intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dưới ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới trong gia đình

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

188
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dưới ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới trong gia đình nghiên cứu ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới trong gia đình đến nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dưới ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới trong gia đình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thúy Vinh SỰ NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH Ở TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC PHÂN CÔNG VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH Chuyên ngành : TÂM LÝ HỌC Mã số : 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ XUÂN HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thúy Vinh SỰ NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH Ở TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC PHÂN CÔNG VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ 1 5T T 5 LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 3 5T 5T MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 5T T 5 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................................................... 1 5T 5T 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................................................. 2 5T 5T 3.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................................. 2 5T T 5 4.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 3 5T 5T 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU................................................................................................................. 3 5T 5T 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................................... 3 5T T 5 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................................... 3 5T 5T 8.ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................................... 5 5T 5T CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 6 5T T 5 1.1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ..................................................................... 6 5T T 5 1.2. VẤN ĐỀ NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH ................................................................................................ 7 5T 5T 1.2.1. Khái niệm giới tính và nhận dạng giới tính ................................................................................. 7 T 5 T 5 1.2.1.1. Giới và giới tính ................................................................................................................. 7 T 5 5T 1.2.1.2. Nhận dạng giới tính ............................................................................................................ 9 T 5 5T 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận dạng giới tính ......................................................................... 10 T 5 T 5 1.2.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố sinh học đến nhận dạng giới tính ................................................... 10 T 5 T 5 1.2.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội và tâm lí đến nhận dạng giới tính ........................................ 12 T 5 T 5 1.2.3. Sự phát triển nhận dạng giới tính ở trẻ em ................................................................................ 18 T 5 T 5 1.2.3.1. Học thuyết phát triển nhận thức của L. Kohlberg .............................................................. 19 T 5 T 5 1.2.3.2. Học thuyết về sơ đồ giới tính ........................................................................................... 21 T 5 T 5 1.3. VẤN ĐỀ PHÂN CÔNG VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN 5T NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH Ở TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI .................................................................. 23T 5 1.3.1. Khái niệm vai trò giới và khuôn mẫu về giới ............................................................................ 23 T 5 T 5 1.3.1.1.Vai trò giới ........................................................................................................................ 23 T 5 5T 1.3.1.2. Khuôn mẫu về giới ........................................................................................................... 25 T 5 5T 1.3.2. Gia đình và vấn đề phân công vai trò giới trong gia đình .......................................................... 26 T 5 T 5 1.3.2.1. Khái niệm gia đình ........................................................................................................... 26 T 5 5T 1.3.2.2. Vấn đề phân công vai trò giới trong gia đình..................................................................... 27 T 5 T 5 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................... 33 5T 5T
  4. CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC PHÂN CÔNG VAI TRÒ 5T GIỚI TRONG GIA ĐÌNH ĐẾN NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH Ở TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI................................................................................................................................... 34 T 5 2.1. Tổ chức nghiên cứu ......................................................................................................................... 34 5T 5T 2.1.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................ 34 T 5 5T 2.1.2. Địa bàn và khách thể nghiên cứu .............................................................................................. 34 T 5 5T 2.1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 34 T 5 T 5 2.1.3.1. Khảo sát sự nhận dạng giới tính của trẻ 5-6 tuổi bằng phương pháp đàm thoại (xem Phụ T 5 lục: Khảo sát trẻ - 1)...................................................................................................................... 34 5T 2.1.3.2. Khảo sát sự hiểu biết của trẻ 5-6 tuổi về vai trò, chức năng của nam giới và nữ giới trong T 5 gia đình bằng phương pháp đàm thoại ( ......................................................................................... 35 T 5 2.1.3.3. Khảo sát cha mẹ trẻ về sự phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình bằng T 5 phương pháp điều tra (Xem Phụ lục: Khảo sát cha mẹ). ................................................................ 36 T 5 2.1.5. Cách xử lý số liệu .................................................................................................................... 36 T 5 5T 2.2. Kết quả nghiên cứu.......................................................................................................................... 36 5T 5T 2.2.1. Kết quả khảo sát sự nhận dạng giới tính ở mẫu nghiên cứu ...................................................... 36 T 5 T 5 2.2.1.1. Sự xác định giới tính của bản thân ................................................................................... 36 T 5 T 5 2.2.1.2. Mức độ hiểu tính ổn định của giới tính ............................................................................. 37 T 5 T 5 2.2.1.4. Mức độ hiểu tính bất biến của giới tính ............................................................................. 38 T 5 T 5 2.2.1.5.Sự nhận biết những điểm khác biệt giữa con trai/con gái ở mẫu khảo sát ........................... 39 T 5 T 5 2.2.2. Kết quả khảo sát sự hiểu biết về vai trò, chức năng của nam giới và nữ giới trong gia đình ở mẫu T 5 nghiên cứu ......................................................................................................................................... 41 T 5 2.2.2.1. Khi lần lượt cho trẻ xem 18 tranh vẽ và đặt câu hỏi “Theo cháu, người này đang làm ....... 41 T 5 T 5 2.2.2.Kết quả khảo sát việc phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình và mối tương quan T 5 của nó với nhận dạng giới tính ở trẻ 5-6 tuổi ...................................................................................... 47 T 5 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 56 5T 5T KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................................... 58 5T 5T PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 64 5T T 5
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong một công trình nào khác. Tác giả Trần Thị Thúy Vinh
  6. MỞ ĐẦU 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Gia đình luôn háo hức muốn biết trẻ sơ sinh là trai hay gái. Tại sao người ta lại quan tâm đến giới tính của trẻ? Câu trả lời là “trai” hoặc “gái” hoàn toàn không chỉ là sự khác biệt sinh học. Cùng với nó, những từ này đi kèm với các vai trò xã hội khác nhau. Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ đã bắt đầu quan tâm đến các vấn đề giới tính - đó là quá trình nhận thức tự nhiên để tìm hiểu thế giới xung quanh. Vai trò đi kèm với giới tính là một trong những vấn đề đầu tiên mà trẻ khám phá. Trẻ nhanh chóng tìm hiểu hành vi được dành cho đàn ông và phụ nữ trong nền văn hóa của mình. Đồng thời, trẻ bắt đầu đồng nhất mình với một trong hai giới này. Như thế, trẻ có sự nhận dạng trong tư cách là trai hoặc gái. I.X.Kon nhận định: “Giới là phạm trù đầu tiên mà trẻ ý thức về bản thân như một cá thể” [24, tr.1]. Nhận dạng giới tính là một vấn đề không thể bỏ qua trong tâm lí học giới tính và tâm lí học lứa tuổi. Ở trẻ, việc ý thức được mình thuộc về giới nào và cần phải có những phẩm chất nào để thể hiện đặc tính giới (những đặc điểm “nam tính” và “nữ tính”) diễn ra đồng thời với sự xác định ý nghĩa của những phẩm chất này đối với cá nhân và đối với xã hội. Đó chính là quá trình hình thành nhận dạng giới tính. Trong lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt từ 5 tuổi trở đi, quá trình phát triển ý thức và tự ý thức của trẻ diễn ra mạnh mẽ. Việc trẻ ý thức về bản thân như đại diện của một giới là thành tố quan trọng đầu tiên trong quá trình hình thành nhận dạng giới tính. Sự phát triển toàn diện của trẻ như đại diện của giới nam hoặc giới nữ có thể phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ của trẻ với cha mẹ và những người thân trong gia đình. Những người mà trẻ yêu quý và tiếp xúc thường xuyên có ảnh hưởng đặc biệt đối với trẻ. Có thể nói, sự phát triển giới tính và sự phát triển xã hội của trẻ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thành tố thứ hai trong quá trình hình thành nhận dạng giới tính là việc trẻ hiểu và tiếp nhận vai trò giới của bản thân. Vai trò giới được hiểu như một hệ thống những yêu cầu, qui tắc, chuẩn mực, kỳ vọng mà trẻ phải đáp ứng để được công nhận là bé trai (đàn ông) hoặc bé gái (phụ nữ) [24, tr.12]. Những kỳ vọng của cha mẹ về trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhận thức giới tính ở trẻ. Việc cha mẹ đối xử với bé trai như với một cô bé sẽ làm rối loạn tự nhận thức về giới tính của trẻ. Và ngược lại, việc người lớn đối xử với bé trai như với một người đàn ông thực thụ sẽ giúp quá trình nhận dạng giới tính của trẻ sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Việc lĩnh hội vai trò giới ở trẻ đòi hỏi phải có những mẫu mực điển hình của giới nam và giới nữ. Sự tri giác đồng thời vai trò của cả người cha lẫn người mẹ trong gia đình giúp trẻ so sánh, nhận thức không chỉ sự khác biệt giữa hai giới, mà cả sự thống nhất của hai giới
  7. trong một tổng thể. Như vậy, nguồn gốc cơ bản để trẻ lĩnh hội vai trò giới chính là hình ảnh cuộc sống của người lớn, mà trước hết là gia đình. Môi trường gia đình có ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển giới tính của trẻ. Vai trò giới của cha mẹ càng được thể hiện rõ bao nhiêu thì sự phát triển vai trò giới ở trẻ càng thuận lợi bấy nhiêu. Sự tri giác không rõ ràng về vai trò giới trong gia đình sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và hành vi của trẻ. Hiện nay, việc nghiên cứu về tâm lí học giới tính và giáo dục học giới tính ở nước ta đang được quan tâm và phát triển. Đây là vấn đề phức tạp và còn nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm cũng như cách thức giáo dục giới tính cho trẻ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã thống nhất rằng, nên giáo dục giới tính cho trẻ càng sớm càng tốt. Mỗi lứa tuổi nhất định cần có nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục thích hợp. Tùy theo đặc điểm văn hóa, điều kiện của từng vùng mà việc giáo dục giới tính cho trẻ có thể bắt đầu ở những lứa tuổi khác nhau. Đề tài “Sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dưới ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới trong gia đình” đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu và giáo dục giới tính hiện nay. Để giáo dục giới tính cho trẻ, trước hết phải hiểu được đặc điểm hình thành và phát triển nhận dạng giới tính ở trẻ. Sự tìm hiểu các đặc điểm nhận dạng giới tính trong lứa tuổi mẫu giáo tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận cá thể trong quá trình giáo dục bé trai và bé gái, ngăn ngừa những rối loạn trong quá trình hình thành nhận dạng giới tính ở trẻ, phòng tránh những sai lầm trong công tác giáo dục trẻ. Việc giáo dục giới tính rập khuôn, cứng nhắc theo một khuôn mẫu về giới ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cái Tôi tự nhiên và khả năng sáng tạo của trẻ. Ngược lại, việc đồng nhất hóa trong giáo dục bé trai và bé gái – không chú ý đến sở thích, định hướng giá trị và nhu cầu của từng giới – ảnh hưởng không chỉ đến sự phát triển nhân cách, trong việc chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cho trẻ thực hiện vai trò giới trong gia đình và xã hội nói chung, mà có thể còn dẫn đến thái độ đối kháng hoặc không tôn trọng người khác giới nói riêng. 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình đến sự hình thành nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 3.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
  8. 3.1.Khách thể nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) và cha mẹ của trẻ. 3.2.Đối tượng nghiên cứu: Sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua việc phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình. 4.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 4.1. Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về nhận dạng giới tính. 4.2. Sự phân công vai trò giới trong gia đình trọn vẹn có ảnh hưởng tích cực đến nhận dạng giới tính ở bé trai và bé gái 5-6 tuổi. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Phân tích các quan điểm về vấn đề nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo và vấn đề phân công vai trò giới trong gia đình. 5.2. Khảo sát thực trạng sự nhận dạng giới tính ở bé trai và bé gái 5-6 tuổi. 5.3. Phân tích sự hiểu biết của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi về vai trò, chức năng của nam giới và nữ giới trong gia đình. 5.4. Khảo sát thực trạng việc phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình. 5.5. Phân tích ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình đến nhận dạng giới tính ở trẻ 5-6 tuổi. 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới trong gia đình toàn vẹn (có cả cha và mẹ), không tìm hiểu ảnh hưởng của cơ cấu gia đình (số lượng, thành phần, mối quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ…) đến sự hình thành nhận dạng giới tính ở trẻ. Đề tài chỉ nghiên cứu 60 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cùng 60 cặp cha mẹ của trẻ trong 4 trường mầm non ở TP.HCM. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  9. 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1. Hướng tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Vấn đề nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo được nghiên cứu như một bộ phận trong sự phát triển nhận thức nói riêng và sự phát triển nhân cách nói chung của trẻ. Nhận dạng giới tính luôn được đặt trong mối quan hệ thống nhất với các quá trình nhận thức khác. Ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình đến nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo được xem xét trong mối quan hệ thống nhất với các kênh trung gian của quá trình xã hội hoá vai trò giới ở trẻ như: các thành viên khác trong gia đình, bạn bè, trường mẫu giáo và các phương tiện truyền thông đại chúng. 7.1.2. Hướng tiếp cận lịch sử - logic: Ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới trong gia đình đến nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo được nghiên cứu trong tiến trình phát triển của vấn đề, so sánh trong một chừng mực với những thời điểm khác nhau trong tiến trình phát triển của xã hội (về nghiên cứu lí luận, về sự phát triển lứa tuổi của trẻ em ở các quốc gia khác nhau, về sự phân công vai trò giữa cha và mẹ trong các gia đình khác nhau…). 7.1.3. Hướng tiếp cận lịch sử - văn hóa: Trẻ em học được từ người lớn các khuôn mẫu về giới và vai trò giới. Hiện nay, khuôn mẫu về giới có ít nhiều thay đổi, nó có thể mang tính truyền thống nhưng cũng có thể mang phong cách hiện đại. Các khuôn mẫu về giới trong các gia đình khác nhau hoặc nền văn hóa khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình nhận thức của trẻ. 7.1.4. Hướng tiếp cận thực tiễn: Việc nghiên cứu đảm bảo thu thập được những cứ liệu thực tiễn và mới để phân tích lí luận đã có; đưa ra những đề xuất thiết thực, phục vụ cho giáo dục mầm non. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Tập hợp, phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để làm rõ các khái niệm, các vấn đề lí luận liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn • Phương pháp đàm thoại với trẻ Tìm hiểu sự nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và sự hiểu biết của trẻ về vai trò, chức năng của đàn ông và phụ nữ trong gia đình. • Phương pháp điều tra Điều tra bằng hệ thống phiếu phỏng vấn đối với cha mẹ trẻ để thu thập thông tin thực trạng cách
  10. phân công vai trò giữa cha và mẹ trong gia đình. • Phương pháp thống kê Tập hợp toàn bộ số liệu nghiên cứu và xử lí bằng chương trình SPSS 11.5. Từ đó, rút ra kết luận và đề xuất hướng giải quyết. 8.ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Xác định ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình đến sự hình thành nhận dạng giới tính của trẻ em Việt Nam 5-6 tuổi. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp giáo viên mầm non và phụ huynh có định hướng giáo dục giới tính cho trẻ và có cách tiếp cận cá thể hiệu quả - tùy thuộc vào giới tính của trẻ - ngay từ lứa tuổi mẫu giáo.
  11. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ngay từ thời Cổ đại, vấn đề giới tính, những khác biệt giới tính gắn liền với vai trò giới đã được quan tâm tìm hiểu và ghi nhận như một hiện tượng tự nhiên, tất yếu. Đàn ông là “phái mạnh”, biểu tượng của quyền lực và sự mạnh mẽ, là trụ cột gia đình, là lực lượng sản xuất chính; phụ nữ là “phái yếu”, hiện thân của đức tính dịu dàng và cần được che chở, là người đảm nhận việc nội trợ và chăm sóc con cái [8,12]. Vào thời kỳ tiền khoa học, giới tính kèm theo vai trò giới được xem xét theo quan điểm của tôn giáo và đạo đức. Người ta chú ý dạy dỗ các em gái theo mô hình giống bà và mẹ, còn các em trai theo mô hình của ông và bố. Ở một số nước phương Đông – trong đó có Việt nam – vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, sự phân biệt giữa đàn ông và phụ nữ lại càng nặng nề. Nguyên tắc tam tòng: “Tại gia tòng phụ. Xuất giá tòng phu. Phu tử tòng tử” đã đặt người con gái, người vợ vào vị thế phụ thuộc người đàn ông - người cha, người chồng và con trai [7, 10]. Phải trải qua một chặng đường phát triển lâu dài, đến đầu thế kỷ XX, vấn đề giới tính với tư cách là một khoa học về con người mới được chú ý và đề cao ở nhiều nước phương Tây, đặc biệt là thuyết của S.Freud. Tuy nhiên, vào thời kỳ đầu nó cũng vấp phải không ít sự phản ứng vì bị hạn chế bởi vấn đề tính dục [12, tr.10]. Từ giữa thế kỷ XX trở đi, trong lĩnh vực nghiên cứu sự hình thành và phát triển giới tính của con người đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị về lí luận cũng như thực tiễn của nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh học, y học, tâm lí học, xã hội học... Trong khoa học tâm lí, vấn đề nhận dạng giới tính và nhận thức về vai trò giới ở trẻ em được nghiên cứu và giải thích rõ ràng trong các công trình của các nhà khoa học phương Tây: Lawrence Kohlberg(1966), Ullian (1974); Martin & Halverson (1981), Martin & Little (1990), Berm (1989... Trong tâm lí học Liên Xô cũ có các đại diện tiêu biểu như D.V.Kolexev (1973), L.L.Kolominxki (1985), I.X.Kon (1981), V.X.Mukhina (1999), Kagan V.E (1981)... Các tác giả đã sử dụng hàng loạt kỹ thuật điều tra bao gồm các câu hỏi đóng – mở, câu lựa chọn, thang tỉ lệ ... để thăm dò ở trẻ em những biểu tượng đặc trưng về đàn ông và phụ nữ cũng như vai trò, chức năng của họ trong gia đình và xã hội. Qua kết quả nghiên cứu, Broverman (1972), Spence, Helmvich & Stapp (1975), Ruble (1983) đã
  12. đưa ra mô hình khuôn mẫu giới tính với những đặc điểm đặc trưng cho từng giới. Cho đến nay, khuôn mẫu giới tính này vẫn phổ biến ở nhiều nước. Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, các nghiên cứu của GS. Trần Trọng Thủy, GS. Đặng Xuân Hoài, PGS.TS. Nguyễn Quang Uẩn và PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh là những bước đi đầu tiên trong việc nghiên cứu tâm lí học giới tính. Các công trình này đã nêu lên nhiều vấn đề đa dạng về giới tính và giáo dục giới tính ở nước ta. Riêng trong lĩnh vực giáo dục mầm non, những nghiên cứu về giới tính của trẻ mẫu giáo chưa nhiều và chưa có hệ thống. Các luận án Thạc sĩ của Thái Lan Chi, 1995; Trần Thị Nga, 1995; Nguyễn Thị Thu Hà, 1997; Nguyễn Thị Bích Liên, 1997 (được thực hiện tại trường Đại học sư phạm I Hà Nội) đã đề cập đến sự nhận dạng và những biểu hiện giới tính ở trẻ mẫu giáo, chủ yếu là trong hoạt động vui chơi. Người nghiên cứu chưa tìm thấy các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới trong gia đình đến nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo. Các nghiên cứu kể trên là những gợi ý cho cô giáo mầm non cần chú ý đến đặc điểm giới tính trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ. Mặc dù số lượng còn khiêm tốn nhưng đây chính là những đề tài khai phá cho việc nghiên cứu giới tính của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ở Việt Nam và là tài liệu quí giá cho việc nghiên cứu của đề tài này. 1.2. VẤN ĐỀ NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH 1.2.1. Khái niệm giới tính và nhận dạng giới tính 1.2.1.1. Giới và giới tính Giới (Gender) là một khái niệm phức tạp, được nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau. Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp những đặc điểm sinh lí cơ thể đặc trưng ở con người Những đặc điểm sinh lí cơ thể thường bao gồm những đặc điểm di truyền, những hệ cơ quan sinh lí cơ thể, điển hình và quan trọng nhất là hệ cơ quan sinh dục. Cũng có thể nói một cách khác, những đặc điểm sinh lí cơ thể là căn cứ để xác định giới, là cơ sở hình thành giới [12, tr.23] Loài người được chia làm hai giới cơ bản (hai tập hợp người): giới nam và giới nữ. Giới theo nghĩa này được hiểu là giới sinh học, giới di truyền. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số người không thuộc về hai giới trên, người ta gọi là giới thứ ba. Giới này xuất hiện do nguyên nhân chủ yếu là hệ cơ quan sinh dục không được bình thường về cấu tạo hoặc chức năng, dẫn dến việc phát triển tâm lí, sinh lí cơ thể không bình thường [12, tr.24]. Giới còn được hiểu theo góc độ xã hội, là những đặc điểm mà xã hội tạo nên ở người nam và
  13. người nữ, là qui định của xã hội về người nam và người nữ, là những đặc trưng xã hội ở nam và nữ. Đó là giới xã hội [12, tr.23]. Như vậy, giới bao gồm hai thuộc tính - thuộc tính sinh lí cơ thể và thuộc tính xã hội. Giới được hiểu như là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh học cơ bản giống nhau [12, tr.23]. Mỗi một tập hợp người này bị chi phối và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội khác nhau, tạo nên những giá trị khác nhau. Từ đó hình thành những đặc tính riêng của từng giới và dần dần hình thành những đặc điểm xã hội đặc trưng cho mỗi giới (về chức năng, vai trò xã hội, nghĩa vụ, quyền lợi…). Ở Việt Nam, “giới” là một khái niệm mới, nó chỉ được sử dụng từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Quan niệm này chưa được nhìn nhận ở tầm chiến lược. Một mặt thì nó khích lệ và đòi hỏi phụ nữ phải học hành như nam giới, có các cơ hội nghề nghiệp như nam giới; mặt khác, nó không đòi hỏi hay khích lệ phụ nữ giảm bớt công việc nhà để đàn ông gánh vác. Có thể nói, quan niệm về giới ở Việt T 1 T 1 Nam chưa hoàn toàn thoát ly ý thức phụ quyền. 1T Giới tính (Sex) – theo Từ điển Tâm lí học (2008) – “là những khác biệt giữa nam và nữ về cả yếu tố sinh học lẫn yếu tố tâm lí”. Từ góc độ sinh học, giới tính là tập hợp những dấu hiệu gen tương phản của những cá thể một loài. Từ góc độ xã hội, giới tính là tổ hợp những đặc điểm cơ thể, di truyền, văn hóa - xã hội, hành vi đảm bảo vị thế cá nhân, xã hội và pháp lí của từng người nam giới và phụ nữ” [1, tr.243]. Trước hết, theo từ ngữ, giới tính có thể được hiểu là những đặc điểm của giới. Những đặc điểm này rất phong phú và đa dạng. Giới tính cũng có thể được hiểu là những đặc điểm tạo nên sự khác biệt giới (cả về mặt sinh học lẫn tâm lí xã hội), giúp chúng ta phân biệt giới này với giới kia. Về mặt sinh học, con người sinh ra đã xác định những đặc điểm khác nhau về giới tính. Sự khác biệt giới về mặt sinh học dễ nhận thấy và quan trọng nhất là cấu tạo và chức năng của hệ cơ quan sinh dục, sau đó là hình thái, cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan khác trong cơ thể (bộ xương của phụ nữ nhỏ hơn, xương chân tay ngắn hơn; cơ bắp của nam giới phát triển tốt hơn; lượng mỡ trong cơ thể của phụ nữ nhiều hơn so với nam giới, đặc biệt là ở mông, ngực, bụng ...); hiện tượng dậy thì (bé gái dậy thì sớm hơn bé trai), tuổi thọ (bình quân tuổi thọ của nam giới ngắn hơn nữ giới 6-8 năm)... [12, 20] Về mặt xã hội, sự khác biệt giới tính thể hiện qua hành vi xã hội, nhu cầu, thái độ, hoạt động,
  14. tình cảm, ý chí, tính cách, năng lực, xu hướng của nam giới và phụ nữ; vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hay quy định cho từng giới; các mối quan hệ và hoạt động xã hội; tư thế, tác phong, cách ăn mặc, trang điểm; các vấn đề thẩm mỹ giới tính và đạo đức giới tính... Khi sinh ra, con người chưa có trong bản thân mình những đặc tính giới mà họ tiếp thu được từ giáo dục, nề nếp của gia đình, quy ước của xã hội và những giá trị, chuẩn mực của một nền văn hoá [12, 20] . Như vậy, giữa hai giới có nhiều đặc điểm rất khác biệt. Sự khác biệt giới tính này chi phối hành vi, nếp sống của con người. Những đặc điểm giới tính về sinh lí, tâm lí làm cho hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong, nếp sống của đàn ông có nhiều đặc điểm khác biệt so với phụ nữ: khác biệt từ dáng điệu, cách đi đứng đến thói quen trong sinh hoạt, “lời ăn tiếng nói”...và thể hiện rất đa dạng, phụ thuộc vào phong tục, tập quán, đạo đức xã hội. Ví dụ, người đàn ông thường cao to, khỏe mạnh, tính tình cứng rắn, mạnh dạn, có ưu thế trong các hoạt động đòi hỏi sức mạnh và kỹ năng vận động thô...; còn người phụ nữ thường nhỏ bé, tính tình hiền dịu, nhẹ nhàng, kín đáo, giàu tình cảm, vị tha, có ưu thế trong các hoạt động đòi hỏi sự khéo léo và kỹ năng vận động tinh.... Thậm chí còn có những đặc điểm chỉ có ở người nam, hoặc ở người nữ (ví dụ, chỉ có phụ nữ mới mang thai...). Do có sự khác biệt đó mà giới nam và giới nữ thường có những vai trò, vị trí khác nhau trong xã hội và trong gia đình [8, 19]. Giới tính ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của con người trong xã hội. Những đặc điểm giới tính quy định hoặc chi phối phạm vi hoạt động, lĩnh vực hoạt động và phần nào chi phối hiệu quả hoạt động của con người. Trong xã hội, có những lĩnh vực hoạt động mà nam giới dễ đạt hiệu quả cao hơn và ngược lại, có những công việc phù hợp với nữ giới hơn. Do sự khác biệt giới tính không mang tính chất loại trừ nhau, đối lập nhau, mà phối hợp bổ sung cho nhau, nên hoạt động của con người sẽ thuận lợi hơn nếu như có mối quan hệ cân bằng, hài hòa với người khác giới. 1.2.1.2. Nhận dạng giới tính Nhận thức của cá nhân về bản thân mình là nam hay nữ ở mặt đặc điểm sinh học và tâm lí được biểu hiện ra ở hành vi của người đó được gọi là nhận dạng giới tính [1, tr.54] Như vậy, nhận dạng giới tính (Gender Identity) dùng để chỉ đặc tính cá nhân, ý thức chủ quan của một người là nam hay nữ – có nghĩa là sự khẳng định bên trong rằng “Tôi là đàn ông” hay “Tôi là phụ nữ”.
  15. Nhận dạng về giới bắt nguồn từ đâu? Có phải chúng ta sinh ra đã có? Chúng ta học mới biết? Hay cả hai? 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận dạng giới tính Trong việc hình thành nhận dạng giới tính có sự tham gia của các yếu tố sinh học, tâm lí và xã hội. Di truyền, các hooc môn trước và sau khi sinh, sự khác biệt trong bộ não và cơ quan sinh sản, những khuôn mẫu giới tính trong xã hội..., tất cả – đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận dạng giới tính ở trẻ em. Thực tế này tạo nên mô hình tâm sinh lí xã hội về giới. Với mục đích phân loại những ảnh hưởng khác nhau đến nhận dạng giới tính, trước hết người nghiên cứu đề cập đến các cơ chế sinh học được cho là đã mang đến nhận dạng về giới ở trẻ em và cả những điều kiện nảy sinh từ sự bất thường trong các cơ chế này. 1.2.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố sinh học đến nhận dạng giới tính Nam giới và phụ nữ khác nhau về mặt sinh học từ trước và sau khi sinh ra. Trên thực tế, sự khác T 6 biệt về giới tính hay quá trình sinh học khiến cho bào thai trở thành nam giới hoặc nữ giới bắt đầu từ rất T 6 sớm trong thời kỳ thai nghén. Sự khác biệt do các quá trình sinh học này tương tác với những ảnh hưởng trong nhận thức xã hội sau khi sinh hình thành nên nhận dạng về giới của một người. Sự khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ về mặt sinh học hay tâm lí được gọi là những khác biệt giới. T 6 Sự khác biệt về nhiễm sắc thể và tuyến sinh dục. Di truyền là yếu tố quyết định giới tính của T 6 T 6 bào thai và nó xuất hiện khi thụ thai. Trên thực tế, đây là vấn đề liên quan đến nhiễm sắc thể – các cấu T 6 T 6 trúc sinh học có chứa các gien, hay “các thiết kế” sinh học. Trứng luôn mang một nhiễm sắc thể X. Tinh trùng hoặc là mang nhiễm sắc thể X, hoặc là mang nhiễm sắc thể Y. Bé trai (XY) là kết quả của sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y; còn bé gái (XX) là kết quả của sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng mang nhiễm sắc thể X. Đó là giới tính di truyền [2,12,14]. Sự thụ tinh như vậy (X + Y hay X + X) trong những điều kiện thông thường, sẽ làm cho thai nhi có cấu tạo đặc trưng của cơ thể nam hoặc nữ trong quá trình phát triển của nó. Do cấu tạo khác nhau nên hoạt động sinh lí của mỗi giới có những đặc điểm khác nhau. Các tuyến sinh dục và các hooc môn (nội tiết tố) tiết ra từ các tuyến này sẽ qui định những đặc điểm sinh lí cơ thể riêng biệt và các thành phần tạo nên những nét tính cách đặc trưng cho mỗi giới [12, tr.31]. Các tác giả IU.I.Kusniruk và A.P.Serbakov [12, tr.32] cho rằng, chính các tuyến sinh dục (buồng trứng hoặc tinh hoàn) tạo nên “giới tính đích thực” của con người. Giới tính đích thực là giới
  16. tính được xác định do sự hoạt động thực tế của hệ cơ quan sinh dục. Ở những người có hệ cơ quan sinh dục nam nhưng hoạt động của nó không bình thường, chẳng hạn không tiết ra được nội tiết tố nam đủ tỉ lệ cần thiết sẽ không thể trở thành một người nam giới bình thường và họ sẽ không có giới tính bình thường. Một số trường hợp đặc biệt sẽ được người nghiên cứu đề cập dưới đây. Sự khác biệt về hooc môn và cấu trúc giới tính. Hooc môn có ảnh hưởng trực tiếp và có tác T 6 T 6 động mạnh đến giới tính là những hooc môn được sản sinh bởi tuyến sinh dục – đặc biệt là hooc môn estrogens và progesterone của buồng trứng và hooc môn testosterone của tinh hoàn [3, 22]. 2T T 2 2T 2T T 2 T 2 Mặc dù người ta vẫn nói đến hooc môn giới tính nam hoặc hooc môn giới tính nữ, tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, trong cơ thể nam giới và phụ nữ đều có cả estrogens và testosterone, có điều T 2 với nồng độ khác nhau. Nam giới có nồng độ testosterone nhiều hơn phụ nữ năm lần, trong khi nồng độ estrogens chỉ bằng một phần mười. Chính vì thế, quan điểm đàn ông là đàn ông và phụ nữ là phụ nữ có T 2 thể cứng nhắc [14, tr.281]. Sự khác biệt ở bộ não. Theo các nghiên cứu, sự khác biệt về giới tính trước khi sinh cũng xuất T 6 6T hiện trong bộ não. Điều này thường liên quan đến hai vùng chính: (1) các bán cầu não (phía bên trái và T 2 T 2 bên phải của não), và (2) cấu tạo dưới đồi (vùng não điều khiển các phản ứng động cơ và cảm xúc) [3, 2T T 2 22]. Sự khác biệt về giới tồn tại trong các bán cầu não của nam giới và nữ giới. Đàn ông có não bộ trung bình lớn hơn phụ nữ 11% và họ có số lượng thần kinh trên vỏ não nhiều hơn so với phụ nữ. Vùng vỏ não đảm trách ham muốn tình dục ở đàn ông lớn hơn ở phụ nữ. Và mặc dù những khác biệt này là khá nhỏ, nhưng theo nhiều nghiên cứu, ở đàn ông các vùng vỏ não liên quan đến tính hiếu chiến, hưng phấn … đặc biệt phát triển và họ thường thể hiện khả năng nhận biết không gian tốt hơn. Ở phụ nữ, vùng hải mã đảm trách ghi nhớ đặc biệt phát triển, họ thường thể hiện khả năng ngôn ngữ tốt hơn (Jill Godstein). Với những trải nghiệm cảm xúc, bán cầu não trái của phụ nữ phản ứng mạnh hơn và sau đó thường chỉ nhớ chi tiết, trong khi đó bán cầu não phải của đàn ông hoạt động tích cực hơn và vì thế đàn ông nhớ chính xác hơn nội dung cơ bản của sự kiện (Lary Cahill…)[6, 22]. Vùng dưới đồi – trong nhiều chức năng quan trọng của mình – đóng vai trò kiểm soát sự sinh sản và tiết ra hooc môn sinh dục bằng cách điều hòa tuyến yến, tuyến yên kích thích các tuyến nội tiết khác sản sinh ra các hooc môn tương ứng. Đến tuổi dậy thì vùng dưới đồi phân biệt nam giới chỉ đạo tuyến yên thúc đẩy việc sản sinh liên tục các nội tiết tố sinh dục nam. Vùng dưới đồi phân biệt nữ giới 0T 2 0T 2 0T 0T chỉ huy tuyến yên thúc đẩy việc sản xuất định kỳ các nội tiết tố sinh dục nữ. 0T 2 0T 2 T 0 2 T 0 2 T 0 T 0
  17. Hầu hết các khác biệt giới tính hoạt động theo như sắp xếp. Tuy nhiên, đôi khi, một trong những cơ chế đó lại làm việc sai chức năng. Nếu các cơ quan sinh dục không tạo ra được sự khu biệt, đứa trẻ có thể được sinh ra với sự kết hợp của các cơ quan sinh dục của cả hai giới, đây được xem là lưỡng tính T 0 2 T 0 T 2 [3, tr.36]. Theo các dẫn chứng của George D. Zgourides và Christie S. Zgourides (2007), ba hội chứng mắc phải do những vấn đề liên quan đến sự khu biệt giới tính ở cấp độ nhiễm sắc thể là Hội chứng T 0 2 T 0 Turner, Hội chứng Klinefelter, và Hội chứng XYY. Hội chứng Turner được dùng để chỉ tình trạng bào thai chỉ có một nhiễm sắc thể - OX. Trẻ em T 2 2 T 0 2 0T 2 0T 0T bị mắc hội chứng Turner sẽ phát triển vùng sinh dục bên ngoài của nữ giới, và thường cho mình là phụ nữ. Tuy nhiên, các cơ cấu sinh dục bên trong của chúng lại không bao giờ phát triển. Những phụ nữ trưởng thành mắc hội chứng này không có khả năng sinh đẻ. Có khoảng 1 trong 2.500 trẻ sơ sinh nữ sinh ra có nhiễm sắc thể OX. Trẻ em sinh ra mắc Hội chứng Klinefelter là do có cấu trúc nhiễm sắc thể XXY, và do đó về giải 0T 2 0T 2 0T 2 0T 2 T 0 T 0 phẫu sinh lý đứa trẻ là con trai do có sự xuất hiện của nhiễm sắc thể Y. Mặc dù, những đứa trẻ này bề ngoài trông bình thường giống như những đứa trẻ khác, nhưng họ cũng không có khả năng sinh sản, đôi khi trí tuệ chậm phát triển. Có khoảng 1 trong 400 trẻ sơ sinh nam có nhiễm sắc thể XXY này. T 0 Hội chứng XYY dùng để chỉ tình trạng bào thai có cấu trúc nhiễm sắc thể XYY. Nam giới có 2 T 0 2 0T 2 0T 2 0T 0T thêm một nhiễm sắc thể Y thường có trí thông minh thấp hơn mức bình thường và có chiều cao cao hơn bình thường. Có khoảng 1 trong 1000 trẻ sơ sinh nam có nhiễm sắc thể XYY. Như vậy, hầu hết nhận dạng về giới của các cá nhân thường được đưa ra dựa trên cấu tạo sinh lí và ngoại hình, nhưng điều này không có nghĩa là các quá trình tâm lí và xã hội không có ảnh hưởng đến nhận dạng giới tính. Có hàng loạt các yếu tố xã hội và tâm lí liên hệ mật thiết với quá trình này. 1.2.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội và tâm lí đến nhận dạng giới tính Trong vô vàn các tác động của xã hội đối với sự phát triển của con người – trước hết là sự phát triển giới tính – phải kể đến tác động của cha mẹ, anh chị em trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè. Trong đó, môi trường gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với sự nhận dạng và phát triển giới tính của trẻ. Và đặc biệt quan trọng khi trẻ còn thơ ấu, vào lúc cha mẹ thậm chí còn chưa ý thức được là mình đang dạy con. Từ những phản ứng chủ quan khi biết được giới tính của đứa con sắp hạ sinh cho đến những thái
  18. độ và chọn lựa như đặt tên cho con, chọn đồ chơi, quần áo và đồ đạc, cách biểu lộ tình cảm đối với con trẻ…, cha mẹ có ảnh hưởng sâu đậm đến quá trình hình thành nhận dạng giới tính của con cái mình hơn bất cứ một tương quan xã hội nào khác. Theo Rubin, Prorenzano và Luria (1974), Stern và Karraker (1989), các bậc cha mẹ thường dùng những từ: nhỏ bé, thanh tú, mảnh mai, xinh xắn, dịu dàng… cho bé gái; và các từ: khỏe mạnh, lanh lợi… cho bé trai. Các bậc cha mẹ cũng xử sự với con cái theo quan điểm của mình về giới tính của trẻ là gái hay trai. Cha mẹ đối xử với các cậu bé một cách mạnh mẽ hơn so với các cô bé. Khi lựa chọn đồ chơi cho con, cha mẹ cũng quan tâm đến những đồ chơi phù hợp với giới tính của trẻ (Caldera, 1989 ; Maccoby, Jacklin, Lytton & Romney). Cha mẹ thường bày tỏ thái độ rõ ràng trước những hành vi và các hoạt động trong trò chơi của trẻ sao cho chúng đi vào đúng quĩ đạo, khuôn mẫu giới tính của trẻ. Ví dụ, bé gái thường được hướng vào những trò chơi với búp bê, trò chơi gia đình; bị ngăn cản trong việc leo trèo, chạy nhảy; còn bé trai được khuyến khích chơi với ô tô hoặc các trò chơi vận động và bị ngăn cản khi chơi với búp bê, nấu ăn... Các nghiên cứu cũng cho thấy, cha mẹ thường củng cố những hành vi trò chơi đóng vai (role playing) phù hợp với giới tính và không khuyến khích những hành vi không phù hợp với giới tính của trẻ [6,10]. Khi chơi với con trai, các ông bố thường không ngại các trò chơi đuổi bắt, những động tác nhanh và mạnh ; trong khi đó, họ ít có những cử chỉ mạnh mẽ đối với con gái, thường họ âu yếm bé gái một cách nhẹ nhàng và dường như dịu dàng hơn (Carsin, Burks và Parke, Siegal). Ngược lại, các bà mẹ ít tỏ ra thái quá trong việc phân biệt giữa bé trai và bé gái. Tuy nhiên, mẹ cũng hay chuyện trò với con gái hơn, dùng ngôn ngữ nhiều hơn trong giao tiếp với bé gái, hay bắt chước cách phát âm của bé gái hơn là đối với bé trai (Silgel, 1987) [8, tr.26] . Theo nghiên cứu của Turner và cộng sự (1993), kiểu đối xử khác biệt này giữa các ông bố và bà mẹ ảnh hưởng đến nhận dạng giới tính của trẻ rất sớm. Hơn nữa, các ông bố – qua cách xử sự khác nhau đối với con trai và con gái – đóng vai trò quan trọng hơn các bà mẹ trong việc hình thành nhận dạng giới tính cho con trẻ. Qua quan sát, người ta thấy các ông bố thường yêu cầu gắt gao đối với các kiểu thể hiện giới tính của con hơn các bà mẹ. Ví dụ, người bố có xu hướng không khuyến khích con trai chơi các trò chơi “của con gái”... [8, 10]. Trong gia đình, tính cách của cha mẹ có ảnh hưởng đến việc nhận dạng và học tập vai trò giới ở trẻ có cùng giới tính với cha hoặc mẹ. Uy quyền của cha mẹ cũng có tác động tương đương đối với giới tính của con cái, đặc biệt là con trai. Trong gia đình mà người mẹ có uy quyền hơn (và người cha thụ
  19. động) thì khả năng nhận dạng giới tính của bé trai sẽ bị giảm sút nhiều. Tuy vậy, nữ tính ở bé gái không bị ảnh hưởng gì. Và không cần phải mất nhiều thời gian, những điều liên quan đến cách cư xử thiên kiến về giới của cha mẹ bắt đầu ảnh hưởng đến nhận dạng giới tính ở chính đứa trẻ. Hơn nữa, đứa trẻ cũng không phải là một chủ thể thụ động trong quá trình xã hội hóa giới tính của mình. Trong một thời gian rất ngắn – theo các chuyên gia là khoảng hai năm – trẻ em bắt đầu xây dựng cho mình những hiểu biết về việc chúng là con trai hay con gái, và thường tiếp sau đó là mong muốn thể hiện hành vi phù hợp với giới của mình. Ngoài cha mẹ, trong gia đình nếu trẻ có anh chị em cùng giới hoặc khác giới thì trẻ cũng chịu ảnh hưởng bởi giới tính của anh chị em mình. Về vấn đề này, các nghiên cứu đưa ra các ý kiến trái ngược nhau. Brim, Stoneman, Brody, Mackina kết luận, trẻ có anh chị em cùng giới sẽ có điều kiện thể hiện hành vi và kiểu giới tính thuận lợi hơn so với những trẻ có anh chị em khác giới [4, tr.30]. Trong điều kiện nghiên cứu tự nhiên về hoạt động vui chơi của trẻ từ 4-9 tuổi ở gia đình cho thấy, việc lựa chọn trò chơi thường do người anh hoặc chị của trẻ quyết định, vì vậy, các trò chơi này thường mang những đặc điểm giới tính của anh hoặc chị. Ví dụ, nếu em gái mà có anh trai thì bao giờ cũng chơi những trò có tính chất nam tính nhiều hơn; nếu em trai có chị gái sẽ chơi trò chơi búp bê, bán hàng, nấu ăn ngang với mức của hai chị em gái. Trái lại, Tauber, Grotevant, Levethan lại cho rằng, trẻ trong gia đình có anh chị em cùng giới (con một bề) hay chọn những đồ chơi, trò chơi khác giới hơn là cùng giới với trẻ để chơi; những trẻ có anh chị em cùng giới thường có những đặc điểm tính cách giới tính kém hơn so với những trẻ có cả anh lẫn chị. Để giải thích mâu thuẫn này, các tác giả cho rằng, mỗi anh chị em trong gia đình đều cố tỏ ra khác với anh chị em mình, để mình sẽ là người duy nhất được cha mẹ chú ý đến, mình là nhân vật trung tâm trong gia đình. Vì vậy, trẻ thường cố tình xử sự khác đi. Biểu hiện này đặc biệt phổ biến ở những gia đình có anh chị em cùng giới và những gia đình đông con. Hơn nữa, trong các gia đình có con một bề này dường như cha mẹ thả lỏng việc ép buộc con cái vào khuôn mẫu giới tính phù hợp; các bà mẹ thường chọn đồ chơi khác giới cho con mình hơn; hoặc trẻ thường phải làm các công việc khác giới hơn, như con trai nấu cơm, rửa bát, con gái sửa chữa đồ dùng…(Stoneman, Brody, Kackinon). Như
  20. vậy, chính các gia đình có con một bề có thể sẽ tạo cơ hội đặc biệt để trẻ mở rộng lĩnh vực hoạt động sang phạm vi của giới khác [4, 8]. Nhìn chung, ảnh hưởng của anh chị em trong gia đình đối với kiểu giới tính của trẻ ít trực tiếp hơn so với các yếu tố khác như cha mẹ và bạn bè. Ảnh hưởng này đến trẻ rất đa dạng và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô gia đình, khoảng cách lần sinh, thứ tự sinh, quan điểm giáo dục con cái… Khi trẻ rời gia đình đến trường học, bé trai và bé gái tiếp tục được đối xử khác nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên mầm non và tiểu học thiên về giáo dục nữ tính hơn là nam tính khi đề cao sự vâng lời, phụ thuộc – những phẩm chất mà xem ra chỉ phù hợp với vai trò giới của con gái. Còn những phẩm chất khác như hăng hái, quyết đoán, cạnh tranh, độc lập hầu như ít được tán thành ở trường học. Giáo viên có xu hướng rèn dũa khuôn mẫu giới tính ở bé trai khắt khe hơn so với bé gái. Ở trường mẫu giáo, các bé trai và bé gái đều được khích lệ, tạo điều kiện tham gia vào những hoạt động nhẹ nhàng, yên tĩnh thay vì chạy nhảy, nô đùa, đuổi bắt…Tuy vậy, bé trai vẫn bị cô giáo, bạn bè để ý, phê phán khi có những hành vi của giới khác như khi chơi các trò chơi được cho là “của con gái” hoặc khi quá chăm chút cho diện mạo của mình. Còn các bé gái thì dường như ít bị cô và các bạn chỉ trích khi chơi trò chơi của con trai (Fagot, 1985). Trong lớp học, cô giáo thường chấp nhận sự nhõng nhẽo, giao tiếp bằng cử chỉ điệu bộ của con gái nhiều hơn con trai. Đó là một sức mạnh ngẫu nhiên khiến bé trai có được hành vi giới tính phù hợp hơn bé gái, còn bé gái có cơ hội để “lấn sâu” vào các hành vi giới tính của con trai, vì thế hành vi xử sự của bé gái cũng phong phú hơn bé trai [4,8]. Khi nghiên cứu những phương tiện, thiết bị được sử dụng ở các lớp học của 42 trường mẫu giáo tại New Zealand, Meade (1985) thấy rằng, số thiết bị dành cho bé trai nhiều gấp hai lần số dành cho bé 2T gái; các đồ chơi mang tính chất “nam tính” rất đa dạng, cho phép các bé trai có những cơ hội khám phá, thí nghiệm, tìm hiểu thế giới khoa học kĩ thuật, phát triển các kĩ năng cơ bắp, kĩ năng toán học, kĩ năng tổ chức, tạo cơ sở để hình thành vai trò thủ lĩnh... Còn đồ chơi mang tính chất “nữ tính” dành cho các bé gái chủ yếu là để thực hiện vai trò giới trong gia đình như chăm sóc, nội trợ... giúp bé gái phát triển những cơ nhỏ, phối hợp tay mắt, sự tập trung chú ý... Điều này có thể nhìn nhận như một sự chuẩn bị cho các hành vi sau này của trẻ [8, tr.36]. Chính vì vậy mà chúng ta không ngạc nhiên khi các bé gái thường học tốt hơn bé trai ở những T 2 năm đầu phổ thông, nhất là về các kĩ năng đọc, viết (Lummin & Stevensai, 1990) và thực hiện các qui tắc, nội qui của trường học trong khi bé trai thể hiện sự thiếu hụt trong những mặt này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2