intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập môn Tâm lý học của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân II

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:215

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau: Nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận về KNHT. - Nghiên cứu khảo sát thực trạng KNHT môn TLH của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, nghiên cứu để đề xuất một số biện pháp hình thành KNHT, từ đó cải thiện hiệu quả Dạy - Học môn tâm lý học tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập môn Tâm lý học của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân II

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Viết Hiệp KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN II LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Viết Hiệp KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN II Chuyên ngành: Tâm lí học Mã số : 8310401 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS.NGƯT. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Học viên Nguyễn Viết Hiệp
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các Phòng, Ban, Trung tâm đã tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt cám ơn quý thầy cô khoa Tâm lí học và quý thầy cô đã tận tình giảng dạy cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại lớp Cao học khóa 27 (2016-2018), chuyên ngành Tâm lí học. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Giáo sư. Tiến sĩ. Nhà giáo ưu tú Đoàn Văn Điều, người thầy kính mến đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô phòng Sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học và thực hiện luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các đồng chí Ban giám hiệu, lãnh đạo các Khoa, Phòng, Bộ môn, cán bộ, giảng viên và học viên của Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân II đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu khảo sát để hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn. Học viên Nguyễn Viết Hiệp
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN II ..................................................................................... 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề kỹ năng học tập .......................................................9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................ 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ............................................... 14 1.2. Lý luận về hoạt động học tập ............................................................................................... 18 1.2.1. Khái niệm hoạt động học tập ................................................................ 19 1.2.2. Cấu trúc tâm lý của hoạt động học tập .................................................. 20 1.2.3. Bản chất của hoạt động học tập ............................................................ 23 1.2.4. Cơ sở tâm lý hình thành hoạt động học tập .......................................... 25 1.3. Kỹ năng .........................................................................................................................................30 1.3.1. Khái niệm kỹ năng ................................................................................ 30 1.3.2. Phân loại kỹ năng .................................................................................. 33 1.3.3. Quá trình hình thành kỹ năng ................................................................ 33 1.4. Kỹ năng học tập ......................................................................................................................... 36 1.4.1. Khái niệm kỹ năng học tập ................................................................... 36 1.4.2. Mục đích của việc rèn luyện kỹ năng học tập ....................................... 39 1.4.3. Phân loại kỹ năng học tập ..................................................................... 40 1.4.4. Quá trình hình thành kỹ năng học tập ................................................... 42 1.5. Kỹ năng học tập môn Tâm lý học ......................................................................................44
  6. 1.5.1. Đặc điểm của môn Tâm lý học ............................................................. 44 1.5.2. Khái niệm kỹ năng học tập môn Tâm lý học ........................................ 45 1.5.3. Phân loại kỹ năng học tập môn Tâm lý học .......................................... 45 1.5.4. Các mức độ kỹ năng học tập môn Tâm lý học...................................... 49 1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kỹ năng học tập môn tâm lý học của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II ..................................................................................................... 51 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 58 Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN II .................................................................................................. 60 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ........................................................................................... 60 2.1.1. Khái quát về trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II ............................. 60 2.1.2. Giới thiệu về khách thể nghiên cứu ....................................................... 61 2.1.3. Quá trình nghiên cứu thực trạng ............................................................ 63 2.2. Kết quả nghiên cứu về thực trạng KNHT môn TLH của HV trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II .....................................................................................................68 2.2.1. Thái độ của HV đối với KNHT môn TLH ............................................ 68 2.2.2. Thực trạng nhận thức của HV về KNHT môn TLH ............................. 70 2.2.3. Thực trạng khả năng sử dụng KNHT môn TLH của HV ..................... 79 2.2.4. Mức độ thường xuyên sử dụng KNHT môn TLH của HV ................... 96 2.2.5. Mức độ hiệu quả khi sử dụng KNHT môn TLH đối với kết quả học tập của bản thân HV ..................................................................... 102 2.2.6. Đánh giá mối tương quan giữa nhận thức của HV về mức độ cần thiết với mức độ thường xuyên sử dụng KNHT; giữa mức độ thường xuyên sử dụng KNHT với khả năng sử dụng KNHT; giữa khả năng sử dụng KNHT với hiệu quả sử dụng KNHT ..................... 110 2.3. Nguyên nhân của thực trạng kỹ năng học tập môn tâm lý học của HV trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II ...........................................................................113 2.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan .......................................................... 113
  7. 2.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan.............................................................. 117 2.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng học tập môn tâm lý học cho học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II. .....................................120 2.4.1. Nhóm biện pháp của nhà trường ......................................................... 124 2.4.2. Nhóm biện pháp của Bộ môn Tâm lý ................................................. 125 2.4.3. Nhóm biện pháp của học viên ............................................................. 126 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 128 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 134 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANQG : An ninh quốc gia CSND : Cảnh sát nhân dân CĐ : Cao đẳng CAND : Công an nhân dân ĐTB : Điểm trung bình GV : Giảng viên HĐHT : Hoạt động học tập HT : Học tập HV : Học viên KN : Kỹ năng KNHT : Kỹ năng học tập NXB : Nhà xuất bản TLH : Tâm lí học TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTATXH : Trật tự an toàn xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng phân chia các mức độ KN theo quan điểm của V.P. Bexpalko ............................................................................................... 49 Bảng 1.2. Bảng phân chia các mức độ KN theo quan điểm của K.K. Platonov và G.G. Golubev .................................................................... 50 Bảng 1.3. Bảng phân chia các mức độ KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II ................................................................................................ 50 Bảng 2.1. Khách thể nghiên cứu............................................................................ 62 Bảng 2.2. Mức độ tích cực, chủ động tìm hiểu nghiên cứu KNHT của HV ......... 69 Bảng 2.3. Nhận thức của HV về khái niệm KNHT môn TLH .............................. 70 Bảng 2.4. Nhận thức về mục đích rèn luyện KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II .............................................................................. 72 Bảng 2.5. Nhận thức cụ thể của HV về mức độ cần thiết của từng KNHT môn TLH ............................................................................................... 74 Bảng 2.6. Thực trạng nhóm kỹ năng nhận thức về hoạt động hoc tập .................. 80 Bảng 2.7. Thực trạng nhóm kỹ năng thiết kế hoạt động hoc tập ........................... 82 Bảng 2.8. Thực trạng nhóm kỹ năng kết cấu hoạt động hoc tập ........................... 84 Bảng 2.9. Thực trạng nhóm kỹ năng giao tiếp ...................................................... 86 Bảng 2.10. Thực trạng nhóm kỹ năng tổ chức hoạt động hoc tập ........................... 87 Bảng 2.11. Mức độ thường xuyên sử dụng KNHT môn TLH của HV .................. 97 Bảng 2.12. Mức độ hiệu quả khi sử dụng KNHT môn TLH đối với HV ............. 104 Bảng 2.13. Kết quả học tập môn TLH của HV bậc Cao đẳng .............................. 109 Bảng 2.14. Kết quả học tập môn TLH của HV bậc Trung cấp ............................. 109 Bảng 2.15. Hệ số tương quan Pearson của cặp biến số Nhận thức của HV về mức độ cần thiết của KNHT với Mức độ thường xuyên sử dụng KNHT của HV .................................................................................... 111 Bảng 2.16. Hệ số tương quan Pearson của cặp biến số Mức độ thường xuyên sử dụng với Khả năng sử dụng KNHT của HV .................................. 112 Bảng 2.17. Hệ số tương quan Pearson của cặp biến số Khả năng sử dụng KNHT với hiệu quả sử dụng KNHT của HV ..................................... 112
  10. Bảng 2.18. Đánh giá của HV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến sự hình thành và phát triển KNHT môn TLH .............................. 115 Bảng 2.19. Đánh giá của HV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến sự hình thành và phát triển KNHT môn TLH .............................. 119 Bảng 2.20. Đánh giá của HV về mức độ khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II. .......................... 121
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cấu trúc của hoạt động .............................................................................. 21 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cấu trúc của hoạt động học tập ............................................................... 22 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ quá trình hình thành Tri thức, KN, KX... theo quan điểm của P.Ia. Galpêrin ............................................................................................................ 34 Đồ thị 2.1. Đánh giá của HV về mức độ quan trọng của KNHT môn TLH ....................... 68 Đồ thị 2.2. Nhận thức của HV về mức độ KNHT môn TLH.............................................. 71 Đồ thị 2.3. Nhận thức chung của HV về mức độ cần thiết của KNHT môn TLH.............. 73 Đồ thị 2.4. HV tự đánh giá về mức độ khả năng sử dụng KNHT môn TLH của bản thân ...................................................................................................... 89 Đồ thị 2.5. Mức độ thường xuyên sử dụng KNHT môn TLH của HV ............................... 96 Đồ thị 2.6. Mức độ hiệu quả khi sử dụng KNHT môn TLH đối với HV ......................... 103
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Học tập là một tiến trình suốt cuộc đời, là con đường không có điểm cuối, học để thích nghi với cuộc sống luôn thay đổi, học để hoàn thiện bản thân. Từ xưa đến nay, những người giỏi nhất luôn là những người học hỏi nhiều nhất. Học từ gia đình, học ở thầy cô, bạn bè, học trong sách vở, học ở cuộc sống... V.I. Lênin từng nói “Học, học nữa, học mãi”. Vai trò của việc học vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội, chính vì vậy nghiên cứu về vấn đề HT là một việc làm cần thiết. - Hiệu quả HT thể hiện ở chỗ trong một khoảng thời gian ngắn nhất cá nhân chiếm lĩnh được một lượng tri thức và KN lớn nhất, có khả năng vận dụng được tri thức và KN đó vào trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp của mình. KNHT được hình thành trong hoạt động học và hoàn thiện trong hoạt động thực tiễn của cá nhân. Việc nghiên cứu về KNHT là việc tổng hợp một cách có hệ thống kết hợp với kinh nghiệp của cá nhân để hoàn thiện một hệ thống KN học ở một lĩnh vực hay môn học cụ thể. - Tại trường CĐ CSND II, môn TLH là một môn học bắt buộc tất cả mọi học viên phải học, ở bậc CĐ môn TLH được sắp xếp thành 02 học phần (tâm lý học đại cương; tâm lý học tội phạm) gồm 05 tín chỉ, ở bậc Trung cấp HV được học môn TLH với 03 tín chỉ. Với vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng CSND nói riêng, lực lượng CAND nói chung đối với chủ quyền ANQG và TTATXH thì việc đào tạo những người cán bộ chiến sĩ giỏi về pháp luật, tinh thông nghiệp vụ và hiểu về tâm lý con người là việc làm vô cùng cần thiết. Tuy nhiên thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ học viên cảm thấy gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng của môn TLH, lý do chính là các em thiếu hụt KNHT ở môn học này. Vì những lý do trên, để tìm hiểu thực trạng, vạch ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cần có một công trình nghiên cứu khoa học bài bản, đúng quy mô, tôi xin chọn đề tài: “Kỹ năng học tập môn tâm lý học của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II” làm đề tài nghiên cứu của mình.
  13. 2 2. Mục đích nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau: - Nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận về KNHT. - Nghiên cứu khảo sát thực trạng KNHT môn TLH của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II. - Nghiên cứu để đề xuất một số biện pháp hình thành KNHT, từ đó cải thiện hiệu quả Dạy - Học môn tâm lý học tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu - Khách thể chính: Học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II - Khách thể bổ trợ: Giảng viên dạy môn Tâm lý học tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Kỹ năng học tập môn tâm lý học của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II. 4. Giả thuyết nghiên cứu - HV có thái độ học tập tích cực nhưng KNHT môn TLH còn hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn hoạt động học tập và rèn luyện tại trường CĐ CSND II. - Có mối tương quan giữa một số yếu tố của quá trình hình thành và phát triển KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II. - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II, trong đó có 03 nhóm yếu tố chính là: Yếu tố môi trường học tập; Yếu tố thuộc về thầy cô; Yếu tố thuộc về bản thân học viên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến KNHT. - Khảo sát và đánh giá thực trạng KNHT môn TLH của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
  14. 3 - Phân tích nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số biện pháp cải thiện KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II. 6. Giới hạn đề tài 6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu KNHT là một vấn đề tương đối rộng, bao gồm hệ thống nhiều KN rất phong phú và đa dạng. Có những KN dùng cho mọi hoạt động học tập nói chung và cũng có những KN riêng cho từng môn học, từng dạng, từng loại hình chuyên biệt của hoạt động học tập cụ thể. Tâm lý học là một khoa học có tính đặc thù riêng, khác biệt với các khoa học khác, chính vì vậy để chiếm lĩnh được tri thức, KN, kỹ xảo của môn học này đòi hỏi người học phải có những KNHT riêng; Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về KNHT, đặc biệt kế thừa quan điểm cấu trúc KN hoạt động học tập của Giáo sư N.V. Cudơmina. Tác giả tiến hành nghiên cứu 05 nhóm KNHT: Nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng thiết kế, nhóm kĩ năng kết cấu, nhóm kĩ năng giao tiếp, nhóm kĩ năng tổ chức trong hoạt động học tập môn TLH của HV trường CĐ CSND II, xem xét chúng như một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời trong mọi hoạt động học tập môn TLH của học viên. 6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu Năm học 2018-2019 Trường CĐ CSND II đào tạo 2014 HV (trong đó bậc CĐ khóa 03 có 588 HV; bậc CĐ khóa 04 có 176 HV; bậc CĐ khóa 05 có 61 HV; bậc TC khóa 23 có 658 HV; bậc TC khóa 24 có 531 HV). Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khảo sát ngẫu nhiên trên 300 HV (tỷ lệ 15% tổng số HV) trong đó bậc CĐ 123 HV, bậc TC 177 HV. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu lý thuyết Hệ thống hóa vấn đề lý luận có liên quan để làm cơ sở lý luận cho đề tài. Trên cơ sở thu thập, phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề KNHT của tác giả các công trình trong nước và ngoài nước, chúng tôi tiến hành tổng hợp nghiên cứu tiếp cận theo hệ thống các vấn đề: Vấn đề hoạt động học, vấn đề kỹ năng, vấn đề kỹ năng học tập và vấn đề kỹ năng học tập môn tâm lý học. Kết quả những nghiên cứu về lý thuyết chúng tôi sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu thực
  15. 4 trạng và đề xuất các biện pháp hình thành và phát triển KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II. 7.2. Nghiên cứu thực tiễn Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp quan sát là những phương pháp chính, các phương pháp còn lại như phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học là các phương pháp bổ trợ. 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Quá trình thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập thông tin nghiên cứu thực trạng KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II tác giả tiến hành qua ba giai đoạn: - Giai đoạn thăm dò ý kiến: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và tham khảo kết quả nghiên cứu của một số đề tài liên quan, chúng tôi đã xây dựng phiếu thăm dò ý kiến gồm 06 câu hỏi (xem phụ lục 1 và 2) nhằm thu thập ý kiến của HV và giảng viên về các nội dung cơ bản của KNHT môn TLH. Kết quả thu thập được sử dụng như là một nguồn tài liệu tham khảo để xây dựng phiếu khảo sát chính thức. - Giai đoạn xây dựng phiếu khảo sát và khảo sát thử: Từ kết quả thăm dò ý kiến, kết hợp với cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xây dựng phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát thử (trên 35 HV) trước khi đưa vào khảo sát chính thức. - Giai đoạn khảo sát chính thức: Từ kết quả khảo sát thử, chúng tôi tiến hành tính độ tin cậy của thang đo và chỉnh sửa hoàn thiện phiếu khảo sát, tính toán thời gian trả lời phiếu, lựa chọn thời điểm thích hợp phát phiếu khảo sát chính thức trên 300 khách thể nghiên cứu. Mô tả phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát gồm 02 phần: (xem phụ lục 3) + Phần A là một số thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu, bao gồm: Bậc học, khóa học, chuyên ngành đào tạo, giới tính, nguồn tuyển sinh. + Phần B là nội dung các câu hỏi khảo sát, bao gồm: 12 câu hỏi. Câu 1, câu 2: là những câu chúng tôi sử dụng để tìm hiểu nhận thức của HV về khái niệm, về mức độ KNHT môn TLH. Dựa trên cơ sở lý luận đã phân tích ở
  16. 5 Chương 1 và kết quả ý kiến thăm dò, chúng tôi đưa ra nhiều lựa chọn nhưng trong đó chỉ có một lựa chọn là đúng. Do đó, ở hai câu hỏi này, chúng tôi đánh giá nhận thức của HV trường CĐ CSND II về KNHT môn TLH thông qua tần số (tính tỷ lệ %) HV có lựa chọn đúng. Câu 3, Câu 5: là những câu dùng để tìm hiểu thái độ của HV đối vơi KNHT môn TLH. Dựa trên cơ sở lý luận đã phân tích ở Chương 1 và kết quả ý kiến thăm dò, chúng tôi đưa ra nhiều lựa chọn theo các mức khác nhau cho HV lựa chọn. Do đó, ở hai câu hỏi này, chúng tôi đánh giá thái độ của HV trường CĐ CSND II về KNHT môn TLH thông qua tần số (tính tỷ lệ %) lựa chọn của HV. Câu 4: là câu dùng để tìm hiểu kinh nghiệm, nguồn tiếp cận KNHT của HV. Dựa trên cơ sở lý luận đã phân tích ở Chương 1 và kết quả ý kiến thăm dò, chúng tôi đưa ra nhiều lựa chọn theo các mức khác nhau cho HV lựa chọn. Do đó, ở câu hỏi này, chúng tôi đánh giá kinh nghiệm, nguồn tiếp cận KNHT của HV trường CĐ CSND II về KNHT thông qua tần số (tính tỷ lệ %) lựa chọn của HV. Câu 6: là câu dùng để tìm hiểu mục đích học tập môn TLH của HV. Dựa trên cơ sở lý luận đã phân tích ở Chương 1 và kết quả ý kiến thăm dò, chúng tôi đưa ra nhiều lựa chọn theo các mức khác nhau cho HV lựa chọn. Do đó, ở câu hỏi này, chúng tôi đánh giá mục đích học tập của HV trường CĐ CSND II về KNHT thông qua tần số (tính tỷ lệ %) lựa chọn của HV. Câu 7: là câu dùng để tìm hiểu đánh giá của HV về mức độ cần thiết của các KNHT môn TLH. Dựa trên cơ sở lý luận đã phân tích ở Chương 1 và kết quả ý kiến thăm dò, chúng tôi đưa ra nhiều lựa chọn theo các mức khác nhau cho HV lựa chọn. Do đó, ở câu hỏi này, chúng tôi đánh giá nhận thức của HV trường CĐ CSND II về mức độ cần thiết của các KNHT môn TLH thông qua tần số (tính tỷ lệ %) lựa chọn của HV. HV chọn 1 trong 4 mức độ (mỗi mức độ từ thấp đến cao sẽ tương ứng với một điểm số nhất định), cụ thể: mức không cần thiết (1 điểm); mức ít cần thiết (2 điểm); mức cần thiết (3 điểm); mức rất cần thiết (4 điểm). Với thang điểm như trên thì giá trị khoảng cách giữa các mức độ là 3/4 = 0,75. Từ đó, chúng ta có thang đánh giá mức độ quan tâm như sau: ĐTB từ 1,00 - 1,75: mức độ rất thấp; ĐTB từ 1,76 - 2,50: mức độ thấp; ĐTB từ 2,51 - 3,25: mức độ trung bình; ĐTB từ 3,26 - 4,00:
  17. 6 mức độ cao; Đối với câu này, chúng tôi tính tần số, phần trăm lựa chọn các mức độ đánh giá, ĐTB, ĐLC. Câu 8: là câu dùng để tìm hiểu đánh giá của HV về khả năng sử dụng các KNHT môn TLH của bản thân. Cũng tương tự như câu 7, HV tự đánh giá bản thân thuộc 1 trong 5 mức độ KNHT: KN ở mức ban đầu (1 điểm); KN ở mức thấp (2 điểm); KN ở mức trung bình (3 điểm); KN ở mức cao (4 điểm); KN ở mức hoàn hảo (5 điểm) giá trị khoảng cách giữa các mức độ là 4/5 = 0,8. Từ đó, chúng ta có thang đánh giá mức độ quan tâm như sau: ĐTB từ 1,00 - 1,80: mức độ rất thấp; ĐTB từ 1,81 - 2,60: mức độ thấp; ĐTB từ 2,61 - 3,40: mức độ trung bình; ĐTB từ 3,41 - 4,20: mức độ cao; ĐTB từ 4,21 - 5,00: mức độ rất cao. Đối với câu này, chúng tôi tính tần số, phần trăm lựa chọn các mức độ đánh giá, ĐTB, ĐTBC. Câu 9: là câu dùng để tìm hiểu về mức độ thường xuyên sử dụng các KNHT môn TLH của HV. Cũng tương tự như câu 7, HV tự đánh giá bản thân thuộc 1 trong 4 mức độ: mức không bao giờ (1 điểm); mức ít khi (2 điểm); mức thường xuyên (3 điểm); mức rất thường xuyên (4 điểm). Thang đánh giá về mức độ thường xuyên sử dụng các KNHT môn TLH của HV cũng giống như câu 7. Câu 10: là câu dùng để tìm hiểu đánh giá của HV về mức độ hiệu quả sử dụng các KNHT môn TLH đối với bản thân. Cũng tương tự như câu 8, HV tự đánh giá bản thân thuộc 1 trong 5 mức độ KNHT: Không hiệu quả (1 điểm); Hiệu quả thấp (2 điểm); mức trung bình (3 điểm); Hiệu quả cao (4 điểm); Hiệu quả rất cao (5 điểm). Thang đánh giá về mức độ hiệu quả sử dụng các KNHT môn TLH đối với HV cũng giống như câu 8. Các câu 7, 8, 9, 10 có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một chuổi logic thống nhất biện chứng, chính vì vậy chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm mối tương quan giữa Câu 7 với câu 9; Câu 9 với câu 8; Câu 8 với câu 10. Câu 11: là câu dùng để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KNHT của HV trường Cao đẳng CSND II. Chúng tôi đưa ra các yếu tố ảnh hưởng, tương ứng với 05 mức độ để HV lựa chọn: không ảnh hưởng (1 điểm); rất ít (2 điểm); ít (3 điểm); nhiều (4 điểm); rất nhiều (5 điểm). Thang đánh về các
  18. 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KNHT của HV trường Cao đẳng CSND II cũng giống như câu 8, câu 10. Câu 12: là câu dùng để tìm hiểu mức độ đồng ý của HV về một số biện pháp có thể giúp nâng cao KNHT môn TLH của HV trường Cao đẳng CSND II. Chúng tôi đưa ra các biện pháp với 03 mức độ lựa chọn: không đồng ý (1 điểm), phân vân (2 điểm), đồng ý (3 điểm) nên giá trị khoảng cách giữa các mức độ là 2/3 = 0,66. Từ đó, chúng ta có thang đánh giá mức độ đồng ý như sau: ĐTB từ 1,00 - 1,66: mức độ thấp; ĐTB từ 1,67 - 2,33: mức độ trung bình; ĐTB từ 2,34 - 3,00: mức độ cao. Đối với câu này, chúng tôi tính tần số, phần trăm lựa chọn các mức độ đánh giá, ĐTB. 7.2.2. Phương pháp pháp quan sát Kết hợp với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tác giả tiến hành tri giác có mục đích, có kế hoạch các hoạt động học tập nghiên cứu tài liệu của HV trong nhiều hoàn cảnh, tình huống khác nhau nhằm thu thập các thông tin dữ liệu cụ thể về KNHT của HV, trong đó tập trung quan sát các tình huống do chúng tôi thiết kế (xem phụ lục 6). Các hình thức chính của phương pháp quan sát đó là quan sát trực tiếp, gián tiếp, công khai và bí mật. Chúng tôi đã tiến hành quan sát liên tục trong suốt một số buổi học kết hợp quan sát theo từng giai đoạn của quá trình học tập học phần TLH của HV các Lớp K24S-E chuyên ngành Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm về kinh tế và chức vụ; Lớp H05S-G chuyên ngành Cảnh sát hình sự (học phần tâm lý học tội phạm) và Lớp H05S-B chuyên ngành Quản lý nhà nhước về TT,ATXH (học phần tâm lý học đại cương)... đồng thời quan sát qua hệ thống camera giám sát được nhà trường lắp đặt tại các lớp học và thư viện, trung tâm tư liệu... Kết quả của quá trình quan sát được ghi lại bằng biên bản quan sát (xem phụ lục 7). 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Chúng tôi tiến hành phỏng vấn HV và GV theo sát các nội dung của bảng hỏi nhằm mục đích làm rõ hơn nhận thức của HV và GV về các vấn đề được khảo sát. Nội dung phỏng vấn hướng chủ yếu làm rõ hơn các nội dung: Nhận thức của HV và GV về KNHT; Khả năng sử dụng KNHT môn TLH của HV; các yếu tố ảnh hưởng
  19. 8 đến sự hình thành và phát triển KNHT của HV cũng như giải pháp nâng cao KNHT của HV trường CĐ CSND II. Quá trình tiến hành: Giới thiệu sơ lược về vấn đề nghiên cứu, sau đó tạo không khí bình đẳng, cởi mở, thân thiện với đối tượng được phỏng vấn. Phỏng vấn một số nội dung đã chuẩn bị sẵn và ghi vào biên bản phỏng vấn (xem phụ lục 4, 5). 7.2.4. Phương pháp thống kê toán học Sau khi thu thập được phiếu khảo sát thực trạng KNHT của HV trường CĐ CSND II, tác giả tiến hành nhập liệu vào Microsoft Excel 2010. Sau đó sử dụng Sử dụng phần mềm R 3.4.3 với các package: psych, plotrix, gmodels nhằm tính độ tin cậy cronbach’s alpha; thống kê mô tả bằng tần số, tỷ lệ %, điểm trung bình và vẽ biểu đồ; đánh giá mối tương quan giữa các biến số bằng kiểm định Chi bình phương, tính hệ số tương quan Pearson.
  20. 9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN II 1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề kỹ năng học tập 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Trong cuốn “Tam Tự Kinh” của học giả Vương Ưng Lân (1223-1296) thời nhà Tống (Trung Quốc) đã khẳng định: “Ngọc bất trác, bất thành khí; Nhân bất học, bất tri lí”. Điều này có nghĩa: Ngọc là vật quý nhất trên đời nhưng không mài giũa thì cũng không có giá trị, cũng như Người không học thì không thể biết đạo lí ở đời. Việc học cũng như mài giũa Ngọc, phải kiên nhẫn, phải khổ luyện, phải hy sinh thì mới nên Người... Có lẽ “Tam Tự Kinh” là một trong những cuốn sách giáo khoa đầu tiên trên thế giới nói về việc học và kỹ năng học, đã từng là cuốn sánh vỡ lòng cho hệ thống giáo dục phong kiến ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản suốt hàng ngàn năm lịch sử. Năm 1990, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã xếp “Tam tự kinh” vào “Tùng thư đạo đức nhi đồng” (Tủ sách giáo dục đạo đức nhi đồng) để giáo dục nhi đồng trên toàn thế giới. Bước sang thời kỳ cận đại (bắt đầu từ thế kỷ XVIII) gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, những tiến bộ của công nghệ và các cuộc cánh mạng xã hội. Các công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học nổi tiếng như Jean-Jacques Rousseau với tác phẩm Émile ou de l'éducation (là một tuyệt tác nói về nền giáo dục công dân), qua đó ông khẳng định mục đích của giáo dục là học cách sống và điều này có thể đạt được khi có người chỉ dẫn con đường đi để có một cuộc sống tốt đẹp; K.D.Usinxki, I.A.Comenxki cũng đã đề cập đến kỹ năng trí tuệ và sự hình thành kỹ năng này. Tuy nhiên, “từ thế kỷ XIX trở về trước vấn đề kỹ năng chưa được nghiên cứu một cách rõ rệt và có hệ thống” (Nguyễn Huy Toàn, 2011). Từ thế kỷ XX tới nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học trong đó có Tâm lý học - Giáo dục học, vấn đề kỹ năng đã được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Vào những năm 20-30 của thế kỷ XX, vấn đề kỹ năng được nhiều nhà giáo dục học Liên Xô quan tâm nghiên cứu Như N.K.Crupxcaia, A. S.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0