intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

177
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm, từ đó góp phần phòng ngừa trầm cảm ở sinh viên nói riêng và cộng đồng nói chung. Mời các bạn tham khảo1

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ____________________________ NGUYỄN THỊ BÌNH NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH HẰNG HÀ NỘI – 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan thực hiện đề tài này hoàn toàn độc lập, theo đúng hướng dẫn của Nhà trường và Giảng viên hướng dẫn. Tôi cam đoan số liệu trong kết quả nghiên cứu là trung thực, chính xác và được thực hiện tại địa điểm nghiên cứu. Học viên Nguyễn Thị Bình 1
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành nhờ sự động viên, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của quý thầy cô giảng dạy lớp Cao học Tâm lý khóa 14, của quý thầy cô ở Phòng Sau Đại học; nhờ sự giúp đỡ, ủng hộ của các bạn học viên lớp Cao học Tâm lý học K14 trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, của các bạn đồng nghiệp và các bạn sinh viên khoa Kế toán - Đại học Kinh tế Quốc dân; Khoa Cơ khí - Đại học Bách Khoa Hà Nội; Khoa Tâm lý giáo dục học - Học viện Quản lý giáo dục; Khoa Y đa khoa - Đại học Y Hà Nội; Khoa Tâm lý học và Lịch sử - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô và các bạn học viên, sinh viên đã giúp đỡ, cộng tác để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi mong muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS Nguyễn Thị Minh Hằng_người đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn chu đáo để tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc rằng bản luận văn này còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Bình 2
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan...................................................................................................................................... 1 Lời cảm ơn ......................................................................................................................................... 2 Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................................................ 5 Danh mục các bảng ............................................................................................................................ 6 Danh mục biểu đồ .............................................................................................................................. 7 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 8 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 11 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về trầm cảm và nhận thức về trầm cảm .................................... 11 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài....................................................................................... 11 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................................................... 14 1.2. Một số vấn đề lý luận nhận thức về trầm cảm ..................................................................... 15 1.2.1. Lý luận về nhận thức.................................................................................................... 15 1.2.2. Lý luận về trầm cảm .................................................................................................... 17 1.3. Một số đặc điểm tâm lý xã hội của sinh viên ....................................................................... 24 1.3.1. Khái niệm sinh viên ..................................................................................................... 24 1.3.2. Một số đặc điểm tâm - sinh lý của sinh viên ................................................................ 25 1.3.3. Các nguy cơ dễ dẫn đến trầm cảm ở sinh viên............................................................. 25 1.3.4. Đặc điểm nhận thức của sinh viên ............................................................................... 26 1.4. Các tiêu chí nghiên cứu nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm ............................... 27 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................................ 28 Chƣơng 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 29 2.1. Tổ chức nghiên cứu.............................................................................................................. 29 2.1.1. Nghiên cứu lý luận ....................................................................................................... 29 2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn .................................................................................................... 30 2.1.3. Các giai đoạn nghiên cứu ............................................................................................. 31 2.2. Các phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 31 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.................................................................................. 31 2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi............................................................................ 31 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ....................................................................................... 32 2.2.4. Phương pháp thống kê toán học ................................................................................... 32 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................................ 36 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM ................................................................................................................................... 37 3.1. Thực trạng các nguồn thông tin của sinh viên về trầm cảm............................................ 37 3.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên về bản chất của rối loạn trầm cảm ......................... 38 3.3. Thực trạng nhận thức của sinh viên về biểu hiện của rối loạn trầm cảm ........................ 41 3.4. Thực trạng nhận thức của sinh viên về nguyên nhân của rối loạn trầm cảm .......................... 46 3.5. Thực trạng nhận thức của sinh viên về hậu quả của rối loạn trầm cảm .......................... 50 3.6. Thực trạng nhận thức của sinh viên về các biện pháp chữa trị rối loạn trầm cảm .......... 52 3
  5. 3.7. Thực trạng nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng ngừa rối loạn trầm cảm. ........................................................................................................................................ 58 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................................ 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 62 1. Kết luận ................................................................................................................................... 62 2. Kiến nghị................................................................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 65 PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ 67 4
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ DSM Diagnostic and Statistical Manual for Mental Disorders Sách chẩn đoán thống kê các rối loạn tâm thần của Hội tâm thần học Hoa Kì ĐH KHXH & NV Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ĐH Y HN Đại học Y Hà Nội ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình TLGD Tâm lý giáo dục ICD International statistical classification of diseases and related health problems Bảng phân loại quốc tế về bệnh và các vấn đề sức khỏe WHO Tổ chức Y tế thế giới 5
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thể............................................................................................ 30 Bảng 3.1: Các nguồn thông tin của sinh viên về rối loạn trầm cảm.......................................... 37 Bảng 3.2: Nhận thức của sinh viên về bản chất của trầm cảm.................................................. 40 Bảng 3.3: Nhận thức của sinh viên về biểu hiện của rối loạn trầm cảm ................................... 41 Bảng 3.4: Nhận thức của sinh viên về biểu hiện của rối loạn trầm cảm (phân chia theo nhóm biểu hiện đúng – sai) ...................................................................................... 45 Bảng 3.5: Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.................................... 47 Bảng 3.6: Nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm ............... 49 Bảng 3.7: Nhận thức của sinh viên về hậu quả của rối loạn trầm cảm (phân chia theo nhóm hậu quả đúng – hậu quả sai) ..................................................................................... 51 Bảng 3.8: Nhận thức của sinh viên về các biện pháp chữa trị rối loạn trầm cảm .................... 53 Bảng 3.9: Ý kiến của sinh viên về các cơ sở hỗ trợ người trầm cảm ........................................ 56 Bảng 3.10: Nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm ................................................................................................................... 58 Bảng 3.11: Cách xử lý của sinh viên khi bản thân xuất hiện cảm xúc tiêu cực .......................... 60 6
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Quan điểm của sinh viên về trầm cảm .......................................................................... 39 Biểu đồ 3.2: Nhận thức của sinh viên theo từng khoa về các nhóm biểu hiện của rối loạn trầm cảm ........................................................................................................................... 44 Biểu đồ 3.3: Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân của rối loạn trầm cảm ................................. 46 Biểu đồ 3.4: Nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm (phân chia theo nhóm những yếu số đúng và yếu tố sai) ................................................................... 49 Biểu đồ 3.5: Nhận thức của sinh viên về hậu quả của rối loạn trầm cảm ......................................... 51 Biểu đồ 3.6: Nhận thức của sinh viên về đối tượng trợ giúp người trầm cảm .................................. 54 7
  9. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển kéo theo rất nhiều sự thay đổi trong đời sống con người, cùng với nó là phát sinh ra nhiều mối nguy hiểm tiềm năng cho sức khỏe tâm trí. Đó là một loạt các trạng thái khác nhau, từ những rối nhiễu tâm trí như lo âu, trầm cảm, ám ảnh hay các chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt, động kinh… Trong đó, trầm cảm là một hiện tượng bệnh lý xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện nay. Trầm cảm ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người: từ nam giới đến phụ nữ, từ trẻ em đến người trưởng thành, người cao tuổi và đặc biệt là sinh viên thì khả năng xuất hiện trầm cảm là tương đối cao vì đây là giai đoạn sinh viên phải thích nghi với môi trường mới, bắt đầu cuộc sống tự lập với nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Theo tác giả Brice Pith, từ lứa tuổi thanh thiếu niên trầm cảm là chứng bệnh tâm thần phổ biến nhất. Theo nhiều tác giả, trầm cảm chiếm tỉ lệ 3 – 5% dân số [20]. Theo Trần Kim Trang (2012) khi nghiên cứu đề tài “Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa”, thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 483 sinh viên năm thứ 2 khoa y và răng hàm mặt Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 6/2011. Sử dụng thang đánh giá DASS -21 đã cho thấy kết quả rằng: tỉ lệ sinh viên bị stress, trầm cảm và lo âu lần lượt là 71,4%; 28,8%; 22,4%, đa số ở mức độ nhẹ và vừa. 52,8% sinh viên có cùng 3 dạng rối loạn trên. Không có sự khác biệt giữa các mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo nguồn cư trú và giới tính, ngoại trừ trầm cảm - nhất là ở mức độ nặng và rất nặng thì nam nhiều hơn nữ [21]. Rối loạn trầm cảm ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có sự nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Sự hiểu biết không đầy đủ hoặc nhận thức sai lầm về vấn đề này có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện những dấu hiệu trầm cảm hoặc nguy cơ tăng nặng đối với những cá nhân đã có dấu hiệu hoặc nguy cơ trầm cảm từ trước. Việc sinh viên có dấu hiệu trầm cảm nhưng không có hiểu biết về các biện pháp can thiệp mà e ngại, tự mình giải quyết hay cố tình lảng tránh đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì những lí do trên đã thôi thúc tôi tìm hiểu đề tài “Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm”. Tôi hi vọng rằng, qua nghiên cứu này có thể phát hiện được thực trạng mức độ nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm, đồng thời, có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm, từ đó góp phần phòng ngừa trầm cảm ở sinh viên nói riêng và cộng đồng nói chung. 8
  10. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu lý luận nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm  Nghiên cứu thực tiễn - Điều tra nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. - So sánh nhận thức về rối loạn trầm cảm của sinh viên các khoa.  Đề xuất những kiến nghị về các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và phòng ngừa trầm cảm cho sinh viên 5. Khách thể nghiên cứu 600 sinh viên năm thứ 4 đang học tại các trường đại học trên địa bàn thủ đô Hà Nội 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn khách thể nghiên cứu  100 sinh viên khoa Kế toán – Đại học Kinh tế Quốc Dân  100 sinh viên khoa Cơ khí – Đại học Bách Khoa Hà Nội  100 sinh viên khoa Y Đa khoa – Đại học Y Hà Nội  100 sinh viên khoa Tâm lý – giáo dục học – Học viện Quản lý giáo dục  100 sinh viên khoa Tâm lý học và 100 sinh viên khoa Lịch sử – Đại học KHXH & NV – Đại học QGHN 6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Hà Nội 6.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu  Nhận thức về biểu hiện của rối loạn trầm cảm  Nhận thức về hậu quả của rối loạn trầm cảm  Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm  Nhận thức về điều trị bệnh trầm cảm  Nhận thức của sinh viên về cách phòng ngừa trầm cảm 7. Giả thuyết nghiên cứu Nhận thức của của sinh viên về rối loạn trầm cảm còn hạn chế, cụ thể: sinh viên chưa có hiểu biết đầy đủ về các nguy cơ, biểu hiện, hậu quả, các yếu tố ảnh hưởng, cách điều trị và cách thức phòng ngừa rối loạn trầm cảm. Sinh viên các khoa như tâm lý học, tâm lý giáo dục học có nhận thức đầy đủ hơn về rối loạn trầm cảm so với những sinh viên các ngành khác. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 8.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 8.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 9
  11. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về trầm cảm và nhận thức về trầm cảm 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Các lý thuyết về trầm cảm  Thuyết phân tâm học về trầm cảm S.Freud cho rằng trầm cảm là một quá trình tương tự như đau buồn. Khi quá đau buồn, cá nhân có thể thoái lui về giai đoạn môi miệng của sự phát triển, như là một cơ chế phòng vệ chống lại những nỗi buồn quá lớn. Điều này dẫn cá nhân đến chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào người mà họ yêu quý; hậu quả là, họ đồng nhất mình với những người đó và qua đó, một cách tượng trưng, họ giành lại được mối quan hệ đã mất. Tiếp theo, qua một quá trình gọi là tiếp nhận (introjectinon), cá nhân hướng những cảm nhận về người họ yêu quý đến chính bản thân. Những cảm xúc này có thể bao gồm cả sự giận dữ, kết quả của các xung đột không giải quyết được. Phản ứng như thế, nhìn chung, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng có thể trở thành bệnh lí nếu cá nhân tiếp tục trong một thời gian dài, dẫn đến tự căm ghét bản thân và trầm cảm. Freud cho rằng trầm cảm “bình thường” là kết quả của những mất mát có tính tượng trưng hay tưởng tượng. Theo cách nào đó, sự việc nghiêm trọng khi nó lấy mất của cá nhân tình yêu hoặc sự đánh giá của những người quan trọng, và lẽ ra phải hướng cảm xúc tiêu cực về người từ chối mình thì cá nhân lại hướng những cảm xúc đó về mình và tiếp nhận chúng. Những người dễ bị trầm cảm nhất, là những người không thể thỏa mãn quá nhiều, mà cũng không thể thỏa mãn ít được. Những người như thế trong suốt cuộc đời mình, sẽ còn phụ thuộc vào tình yêu thương và sự chấp nhận của người khác, họ còn rất nhạy cảm với những sự kiện gây ra lo lắng hoặc những trải nghiệm mất mát [10, tr.245-246].  Thuyết hành vi về trầm cảm Các lí thuyết hành vi về trầm cảm tập trung chủ yếu vào các quá trình điều kiện hóa quan sát được. Ví dụ như Lewinsohn và cộng sự (1979), đã chỉ ra rằng trầm cảm là kết quả của tỉ lệ thấp các củng cố xã hội tích cực. Điều này dẫn đến khí sắc chán nản và thu hẹp những hành vi mang xu hướng được xã hội tán thưởng. Cá nhân tự tách mình ra khỏi các liên hệ xã hội, một hành động mà trên thực tế, có thể làm tăng tạm thời các liên hệ xã hội bởi họ có thể có được sự cảm tình chú ý nhờ hành vi của mình. Điều này có thể tạo ra củng cố khác, được biết đến như là lợi ích thứ cấp, mà trong đó cá nhân được tán hưởng nhờ những hành vi có trầm cảm của mình. Tuy nhiên, giai đoạn này lại thường đi cùng với sự thu hẹp về chú ý (tần suất tán thưởng có giá trị từ phía môi trường giảm đi) và khí sắc [10, tr.246].  Lí thuyết về sự tuyệt vọng tập nhiễm 11
  12. Lí thuyết về sự tuyệt vọng tập nhiễm Seligman (1975) cho rằng trầm cảm bắt nguồn từ việc người ta được học rằng môi trường sinh lí và xã hội nằm ngoài khả năng kiểm soát của cá nhân. Thuật ngữ “learned helplessess” bắt nguồn từ những thực nghiệm trên động vật. Trong những thực nghiệm này, các con vật được đặt ở trong một khu vực mà chúng có thể chạy trốn, chẳng hạn như bằng cách nhảy qua một cái hàng rào thấp. Sau khi trải qua một lần sốc điện nhe, các con thú nhanh chóng học được cách nhảy qua hàng rào để tránh bị sốc. Tuy nhiên, khi người ta ngăn chúng làm điều đó bằng cách nhốt chúng trong một cái cũi, cuối cùng thì chúng không cố tránh sốc điện nữa, ngay cả khi cơ hội trốn thoát luôn rộng mở đối với chúng. Chúng đã học được rằng, chúng không thể tránh được sốc điện, và thể hiện nỗi tuyệt vọng của mình bằng sự trì trệ, không cố gắng thay đổi hoàn cảnh. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng những quy trình khác để tìm ra sự tuyệt vọng do học tập/tập nhiễm ở cả người và động vật. Những người trải qua các thực nghiệm này đều biểu hiện những “triệu chứng” tương tự như các cá nhân bị trầm cảm bệnh lí, bao gồm việc thiếu động cơ hoạt động, bi quan và quá trình tiếp thu bị phá vỡ [10, tr.247].  Thuyết nhận thức của A. Beck về trầm cảm Kết hợp với những khác biệt của mô hình lí thuyết về sự tuyệt vọng tập nhiễm những người theo trường phái nhận thức đã thay đổi giải thích về trầm cảm của trường phái hành vi, tiêu biểu nhất trong số đó là Beck (1997). Ông đưa ra ý kiến rằng trầm cảm bắt nguồn từ nhận thức sai lệch trước những sự kiện ảnh hưởng đến chúng ta. Trong trầm cảm, Beck gọi đáp ứng tức thời với những sự kiện này là ý nghĩ tiêu cực tự động. Những ý nghĩ này có vẻ tức thời, hợp lý và trên thực tế thường được chấp nhận. Tuy nhiên, một cách có hệ thống, chúng lại giải thích sai các sự kiện và vì thế dẫn đến trầm cảm. Đặc trưng cho kiểu suy nghĩ này là sự khái quát hóa thái quá, sự trừu tượng hóa có chọn lọc và những suy nghĩ không dứt khoát. Những điều này ảnh hưởng đến cái mà Beck gọi là bộ ba nhận thức: niềm tin về bản thân chúng ta, sự kiện hoặc cá nhân khác có ảnh hưởng đến chúng ta và tương lai của chúng ta. Theo Beck, những suy nghĩ có ý thức của chúng ta bị méo mó bởi các sơ đồ trầm cảm tiềm ẩn. Đó là những niềm tin vô thức về bản thân và thế giới, chúng tác động đến suy nghĩ ý thức và được hình thành trong suốt tuổi thơ mỗi người. Các sự kiện tiêu cực trong tuổi thơ, chẳng hạn như việc bị bố mẹ từ chối, sẽ hình thành nên một sơ đồ nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh. Hầu như trong toàn bộ khoảng thời gian này, nếu chúng rõ rệt thì cá nhân bị trầm cảm mạn tính. Tuy nhiên, đến tuổi trưởng thành, khi chúng ta đối mặt với những tình huống gây stress, đặc biệt là những tình huống gợi lại những kỉ niệm không vui trong quá khứ (li dị, chia ly, bị bố mẹ từ chối), thì những sơ đồ tiêu cực tiềm ẩn sẽ được hoạt hóa, tác động đến nhận thức về bề mặt của chúng ta và dẫn đến trầm cảm. Một số ví dụ của Beck về các lỗi trong nhận thức là nguyên nhân trầm cảm [10, tr.248-251]: Suy nghĩ tuyệt đối Kiểu suy nghĩ “tất cả hoặc là không ai cả”: “Nếu tôi không 12
  13. thành công trong công việc này, tôi là một kẻ hoàn toàn thất bại. Hoặc là tôi trở thành người thầy giáo giỏi nhất, nếu không tôi chẳng là cái gì hết”. Xây dựng kết luận chung tiêu cực về bản chất của một sự kiện Khái quát hóa thái quá ngẫu nhiên đơn lẻ: “Chính thế đấy – Tôi luôn thất bại ở điểm này. Tôi không thể làm được việc đó” Giải thích các sự kiện như là tội lỗi hoặc sự chống đối của cá Cá nhân hóa nhân: “Tại sao họ luôn nhắm và tôi? Mọi chuyện luôn có vẻ như thế, ngay cả khi tôi chẳng có tội gì” Tự đưa ra một kết luận trong khi không có chứng cứ đầy đủ cho Kết luận tùy tiện nó: “Họ không thích tôi. Tôi có thể nói điều đó ngay từ lúc mà chúng tôi mới gặp nhau”. Tập trung vào một chi tiết không nổi trội, tách nó ra khỏi bối cảnh: “Tôi nghĩ rằng bài diễn thuyết của tôi rất hay. Nhưng anh Trừu tượng hóa có chọn lọc sinh viên đó lại bỏ đi từ rất sớm, có thể anh ta không thích nó. Có lẽ những người khác cũng thế nhưng họ đã không thể hiện điều đó ra mà thôi”  Thuyết liên cá nhân về trầm cảm Thuyết liên cá nhân đề cập đến những khía cạnh hành vi của người bị trầm cảm, bao gồm trong đó tổng thể mối quan hệ giữa người trầm cảm với người khác. Những người trầm cảm có mạng lưới giao tiếp xã hội thưa thớt và coi chúng như là nguồn nâng đỡ. Sự nâng đỡ xã hội giảm sút có thể làm yếu đi năng lực của cá nhân trong việc phản ứng với những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống, và làm cho cá nhân dễ cảm ứng với trầm cảm (Billings, Cronkite và Moos 1983). Người trầm cảm cũng có thể nhận được những phản ứng tiêu cực từ phía người khác (Coyne, 1976), khả năng này đã được nghiên cứu theo nhiều cách khác nhau, từ các cuộc nói chuyện hướng dẫn qua điện thoại với bệnh nhân trầm cảm, đến việc nghe băng ghi âm của họ, và thậm chí cả việc tiếp xúc trực tiếp. Dữ kiện thu được đã chỉ ra rằng, hành vi của người trầm cảm nhận được sự hắt hủi từ phía những người xung quanh. Thuyết liên cá nhân đã không vạch ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến trầm cảm, nhưng một đóng góp rất to lớn của học thuyết này đã chỉ ra những hành vi kém thích nghi của người bệnh đóng vai trò duy trì bệnh và mối quan hệ của người bệnh với những người xung quanh. Điều này sẽ định hướng cho các nhà trị liệu tập trung vào xây dựng những mẫu hành vi mới cho người bệnh và xây dựng một mạng lưới giúp đỡ người bệnh từ những người thân xung quanh. 1.1.1.2. Các nghiên cứu cụ thể về trầm cảm và nhận thức về trầm cảm 13
  14. Trầm cảm là một rối loạn thường gặp trên thế giới bất kể sự khác biệt về nhóm tuổi, văn hóa, tầng lớp xã hội ở cả nam và nữ, trẻ và già, song tùy từng độ tuổi, từng giới mà tỉ lệ mắc khác nhau. Theo tác giả Brice Pith từ lứa tuổi thanh thiếu niên trầm cảm là chứng bệnh tâm thần phổ biến nhất. Theo nhiều tác giả, trầm cảm chiếm tỉ lệ 3 – 5% dân số [20]. N.A.Satorious và A.S.Jablenski 1984 đã công bố có khoảng 3 – 5% dân số trên hành tinh chúng ta tức là gần 200 triệu người, đã lâm vào trạng thái trầm cảm rõ rệt. Nhiều nghiên cứu mới ở Anh, Pháp, Mỹ và khu vực Châu Âu đã nêu tỉ lệ mắc mới trầm cảm từ 15 – 24% [14, tr.63 – 70]. Có khoảng 18.800.000 người Mỹ trưởng thành, chiếm khoảng 9,5% độ tuổi dân số Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên, bị rối loạn trầm cảm trong một năm, trong đó tỉ lệ gặp ở phụ nữ cao gấp gần 2 lần nam giới (12% so với 6,6%). Năm 1997 có 30.535 người chết vì tự tử tại Hoa Kỳ. Tỉ lệ tự tử ở người trẻ gia tăng đáng kể trong vài thập kỉ qua. Trong năm 1997, tự tử là nguyên nhân thứ 3 trong số những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở lứa tuổi từ 15 đến 24, khoảng 19.100.000 người Mỹ trưởng thành tuổi từ 18 đến 54, chiếm 13,3% người dân trong nhóm tuổi này có một hội chứng rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu thường xuyên xảy ra cùng với các rối loạn trầm cảm, rối loạn ăn uống hoặc lạm dụng thuốc [20]. Trong những năm gần đây rối nhiễu lo âu - trầm cảm tăng lên một cách nhanh chóng đồng thời lứa tuổi khởi phát lại giảm xuống (Klerman, 1998). Cũng đã có nghiên cứu chỉ ra rằng rối loạn trầm cảm thường bắt đầu ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Theo kết quả nghiên cứu của Uỷ ban y tế và sức khỏe quốc gia của Úc thì có từ 1 - 3 % thanh thiếu niên rối loạn trầm cảm cho đến 18 tuổi. Hơn nữa có khoảng 15 - 40% thanh thiếu niên có dấu hiệu trầm cảm và trầm cảm nhẹ. Ở các em nữ tỉ lệ trầm cảm đặc biệt cao từ 7 - 13% (Angold & Rutter, 1992; Kaskani, 1987). Trong đề tài khoa học Thiết lập mạng lưới phòng ngừa chứng trầm cảm và tự sát ở các thanh thiếu niên thuộc tỉnh Gers - Cộng hòa Pháp của tác giả Dejean - Dupebe Chantal, thì các cứ liệu thống kê về sức khỏe tâm trí ở Pháp ghi nhận rằng từ nhiều năm nay, có sự gia tăng của các mưu toan tự sát và tự sát là nguyên nhân thứ 2 của tử vong ở thanh thiếu niên 15 - 25 tuổi, sau các tai nạn giao thông. 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Theo những tài liệu mà chúng tôi đã tìm hiểu thì cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề nhận thức của sinh viên về trầm cảm mà chỉ có những công trình đi sâu vào nghiên cứu mức độ rối loạn trầm cảm ở các lứa tuổi khác nhau. Nghiên cứu “Kết quả chẩn đoán trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông Hà Nội” của Nguyễn Bá Đạt (2003) thì trong số những học sinh trung học phổ thông gặp khó khăn học đường có một số bộ phận học sinh rơi vào trạng thái trầm cảm - rối loạn cảm xúc. Kết quả đánh giá tâm lý của học sinh thông qua trắc nghiệm RADS và trắc nghiệm BDI - II cho thấy 6,7% học sinh tham gia có dấu hiệu trầm cảm ở mức độ 14
  15. nhẹ; 1,6% có dấu hiệu trầm cảm ở mức độ vừa và 0,5% có dấu hiệu trầm cảm ở mức độ nặng. Trung bình chung có 8,8% học sinh có dấu hiệu trầm cảm [4]. Theo tác giả Hồ Ngọc Quỳnh (2009) nghiên cứu trầm cảm ở sinh viên điều dưỡng và y tế công cộng tại TP Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ mắc trầm cảm ở sinh viên y tế công cộng lên tới 17,6%; ở sinh viên điều dưỡng là 16,5% và liên quan tới một số yếu tố như sự quan tâm của cha mẹ, gắn kết nhà trường, thành tích học tập, quan hệ xã hội, tự nhận thức bản thân [12, tr.95-100]. Một kết quả nghiên cứu của Lê Minh Thuận (2011) đã cho thấy trong 252 sinh viên, tỉ lệ mức độ rất nặng - lo âu khoảng 7% là nữ và 4% là nam (chung là 11%), trầm cảm là 5% (nữ). Mức độ nặng - lo âu là 12%, stress là 2% và trầm cảm 2%. Có sự tương quan cao giữa các yếu tố stress, trầm cảm và lo âu của sinh viên, giữa lo âu và stress là r = 0,7, giữa lo âu và trầm cảm là r = 0,73, giữa stress và trầm cảm là r = 0,65. Yếu tố rối nhiễu tâm lý: lo âu, trầm cảm, stress có mối liện hệ đáng tin cậy với Hy vọng (r = -0,83, -0,85, -0,82), cho thấy yếu tố hy vọng là yếu tố tăng cường bảo vệ. Đây là mối liên hệ nghịch (r
  16. thế giới quan hoặc kết quả của quá trình đó” [11]. Trong định nghĩa này, tác giả đã nhấn mạnh, nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan. Trong từ điển Tâm lý học, tác giả Nguyễn Khắc Viện định nghĩa: “Nhận thức là một quá trình tiếp cận, tiếp gần đến chân lý nhưng không bao giờ ngừng ở trình độ nào vì không bao giờ nắm bắt hết được toàn bộ hiện thực, phải thấy dần những cái sai, tức không ăn khớp với hiện thực để đi hết bước này đến bước khác”. Trong định nghĩa này Nguyễn Khắc Viện khẳng định nhận thức là một quá trình liên tục không có điểm dừng lại, không có hồi kết mà chỉ có những kết quả tạm chấp nhận ở thời điểm hiện tại. 1.2.1.2. Các quá trình của nhận thức Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ nhận thức khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ trừu tượng đến cụ thể. Hoạt động nhận thức gồm quá trình khác nhau, ở những mức độ phản ánh khác nhau như: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng… Những quá trình này sẽ cho chúng ta những sản phẩm khác nhau như: hình ảnh, biểu tượng, khái niệm. Có thể chia hoạt động nhận thức thành hai mức độ, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.  Nhận thức cảm tính Qúa trình nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) là mức độ nhận thức đầu tiên, sơ đẳng của con người, sản phẩm của nhận thức cảm tính là những hình ảnh trực quan, cụ thể về thế giới. Cảm giác là cơ sở của hoạt động tâm lý. Sự nhận thức hiện thực xung quanh bắt đầu từ cảm giác. “Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của con người” [16, tr.105]  Nhận thức lý tính Nhận thức lý tính phản ánh những thuộc tính bên trong những mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà con người chưa biết. Do đó, nhận thức lý tính có vai trò quan trọng trong việc hiểu biết bản chất những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng tạo điều kiện để con người là chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình. Phương thức phản ánh của nhận thức lý tính là phản ánh một cách gián tiếp. Đó không chỉ là sự phản ánh hiện tại mà còn cả quá khứ và tương lai.  Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có tính quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. V.I. Lênin đã từng kết luận rằng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan” [1, tr.114]. 1.2.1.3. Mối quan hệ giữa nhận thức và các hiện tượng tâm lý khác có liên quan  Mối quan hệ giữa nhận thức và xúc cảm, tình cảm Giữa phản ánh nhận thức và phản ánh xúc cảm, tình cảm có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Phản ánh nhận thức là tiền đề cho phản ánh xúc cảm, tình cảm. Ngược lại thì xúc cảm, 16
  17. tình cảm cũng có vai trò tác động, củng cố nhận thức để nhận thức hoàn thiện và sâu sắc hơn. Xúc cảm, tình cảm là động lực kích thích con người nhận thức, thúc đẩy mạnh mẽ con người tìm tòi chân lý. Có thể nói, xúc cảm, tình cảm nảy sinh trên cơ sở nhận thức, nhưng khi đã nảy sinh, hình thành xúc cảm, tình cảm thì nó lại tác động trở lại nhận thức, thậm chí có thể làm biến đổi nhận thức.  Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi Trong mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi, có thể nói rằng nhận thức có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên thái độ và thực hiện hành vi của con người. Nhận thức là tiền đề, là sự định hướng và sự điều chỉnh hành vi của cá nhân, trong hoạt động thực tiễn. Giữa nhận thức và hành vi luôn luôn tồn tại một mối quan hệ qua lại hai chiều. Thông thường, khi con người nhận thức đúng về một vấn đề, một sự vật, hiện tượng nào đó thì nó sẽ định hướng điều chỉnh, thúc đẩy hành động của con người theo hướng tích cực phù hợp với chuẩn mực của xã hội. 1.2.2. Lý luận về trầm cảm 1.2.2.1. Khái niệm trầm cảm Theo Tiến Sĩ, bác sĩ Hoàng Cẩm Tú: “Trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc biểu hiện sự buồn rầu chán nản, thất vọng quá mức bình thường làm ức chế toàn bộ các quá trình hoạt động tâm thần. Rối loạn đặc trưng bởi khí sắc trầm, giảm hoặc mất mọi quan tâm thích thú, mất năng lượng, dễ mệt mỏi, hoạt động giảm, khó tập trung chú ý, tư duy chậm, kèm theo mặc cảm tội lỗi, giảm giá trị hoặc hoang tưởng bị tội lỗi, chán đời…và đi kèm theo các triệu chứng cơ thể khác như rối loạn giấc ngủ, ăn…” GS.TS Nguyễn Đăng Dung và bác sĩ Nguyễn Văn Siêm đã định nghĩa về trầm cảm như sau: “Trầm cảm là trạng thái giảm khí sắc, giảm năng lượng và giảm hoạt động. Trong các cơn điển hình, có biểu hiện ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Bệnh nhân có khí sắc buồn rầu, ủ rũ, giảm hứng thú và quan tâm, cảm thấy tương lai ảm đạm, tư duy chậm chạp, liên tưởng khó khăn, tự cho mình là hèn kém, giảm sút lòng tự tin, thường hoang tưởng bị tội, dẫn đến tự sát, giảm vận động, ít nói, thường nằm hoặc ngồi lâu ở một tư thế, kèm theo sự rối loạn các chức năng sinh học (mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi…)”. Theo từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng định nghĩa: “Trầm cảm là trạng thái xúc cảm mạnh đặc trưng bởi bối cảnh cảm xúc âm tính, bởi những thay đổi của môi trường về những quan điểm của động cơ nhận thức và bởi tính thụ động của hành vi nói chung” [3, tr.901]. Theo Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD - 10) và Bảng phân loại tâm thần lần thứ 4 của hiệp hội tâm thần học Mỹ (DSM - IV) thì: “Trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là tăng sự mệt mỏi sau một số cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần”. 17
  18. Tóm lại, Trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc được biểu hiện một cách rõ rệt bởi khí sắc, hành vi, ứng xử thể hiện sự buổn rầu, kèm theo cảm giác chán chường, bi quan thậm chí có ý nghĩ tự sát, ức chế gần như toàn bộ các mặt hoạt động thể chất và tâm lý. Như vậy, trầm cảm là trạng thái giảm khí sắc, giảm năng lượng hoạt động hay nói cách khác đó chính là những biểu hiện đặc trưng là sự thay đổi, rối loạn về khí sắc. Vì vậy trầm cảm chính là trạng thái rối loạn cảm xúc kéo dài ít nhất là 2 tuần. Gọi “trầm cảm” là “rối loạn trầm cảm” để thể hiện rõ tính chất bệnh lí của trạng thái cảm xúc này. Chính vì vậy khái niệm “Trầm cảm” và “Rối loạn trầm cảm” được chúng tôi đồng nhất trong luận văn này. 1.2.2.2. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn trầm cảm Biểu hiện lâm sàng của bệnh trầm cảm rất đa dạng, phong phú, các triệu chứng của bệnh trầm cảm bao gồm: Khí sắc trầm cảm. Khí sắc trầm cảm (khí sắc giảm) là nét mặt của bệnh nhân rất đơn điệu, luôn buồn bã, các nếp nhăn giảm nhiều thậm chí mất hết nếp nhăn. Tình trạng khí sắc giảm rất bền vững do bệnh nhân buồn, bi quan, mất hi vọng. Trong một số trường hợp giai đoạn đầu buồn có thể bị phủ nhận, nhưng có thể biểu hiện khi khỏi bệnh (ví dụ giảm chú ý, bắt đầu than phiền). Ở một số người họ than phiền rằng không còn nhiệt tình, không còn cảm giác gì, họ luôn ở trong trạng thái lo âu. Mất hứng thú hoặc sở thích ở hầu hết các hoạt động. Mất hứng thú hoặc sở thích gần như biểu hiện trong mọi mức độ. Các bệnh nhân cho rằng họ đã mất hết các sở thích vốn có (tôi không thích gì bây giờ cả). Tất cả các sở thích trước đây của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nặng nề, kể cả ham muốn trầm cảm. Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân. Sự ngon miệng thường bị giảm sút, nhiều bệnh nhân họ có cảm giác bị ép phải ăn. Họ ăn rất ít, thậm trí trong các trường hợp bệnh nặng bệnh nhân nhịn ăn hoàn toàn. Vì vậy bệnh nhân thường sút cân nhanh chóng (có thể sút vài cân trong vòng 1 tháng). Mất ngủ nhưng có thể bệnh nhân ngủ quá nhiều. Rối loạn giấc ngủ hay gặp nhất trong giai đoạn trầm cảm chủ yếu là mất ngủ. Các bệnh nhân thường mất ngủ giữa giấc (nghĩa là tỉnh ngủ vào lúc ban đêm và khó có thể ngủ tiếp). Mất ngủ đầu giấc (nghĩa là khó bắt đầu giấc ngủ) cũng có thể xuất hiện. Mất ngủ là triệu chứng gây khó chịu rất nhiều ở bệnh nhân. Rối loạn hoạt động tâm thần vận động. Thay đổi tâm thần vận động bao gồm kích động (nghĩa là bệnh nhân luôn đi đi lại lại, không thể ngồi yên), vận động chậm chạp (như nói chậm, vận động cơ thể chậm), tăng khoảng nghỉ trước khi trả lời, giọng nói nhỏ, số lượng ít, nội dung nghèo nàn, thậm chí câm. Vận động tâm thần chậm cần đủ rõ để những người xung quanh có thể nhận thấy chứ không phải chỉ là cảm giác cơ thể của bệnh nhân. 18
  19. Giảm sút năng lượng. Năng lượng giảm sút, kiệt sức và mệt mỏi là rất hay gặp. Một người có thể than phiền mệt mỏi mà không có một nguyên nhân cơ thể nào. Thậm chí chỉ với một công việc rất nhẹ nhàng họ cũng cần sự cố gắng lớn, hiệu quả công việc có thể giảm sút. Ví dụ một người có thể than phiền rằng rửa mặt và mặc quần áo buổi sáng cũng làm họ kiệt sức và họ cần thời gian nhiều hơn người bình thường gấp 2 lần. Cảm giác mệt mỏi thường tăng lên vào buổi sáng và giảm sút một chút vào buổi chiều. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi là rất hay gặp trong giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Bệnh nhân cho rằng mình là kẻ vô dụng không làm nên trò trống gì. Họ luôn nghĩ rằng mình là kẻ làm hỏng mọi việc, trở thành gánh nặng cho gia đình, cơ quan và xã hội. Thậm chí bệnh nhân có mặc cảm tội lỗi liên quan đến các sai lầm nhỏ trước đây. Nhiều bệnh nhân giải thích một cách sai lầm các hiện tượng thông thường hằng ngày như là khiếm khuyết của họ. Bệnh nhân tự trách mình và không thể thành công, không đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp hoặc quan hệ với mọi người, không hoàn thành nghĩa vụ với gia đình. Khó suy nghĩ tập trung hoặc ra quyết định. Đây là triệu chứng rất hay gặp khiến bệnh nhân khó chịu và phải đi khám bệnh. Nhiều bệnh nhân than phiền khó suy nghĩ, khó tập trung chú ý vào một việc gì đó bệnh nhân cũng rất khó khăn khi cần đưa ra quyết định, họ cần phải cân nhắc nhiều thời gian với những việc thông thường. Khó tập trung chú ý ở bệnh nhân thể hiện ở những việc đơn giản nhất, không thể đọc được một bài báo ngắn, không nghe hết một bài hát mà bệnh nhân vốn rất yêu thích, không thể xem hết một chương trình ti vi mà trước đây bệnh nhân rất quan tâm. Rối loạn trí nhớ ở bệnh nhân thường là giảm trí nhớ gần. Bệnh nhân có thể quên mình vừa làm gì, trong khi đó, trí nhớ xa (ngày sinh, quê quán, các sự việc xảy ra lâu trong quá khứ…) thì vẫn được duy trì tương đối tốt trong một thời gian dài. Ý nghĩ muốn chết hoặc hành vi tự sát. Hầu hết bệnh nhân trầm cảm đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn là họ có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát. Lúc đầu họ nghĩ bệnh nặng thế này (mất ngủ, chán ăn, sút cân, mệt mỏi…) thì chết mất. Dần bệnh nhân nghĩ rằng chết đi thì sẽ hết đau khổ. Ý nghĩ này biến thành niềm tin rằng những người thân trong gia đình, cơ quan sẽ khá hơn nếu bệnh nhân chết đi. Từ ý nghĩ tự sát bệnh nhân sẽ có hành vi tự sát. Tự sát có thể gặp ở người bị trầm cảm nhẹ, vừa và nặng. Vì thế không thể chủ quan cho rằng trầm cảm nhẹ thì không cần quan tâm đến ý định tự sát. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể chỉ ra chính xác được bệnh nhân trầm cảm có cố gắng tự sát hay không và khi nào tự sát. Động cơ tự sát của bệnh nhân là mong muốn cao độ chấm dứt một trạng thái cảm xúc đau khổ, sự tra tấn đang hành hạ bệnh nhân trầm cảm. Các triệu chứng cơ thể. Nhiều bệnh nhân luôn than phiền đau đầu, đau khớp, đau bụng, đau ngực trái…có khi chính các triệu chứng đau này là nguyên nhân khiến bệnh nhân đi khám bệnh. Họ thường đến khám ở bác sĩ chuyên khoa không tâm thần (thần kinh, khớp, tiêu hóa, tim mạch…). Khi không phát hiện được tổn thương thực tổn và điều trị không kết quả, họ lại tìm đến 19
  20. bác sỹ khác. Qúa trình này có thể diễn ra trong nhiều năm khiến bệnh nhân tốn kém nhiều tiền bạc, thời gian và có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tinh thần. 1.2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm  Yếu tố di truyền Mặc dù đã có một số bằng chứng phủ định, nhưng người ta vẫn luôn cho rằng yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến nguy cơ bị trầm cảm. Chẳng hạn, McGuffin và cs. (1996) đã tìm ra rằng 46% các cặp sinh đôi cùng trứng cùng bị trầm cảm, trong khi ở các cặp sinh đôi khác trứng, tỉ lệ này là 20%. Tương tự, Wender và cs. (1986) đã tiến hành một nghiên cứu trên 2 nhóm khách thể: Nhóm thứ nhất là họ hàng của những người con nuôi đã trưởng thành và từng bị trầm cảm. Thứ hai là nhóm con nuôi. Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tìm hiểu các thông số về tuổi tác, tình trạng kinh tế - xã hội và khoảng thời gian những người con nuôi sống với mẹ ruột không bị trầm cảm. So sánh tỉ lệ trầm cảm giữa hai nhóm, thấy rằng ở nhóm khách thể thứ nhất, tỉ lệ bị trầm cảm nhiều gấp 8 lần và đã từng có ý định tự sát nhiều gấp 15 lần, so với họ hàng ruột của chính những người con nuôi này. Không thấy có sự khác biệt giữa các nhóm khi xét đến những mức độ trầm cảm nhẹ.  Cơ chế sinh học Cả chất norepinephrine và serotonin đều được coi là nguyên nhân gây nên trầm cảm. Ban đầu, người ta đã nghĩ rằng sự giảm nồng độ của một trong 2 chất dẫn truyền thần kinh này có ảnh hưởng đến khí sắc. Ngày nay, quan niệm đơn giản này đã bị những dữ liệu gần đây phủ định. Có vẻ như khí sắc là kết quả của sự tương tác giữa serotonin và norepinephrine. Thậm chí nó có thể là kết quả của sự tương tác giữa hai chất này với các cơ quan khác của não. Ví dụ, Rampello và cs. (2000) đã giải thích rằng khí sắc là kết quả của sự không cân bằng giữa một số chất dẫn truyền thần kinh, bao gồm serotonin và norepinephrine, dopamine và acetylcholine. Có thể là serotonin đóng vai trò quá lớn trong việc kiểm soát các cơ quan khác nhau của não, và sự giảm chất này đã phá vỡ hoạt động trong các cơ quan này, dẫn đến trầm cảm. Khu vực não có liên quan chủ yếu đến trầm cảm là hệ viền. Theo mô hình tâm sinh học (psychobiological), các quá trình này xảy ra do tác động của cả các yếu tố tâm lý – xã hội lẫn yếu tố di truyền; do đó, nó đòi hỏi mức độ quan tâm thích đáng của mỗi lĩnh vực, trước khi một giai đoạn trầm cảm diễn ra.  Yếu tố tâm lý – xã hội Những sang chấn tâm lí – xã hội đã góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm. Tỉ lệ trầm cảm thường thấy tương đối cao ở người nghèo, dân tộc thiểu số và những người có nguồn trợ cấp xã hội ít ỏi (Jenkins et al. 1998). Ở rất nhiều người, một số yếu tố kết hợp với nhau, khiến cho trầm cảm đặc biệt dễ xảy ra. Năm 1978, Brown và Harris đã tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ thuộc tầng lớp lao động. Một nhóm người bao gồm những người có tới 3 con nhỏ hoặc nhiều hơn, thiếu một người bạn gái thân thiết để tâm tình, không có nghề nghiệp bên ngoài và mồ côi cha từ khi còn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2