Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nghiên cứu tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành và một số yếu tố ảnh hưởng đến tính đố kỵ, tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc, mối liên hệ giữa tính đố kỵ và cảm nhận hạnh phúc. Từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm làm giảm tính đố kỵ nguy hại và nâng cao cảm nhận hạnh phúc ở người đầu tuổi trưởng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nghiên cứu tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- ĐÀO THU HẰNG NGHIÊN CỨU TÍNH ĐỐ KỲ Ở NGƢỜI ĐẦU TUỔI TRƢỞNG THÀNH LUẬN VĂN THẠC S TÂ HỌC HÀ NỘI - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- ĐÀO THU HẰNG NGHIÊN CỨU TÍNH ĐỐ KỲ Ở NGƢỜI ĐẦU TUỔI TRƢỞNG THÀNH UẬN VĂN THẠC S Chuyên ngành: Tâm lý học ã số: 60 31 04 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Trƣơng Thị Khánh Hà Hà Nội - 2020
- ỜI CA ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trương Thị Khánh Hà. Kết quả nghiên cứu thực tiễn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng được tiến hành trên khách thể người đầu tuổi trưởng thành (từ 20 đến 45 tuổi). Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2020 Học viên Đào Thu Hằng
- LỜI CẢ ƠN Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trương Thị Khánh Hà – giảng viên khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng các thầy, cô trong khoa Tâm lý học đã trang bị cho tôi những kiến thức hữu ích trong thời gian tôi học tại trường. Đó là tiền đề cơ sở để tôi có thể thực hiện được tốt đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tích cực trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đặc biệt là công đoạn khảo sát giúp tôi có được những cơ sở, số liệu điều tra thực tế. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2020 Học viên Đào Thu Hằng
- MỤC LỤC ỜI CA ĐOAN........................................................................................ LỜI CẢ ƠN ............................................................................................. ỤC ỤC .................................................................................................. DANH ỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................ DANH ỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ........................................................ Ở ĐẦU................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3 5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3 6. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 3 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 8. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4 9. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ UẬN VỀ TÍNH ĐỐ KỲ Ở NGƢỜI ĐẦU TUỔI TRƢỞNG THÀNH ................................................................................... 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu tính đố kỳ ở ngƣời đầu tuổi trƣởng thành ..... 5 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................... 5 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước................................................................ 6 1.2. Cơ sở lý luận về tính đố kỳ ở ngƣời đầu tuổi trƣởng thành ............. 10 1.2.1. Khái niệm và biểu hiện của tính đố kỵ .............................................. 10 1.2.2. Khái niệm người đầu tuổi trưởng thành và các đặc điểm tâm lý ........ 17 1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành . 22 1.2.4. Mối quan hệ giữa tính đố kỵ và cảm nhận hạnh phúc ........................ 24 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................... 28
- Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 29 2.1. Tổ chức nghiên cứu .......................................................................... 29 2.1.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ....................................................... 29 2.1.2. Các giai đoạn tiến hành nghiên cứu ................................................. 30 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 32 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu....................................... 32 2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ............................................... 33 2.2.3. Phương pháp thống kê toán học ....................................................... 38 2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................ 40 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................... 42 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TÍNH ĐỐ KỲ Ở NGƢỜI ĐẦU TUỔI TRƢỞNG THÀNH................................................ 43 3.1. Thực trạng tính đố kỳ ở ngƣời đầu tuổi trƣởng thành..................... 43 3.1.1. Thực trạng tính đố kỵ theo thang đo Đố kỵ theo phạm vi cụ thể ......... 43 3.1.2. Thực trạng tính đố kỵ theo thang đo Đố kỵ vô hại và nguy hại ........... 50 3.1.3. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc theo thang đo Phổ sức khỏe tinh thần rút gọn ..................................................................................................... 56 3.2. ối quan hệ giữa tính đố kỳ và cảm nhận hạnh phúc ..................... 61 3.2.1. Mối tương quan giữa tính đố kỵ theo phạm vi cụ thể và cảm nhận hạnh phúc ......................................................................................................... 61 3.2.2. Mối tương quan giữa tính đố kỵ vô hại, đố kỵ nguy hại và cảm nhận hạnh phúc................................................................................................. 62 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................... 64 KẾT UẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 66 1. Kết luận ................................................................................................ 66 2. Khuyến nghị ......................................................................................... 69 DANH ỤC TÀI IỆU THA KHẢO ................................................. 70 PHỤ LỤC ............................................................................................... 75
- DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ BeMaS Thang đo Đố kỵ vô hại và nguy hại DSES Thang đo Đố kỵ theo phạm vi cụ thể ĐH Đại học ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình MHC-SF Thang đo Phổ sức khỏe tinh thần rút gọn SĐH Sau đại học THPT Trung học phổ thông
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu........................................... 29 Bảng 3.1: Độ tin cậy của thang đo Đố kỵ theo Phạm vi cụ thể .................... 43 Bảng 3.2: Điểm trung bình của các tiểu thang đo và toàn bộ thang đo Đố kỵ theo Phạm vi cụ thể................................................................................... 45 Bảng 3.3: So sánh sự khác biệt về mức độ Đố kỵ theo Phạm vi cụ thể phân loại theo giới tính...................................................................................... 46 Bảng 3.4: So sánh sự khác biệt về mức độ Đố kỵ theo Phạm vi cụ thể phân loại theo độ tuổi........................................................................................ 48 Bảng 3.5: So sánh sự khác biệt về mức độ Đố kỵ theo Phạm vi cụ thể phân loại theo trình độ học vấn .......................................................................... 49 Bảng 3.6: Độ tin cậy của thang đo Đố kỵ vô hại và nguy hại ...................... 50 Bảng 3.7: Điểm trung bình của các tiểu thang đo và toàn bộ thang đo Đố kỵ vô hại và nguy hại..................................................................................... 51 Bảng 3.8: So sánh sự khác biệt về mức độ Đố kỵ vô hại và nguy hại phân loại theo giới tính ............................................................................................ 