Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 37
download
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV tại thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện nhằm nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV tại thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất hướng hỗ trợ và nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cho họ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV tại thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thu Vân NHẬN THỨC VỀ HIV/AIDS CỦA NGƯỜI ĐẾN THAM VẤN HIV TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thu Vân NHẬN THỨC VỀ HIV/AIDS CỦA NGƯỜI ĐẾN THAM VẤN HIV TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI NGỌC OÁNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, dưới sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Các trích dẫn nếu có trong luận văn đều được ghi rất rõ ở phần tài liệu tham khảo. Nếu vi phạm lời cam đoan trên, người nghiên cứu xin chịu mọi trách nhiệm theo quy định của phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận văn 1
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến: - Thầy PGS. TS. BÙI NGỌC OÁNH, người hướng dẫn khoa học, đã luôn hỗ trợ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình; - Quý thầy cô khoa TÂM LÝ GIÁO DỤC đã dạy dỗ, dìu dắt, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu của tôi; - Quý lãnh đạo Văn phòng thường trực Ủy ban phòng chống AIDS thành phố đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi hoàn thành nghiên cứu; - Ban lãnh đạo, tham vấn viên của 20 Trung tâm tham vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện, miễn phí trên địa bàn thành phố; - Các khách hàng đã tự nguyện tham gia nghiên cứu; - Cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn khoa học này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013 Nguyễn Thị Thu Vân 2
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... 5 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................6 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................7 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..............................................................................7 4. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................................8 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................8 6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................8 7. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 15 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................15 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới ................................................................ 15 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam................................................................. 17 1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài ..............................................................21 1.2.1. Lý luận về nhận thức ............................................................................................. 21 1.2.2. Lý luận về tham vấn .............................................................................................. 27 1.2.3. Lý luận về HIV/AIDS ........................................................................................... 35 1.3. Đặc điểm tâm lý của người đến tham vấn HIV.......................................................48 1.4. Những nội dung cơ bản của nhận thức về HIV/AIDS ............................................49 1.4.1. Nhận thức của khách hàng về kiến thức tổng quát liên quan đến HIV/AIDS ...... 50 1.4.2. Nhận thức của khách hàng về các con đường có thể lây truyền HIV ................... 50 1.4.3. Nhận thức của khách hàng về cách phòng tránh lây truyền HIV.......................... 50 1.4.4. Nhận thức của khách hàng về vận dụng các hiểu biết về HIV/AIDS trong cuộc sống. ................................................................................................................................ 50 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ HIV/AIDS CỦA NGƯỜI ĐẾN THAM VẤN HIV TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................ 52 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ..............................................................................52 2.2. Thực trạng nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV tại thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................................52 2.2.1. Nhận thức của khách hàng về kiến thức tổng quát liên quan đến HIV/AIDS ...... 52 3
- 2.2.2. Nhận thức của khách hàng về các con đường có thể lây truyền HIV ................... 61 2.2.3. Nhận thức của khách hàng về cách phòng tránh lây truyền HIV.......................... 63 2.2.4. Vận dụng các hiểu biết về HIV/AIDS trong cuộc sống ........................................ 65 2.3. Thực trạng nhận thức về một số yếu tố liên quan và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nhận thức về HIV/AIDS .......................................................................................68 2.3.1. Kênh thông tin ....................................................................................................... 68 2.3.2. Mối liên quan giữa một số đặc tính của đối tượng nghiên cứu với việc có kiến thức tổng quát về HIV/AIDS........................................................................................... 69 2.4. Một số biện pháp nâng cao nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV tại TP.HCM...............................................................................................................70 2.4.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp .................................................................................. 70 2.4.2. Một số biện pháp nâng cao nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV về HIV/AIDS ................................................................................................................... 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 80 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 83 4
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BCS Bao cao su LQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục MSM Nam quan hệ tình dục đồng giới PNMD Phụ nữ mại dâm QHTD Quan hệ tình dục TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TVXNTN Tham vấn xét nghiệm HIV tự nguyện 5
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dịch HIV/AIDS tuy bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1980 nhưng đã nhanh chóng lan ra toàn cầu, HIV tấn công vào mọi đối tượng như phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người có tuổi, người nghiện chích ma tuý, người hoạt động mại dâm, người quan hệ tình dục đồng giới, người làm các nghề nghiệp khác nhau... Dịch liên tục phát triển cả về không gian, thời gian và trở thành một đại dịch nguy hiểm. Dịch không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của con người mà còn gây tác hại lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nòi giống của một quốc gia nói riêng, trên toàn thế giới nói chung và trở thành hiểm hoạ của loài người. Thành phố Hồ Chí Minh - nơi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên của Việt Nam vào năm 1990 và luôn được xem là tâm điểm của đại dịch. Qua kết quả ghi nhận từ hệ thống thống kê các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, cũng như kết quả các cuộc nghiên cứu đánh giá của các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế kết hợp với các tổ chức quốc tế cho thấy: thành phố đã đạt được thành quả quan trọng trong phòng chống dịch HIV/AIDS, đã giảm nhanh số người nhiễm HIV mới hàng năm và số người tử vong do AIDS. Tuy nhiên, dự báo trong những năm tới, thành phố vẫn phải đối mặt và giải quyết những khó khăn và thách thức trong cuộc chiến phòng, chống căn bệnh thế kỷ này do dịch vẫn đang ở mức cao trong các nhóm đối tượng ma tuý, mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và có xu hướng tăng trong nhóm MSM. Tệ nạn sử dụng ma túy vẫn còn phức tạp, tệ nạn mại dâm có xu hướng phát triển. Sự phức tạp của hành vi sử dụng ma túy với quan hệ tình dục không an toàn và các hành vi nam có quan hệ tình dục đồng giới là một thách thức cho thành phố [27]. Bên cạnh đó, dịch đã có xu hướng phát triển ra cộng đồng dân cư nói chung chứ không còn quá tập trung vào nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao như đã nêu trên. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lây lan và phát triển nhanh chóng của dịch HIV/AIDS chính là việc nhận thức sai, chưa đầy đủ và hệ thống về HIV/AIDS của người dân nói chung mà cụ thể là ở những người tìm đến các dịch vụ tham vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện (TVXNTN) tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua một số các khảo sát và kinh nghiệm làm việc trên nhóm đối tượng này, chúng tôi nhận thấy những người tìm đến sử dụng dịch vụ TVXNTN có nhận thức chưa đầy đủ về HIV/AIDS. 6
- Vì vậy, việc mỗi người có nhận thức đúng, đầy đủ và có hệ thống về vấn đề HIV/AIDS không chỉ giúp mỗi người có suy nghĩ đúng, thái độ đúng mà còn có hành vi đúng đối với các hiện tượng xấu, hành vi không phù hợp, tức là không chỉ có khả năng tự bảo vệ bản thân mà còn giúp họ bảo vệ người thân, gia đình mình, giúp giảm tỷ lệ lây truyền HIV, giảm gánh nặng về kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trong xã hội cũng như hướng đến những suy nghĩ, hành động tích cực cho người khác và đạt mục đích cuối cùng là chấm dứt đại dịch. Có nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề nhận thức về HIV/AIDS của mỗi người, đặc biệt xung quanh vấn đề cung cấp những kiến thức gì về HIV/AIDS, làm sao để mọi người nhận thức đúng đắn…vẫn là những vấn đề đang được tranh cải. Thế nhưng, chính những chủ thể của quá trình tiếp nhận việc giáo dục, truyền thông HIV/AIDS nói gì, họ có nhận thức như thế nào, ở mức độ nào…thì vẫn là vấn đề hết sức cấp bách và cần phải được tìm hiểu. Đặc biệt đối với những người tìm đến các phòng TVXNTN hay gọi chung là khách hàng thì dù họ tìm đến đây với bất kỳ lý do gì, họ nhận các thông tin liên quan đến HIV/AIDS từ nguồn nào, hiểu biết về HIV/AIDS như thế nào… vẫn cần có những nghiên cứu cụ thể để tìm hiểu. Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV tại thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất hướng hỗ trợ và nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cho họ. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV. 3.2. Khách thể nghiên cứu Những người đến tham vấn HIV tại thành phố Hồ Chí Minh. 7
- 4. Giả thuyết nghiên cứu 4.1. Những người đến tham vấn HIV còn hạn chế nhận thức về HIV/AIDS. Chủ yếu họ chỉ nhận thức ở mức độ biết và gặp hạn chế nhận thức ở mức độ hiểu và vận dụng liên quan đến HIV/AIDS. Do đó, cần cung cấp những nội dung về HIV/AIDS phù hợp để giúp họ có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về HIV/AIDS. 4.2. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV, trong đó những nguyên nhân chủ yếu là: trình độ học vấn, nơi cư trú,... 4.3. Có thể nâng cao nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV bằng một số biện pháp tác động hợp lý như: cung cấp một cách hệ thống, khoa học những kiến thức về HIV/AIDS;cung cấp các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ một cách toàn diện cho cộng đồng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. 5.2. Khảo sát thực trạng nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV, một số nguyên nhân của thực trạng đó. 5.2.1. Nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV. 5.2.2. Nguyên nhân thực trạng nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV. 5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cho người đến tham vấn HIV. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV tại thành phố Hồ Chí Minh. 6.2. Về phạm vi khảo sát 6.2.1. Về khách thể Đề tài chỉ nghiên cứu những người đến tham vấn HIV/AIDS tại 20 phòng tham vấn HIV tự nguyện, miễn phí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 6.2.2. Về không gian nghiên cứu 8
- Đề tài khảo sát 400 người đến tham vấn HIV tại 20 phòng tham vấn HIV tự nguyện, miễn phí trên địa thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ ban Phòng chống AIDS phối hợp cùng các Trung tâm Y tế Dự phòng Quận/Huyện và Hội liên hiệp phụ nữ thực hiện. 6.2.3. Về thời gian nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2013. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, người nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.1.1. Mục đích Khái quát hoá, hệ thông hoá một số vấn đề lý luận cơ bản, trên cơ sở đó xây dựng các bảng hỏi. 7.1.2. Yêu cầu Đọc các tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tìm ra những cơ sở nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.2.1.1. Mục đích: Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tôi xây dựng bảng hỏi dành cho khách hàng đến tham vấn HIV tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm khảo sát nhận thức về HIV/AIDS của họ. 7.2.1.2. Các giai đoạn thiết kê bảng hỏi: - Giai đoạn 1: Xây dựng bảng hỏi mở nhằm thu thập ý kiến của chuyên gia và khách hàng đến tham vấn HIV về nhận thức HIV/AIDS cũng như các vấn đề có liên quan đến HIV/AIDS. - Giai đoạn 2: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và ý kiến thu được từ bảng hỏi mở của giai đoạn 1, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi làm công cụ nghiên cứu chính của đề tài. - Giai đoạn 3: Để bảng hỏi có giá trị hơn về mặt khoa học, người nghiên cứu cũng đã xin ý kiến của một số chuyên gia và nhận được một số lời góp ý để hoàn thiện bảng hỏi. - Giai đoạn 4: Sau khi có bảng hỏi, người nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu thử nghiệm trên 40 khách thể nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo. Thử nghiệm thành công và bảng hỏi được sử dụng là công cụ nghiên cứu chính thức của đề tài. 9
- Mô tả bảng hỏi - Bảng hỏi gồm 62 câu được soạn sẵn dưới nhiều hình thức khác nhau. Có câu hỏi gồm 4 lựa chọn và trong đó khách thể nghiên cứu chỉ được lựa chọn duy nhất một lựa chọn mà thôi; có loại câu hỏi mà khách thể được quyền chọn lựa những lựa chọn nào mà họ cảm thấy phù hợp với mình. - Bảng hỏi được người nghiên cứu chia thành từng phần cơ bản như: thông tin chung của người được nghiên cứu gồm giới tính, năm sinh, nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân; thực trạng nhận thức; thái độ và hành vi liên quan đến nhận thức về HIV/AIDS. 7.2.1.3. Quá trình thực hiện - Xin ý kiến chỉ đạo từ Uỷ ban phòng chống AIDS thành phố cho phép thực hiện nghiên cứu tại 20 phòng tham vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện mà Uỷ ban đang quản lý. - Liên hệ với Ban giám đốc các Trung tâm Y tế dự phòng Quận/Huyện, Hội liên hiệp Phụ nữ của thành phố và Khoa tham vấn và Hỗ trợ cộng đồng để xin phép thực hiện. - Mời tham vấn viên tham vấn HIV/AIDS của 20 phòng tham vấn, xét nghiệm HIV tham gia lớp tập huấn hướng dẫn cách phát phiếu hỏi và thu thập dữ liệu. - Giám sát hoạt động thu thập dữ liệu và tiến hành thu thập dữ liệu. - Tiến hành nhập liệu, xử lý bằng toán thống kê và bình luận. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn 7.2.2.1. Mục đích Nhằm làm rõ thêm nội dung khảo sát nhận thức về HIV/AIDS của khách hàng đến tham vấn HIV tại TP.HCM. 7.2.2.2. Khách thể Khách hàng đến tham vấn HIV tại 20 phòng tham vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện, miễn phí của TP.HCM. 7.2.2.3. Cách thực hiện Tiến hành phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. 7.2.3. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia 7.2.3.1. Mục đích Xin ý kiến về thực trạng và biện pháp thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cho khách hàng đến tham vấn HIV. 7.2.3.2. Khách thể 10
- Một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông phòng chống HIV/AIDS, tham vấn xét nghiệm HIV, quản lý chương trình tham vấn HIV, giảng dạy và nghiên cứu tâm lý –giáo dục. 7.2.3.3. Cách thức Phiếu phỏng vấn bao gồm một số câu hỏi soạn sẵn có những nội dung hỗ trợ cho kết quả nghiên cứu đề tài. 7.2.4. Phương pháp thống kê toán học 7.2.4.1. Mục đích Người nghiên cứu thiết kế và nhập liệu trên phần mềm Epidata 3.1, xử lý dữ liệu bằng phần mềm Stata, các chỉ số được tính như: tần số, tỷ lệ phần trăm, sử dụng phép kiểm chi bình phương, Fisher để so sánh sự khác biệt, làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 7.2.4.2. Cách thực hiện: Sử dụng phần mềm Stata xử lý kết quả thống kê. 7.3. Thể thức nghiên cứu 7.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 400 khách hàng của 20 phòng tham vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện trên địa bàn TP.HCM đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Trong đó có cả khách hàng nam và khách hàng nữ. Khách hàng tìm đến các phòng TVXNTN rất phong phú và đa dạng, họ làm nhiều ngành nghề khách nhau trong xã hội. Họ có thể là người bán dâm, người mua dâm, người có quan hệ tình dục đồng giới, người sử dụng ma tuý, bạn tình của người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV như đạp bơm kim tiêm, tai nạn nghề nghiệp…với các hoàn cảnh khác nhau, trình độ học vấn khác nhau, lứa tuổi khác nhau…nhưng có chung một mục đích là đến sử dụng dịch vụ TVXNTN. Tiêu chí chọn mẫu - Tiêu chuẩn đưa vào: Khách hàng đến tham vấn, xét nghiệm HIV tại 20 phòng tham vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện ở TP.HCM. - Tiêu chuẩn loại ra: Khách hàng đến tham vấn, xét nghiệm HIV không làm chủ được năng lực hành vi (tâm thần, say rượu, khách hàng đến TVXN HIV trong tình trạng sức khỏe yếu, trẻ em dưới 16 tuổi…) 11
- Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng 1 tỷ lệ trong quần thể để tính cỡ mẫu, cụ thể như sau: Với: - p = 0,5 - Độ tin cậy 95%, nên hệ số tin cậy z = 1,96 - Và sai số của ước lượng d = 5% Nên n = 384.16 ~ 385 Vì vậy cỡ mẫu tối thiểu là 385. Người nghiên cứu làm tròn cỡ mẫu 400 nên sẽ thu thập trên 400 khách hàng đến tham vấn, xét nghiệm HIV. Người nghiên cứu tiến hành thực hiện các bước sau đây trước khi tiến hành nghiên cứu: - Xác định số lượt khách hàng đến 20 phòng tham vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện, miễn phí trong năm 2012. - Xác định tỷ lệ khách hàng đến với mỗi phòng tham vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện, miễn phí trong năm 2012. - Xác định được cỡ mẫu cần thiết ở mỗi phòng TVXNTN. - Chọn ngẫu nhiên cỡ mẫu tại mỗi phòng TVXNTN từ tháng 6 năm 2013 cho đến khi lấy đủ cỡ mẫu cần thiết tại mỗi phòng TVXNTN. Bảng 1.1. Cỡ mẫu cần thiết tại mỗi phòng TVXNTN Cỡ mẫu Lượt khách Tỷ lệ STT Tên phòng VCT nghiên năm 2012 (%) cứu 1 Phòng TVXN HIV quận 1 1,743 7.8% 31 2 Phòng TVXN HIV quận 2 1,219 5.5% 22 3 Phòng TVXN HIV quận 3 1,217 5.5% 22 4 Phòng TVXN HIV quận 4 1,599 7.2% 29 5 Phòng TVXN HIV quận 5 395 1.8% 7 6 Phòng TVXN HIV quận 6 969 4.4% 17 7 Phòng TVXN HIV quận 7 881 4.0% 16 8 Phòng TVXN HIV quận 8 1,254 5.6% 22 12
- 9 Phòng TVXN HIV quận 9 393 1.8% 7 10 Phòng TVXN HIV quận 10 2,174 9.8% 39 11 Phòng TVXN HIV quận 12 419 1.9% 8 12 Trung tâm Ánh Dương 1,037 4.7% 19 13 Phòng TVXN HIV huyện Bình Chánh 1,404 6.3% 25 14 Phòng TVXN HIV quận Bình Tân 691 3.1% 12 15 Phòng TVXN HIV quận Bình Thạnh 1,953 8.8% 35 16 Phòng TVXN HIV quận Gò Vấp 1,026 4.6% 19 17 Phòng TVXN HIV huyện Hóc Môn 807 3.6% 15 18 Phòng TVXN HIV quận Phú Nhuận 679 3.0% 12 19 Phòng TVXN HIV quận Tân Bình 1,156 5.2% 21 20 Phòng TVXN HIV quận Thủ Đức 1,252 5.6% 22 Tổng 22,268 100% 400 7.3.2. Công cụ nghiên cứu Công cụ nghiên cứu là phiếu thăm dò gồm ba phần: lời chào và giới thiệu mục đích nghiên cứu; phần thông tin cá nhân và cuối cùng là nội dung câu hỏi. Phần nội dung câu hỏi được cấu trúc gồm năm phần: - Phần thứ nhất: nhằm tìm hiểu nguồn thông tin về HIV/AIDS mà khách hàng được tiếp cận. Phần này gồm có 2 câu hỏi (B1 và B2), câu B1 có 6 lựa chọn, câu B2 có 7 lựa chọn và khách hàng được quyền chọn nhiều lựa chọn nếu họ cảm thấy phù hợp với mình. - Phần thứ hai: nhằm tìm hiểu nhận thức của khách hàng về kiến thức tổng quát liên quan đến HIV/AIDS. Phần này gồm có 10 câu hỏi (từ câu B3.1 đến câu B3.10) với các nội dung như khái niệm về HIV/AIDS, đường lây truyền, cách thức nhận biết một người nhiễm HIV, hiểu như thế nào về kết quả xét nghiệm HIV, thời điểm tốt nhất để điều trị HIV/AIDS, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trong bao lâu, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con, thời điểm tốt nhất để uống thuốc dự phòng lây truyền mẹ con. Tất cả các câu hỏi đều có 4 lựa chọn, trong đó chỉ có câu B3.3 là khách hàng được quyền có nhiều lựa chọn còn tất cả các câu hỏi còn lại chỉ chọn một đáp án duy nhất đúng mà thôi. Để có thể đánh giá mức độ nhận thức của khách hàng ở mức độ biết trong phần kiến thức tổng quát liên quan đến HIV/AIDS, người nghiên cứu đưa ra tiêu chí là khách hàng phải trả lời đúng 6/10 câu thì mới nhận định là khách hàng có nhận thức ở mức độ biết về HIV/AIDS. 13
- - Phần thứ ba: nhằm tìm hiểu nhận thức của khách hàng về các con đường có thể lây truyền HIV. Phần này gồm có 13 câu hỏi (từ câu B4.1 đến câu B4.13). Mỗi câu hỏi có 3 lựa chọn là có, không và không biết, khách hàng chỉ chọn duy nhất một lựa chọn mà thôi. Có thể đánh giá mức độ nhận thức của khách hàng về các con đường có thể lây truyền HIV ở phần này như sau: khách hàng phải trả lời đúng 10/13 câu hỏi trong phần này thì mới kết luận là khách hàng có nhận thức về các con đường có thể lây truyền HIV. - Phần thứ tư: nhằm tìm hiểu nhận thức của khách hàng về cách phòng tránh lây truyền HIV. Phần này gồm có 9 câu hỏi (từ câu B5.1 đến câu B5.9). Mỗi câu hỏi có 3 lựa chọn là đúng, sai và không biết, khách hàng chỉ chọn duy nhất một lựa chọn mà thôi. Tiêu chí để đánh giá khách hàng có nhận thức về cách phòng tránh lây truyền HIV là khách hàng phải trả lời đúng 7/9 câu hỏi. Sau khi tiến hành đánh giá qua từng phần nhận thức về HIV/AIDS như đã nêu trên, khách hàng phải đạt nhận thức ở cả 3 phần là kiến thức tổng quát liên quan đến HIV, kiến thức về đường lây truyền HIV và kiến thức về cách phòng tránh HIV thì mới được xem là một người có nhận thức ở mức độ hiểu về HIV/AIDS. - Phần thứ năm: nhằm tìm hiểu sự vận dụng các hiểu biết của khách hàng về HIV/AIDS vào trong cuộc sống. Phần này chia làm 2 phần là phần thái độ và phần thực hành các hành vi an toàn. Phần thái độ gồm có 10 câu, từ câu C1 đến câu C10, mỗi câu gồm 3 lựa chọn là đồng ý, không đồng ý và không ý kiến. Trong trường hợp để đo thái độ đúng của khách hàng về HIV/AIDS ta cho tỷ lệ là 8/10 câu có nghĩa là nếu người có thái độ đúng sẽ trả lời đúng từ 8 câu trở lên và ta nhận xét là họ vận dụng đúng vào phần thái độ. Phần hành vi gồm có 12 câu, từ câu D1.1 đến D3.3, mỗi câu gồm 2 lựa chọn là có và không. Khách hàng sẽ chọn đáp án mà họ cho là đúng và phù hợp với bản thân. 14
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới Từ 5 trường hợp tử vong do AIDS đầu tiên được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention, viết tắt là CDC) phát hiện vào năm 1981 tại Mỹ, số người nhiễm trên thế giới đã không ngừng gia tăng và lan rộng khắp các châu lục, tạo thành đại dịch toàn cầu. Theo số liệu báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tính đến cuối năm 2011, trên toàn cầu có khoảng 34 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS, 1,7 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến AIDS, hầu hết là ở những quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Tuy nhiên, với những nổ lực không ngừng nghỉ của toàn thế giới nhằm khống chế đại dịch trong hơn 30 năm qua, hiện nay số ca nhiễm mới trên toàn thế giới đang có chiều hướng giảm. Trong số 33 quốc gia có tỉ lệ nhiễm mới giảm trên 25% (từ năm 2001-2009), có 22 quốc gia thuộc khu vực cận Sahara Châu Phi. Dịch nặng nhất ở Ethiopia, Nigeria, Nam Phi, Zambia và Zimbabwe cũng có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, có một vài vùng và quốc gia không theo xu hướng này, trong 7 nước có 5 nước thuộc Đông Âu và Trung Á [38]. - Châu Phi: Cận Sahara Châu Phi là khu vực chịu ảnh hưởng của đại dịch HIV/AIDS nặng nề nhất trên thế giới. Theo ước tính có khoảng 22,9 triệu người đang sống chung với HIV, chiếm 2/3 số người nhiễm toàn cầu. Trong năm 2010, có khoảng 1,2 triệu người chết vì AIDS và 1,9 triệu người bị nhiễm HIV. Từ đầu dịch đến nay đã có 14,8 triệu đứa trẻ bị mất cha mẹ do HIV/AIDS [33]. Một số nước trong khu vực đã thực hiện các chiến dịch quốc gia để khuyến khích hoạt động TVXNTN. Botswana, Kenya, Uganda, Malawi và Rwanda là một trong số những quốc gia đã tiến hành thử nghiệm các chiến dịch tăng số người được TVXNTN trong năm 2010, cụ thể ở Kenya với gần 6 triệu người ở độ tuổi trên 15 nhận được được dịch vụ này vào năm 2010. Tại các nước Châu Phi như Kenya, Malawi, Mozambique, Namibia, Nigeria và Zambia, tỷ lệ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục tăng do yếu tố không sử dụng bao cao su và vấn đề đặt ra là cần thiết phải tăng cường hỗ trợ cho những nỗ lực thay đổi hành vi. Năm 2010, trong số 31 quốc gia có bệnh dịch phổ biến thì có 26 quốc gia tiến hành các cuộc điều tra về kiến thức liên quan đến HIV/AIDS và phát hiện ra rằng dưới 50% phụ nữ trẻ có kiến thức toàn diện và chính xác về HIV/AIDS, đặc biệt thiếu kiến thức về tác dụng của bao cao 15
- su trong phòng ngừa lây nhiễm HIV. Bên cạnh đó, những người đàn ông trẻ cũng có ít hơn 50% kiến thức toàn diện và chính xác về HIV/AIDS [33] - Châu Á: Tại Châu Á, ước tính có 4,9 triệu người đang sống chung với HIV vào năm 2009. Hầu hết các quốc gia có dịch HIV với hình thái ổn định. Ở nhiều quốc gia trong vùng, dịch chỉ tập trung chủ yếu ở một số tỉnh/thành. Tại Trung Quốc, số người nhiễm của 5 tỉnh cộng lại chiếm hơn phân nửa (53%) số người nhiễm trên toàn quốc. Tỉnh Papua của Indonesia có số người nhiễm cao gấp 15 lần số trung bình của cả nước [38]. Phần lớn người nhiễm HIV trong vùng tập trung ở 11 quốc gia: Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Papua New Guinea, Thái Lan và Việt Nam. Dịch ở Châu Á vẫn tập trung chủ yếu ở người tiêm chích ma túy, mại dâm và MSM. Ở một vài quốc gia, người tiêm chích ma túy cũng là người mua dâm hay bán dâm [38]. Thái Lan là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch với gần 1 triệu người nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn gắn liền với công nghệ du lịch tình dục. Khởi đầu dịch bùng phát trên gái mại dâm (tỷ lệ nhiễm lên đến 18%, tại Bắc Thái 40%) và nhanh chóng lan tỏa trong cộng đồng dân cư bình thường. Nhưng với quyết tâm hành động mạnh mẽ từ chính phủ, chương trình 100% bao cao su (BCS) đã được triển khai thành công trong ngành công nghiệp mại dâm trực tiếp, tỉ lệ sử dụng BCS trong hoạt động mại dâm tăng từ 15% lên trên 90% sau 5 năm triển khai chương trình và họ đã đẩy lùi đại dịch HIV một cách ngoạn mục nhất khu vực [36]. Myanmar đã chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của HIV/AIDS. Năm 2003, Bộ Y tế nước này ước tính cả nước có 177.279 người sống chung với AIDS, 67% số ca nhiễm là thông qua quan hệ tình dục khác giới, 30% là người tiêm chích ma túy. Chính phủ đã đẩy mạnh chương trình 100% BCS, các cuộc khảo sát cho thấy tỉ lệ sử dụng BCS đã gia tăng từ 60% lên 90% và các tỉ lệ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều giảm xuống [39]. Ngoài ra, một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề nhận thức về HIV/AIDS có thể kể đến như sau: Năm 2002, Iran đã tiến hành một nghiên cứu trên đối tượng là học sinh trung học ở Iran với số lượng 4.641 người để đánh giá kiến thức và thái độ của học sinh về HIV/AIDS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có một vài học sinh đã trả lời tất cả các câu hỏi kiến thức một cách chính xác, và có rất nhiều quan niệm sai lầm về đường lây truyền như muỗi đốt (33%), bể bơi công cộng (21%), và vệ sinh công cộng (20%)[4]. 16
- Một nghiên cứu tại tỉnh Andhra Pradesh, Ấn Độ liên quan đến nhận thức của phụ nữ mại dâm (PNMD) năm 2007 chỉ ra rằng 73,3% người có kiến thức đúng về xét nghiệm HIV, 37,3% người biết muỗi cắn không lây, 97,9% người trả lời đúng sử dụng bao cao su để phòng ngừa HIV khi quan hệ tình dục, 97,7% người biết phải sử dụng bơm kim tiêm riêng khi tiêm chích ma túy [35]. Theo một nghiên cứu tại tỉnh Shandong, Trung Quốc năm 2009 liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về HIV của PNMD cho thấy có đến 50% PNMD không sử dụng BCS thường xuyên với khách hàng, kiến thức về HIV/AIDS và hành vi sử dụng BCS có liên quan với trình độ học vấn [41] Một nghiên cứu khác về kiến thức, thái độ, hành vi tại Haiti trên đối tượng PNMD, độ tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu là 27 tuổi, 80% có trình độ cấp 1 hoặc cấp 2. Kiến thức về đường lây truyền: 100% PNMD có kiến thức đúng về sử dụng bơm kim tiêm và 100% PNMD có kiến thức đúng về việc một người trông khỏe mạnh vẫn có thể lây HIV nhưng chỉ có 20% người trả lời đúng không lây truyền HIV khi ăn uống chung với người nhiễm. Về thái độ: 71% có thái độ kỳ thị người nhiễm. Kết quả cũng cho thấy tại Haiti, PNMD có kiến thức về việc sử dụng BCS trong quan hệ tình dục cao nhưng thực hành lại rất thấp do tính sẵn có của BCS không cao [5]. Tóm lại, thông qua một số nghiên cứu như đã nêu trên, phần lớn các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi liên quan đến HIV/AIDS chủ yếu tập trung vào các nhóm nguy cơ cao dễ lây nhiễm HIV như mại dâm, ma tuý và được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế. Vậy các nghiên cứu về HIV/AIDS tại Việt Nam như thế nào? 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam Tại Việt Nam, tính đến hết năm 2012 cả nước có 210.703 người nhiễm HIV hiện còn sống, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 61.699 và 63.372 người tử vong do AIDS, tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc là 239 người trên 100.000 dân [11]. Toàn quốc đã phát hiện được người nhiễm HIV ở 79,1% xã/phường/thị trấn,98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là địa phương có tổng số người nhiễm cao nhất, chiếm gần 1/3 số người nhiễm được phát hiện trên toàn quốc [13]. Tính đến hết tháng 5 năm 2013, phân bố người nhiễm HIV chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 20-39 tuổi, chiếm khoảng 78,6% số người nhiễm HIV trên địa bàn cả nước. Nếu trước đây, Việt Nam có tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện lây truyền qua đường máu mà chủ yếu ở nhóm người nghiện chích ma túy cao nhất thì đây là năm đầu tiên báo cáo cho biết tỷ lệ người nhiễm HIV được 17
- phát hiện lây truyền qua đường tình dục ngày càng gia tăng, lây truyền qua đường máu có xu hướng giảm dần [12]. Bên cạnh đó, tại TP.HCM, dịch đã có xu hướng phát triển ra cộng đồng dân cư nói chung chứ không còn quá tập trung vào nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao. Số người nhiễm HIV giảm nhưng vẫn còn ở mức 4.000 đến 5.000 trường hợp nhiễm mới mỗi năm [27]. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2013, thành phố hiện có 57.876 người nhiễm HIV, 32.527 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 9.755 người tử vong [31]. Sau hơn 20 năm đấu tranh chống lại đại dịch, TP.HCM đã ứng phó với dịch bằng việc thực hiện nhiều chương trình hành động trên quy mô toàn thành như Chương trình thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS; Chương trình can thiệp giảm tác hại; Chương trình hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy, điều trị thay thế bằng Methadone và tái hòa nhập cộng đồng; Chương trình tham vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện; Chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Chương trình chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm; Chương trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS; Chương trình theo dõi, giám sát và đánh giá. Mỗi chương trình có một mục đích, phương pháp, đối tượng can thiệp cụ thể nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 1% vào năm 2015 và không tăng sau năm 2015, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV mới trong cộng đồng dân cư dưới 0,08% vào năm 2015, góp phần giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế của xã hội [27]. Cụ thể, năm 1993, nhiều mô hình truyền thông về phòng chống HIV/AIDS ra đời và được nhân rộng trên cả nước như mô hình cà phê bao cao su, mô hình giáo dục phòng chống HIV/AIDS trong trường học, mô hình phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc. Cũng trong thời gian này, TP.HCM thành lập 07 phòng tham vấn HIV/AIDS tại Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ, Thành Đoàn thanh niên cộng sản, Hội liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động, hội Chữ thập đỏ, trung tâm Y tế dự phòng thành phố và bệnh viện Da Liễu để tiếp cận trực tiếp người dân hoặc qua điện thoại nhằm cung cấp và hướng dẫn người dân cách dự phòng lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, các phòng tham vấn HIV/AIDS này chủ yếu chỉ tham vấn qua điện thoại và cung cấp các kiến thức cơ bản nhất về HIV/AIDS. Năm 2001, phòng Tham vấn, xét nghiệm HIV/AIDS tự nguyện, miễn phí đầu tiên của TP.HCM do Uỷ ban phòng chống AIDS phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng quận Bình Thạnh được thành lập và đi vào hoạt động tại số 53 Vũ Tùng, quận Bình Thạnh dưới sự tài trợ của trường đại học California, San Francisco. Thời gian này vẫn chưa có thuốc điều trị kháng vi rút bằng ARV. Tuy nhiên, đây là một bước tiến rất lớn của thành phố vì người dân 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 366 | 100
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 502 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
82 p | 491 | 81
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
107 p | 435 | 79
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
119 p | 331 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
93 p | 307 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh
197 p | 268 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Sĩ quan Lục quân 2
133 p | 296 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học An ninh Nhân dân
178 p | 217 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh
106 p | 161 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
103 p | 188 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương
143 p | 171 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học
67 p | 150 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
103 p | 141 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự
124 p | 162 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Năng lực quản lý nhân sự của giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh
104 p | 127 | 19
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu
115 p | 152 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các Trung tâm Bảo trợ Xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
117 p | 120 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn