhiên mà có, cũng không thể tự phát triển mà kĩ năng tự phục được hình hình thành trong những hoàn cảnh cụ thể, dưới sự hướng dẫn và củng cố của người lớn. Vì vậy, người lớn cần giúp trẻ trong việc hình thành và phát triển kĩ năng tự phục vụ. Tài liệu tập huấn Module 39 ra đời đã giúp cho đội ngũ Giáo Viên nắm bắt được tằm quan trọng và cách thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non. Tiếp theo là sách Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, trong đó tác giả Lê Bích Ngọc đã đề cập đến “nhóm kĩ năng tự phục bao gồm: kĩ năng ăn uống, kĩ năng vệ sinh cá nhân, kĩ năng tự bảo vệ sức khỏe, kĩ năng tự phòng chống các tai nạn thông thường”. Đây được coi như là những tài liệu chính thống đầu tiên giúp cho việc giáo dục kĩ năng sống của trẻ mầm non được hệ thống và hiệu quả hơn (Lê Bích Ngọc, 2010). Kĩ năng tự phục vụ như những nhịp cầu giúp trẻ biến những tri thức của nhân loại thành giá trị, thái độ, hành vi đúng mực và thói quen lành mạnh cho riêng mình. Kĩ năng tự phục vụ giúp trẻ thích ứng và hòa nhập với cuộc sống xung quanh, giúp trẻ tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, giúp bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Kĩ năng tự phục vụ giúp trẻ hình thành những những nét tính cách đầu tiên, làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách của trẻ. Thiếu kĩ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến việc trẻ dễ thụ động, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, thiếu tự tin, trẻ rất khó giải quyết các tình huống trong cuộc sống hằng ngày đặc biệt là những nguy hiểm luôn rình rập xung quanh trẻ. Giai đoạn trẻ 5 – 6 tuổi là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Đây là giai đoạn trẻ chuẩn bị bước vào trường phổ thông, chính thức trở thành một học sinh thực thụ, đó là “sự chuyển qua một lối sống mới, với những điều kiện hoạt động mới, chuyển qua một địa vị mới trong xã hội, chuyển qua những quan hệ mới với người lớn và bạn bè cùng tuổi” (Nguyễn Ánh Tuyết, 2006). Chính vì thế, việc chuẩn bị tốt những kĩ năng sống nói chung và kĩ năng tự phục vụ nói riêng sẽ giúp trẻ chuẩn bị tâm lí sẵn sàng vào lớp một. Có thể kể đến vài tác giả nghiên cứu về vấn đề kĩ năng sống như: tác giả Huỳnh Văn Sơn viết quyển sách Nhập môn kĩ năng sống, tác giả Nguyễn Thanh Bình với
  11. 3 Giáo trình chuyên đề kĩ năng sống. Những công trình nghiên cứu về vấn đề này cũng còn hạn chế. Chẳng hạn như: tác giả Mai Hiền Lê khảo sát về Kĩ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn trường Mầm non Thực Hành TP. Hồ Chí Minh; tác giả Cao Văn Quang khảo sát về Kĩ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại TP. Hồ Chí Minh; tác giả Đỗ Thị Bắc khảo sát về Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non thành phố Thái Nguyên và một vài đề tài luận văn thạc sĩ tâm lý khác nghiên cứu về kĩ năng biểu hiện tình cảm, kĩ năng thể hiện cảm xúc. Tuy đã bước đầu nghiên cứu về kĩ năng sống của trẻ mầm non nhưng các đề tài chỉ tập trung trong phạm vi ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc thành phố lớn. Đặc biệt là việc nghiên cứu về kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở những vùng sâu vùng quê đang bị bỏ ngõ. Tân Phú là một huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai, là một trong những huyện vùng sâu vùng xa nhất của tỉnh vì thế nên điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Huyện Tân Phú có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, người dân ở đây rất vất vả vì phải mưu sinh hằng ngày nên ít có thời gian chăm sóc nhiều đến trẻ và vì thế trẻ cần được trang bị kĩ năng tự phục vụ cho bản thân. Đây là một trong những yếu tố giúp trẻ thích nghi với cuộc sống và đặc biệt là giúp hình thành những nét tính cách tích cực, những thói quen lành mạnh đầu tiên của cuộc đời. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai” được tiến hành nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát thực trạng kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi duy trì và nâng cao kĩ năng tự phục vụ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến Kĩ năng tự phục vụ của trẻ 5 – 6 tuổi.
  12. 4 - Khảo sát thực trạng Kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm giúp duy trì và nâng cao kĩ năng tự phục vụ. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu chính: trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Khách thể nghiên cứu bổ trợ: Giáo Viên giảng dạy lớp 5 – 6 tuổi, Phụ Huynh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 5. Giả thuyết nghiên cứu Kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Tân Phú Tỉnh Đồng Nai đã thực hiện thường xuyên và thành thạo ở mức độ khá tốt. Có sự khác biệt về kĩ năng tự phục vụ giữa trẻ em sống ở thị trấn với trẻ em sống ở vùng sâu vùng xa, giữa nam và nữ. Có những nhóm nguyên nhân khác nhau liên quan đến thực trạng kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo trong đó nhóm nguyên nhân khách quan chiếm ưu thế. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: chỉ nghiên cứu 15 kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi: kĩ năng cởi giày dép; kĩ năng xúc ăn; kĩ năng uống nước khi khát; kĩ năng ăn nhiều loại thức ăn được chế biến khác nhau; kĩ năng rửa mặt; kĩ năng đánh răng; kĩ năng rửa tay bằng xà phòng; kĩ năng cởi quần áo; kĩ năng mặc quần áo; kĩ năng gấp quần áo gọn gàng; kĩ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định; kĩ năng thực hiện giờ ngủ; kĩ năng dọn dẹp đồ dùng, đồ chơi sau khi chơi và học; kĩ năng giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng; kĩ năng đi giày dép. Về địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu khoảng 100 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở 2 trường mầm non tại huyện Tân Phú: Trường mầm non xã Phú An - trường thuộc vùng sâu vùng xa; Trường mầm non Minh Khai - trường thuộc thị trấn. 7. Phương pháp nghiên cứu
  13. 5 Đề tài đựơc tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận từ sách giáo khoa, sách chuyên ngành, luận văn, luận án, các tạp chí... có liên quan đến kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Nhằm thu thập thông tin của Giáo Viên về mức độ thực hiện các kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở địa phương; tìm hiểu vai trò của các kĩ năng tự phục vụ đối với trẻ; những nguyên nhân của thực trạng kĩ năng tự phục vụ; các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tự phục vụ của trẻ; các giải pháp để duy trì và nâng cao kĩ năng tự phục của trẻ. - Cách thực hiện: Tiến hành phỏng vấn Giáo Viên để tìm hiểu những thông tin liên quan đến thực trạng vấn đề. Phỏng vấn 8 giáo viên đang phụ trách lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi.( Phụ lục 1) 7.2.3. Phương pháp quan sát - Mục đích: Tiến hành quan sát các kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non. Qua đó, có thể nhận định rõ hơn về thực trạng kĩ năng tự phục vụ của trẻ. - Cách thực hiện: Quá trình quan sát diễn ra qua 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là thiết lập khung các phạm trù quan sát, giai đoạn 2 là thu thập dữ kiện, giai đoạn 3 là định lượng hóa. Xây dựng bảng quan sát dựa trên các tài liệu chính là: Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Module 39 Giáo Dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo của tác giả Lê Bích Ngọc, sách Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi của tác giả Lê Bích Ngọc, Chương trình Giáo dục Mầm non chỉnh sửa bổ sung năm 2016, Kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường. Bảng quan sát các kĩ năng tự phục vụ của trẻ gồm 2 phần: Phần 1 là phần tần số thể hiện các kĩ năng của trẻ trong 1 tuần. Các kĩ năng tương ứng với 3 mức độ: thường xuyên (trên 5 lần/1 tuần), thỉnh thoảng ( trên 3 lần/1 tuần), hiếm khi (dưới 2
  14. 6 lần/1 tuần). Phần 2 là phần mức độ thành thạo các kĩ năng tự phục vụ : kĩ năng tự phục vụ tương ứng với 5 mức độ: 1 (kém), 2 (trung bình), 3 (khá), 4 (tốt), 5 (rất tốt). (Phụ lục 2) 7.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích: sử dụng bảng hỏi dành cho phụ huynh có con em thuộc nhóm khách thể nghiên cứu. Bảng hỏi nhằm tìm hiểu trẻ thực hiện kĩ năng tự phục vụ đạt ở mức độ nào. - Cách thực hiện: sau khi chọn ra được nhóm khách thể nghiên cứu, dùng bảng hỏi để tìm ra kết quả của kĩ năng tư phục vụ theo nhận định của phụ huynh. Đây là yếu tố quan trọng để kết hợp với việc quan sát kĩ năng tự phục vụ của trẻ giúp đưa ra kết luận đúng đắn hơn. (Phụ lục 6) 7.3.Phương pháp thống kê toán học - Mục đích: xử lý những thông tin thu thập được theo phương thức định lượng. - Cách thực hiện: + Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 24.0 + Các thông số thống kê nghiên cứu mà đề tài thực hiện: tần số, tính tỉ lệ phần trăm, tính điểm trung bình, sự khác biệt giữa 2 biến, tương quan. * Trong các phương pháp nghiên cứu trên thì phương pháp quan sát là phương pháp chủ đạo của đề tài, các phương pháp còn lại là bổ trợ. (Phụ lục 10) 8. Những đóng góp mới của luận văn Đề tài đã đánh giá được thực trạng kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Thực trạng các kĩ năng tự phục vụ bao gồm: nội dung, mức độ thường xuyên, mức độ thành thạo, nguyên nhân của thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng... đến kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề ra một số giải pháp nhằm giúp cho trẻ duy trì và nâng cao có hiệu quả kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
  15. 7 CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kĩ năng tự phục vụ 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kĩ năng tự phục vụ ở nước ngoài Trong xu hướng hiện đại, giáo dục không chỉ hướng đến mục tiêu tạo ra con người nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội mà giáo dục còn hướng đến mục tiêu phát triển đầy đủ các phẩm chất của mỗi cá nhân để giúp họ xây dựng một cuộc sống lành mạnh, ý nghĩa, hạnh phúc và cống hiến hết mình cho tập thể. Các nước Phương Tây đã giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niên bằng cách vận dụng tổng hợp sáng tạo nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau của các tổ chức UNICEF và WHO. Họ đã giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh của mình theo định hướng lồng ghép và tích hợp vào từng môn học, vào từng tiết học một cách có kế hoạch. Nội dung định hướng giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niên bao gồm: nhóm kĩ năng thuộc về tâm lý cá nhân, nhóm kĩ năng quan hệ với người khác, kĩ năng cộng đồng và kĩ năng làm việc (Phan Xuân Trường, 2010). Năm 1989, bộ lao động Mỹ đã thành lập Ủy ban thư kí về rèn luyện các kĩ năng cần thiết (The secretary’s comission on achieving necessary skills - SCANS). Họ cho rằng, muốn cải thiện được hiệu quả trong lao động thì phải trang bị những kĩ năng cần thiết cho người lao động vì điều đó giúp họ thích ứng tốt hơn và lao động hiệu quả hơn (Nguyễn Hữu Long, 2016). Tại Úc (1990 - 2002), hội đồng kinh doanh Úc (The businet councli of australia - BCA), phòng thương mại và công nghiệp Úc (The Australian chambetof comecre an industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Khoa Học Úc (The department of edutralian - scien and training - DEST) và Hội Đồng Giáo Dục Quốc Gia Úc (The australian nationnal training authority - ANTA) đã xuất bản tài liệu “Kĩ năng hành nghề cho tương lai”. Quyển sách đề cập đến những kỹ năng và kiến thức mà người lao động cần phải có, trong đó liên quan đến nhiều KNS. Kĩ năng hành nghề là các kĩ năng cần thiết không chỉ để có thể làm việc mà còn để tiến bộ trong tổ chức (Cao Văn Quang, 2012).
  16. 8 Tác giả Gracious Thomas viết quyển sách “Life skill Education and Currucylum” (Giáo trình và giáo dục kĩ năng sống), tác phẩm nhấn mạnh vai trò của Giáo Viên trong việc giáo dục KNS dựa vào hệ thống giá trị cho công tác phòng chống nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã xây dựng một chương trình có thể điều chỉnh bởi một hệ thống giáo dục trong nước (Huỳnh Văn Sơn, 2012). Sách “The indispensable book of practial life skills” (Quyển sách độc lập về kĩ năng sống thực tế) của tác giả Nic Compton đã hướng dẫn hỗ trợ giảng viên, các bậc phụ huynh nhằm giúp xử lý tất cả tình huống khó trong cuộc sống hằng ngày. Tác giả cung cấp những cách thức, từng bước hướng dẫn cụ thể để giải quyết các vấn đề làm bối rối, làm choáng ngợp trước những thách thức trong cuộc sống ở mọi lứa tuổi một cách dễ dàng (Huỳnh Văn Sơn, 2012). Nội dung bao gồm 10 điều lưu ý khi dạy con em được tác giả Deborah Carroll đề cập trong quyển sách “Teaching your children life skills” (Dạy kĩ năng sống cho con bạn), đó chính là: làm thế nào để công việc, các chuyến đi mua sắm, các kì nghỉ và các tình huống khác trong cuộc sống trở thành cơ hội để trẻ có thể học hỏi và hình thành những kĩ năng quan trọng. Điều này có thể giúp trẻ tìm ra cách và thực hành các kĩ năng, giúp trẻ biết cách cư xử với những người xung quanh và biết cách trân trọng các giá trị tốt đẹp mà không cần phải giảng dạy lý thuyết. Bên cạnh đó, quyển sách hướng dẫn trẻ phát triển lòng tự trọng và kĩ năng sống lâu dài thông qua công việc hằng ngày (Huỳnh Văn Sơn, 2012). Sách “The practical life skills workbook” (Sách bài tập kĩ năng sống thực tế) của tác giả Ester A. Leutenberg, John J. Liptak cho rằng, chỉ số thông minh của một người có kĩ năng sống bao gồm cả một hệ thống về thể chất, tinh thần, sự nghiệp, tình cảm, xã hội và trí thông minh. Bên cạnh đó, tác giả cho rằng kĩ năng sống là những kĩ năng vô giá của con người được sử dụng hằng ngày, nó cho phép con người tạo ra cuộc sống mà họ mong muốn. Chính vì thế mà tác giả khẳng định rằng kĩ năng sống quan trọng hơn chỉ số thông minh (Huỳnh Văn Sơn, 2012). Tại Malaysia, giáo dục KNS được coi như là một môn học ở trường tiểu học và trung học. Đối với trường tiểu học, mục tiêu của môn giáo dục kĩ năng sống là cung
  17. 9 cấp cho người học những kĩ năng cần thiết cơ bản để người học có thể thực hiện các nhiệm vụ trong cuộc sống. Còn đối với trường trung học, mục tiêu giáo dục kĩ năng sống là trang bị những kĩ năng để góp phần vào việc xây dựng một con người độc lập, có khả năng tự chủ, có khả năng giao tiếp với những người xung quanh và có sự tự tin sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày (Cao Văn Quang, 2012). Ở Thái Lan, họ quan niệm rằng KNS chính là những thuộc tính hay những năng lực tâm lí giúp cá nhân có khả năng đương đầu và có năng lực giải quyết với những khó khăn trong cuộc sống nhằm giúp cá nhân sống an toàn và hạnh phúc. Chính vì thế, họ kết luận rằng: con người muốn trưởng thành và thích ứng với cuộc sống thì điều cần thiết là phải hình thành cho con người những KNS cơ bản, đáp ứng nhu cầu hằng ngày và cho sự phát triển của cá nhân. Những KNS cơ bản và cần phải có đó là: kĩ năng ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, sáng tạo phân tích đánh giá, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng liên nhân cách, ra quyết định, làm chủ được cú sốc, đồng cảm và thực hành (Cao Văn Quang, 2012). KNS ở Inđônêxia được nghiên cứu như một khoa học giáo dục và được các tổ chức Phi Chính Phủ và những trung tâm chuyên biệt đầu tư một cách nổi bậc. Họ coi kĩ năng sống như là kiến thức, kĩ năng và thái độ giúp người học sống một cách độc lập. Lợi ích của giáo dục KNS mang lại là: nâng cao cơ hội có việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn, tạo ra chất lượng giáo dục cho người nghèo (Cao Văn Quang, 2012). Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về KNS của trẻ. Những công trình này đề cập đến các kĩ năng cần có ở trẻ, các cách thức để hình thành và phát triển những kĩ năng cho trẻ, đó cũng là những tài liệu, những biện pháp cụ thể hướng dẫn một cách tỉ mỹ làm mẫu cho các Giáo Viên và phụ huynh thực hiện việc lồng ghép dạy kĩ năng sống trong hoạt động hằng ngày nhằm giúp trẻ phát huy tối đa những tiềm năng của bản thân. Ở Nhật, Cha Mẹ rất quan tâm đến việc giáo dục KNS cho con mình ngay từ những ngày đầu đời, đó là những giá trị đạo đức của con người và cũng là những năng lực cần thiết giúp cho trẻ phát triển. Cha mẹ ở Nhật thường trang bị cho con
  18. 10 mình những KNS như: kĩ năng sinh tồn, kĩ năng thích ứng với môi trường và học hỏi từ thế giới tự nhiên, kĩ năng tự nhận thức bản thân, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng tự lập, kĩ năng kiên nhẫn để lắng nghe và trò chuyện cùng bạn bè và người lớn. Cha mẹ dạy con theo nội dung phù hợp với từng độ tuổi. Đối với trẻ 5 tuổi, cha mẹ dạy trẻ dọn bàn ghế, lấy bát đĩa, phân chia thức ăn, tự ăn, và làm một số việc tự phục vụ cho mình. Bên cạnh đó, nhiều quyển sách hướng dẫn về cách thức thực hiện những kĩ năng sống một cách tỉ mĩ được ra đời. Đó chính là sách hướng dẫn trẻ sử dụng nhà vệ sinh cho bé trai và bé gái; cách mặc quần áo dúng; cách ngồi ăn và tự ăn; song song với lời hướng dẫn là những hình ảnh minh họa giúp mang lại hiệu quả giáo dục (Sugahara Yuko, người dịch NguyễnThị Thu, 2015). Người Do Thái giáo dục con cũng rất đặc biệt, họ dạy con làm việc nhà từ nhỏ tùy theo lứa tuổi, dạy con tính tự lập, trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân, tự ăn uống và thay quần áo. Đến khi trẻ 5 tuổi, trẻ bắt đầu được giao việc nhà (lau nhà, tưới cây, rửa chén...) và được trả tiền từ cha mẹ, bên cạnh đó trẻ phải thực hiện việc tự phục vụ cho mình là tự gấp quần áo, tự xếp sách vở, chuẩn bị đồ dùng đồ học (Đỗ Thị Bắc, 2015). Tác giả Côvaliôp đã rất chú trọng đến việc giáo dục lao động tự phục vụ cho trẻ. Theo tác giả thì lao động là một thói quen của con người, một khi đã trở thành thói quen thì con người luôn muốn chủ động thực hiện, họ cảm thấy vui khỏe, hăng say, và cuộc đời có ý nghĩa hơn rất nhiều. Vì vậy, đối với trẻ em một khi các kỹ năng tự phục vụ đã hình thành thì cần được thực hiện một cách thường xuyên nhất và phải liên tục nhằm mục đích biến KNTPV thành thói quen và là niềm vui trong cuộc sống. Hơn thế nữa, chúng tạo thành động lực thúc đẩy trẻ hoàn thành tốt các kĩ năng nhằm mục đích thành công và mang lại sự hài lòng cho người khác. Vì thế, tác giả cũng cập đến yêu cầu trong giáo dục KNTPV cho trẻ đó là phải tạo niềm vui, tạo sự khích lệ để cho trẻ thích thú trong học cách lao động (Phan Xuân Trường, 2010). Tác giả Nhechaeva đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò KNTPV đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Tác giả cho rằng cần phải giáo dục KNTPV cho trẻ càng sớm càng tốt để giúp trẻ thực hiện một cách tự giác. Tác giả
  19. 11 cũng chỉ ra cách thức để mang lại hiệu quả trong giáo dục KNTPV đó là khi tiến hành phải hướng dẫn trẻ từng bước thật cụ thể, thật tỉ mỉ và đặc biệt là phải có thời gian dài và đủ. Nhechaeva cũng đề xuất một số phương pháp nhằm mang lại hiệu quả nhất, đó là: Làm mẫu từng thao tác, giải thích bằng lời, nêu gương, tập luyện hàng ngày, sử dụng trò chơi, sử dụng trực quan, để dạy trẻ trong giờ học, trong lao động, trong sinh hoạt hàng ngày (Đỗ Thị Bắc, 2015). Tác giả Karen Stephens để cập đến KNTPV của trẻ như là một phần tất yếu trong sự phát triển một cơ thể hoàn thiện ở trẻ. Tác giả trình bày một số kĩ năng tự phục vụ của trẻ như: sử dụng các dụng cụ chải chuốt như bàn chải đánh răng và lược chải tóc; khả năng ăn uống độc lập với việc tự sử dụng dụng cụ và chén, tự mặc quần áo, trẻ tự dọn dẹp đồ chơi, chuẩn bị giường ngủ. Tác giả cũng nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục trong việc hình thành KNTPV cho trẻ: bản thân của đứa trẻ không tự hình thành những KNTPV, trẻ chỉ biết và hình thành khi được nhìn thấy người lớn thực hiện trước mắt mình và trẻ được tập luyện hằng ngày. Do đó, phụ huynh cần giáo dục cho trẻ bằng việc làm gương và tạo điều kiện cho trẻ thực hành kĩ năng tự phục vụ của mình trong các tình huống sẵn có (Karen Stephens, 2007). Như vậy, các nước trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về KNS trong đó có KNTPV dưới nhiều góc độ: khái niệm, phân loại và cách giáo dục. Nhưng những vấn đề được đề cập chỉ nói chung chung về mọi lứa tuổi, điều đó chứng tỏ là hướng nghiên cứu về KNS chưa cụ thể để có thể phân chia kĩ năng cho từng lứa tuổi và từng nội dung kĩ năng sống cụ thể. Đối với KNS dành cho trẻ mầm non ít có các nghiên cứu chuyên sâu trong đó có nghiên cứu KNTPV của trẻ mầm non. 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kĩ năng tự phục vụ ở Việt Nam Trước những năm 1990, nền giáo dục Việt Nam đã có sự quan tâm đến việc rèn luyện KNS cho trẻ mặc dù chưa có những nghiên cứu sâu sắc về KNS. Sau những năm 1990, một số bộ luật của nước Việt Nam được sửa đổi cũng đã có những định hướng và điều khoản liên quan đến việc trang bị kĩ năng sống cho học sinh: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật giáo dục năm 2005. Nền giáo dục việt nam cũng đã rất quan tâm đến các vấn đề của người học đặc biệt
  20. 12 là sự phát triển toàn diện nhân cách nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền tri thức và của cuộc sống hiện đại. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành thực hiện chương trình giáo dục KNS cho học sinh phổ thông, thông qua dự án “Giáo dục sống khỏe mạnh, kĩ năng cho trẻ và vị thành niên”. Học sinh được tham gia vào dự án này ở các tỉnh: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Gia Lai, Kon Tum, Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang. Mục tiêu của dự án này là: hình thành thái độ tích cực của học sinh đối với việc xây dựng cuộc sống khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần, hiểu biết về xã hội; bên cạnh đó còn hướng đến nhận thức của cha mẹ học sinh về kiến thức và cách thức để giúp họ chủ động truyền thụ những kĩ năng cần thiết cho con em mình (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2001). Bên cạnh đó, Chính Phủ Việt Nam đã kí công ước về quyền trẻ em và cam kết thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi người theo kế hoạch hành động Dakar: nâng cao ảnh hưởng của nền giáo dục có chất lượng, đặc biệt là giáo dục KNS (Huỳnh Văn Sơn, 2009). “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi” của tác giả Lê Bích Ngọc. Sách này dành cho các bậc Phụ Huynh có con 5 – 6 tuổi ở vùng nông thôn và là tài liệu tham khảo cho Giáo Viên Mầm non. Nội dung của sách nói về sự phân loại các nhóm kĩ năng sống và cách thức giáo dục cho trẻ. Tác giả đã đưa ra 7 nhóm kĩ năng sống cần giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đó là: kĩ năng vận động, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng tình cảm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xã hội, kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng nhận thức. Tác giả đã chính thức đề cập đến KNTPV của trẻ 5 – 6 tuổi. KNTPV bao gồm các kĩ năng nhỏ: kĩ năng ăn uống, kĩ năng vệ sinh cá nhân, kĩ năng tự bảo vệ sức khỏe, kĩ năng tự phòng chống các tai nạn thông thường. Theo tác giả thì trẻ từ 5 – 6 tuổi đã có thể thực hiện một số kĩ năng tự phục vụ cho mình nên cha mẹ, giáo viên cần hướng dẫn khuyến khích và củng cố những kĩ năng này nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, tự lực, tự tin, an toàn và phát triển lành mạnh (Lê Bích Ngọc, 2009). Sách “Nhập môn kĩ năng sống” của tác giả Huỳnh Văn Sơn viết về những vấn đề liên quan đến KNS, thực trạng KNS của sinh viên. Tác giả cũng cho rằng: “Thực tế cho thấy, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có những KNS phù hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2