52 Bảng 3.9: So sánh sự khác biệt về mức độ Đố kỵ vô hại và nguy hại phân loại theo độ tuổi .............................................................................................. 54 Bảng 3.10: So sánh sự khác biệt về mức độ Đố kỵ vô hại nguy hại phân loại theo trình độ học vấn ................................................................................ 55 Bảng 3.11: Độ tin cậy của thang đo Phổ sức khỏe tinh thần rút gọn ............ 56 Bảng 3.12: Điểm trung bình của các tiểu thang đo và toàn bộ thang đo Phổ sức khỏe tinh thần rút gọn ......................................................................... 58 Bảng 3.13: So sánh sự khác biệt về mức độ hạnh phúc phân loại theo giới tính ... 59 Bảng 3.14: So sánh sự khác biệt về mức độ hạnh phúc phân loại theo độ tuổi ..... 59 Bảng 3.15: So sánh sự khác biệt về mức độ hạnh phúc phân loại theo trình độ học vấn .................................................................................................... 60
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Tương quan giữa thang đo Đố kỵ theo Phạm vi cụ thể và các thành tố của nó................................................................................................... 44 Sơ đồ 3.2: Tương quan giữa thang đo Đố kỵ vô hại và nguy hại và các thành tố của nó................................................................................................... 51 Sơ đồ 3.3: Tương quan giữa thang đo Phổ sức khỏe tinh thần rút gọn và các thành tố của nó ......................................................................................... 57 Sơ đồ 3.4: Tương quan thang đo Phổ sức khỏe tinh thần rút gọn và Đố kỵ theo Phạm vi cụ thể................................................................................... 61 Sơ đồ 3.5: Tương quan thang đo Phổ sức khỏe tinh thần rút gọn và đố kỵ vô hại, đố kỵ nguy hại ................................................................................... 62
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay, xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ đã và đang mang lại cho xã hội Việt Nam những tác động và thay đổi trong mọi mặt của đời sống. Song hành với sự phát triển đó, trong xã hội ngày càng xuất hiện nhiều hơn các mâu thuẫn, cạnh tranh khiến mối quan hệ giữa người với người trở nên phức tạp. Đặc biệt là ở người đầu tuổi trưởng thành (từ 20 đến 45 tuổi). Ở độ tuổi này, họ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về công việc, tình yêu, gia đình.., phải lên kế hoạch, đặt ra mục tiêu ngắn hạn, hoặc dài hạn của cuộc đời mình và phấn đấu nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Không những vậy, người đầu tuổi trưởng thành có nhiều mối quan hệ, khi giao lưu tiếp xúc với mọi người có thể xuất hiện những cảm xúc, đánh giá khác nhau về đối phương. Có thể là sự ngưỡng mộ về thành công của người khác từ đó phấn đấu, trau dồi, học hỏi; ngược lại có thể xuất hiện những cảm xúc tiêu cực khi nhìn vào thành công hoặc điều mà mình không có. Cảm xúc tiêu cực điển hình có thể nảy sinh ở cá nhân là sự đố kỵ. Đố kỵ xuất hiện khi cá nhân thấy người khác hơn mình ở một mặt nào đó, hay có được thứ mà cá nhân mong muốn. Tính đố kỵ nảy sinh từ sự so sánh người khác với chính mình dẫn đến các cảm xúc tiêu cực. Theo Parrott and Smith (1993) sự đố kỵ được đặc trưng bởi cảm giác tự ti, khao khát, oán giận và cảm xúc không tán thành. Dưới bất kỳ hình thức nào những cảm xúc tiêu cực sẽ trì kéo bạn, tiêu hao năng lượng và tước bỏ những niềm vui mà lẽ ra bạn có thể tận hưởng trong cuộc sống. Có thể nói, người có tính đố kỵ sẽ không ngừng so sánh bản thân với người khác như một việc làm vô thức. Họ luôn không hài lòng với bản thân mình và so sánh với người khác dù trong bất kỳ tình huống hay hoàn cảnh nào. Russell (2015) từng nói: “Những người ăn xin không đố kỵ với các triệu phú, nhưng họ đố kỵ với những người ăn xin khác thành công hơn mình”. 1
- Tính đố kỵ được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực và mọi mặt trong cuộc sống. Đố kỵ như một phần tất yếu của đời sống tinh thần và cuộc sống hàng ngày. Nhưng sự đố kỵ quá mạnh mẽ sẽ làm xáo trộn các mối quan hệ với những người xung quanh (Joseph, 1986). Những người có tính đố kỵ khi thấy ai đó có thành tích, địa vị, bằng cấp, chuyên môn, vật chất, hạnh phúc, thành đạt hơn mình thì cảm thấy không vui, mặc cảm, thấy mình thấp kém thậm chí là bực bội, căm ghét. Có người thể hiện sự ghen ghét, đố kỵ ra ngoài, nhưng có những người giấu kín trong lòng. Từ những cảm xúc tiêu cực, chúng thúc đẩy con người hành động, có thể là những lời nói cay nghiệt, khiến mọi người xa lánh, làm suy yếu các mối quan hệ. Tiêu cực hơn, nó còn có thể dẫn tới hành động hãm hại, phá hoại hoặc sự dửng dưng, lạnh lùng trước nỗi bất hạnh của người khác. Tính đố kỵ không chỉ ảnh hưởng đến những người khác mà còn ảnh hưởng đến chính bản thân họ, nó có ảnh hưởng rất to lớn đến sức khỏe thể chất và tâm thần, nó làm cho bản thân không cảm thấy bình an và hạnh phúc. Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu đi trước về tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành, mới chỉ là các bàn luận về tính đố kỵ của con người trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu mối liên hệ giữa tính đố kỵ và cảm nhận hạnh phúc để xem liệu tính đố kỵ có ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận hạnh phúc hay không. Nếu tính đố kỵ có ảnh hưởng tiêu cực thì chúng ta cần phải tìm cách để hạn chế tính đố kỵ nhằm nâng cao cảm nhận hạnh phúc ở người đầu tuổi trưởng thành. Xuất phát từ các lí do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tính đố kỳ ở ngƣời đầu tuổi trƣởng thành”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành và một số yếu tố ảnh hưởng đến tính đố kỵ, tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc, mối liên hệ giữa tính đố kỵ và cảm nhận hạnh phúc. Từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm làm 2
- giảm tính đố kỵ nguy hại và nâng cao cảm nhận hạnh phúc ở người đầu tuổi trưởng thành. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành; mối liên hệ giữa tính đố kỵ và cảm nhận hạnh phúc. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là 203 người đầu tuổi trưởng thành (từ 20 đến 45 tuổi) đang sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành. - Khảo sát thực trạng mức độ đố kỵ trên nhóm khách thể là người đầu tuổi trưởng thành. - Khảo sát thực trạng cảm nhận hạnh phúc, mối liên hệ giữa tính đố kỵ và cảm nhận hạnh phúc. - Đưa ra những kết luận, kiến nghị góp phần làm giảm tính đố kỵ nguy hại, nâng cao cảm nhận hạnh phúc ở người đầu tuổi trưởng thành. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành? - Tính đố kỵ có mối liên hệ như thế nào với cảm nhận hạnh phúc? 6. Giả thuyết khoa học - Tính đố kỵ theo các lĩnh vực ở người đầu tuổi trưởng thành tham gia nghiên cứu giảm dần theo độ tuổi từ 20 đến 45. - Tính đố kỵ vô hại ở người đầu tuổi trưởng thành tham gia nghiên cứu tăng dần theo độ tuổi từ 20 đến 45. 3
- - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành như là độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn. - Tính đố kỵ vô hại có tương quan thuận với cảm nhận hạnh phúc. - Tính đố kỵ nguy hại có tương quan nghịch với cảm nhận hạnh phúc. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tính đố kỵ nói chung của người đầu tuổi trưởng thành theo hai hướng là đố kỵ theo lĩnh vực (phạm vi cụ thể) và đố kỵ theo xu hướng (vô hại và nguy hại). - Giới hạn địa bàn và khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu trên người đầu tuổi trưởng thành (từ 20 đến 45 tuổi) tại Hà Nội. Chia thành hai khoảng: (1) Từ 20 đến 35 tuổi (2) Từ 36 đến 45 tuổi 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. - Phương pháp phỏng vấn sâu. - Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và khuyến nghị, và phần phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành. Chƣơng 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu về tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành. 4
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH ĐỐ KỲ Ở NGƢỜI ĐẦU TUỔI TRƢỞNG THÀNH 1.1. Tổng quan nghiên cứu tính đố kỳ ở ngƣời đầu tuổi trƣởng thành 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Trong nhiều năm qua, giới học giả thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới nhất trí rằng sự đố kỵ là một trạng thái cảm xúc của con người, trong đó con người có những suy nghĩ hoặc hành vi gây nên những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của chính họ. Tính đố kỵ có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến cảm nhận hạnh phúc của con người. Trong khoảng 30 năm trở lại đây, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Hofer & Busch (2011) kiểm tra giả thuyết rằng thiếu kinh nghiệm có liên quan đến các kết quả tiêu cực như đố kỵ và sự gây hấn gián tiếp, đặc biệt nếu cá nhân được đặc trưng bởi động cơ liên kết tiềm ẩn cao. Các giả định đã được kiểm tra trong một mẫu của 273 người lớn từ Đức và Cameroon. Các thành phần của động cơ liên kết - gần gũi, tức là nhu cầu liên kết và thân mật, được đánh giá bằng bài tập câu chuyện hình ảnh. Ngoài ra, những người tham gia đã báo cáo về kinh nghiệm liên quan, sự gây hấn gián tiếp và đố kỵ. Kinh nghiệm liên quan thấp có liên quan đến việc tăng cường mức độ đố kỵ và sự gây hấn gián tiếp giữa các cá nhân với động cơ liên kết rõ ràng - gần gũi. Những hiệu ứng đó đúng với các nhóm văn hóa. Các phát hiện cho thấy vai trò nổi bật của động lực liên kết tiềm ẩn - thân mật đối với cảm xúc và hành vi giữa các cá nhân. Tác giả đã sử dụng Thang đo khuynh hướng đố kỵ (The Dispositional Envy Scale- DES) (1999) để đo lường xu hướng của cá nhân về sự trải nghiệm đố kỵ. Các so sánh trung bình về văn hóa, định hướng và tính liên quan được xem xét và ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, tình trạng hợp tác, cha mẹ) đối với các biến phụ thuộc, tức là hành vi đố 5
- kỵ và gây hấn gián tiếp được xem xét kỹ lưỡng. Thứ hai, mối quan hệ giữa trải nghiệm liên quan, sự liên kết và sự thân mật, tương ứng, và cả sự đố kỵ lẫn gây hấn gián tiếp đều được thử nghiệm. Chong (2014) khảo sát trực tuyến 186 người trưởng thành về những trải nghiệm đố kỵ của họ đã xảy ra trong tháng trước đã cho thấy sự đố kỵ xảy ra mạnh mẽ hơn đối với các mối quan hệ thân thiết, đồng thời những người tham gia nghiên cứu cảm thấy đố kỵ hơn với những người có vị trí quan trọng đối với họ. Về sự khác biệt về tuổi tác, người lớn tuổi ít đố kỵ hơn so với người trẻ tuổi. Mujcic & Oswald (2018) báo cáo nghiên cứu theo chiều dọc quy mô lớn đầu tiên về đố kỵ và hậu quả có thể xảy ra của nó. Nghiên cứu kiểm tra dữ liệu về sự đố kỵ bằng cách sử dụng mẫu 18.000 đàn ông và phụ nữ được chọn lựa ngẫu nhiên được phỏng vấn vào năm 2005 và sau đó được phỏng vấn lại trong các năm 2009 và 2013. Sử dụng các biện pháp về sức khỏe tâm thần SF- 36 và hạnh phúc tâm lý. Các tác giả đưa ra bốn kết luận chính. Thứ nhất, mức độ đố kỵ giảm khi con người già đi. Phát hiện theo chiều dọc này phù hợp với mô hình cắt ngang được ghi nhận gần đây của Nicole E. Henniger và Christine R. Harris, và với lý thuyết về quy tắc xã hội được đề xuất bởi các học giả như Laura L. Carstensen. Thứ hai, sử dụng các phương trình hiệu ứng cố định và phân tích tương lai, phân tích cho thấy đố kỵ ngày nay là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về sức khỏe tâm thần và nó tồi tệ hơn trong tương lai. Thứ ba, không tìm thấy bằng chứng cho rằng đố kỵ hoạt động như một động lực hữu ích. Thứ tư, sự suy giảm theo chiều dọc của ghen tị là không thay đổi, một mô hình tuổi hình chữ U của hạnh phúc từ tuổi 20 đến 70. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Ở góc độ văn hóa xã hội, một số tác giả nêu ra các ưu điểm của người Việt như ham học hỏi, cần cù chịu khó, nhân đạo... Về mặt hạn chế các tác giả có chung một số ý kiến như hay chế nhạo, nảy sinh thói cào bằng, đố kỵ “trâu 6
- buộc ghét trâu ăn”, không muốn ai hơn mình (Thân Thị Hạnh, 2016; Nguyễn Thị Hoàn, 2016). Tâm lý đố kỵ tương đối phổ biến ở con người, nó nảy sinh, bắt nguồn từ so sánh xã hội. Theo Thể thao và Văn Hóa (2009), Nhà văn Tạ Duy Anh tiết lộ rằng truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” chính là kết quả của một quá trình nghiền ngẫm khá lâu dài và kỹ lưỡng về những thói hư tật xấu của con người mà hằn lên trong đó rõ nhất là tính đố kỵ. Ông cho rằng, tật xấu kìm hãm mọi sự phát triển, đồng thời tạo ra những khiếm khuyết về mặt nhân cách của tâm hồn, khiến con người dễ mắc phải. Trước những thành công và những gì tốt đẹp mà người khác đạt được, người có tính đố kỵ không những không chia sẻ, chúc mừng, tìm cách cộng hưởng điều tốt đẹp ấy lên mà đa phần cảm thấy khó chịu và muốn kéo xuống. Chính từ những suy nghĩ trên mà ông cảm thấy nhất định phải viết một truyện ngắn mang tính giáo dục về tính đố kỵ để trẻ em hiểu được đố kỵ là một tật xấu và cần tránh xa. Bên cạnh đó, ông cũng tổng kết rằng, thói tự mãn, nói dối và đố kỵ là ba thứ khiến người Việt khó lòng phát triển. Theo ông, sở dĩ người Việt đố kỵ vì cộng đồng không có tiêu chí về đạo đức, tài năng. Đó là một cộng đồng trọng tuổi "sống lâu lên lão làng" hơn là trọng tài. Tất cả những cái đó được tích tụ lại dẫn đến thói đố kỵ, không muốn ai hơn mình. Câu nói "chết cả đống còn hơn sống một mình" là nét khái quát nhất, thể hiện rõ nhất tính đố kỵ của người Việt. Nhiều khi nói xấu chỉ để thỏa mãn bản thân chứ chẳng hại đến người ta, nhưng nó cũng cho thấy rõ ràng tính đố kỵ đã làm người ta không thể kiểm soát nổi mình. Theo Kiến Thức (2014), Phạm Thành Nghị - Viện Tâm lý học cho rằng đố kỵ thuộc cơ chế tự vệ của con người, song cơ chế ấy ở mức độ nào, có thường xuyên xuất hiện hay không lại do môi trường xã hội chi phối. Ông cho rằng khi môi trường xã hội không an toàn thì cơ chế này xuất hiện thường xuyên. Còn theo Ngô Văn Giá thì cái gốc của thói đố kỵ là cấu trúc xã hội đẳng cấp, trọng tiêu chí hơn - kém, đúng - sai hơn là biết nhìn ra điểm khác 7
- biệt, ưu thế của mỗi cá nhân. Người Việt có câu "thà chết cả đống còn hơn sống một mình" là câu cô đúc nhất về thói đố kỵ, không muốn ai hơn mình mà chỉ muốn kéo mọi người xuống ngang bằng với mình. Đó chính là nguyên do của việc Việt Nam bị chậm phát triển. Tất nhiên, ở một góc độ nào đó, tính đố kỵ làm cho con người ta có động lực để phấn đấu, cố cho bằng bạn bằng bè. Song về cơ bản nó vẫn kìm hãm sự phát triển, không thúc đẩy được sự sáng tạo cá nhân. Ở góc độ Phật giáo bao giờ cũng đề cao tính nhân văn, khuyên răn con người yêu thương giúp đỡ nhau, luôn hướng con người làm điều thiện, tránh điều ác,... Bởi vậy, đạo đức Phật giáo có những điều phù hợp với đạo đức xã hội, trở thành giá trị văn hoá tinh thần của nhân loại. Hơn 2500 năm trước, trong 14 điều răn của Phật, Đức Thích Ca Mâu Ni đã từng dạy chúng sinh: “Khổ tâm lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ". Cho đến tận ngày nay lời dạy của đức Phật vẫn không hề sai. Theo quan điểm của Phật giáo, lòng đố kỵ có thể hiểu là sự so tính thiệt hơn và thấy khó chịu khi người khác hơn mình. Đố kỵ còn là biểu hiện của một tâm hồn không hạnh phúc. Những người mang lòng đố kỵ là tự mang gông xích cho chính mình, cái khổ do tâm sinh ra. Tùy vào cá tính từng người mà tâm đố kỵ được biểu lộ trực tiếp ra ngoài hoặc ẩn giấu bên trong. Có người lại thâm độc hơn khi bên ngoài không hề biểu lộ bất kỳ một thái độ nào nhưng ngấm ngầm bên trong là cả một bầu trời tức tối, tìm mọi sơ hở của người khác để hãm hại và hả hê nếu họ có gặp những thất bại trong cuộc sống. Ngược lại, có người biểu hiện lòng đố kỵ bằng cảm xúc rất bi quan là thường buồn bã, tủi thân, nuối tiếc quá khứ và hay nghĩ về quá khứ, về thời gian mà ta hơn người khác ở một lĩnh vực nào đó. Có thể nói, dù biểu hiện như thế nào nhưng với một người ít có đạo đức, không tin vào nhân quả và nghiệp báo thì từ tâm ghen tị ban đầu, họ sẽ nảy sinh những hành động tiêu cực khác như gièm pha, nói xấu, gây rối, phá hoại... Nguy hại hơn, chính lòng ghen tị, đố kỵ khiến tâm 8
- hồn con người trở nên chai sạn, vô cảm trước nỗi khổ, niềm đau của người khác. Bởi lẽ, vì tâm ghen tị quá lớn mà khi thấy người khác bất hạnh, chúng ta lại không tỏ ra thương cảm mà lại thấy vui mừng, sung sướng. Trong tiếng Đức có một từ không thể dịch sang các thứ tiếng khác, đó là Schadenfreude, nghĩa là cảm giác vui sướng trước những bất hạnh của người khác. Đây là từ ghép từ hai danh từ, Schaden là thiệt hại và Freude có nghĩa là vui sướng. Có thể nói người Đức đã nhận ra trạng thái tâm lý khá phổ biến này ở con người và tạo ra riêng một từ cho nó. Bởi nó quá phổ biến, và ai trong chúng ta cũng có thể đã từng một lần trải nghiệm. Thích Chân Quang (2004) đưa ra quan điểm cho rằng người Việt Nam bị tâm đố kỵ rất nặng nề. Hễ thấy ai giỏi hơn là cảm thấy khó chịu, đố kỵ, ganh ghét và tìm cách chỉ trích, chống đối, mưu hại lẫn nhau, triệt hạ lẫn nhau. Thấy người khác hơn ta về tài năng, tiền bạc, địa vị, danh tiếng, nhan sắc liền sinh lòng ghen ghét, đố kỵ. Dễ nhận ra chúng xuất phát từ lòng ích kỷ, sự tham lam của con người. Người chỉ biết dành thời gian đố kỵ với người khác không những không thấy được điểm mạnh của mình mà còn mù mờ trước điểm yếu của đối phương. Đất nước vì thế mà không phát triển được. Đố kỵ - tưởng chừng đơn giản nhưng nó làm cho con người phiền não, khó chịu vô cùng và hơn thế nữa, nó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhiều hành động sai trái khác của con người. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về tính đố kỵ hiện nay còn rất ít, đặc biệt là các nghiên cứu ở góc độ tâm lý. Tính đố kỵ mới được đề cập đến ở góc độ văn hóa, góc độ xã hội, hay những bài báo chứ chưa xuất hiện nhiều trong các nghiên cứu khoa học. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành nhằm tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tính đố kỵ, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm bớt tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. 9
- 1.2. Cơ sở lý luận về tính đố kỳ ở ngƣời đầu tuổi trƣởng thành 1.2.1. Khái niệm và biểu hiện của tính đố kỵ 1.2.1.1. Khái niệm đố kỵ Trong cuộc đời mỗi con người, hầu hết ai cũng trải qua một dạng của đố kỵ, có thể là người đố kỵ hoặc là người bị đố kỵ. Người ta có thể đố kỵ với tài sản của người khác (ví dụ: quần áo, nhà cửa, xe hơi) hoặc đố kỵ với cuộc sống của người khác (ví dụ: sự nghiệp thành công, tình yêu lãng mạn hay gia đình hạnh phúc). Những ví dụ này minh họa sự đố kỵ thường xuất hiện trong những tình huống mà cá nhân quan sát được hoặc nhận thấy vận may xảy ra với người khác hơn là bản thân họ (Parrott & Smith, 1993; Smith & Kim, 2007). Trước khi đố kỵ được nghiên cứu một cách độc lập, từ lâu nó đã được xem như một đặc trưng của nhân cách ái kỷ. Theo Hướng dẫn sử dụng chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần – IV (DSM – IV; American Psychological Association, 1994) thì đố kỵ với người khác hay tin rằng người khác đang đố kỵ với bản thân được xem như một tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhân cách ái kỷ. (Narcissistic personality disorder-NPD). Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, "đố kỵ là cảm thấy khó chịu và đâm ra ghét khi thấy người ta có thể hơn mình" (Viện ngôn ngữ học, 2003, tr.334). Theo từ điển Merriam-Webster đố kỵ là nhận thức đau đớn hoặc tức giận về lợi ích của người khác với mong muốn sở hữu những điều tương tự. Trước hết, khái niệm này nhấn mạnh đố kỵ là một phản ứng cảm xúc tiêu cực, phản ứng này là kết quả của so sánh xã hội với những tiêu chuẩn vượt trội. Nghĩa là, cá nhân mong muốn có được điều mà người khác đang sở hữu vì cá nhân không có điều đó. Cảm xúc tiêu cực trong mỗi tình huống được thể hiện khác nhau, tùy thuộc vào mong muốn của cá nhân. Theo APA Dictionary of Psychology, đố kỵ là một cảm xúc tiêu cực của sự bất mãn và oán giận được tạo ra bởi mong muốn sở hữu những phẩm 10
- chất hoặc thành tích của người khác. Với những điểm chung nhất định, đố kỵ thường bị nhầm lẫn với ghen tị. Đố kỵ chỉ liên quan đến hai cá nhân trong khi ghen tị luôn liên quan đến người thứ ba. Theo Parrott & Smith (1993) thì đố kỵ là cảm xúc nảy sinh khi một người thiếu những phẩm chất, thành tích, hay sở hữu những thứ cao cấp mà người khác có, từ đó cá nhân mong muốn có được những điều trên hoặc muốn người khác thiếu đi những điều đó. Cũng theo ông, đố kỵ đem đến một cảm xúc vô cùng khó chịu, được đặc trưng bởi cảm giác tự ti, khao khát, oán giận và không tán thành. Những cảm xúc này được nảy sinh từ những so sánh xã hội với những người hơn mình khiến cá nhân cảm thấy bản thân thua kém. Qua cách định nghĩa trên, ta thường xem xét đố kỵ mang nhiều xu hướng gây hại cho người khác. Tuy nhiên, theo một số tác giả có một kiểu đố kỵ lành tính, không gây hại cho người khác. Smith và Kim (2007) xác định đố kỵ là một cảm xúc khó chịu và đau đớn thường được đặc trưng bởi sự tự ti, thù địch, và oán giận gây ra bởi sự so sánh với một người hoặc một nhóm người có thứ gì đó mà chúng ta mong muốn. Sự đố kỵ không chỉ là muốn những gì người khác có mà còn cảm thấy tiêu cực và phẫn nộ về sự thành công hoặc sự giàu có về vật chất của người khác. Điều này thúc đẩy cá nhân mong muốn lấy đi những lợi thế đó từ những người may mắn hơn. Có thể thấy, đố kỵ phát triển từ so sánh xã hội. Theo Maijala, Munnukka & Nikkonen (2000), đố kỵ là một cảm xúc đau đớn và mâu thuẫn dựa trên sự so sánh và những kinh nghiệm thiếu sót, bao gồm một mong muốn đặc biệt là có được một điều gì đó tốt đẹp mà người kia sở hữu và cá nhân thiếu điều đó. Sự đố kỵ có thể bao gồm cảm giác bất công, xấu hổ, tội lỗi, đau buồn cũng như sự ngưỡng mộ và niềm hy vọng. Đó là sự tham lam đã biến đổi, gợi lên trạng thái cảm xúc của sự đố kỵ. Về cơ bản, đố kỵ là một hiện tượng đa chiều với những nội dung khác nhau trong 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 366 | 100
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 502 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
82 p | 491 | 81
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
107 p | 435 | 79
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
119 p | 331 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
93 p | 307 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh
197 p | 266 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Sĩ quan Lục quân 2
133 p | 296 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học An ninh Nhân dân
178 p | 217 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh
106 p | 161 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
103 p | 188 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương
143 p | 171 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học
67 p | 150 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
103 p | 141 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự
124 p | 162 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Năng lực quản lý nhân sự của giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh
104 p | 127 | 19
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu
115 p | 152 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các Trung tâm Bảo trợ Xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
117 p | 119 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn