Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tinh thần của người cao tuổi tại một số quận, huyện thành phố Hà Nội
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng sức khỏe tinh thần của NCT nhằm chỉ ra đặc trưng sức khỏe tinh thần của NCT. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần vào việc chăm sóc nâng cao sức khỏe tinh thần cho NCT, giúp NCT có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tinh thần của người cao tuổi tại một số quận, huyện thành phố Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ NGUYỄN THỊ LOAN SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA NGƢỜI CAO TUỔI TẠI MỘT SỐ QUẬN HUYỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ NGUYỄN THỊ LOAN SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA NGƢỜI CAO TUỔI TẠI MỘT SỐ QUẬN HUYỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Hoàng Mộc Lan HÀ NỘI - 2014
- Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Loan
- Lời cảm ơn Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Hoàng Mộc Lan – người đã tận tâm dìu dắt chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Đồng thời tôi cũng xin gửi cảm ơn tới PGS. TS. Lê Thị Bích Ngọc, người tuy không trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi nhưng đã khuyến khích tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành đề tài này sớm hơn so với dự kiến của tôi. Từ đáy lòng mình tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình thân yêu của tôi, những người đã tạo điều kiện, thời gian cho tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn cả những người bạn học đã giúp đỡ, chăm sóc, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn các ông, các bà cao tuổi – những người đã đồng ý cho tôi thực hiện phỏng vấn để hoàn thành luận văn, cảm ơn họ đã trải lòng với tôi, đã cho tôi những trải nghiệm sâu sắc và thật đặc biệt. Học viên Nguyễn Thị Loan
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 4 1.1. Tổng quan nghiên cứu về người cao tuổi và sức khỏe tinh thần của người cao tuổi................................................................................................................................4 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................. 4 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước.................................................. 7 1.2. Khái niệm về người cao tuổi ..............................................................................13 1.2.1. người cao tuổi ......................................................................................... 13 1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi ............................................... 15 1.3. Biểu hiện sức khỏe tinh thần của người cao tuổi...............................................18 Tiểu kết chương ....................................................................................................... 24 Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 25 2.1. Nghiên cứu lí luận ..............................................................................................25 2.1.1. M c đích nghiên cứu............................................................................... 25 2.1.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 25 2.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................................25 2.2.1. Giới thiệu chung về thành phố Hà Nội ................................................... 25 2.2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...................................................................... 26 2.3. Nghiên cứu thực tiễn .........................................................................................28 2.3.1. Phương pháp trắc nghiệm (Test) ............................................................ 28 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu .................................................................. 34 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ........................................................... 35 2.3.4. Phương pháp chuyên gia ........................................................................ 35 2.3.5. Phương pháp xử lý thông tin nghiên cứu bằng thống kê toán học ......... 35 Tiểu kết chƣơng ...................................................................................................... 35 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA NGƢỜI CAO TUỔI......................................................................... 36 3.1. Sự đau khổ tâm lý (cảm xúc tiêu cực) ...............................................................36
- 3.1.1. Dấu hiệu lo âu ........................................................................................ 36 3.1.2. Dấu hiệu trầm cảm ................................................................................. 39 3.1.3. Dấu hiệu mất kiểm soát hành vi/Cảm xúc .............................................. 42 3.2. Hạnh phúc nói chung (cảm xúc tích cực) ..........................................................45 3.2.1. Cảm xúc tích cực..................................................................................... 45 3.2.2. Các mối liên hệ xúc cảm ......................................................................... 48 3.2.3. Mãn nguyện với cuộc sống ..................................................................... 50 3.3. So sánh giá trị trung bình, bàn luận ...................................................................55 3.3.1. So sánh giá trị trung bình giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với tuổi .............................................................................................................. 55 3.3.2. So sánh giá trị trung bình giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với giới tính ....................................................................................................... 57 3.3.3. So sánh giá trị trung bình giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với nghề nghiệp ................................................................................................. 58 3.3.4. So sánh giá trị trung bình giữa các chỉ số sức khỏe tinh thần với nhóm chung sống ........................................................................................................ 59 Tiểu kết chƣơng ...................................................................................................... 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 67 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 71
- Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt. DSM-IV Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - IV Bản các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần của Hội tâm thần Hoa Kỳ ĐTB Điểm trung bình ICD-10 International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems - 10 Phân loại bệnh tật quốc tế và những vấn đề liên quan đến sức khỏe phiên bản thứ 10 KMO Kaiser-Meyer-Olkin Chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố MDI Thang thống kê suy thoái sức khỏe tinh thần MHI Mental Health Inventory Thang đo sức khỏe tinh thần MSQLI Multiple Sclerosis Quality of Life Inventory Thang đo chất lượng cuộc sống NCT Người cao tuổi RAND RAND - Một tổ chức phi lợi nhuận có tr sở tại Santa Monica, California. SL Số lượng WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
- Danh mục các bảng Bảng 3.1 Dấu hiệu lo âu ở người cao tuổi Bảng 3.2 Dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi Bảng 3.3 Dấu hiệu mất kiểm soát hành vi/cảm xúc ở người cao tuổi Bảng 3.4 Cảm xúc tích cực ở người cao tuổi Bảng 3.5 Các mối liên hệ xúc cảm ở người cao tuổi Bảng 3.6 Mãn nguyện với cuộc sống ở người cao tuổi Danh mục các hình vẽ, đồ thị Biểu đồ 3.1 Tổng quát về thang lo âu của người cao tuổi Biểu đồ 3.2 Tổng quát về các mức độ trầm cảm ở người cao tuổi Tổng quát về mức độ mất kiểm soát hành vi, cảm xúc, suy nghĩ của Biểu đồ 3.3 người cao tuổi Biểu đồ 3.4 Tổng quát về các mức độ cảm xúc tích cực ở người cao tuổi Biểu đồ 3.5 Tổng quát về thang chia các mối liên hệ xúc cảm của người cao tuổi Biều đồ 3.6 Biều đồ 3.6: Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với tuổi Biều đồ 3.7 Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với giới tính Biều đồ 3.8 Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với nghề nghiệp Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với Biều đồ 3.9 nhóm chung sống
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo thống kê của Liên hiệp quốc thì năm 2000 cả thế giới có 600 triệu người cao tuổi (NCT). Ở các nước phát triển, cứ 6 người dân thì có 1 người trên 65 tuổi. Tính toán thống kê cho thấy số ng NCT ở các nước đang phát triển sẽ tăng gấp đôi trong vòng 25 năm tới, đạt 850 triệu người vào năm 2025, chiếm 12% tổng dân số các nước và đến năm 2050 NCT sẽ tăng lên 2 tỷ người. Trong mối quan hệ giữa dân số và con người thì vấn đề già hóa dân số là một vấn đề đáng kể của một đất nước. Tuổi thọ của con người ngày càng cao chứng tỏ điều kiện sống của họ an toàn hơn, thu nhập khá hơn, dinh dưỡng đầy đủ hơn và hệ thống y tế chăm sóc con người được cải thiện hơn, tỷ suất sinh và tử đều giảm. Tuy nhiên, vấn đề già hóa dân số nhanh lại tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống, sinh hoạt con người, ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội, trong đó quan trọng nhất là việc chăm sóc sức khỏe cho NCT; ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm và đầu tư của đất nước. NCT là một kho tàng kiến thức, kinh nghiệm sống. NCT Việt Nam góp phần quan trọng trong việc khuyên dạy con cháu, dòng họ, giúp nhiều người áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, phát triển các hình thức hoạt động giáo dục, y tế ... cho đất nước. Bên cạnh ưu điểm này, NCT bị suy yếu các chức năng cơ thể. Khả năng nghe nhìn kém, gân cốt suy nhược khiến việc ngồi, đi đứng khó khăn; phản ứng chậm làm cho thân thể mất thăng bằng, dễ bị té ngã; mất trí nhớ tạm thời trong ngắn hạn, giảm tốc độ trong học tập và thường mắc một số bệnh về hô hấp, tim mạch, tiểu đường, tai biến mạch máu não, Parkinson, phong thấp, cao huyết áp (trung bình có từ 3-4 bệnh). NCT có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và giữ vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục phát huy vai trò của NCT là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội, là thể hiện bản chất tốt đẹp, đạo lý, truyền thống của dân tộc ta. Chăm sóc sức khoẻ cho NCT là một việc làm cần thiết và thường xuyên. 1
- Rất nhiều nước trên thế giới đưa NCT trở thành đối tượng quan tâm đặc biệt và NCT được chăm sóc chu đáo và được hưởng nhiều phúc lợi xã hội. Đặc biệt có rất nhiều nghiên cứu về những vấn đề của NCT, trong đó có những nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của NCT. Từ đó có những đề xuất làm cải thiện sức khỏe tinh thần cho người NCT, để họ có cuộc sống tốt đẹp nhất. Ở Việt Nam những nghiên cứu về vấn đề tâm lý của NCT, đặc biệt là vấn đề sức khỏe tinh thần của NCT còn rất ít và thiếu hệ thống. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi lựa chọn vấn đề: “ Sức khỏe tinh thần của NCT tại một số quận, huyện thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng sức khỏe tinh thần của NCT nhằm chỉ ra đặc trưng sức khỏe tinh thần của NCT. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần vào việc chăm sóc nâng cao sức khỏe tinh thần cho NCT, giúp NCT có một cuộc sống tốt đẹp hơn. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: sức khỏe tinh thần của NCT. - Khách thể nghiên cứu: 173 Người cao tuổi từ từ 60 - 80 tuổi, bao gồm: 91 nữ, 82 nam, từ 60- 65 tuổi là 73 người , từ 66- 74 tuổi là 55 người, trên 75 tuổi là 49 người. 4. Giả thuyết khoa học Tình trạng sức khỏe tinh thần chung của người cao tuổi tại một số quận huyện thành phố Hà Nội ở mức độ khá tốt, tinh thần tích cực nhiều hơn tinh thần tiêu cực. Một số yếu tố như điều kiện kinh tế, quan hệ xã hội, sức khỏe thể chất... có tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần của NCT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về sức khỏe tinh thần của người cao tuổi - Khảo sát thực trạng sức khỏe tinh thần của người cao tuổi - Dựa trên kết quả khảo sát, đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần vào việc chăm sóc nâng cao sức khỏe tinh thần cho NCT . 2
- 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về khách thể: Đề tài nghiên cứu 173 NCT từ 60 – trên 75 tuổi có trí nhớ và khả năng giao tiếp bình thường. - Giới hạn về địa bàn: Một số quận, huyện trực thuộc thành phố Hà Nội (Huyện Đan Phượng, Huyện Hoài Đức, quận Hai Bà Trưng, quận Từ Liêm) - Giới hạn về thời gian: từ tháng 6/2012 đến tháng 06/2014 - Giới hạn về nội dung: sử dụng trắc nghiệm sức khỏe tinh thần MHI-38 nghiên cứu đặc trưng sức khỏe tinh thần của người cao tuổi 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp trắc nghiệm sức khỏe tinh thần MHI-38 - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp xử lý thông tin bằng thống kê toán học 3
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về ngƣời cao tuổi và sức khỏe tinh thần của ngƣời cao tuổi 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Năm 1999 được Liên hiệp quốc chọn là năm quốc tế NCT. Trước đó đã có một số nghiên cứu về người cao tuổi của các nhà xã hội học tại các nước phát triển như: Mỹ, Thụy Điển ... Đây là những nước có tuổi thọ trung bình tăng cao và bản thân người cao tuổi đã xuất hiện những vấn đề đang được xã hội quan tâm. Những kiến thức khoa học về tâm lý NCT bắt nguồn từ thời Hy lạp cổ đại giới thiệu với người cao tuổi lối sống, chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ hợp lý như là những biện pháp phòng ngừa chống lại sự lão hoá sớm.Trong thời kỳ phát triển của tâm lý học (cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX) sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên tạo điều kiện cho các thực nghiệm khoa học và một số lý luận về tâm lý NCT được xây dựng. Các nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm xác định nguyên nhân ban đầu của sự lão hoá nhằm tìm kiếm cách thức chủ yếu nhất để khắc phục sự lão hoá, xây dựng các lý luận mới về sự lão hoá và cùng với đó là nghiên cứu các khía cạnh tâm lý, xã hội và các chức năng của cơ thể đang lão hoá. Cùng với những biến đổi nhân khẩu và xã hội cơ bản trong xã hội hiện đại sau chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện lĩnh vực nghiên cứu mới được gọi là lão khoa xã hội và ra đời bộ môn tâm lý học NCT ở một loạt các nước Tây Âu và Mỹ. Lĩnh vực này không chỉ chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành khoa học xã hội, mà còn gắn liền với khía cạnh y- sinh học của sự lão hoá. Các công trình nghiên cứu hiện đại về tâm lý NCT có thể liệt kê sau đây: - Thuyết nghiên cứu sự thay đổi tâm lý khi nghỉ hưu Nhà tâm lý học người Mỹ Ann Bowling (1998) đã thống kê ba thuyết chính về sự lão hóa và nghiên cứu tâm lý của người về hưu. Đó là: + Thuyết khủng hoảng, đứt đoạn cho rằng lao động là điều kiện cơ bản của sự hoà nhập xã hội và nghỉ hưu là mất sự hoà nhập đó. Đối với nhiều người, lao động không những là nguồn sinh sống mà còn là một yếu tố mà dựa trên đó họ xây 4
- dựng tình cảm về các giá trị tinh thần, về các giá trị tự khẳng định chính bản thân mình.Đối với mỗi người, vai trò làm người lao động là cơ bản nhất sau đó mới đến các vai trò xã hội khác như cha mẹ, hàng xóm, thành viên giải trí.Việc về hưu dẫn đến tâm trạng dễ biến thành khủng hoảng với những biểu hiện như chán chường, lo âu, bi quan, trầm cảm…tạo điều kiện cho một số rối loạn bệnh lý. Tỷ lệ tử vong tăng rõ rệt vào lứa tuổi 65 lại càng làm cho nhiều người cho thuyết này là đúng. + Thuyết liên tục: cho rằng việc ngừng làm việc không nhất thiết dẫn đến sự khủng hoảng tâm lý. Lao động không phải luôn dễ chịu và có tác dụng tốt với sức khoẻ và trạng thái hài lòng với cuộc sống.Các tác giả của thuyết này đã chứng minh là hoạt động giải trí cũng có thể đem lại cảm giác dễ chịu như mô tả đối với lao động, nhất là khi hoạt động giải trí đó được tạo nên nhờ công của lao động chính đáng mang lại. Hoạt động giải trí có đủ giá trị tinh thần để làm cầu nối giữa hoạt động và đời sống lúc nghỉ hưu làm nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc nghỉ hưu áp dụng cho toàn xã hội nên mỗi người đều có dịp làm quen với việc về hưu.Tình trạng làm mất đi nhiều biểu hiện có tính đột ngột kể cả về tâm lý lẫn thời gian thực hiện. Nghỉ hưu không nhất thiết dẫn đến sự khủng hoảng tâm lý và có ảnh hưởng xấu đáng kể so với lúc đi làm. + Thuyết kiểm soát và thích nghi tiếp cận tâm lý - xã hội về tuổi già cho rằng đối với NCT, việc kiểm soát sự lão hoá được coi là một trong những yếu tố thích nghi quan trọng. Người cao tuổi thường bị tác động bởi việc mất đi khả năng kiểm soát, có thể đi kèm với những mất mát thực tế liên quan đến đời sống tinh thần và thể chất. Việc kiểm soát môi trường sống của mình thay đổi tuỳ theo đặc điểm, tuổi tác của từng người và môi trường riêng của người đó. Một NCT biết kiểm soát sẽ hiểu được rằng, hiển nhiên ở tuổi già, việc các cơ quan dần bị lão hoá là không thể tránh được. Những chức năng tâm vận động sẽ vì thế mà suy giảm đi. Song cùng với tuổi tác, những người thông thường sẽ ý thức được sự già đi này. Đồng thời, về khía cạnh xã hội, việc người cao tuổi phải đối diện với sự nghỉ hưu cũng có một tác động mạnh; trong gia đình thì con cái dần tách ra sống riêng, khiến cho họ thấy cô đơn và vô dụng hơn bao giờ hết. Đó là khi mà biểu tượng của người cao tuổi về bản 5
- thân trở nên rất tiêu cực. Trong trường hợp này, ngoài việc để cho người cao tuổi tự kiểm soát sự lão hoá và cuộc sống của mình, những tác động từ xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng và cộng đồng là rất quan trọng trong việc mang đến cho người cao tuổi cái nhìn tích cực về bản thân.Tuy nhiên, sự mất kiểm soát cũng có thể xảy ra theo hướng đánh giá quá cao khả năng tự chủ của mình và tỏ ra muốn điều khiển môi trường xung quanh, cả về mặt xã hội lẫn vật chất; theo cách này thì những hậu quả đáng tiếc vẫn có thể xảy ra với người cao tuổi. Có thể nói rằng, mặt trái của việc thích nghi thái quá, đó là khi NCT có ảo tưởng về những khả năng quá mức của mình trong khi trên thực tế, ở lĩnh vực đó, họ chỉ còn là một cựu chuyên gia. Việc “thành công” trải qua tuổi già, theo nghĩa đảm bảo rằng mình sống tốt và có ích, dựa phần lớn vào khả năng mà kiểm soát được xã hội quanh mình và ý thức mà họ có về xã hội đó - Nghiên cứu về đời sống tình cảm của NCT Trong cuốn sách “Tâm lý học NCT”, nhà tâm lý học người Nga D.IA.Raigorodski ( 2004) đã cho rằng tình bạn ở tuổi già được gia tăng. Cảm giác bị bỏ rơi có thể được bù trừ, bổ khuyết bằng sự tham gia quan hệ với bạn bè . Như vậy, tình bạn ở tuổi già trở thành quan hệ tình cảm có ý nghĩa lớn đối với họ. Năm 2000, nhà tâm lý học người Đức Martin Pinquart trong tạp chí “Tâm lý và tuổi già”, đã làm thực nghiệm nghiên cứu “Tác động của trạng thái, mạng lưới và năng lực kinh tế - xã hội đối với sự phồn thịnh khách quan trong cuộc sống của người cao tuổi”. Một phân tích giả định và đưa ra kết luận như sau: NCT cảm thấy được thỏa mãn và hạnh phúc hơn khi sống trong mối quan hệ bạn bè vì họ có cùng nhóm tuổi và thường chia sẻ những đặc điểm , các kinh nghiệm và phong cách sống. Hơn nữa, họ luôn là nguồn vui của nhau, thường xuyên giao lưu và cùng nhau nghĩ về quá khứ tốt đẹp. - Hôn nhân và vai trò của NCT trong gia đình Công trình nghiên cứu của Martin Pinquart cho thấy NCT không thích sống chung với con cái khi con cái đã trưởng thành. Họ xác định sống trong những hộ gia đình tách biệt là một cách để duy trì sự độc lập, ủng hộ những tương tác tự 6
- nguyện và tránh xung đột giữa các thế hệ trong gia đình. Trong nghiên cứu của các nhà tâm lý học Mỹ có đề cập đến vấn đề ở tuổi già, phần lớn hôn nhân có nguồn gốc là sự luyến tiếc, sự duy trì và sự gần gũi về tinh thần. Các cặp vợ chồng già thường giúp đỡ lẫn nhau và họ hiểu rằng họ rất cần nhau. Chính vì vậy, ở tuổi này, người cao tuổi ít ly hôn . Năm 1998, trong tạp chí “Tâm lý và tuổi già”, ba tác giả Neal Krause, Kersey Liang, Shengzu Gu đã nghiên cứu vấn đề “Sự căng thẳng tài chính, sự hỗ trợ nhận được và các triệu chứng trầm cảm ở Trung Quốc”. Họ nhấn mạnh vai trò quan trọng của NCT trong đời sống ở Trung Quốc đã có từ hàng nghìn năm nay. NCT hầu như quyết định tất cả các vấn đề trong cuộc sống gia đình, họ được tôn kính bởi những thành viên ít tuổi hơn trong gia đình, bởi vì gia đình được hình thành theo con đường độc quyền, gia trưởng và người cao tuổi được coi là “trụ cột” của gia đình. Năm 1984, hai nhà tâm lý học người Nga M.IA.Xônhin và A.A. Dưxkin trong tác phẩm “Người cao tuổi trong gia đình và xã hội” đã đề cao vai trò của NCT trong gia đình trong việc chăm sóc và giúp đỡ con cháu và những hoạt động xã hội của họ. Đó là những hình ảnh của những người về hưu hàng ngày làm mọi công việc nội trợ trong nhà, chăm sóc cháu để giúp đỡ con cái, sử dụng thời gian rảnh rỗi để đi dạo, xem ti vi, tham gia các hoạt động xã hội. Nghiên cứu của hai nhà tâm lý học người Mỹ Stephen Worehel và Wayne Shebilsue cho thấy niềm hạnh phúc lứa đôi là điều rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng già. Những cặp vợ chồng già tìm thấy niềm hạnh phúc trong tình bạn gắn bó giữa hai người, sự thể hiện cảm xúc thật đối với nhau và sự đảm bảo về kinh tế cùng với những vấn đề khác. Trừ khi có các vấn đề về sức khỏe, còn bình thường thì các cặp vợ chồng già vẫn có thể có quan hệ tình dục tới tuổi 80 hoặc hơn. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Ở các nước Phương Đông như Việt Nam, truyền thống ”kính lão đắc thọ”, ”Uống nước nhớ nguồn” thì người cao tuổi là vấn đề khá nhạy cảm. Vì vậy, ngay trong tháng 1/1999 – tháng mở đầu của năm quốc tế NCT, đã có một hội thảo quốc 7
- gia về NCT. Hội thảo này đã gây sự chú ý của chính phủ và đông đảo các nhà khoa học. Trong những năm vừa qua, người cao tuổi đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu ở những khía cạnh khác nhau của đời sống tinh thần và vật chất của người cao tuổi. Vào năm 1977, chương trình nghiên cứu Y học tuổi già đã thực hiện một cuộc khảo sát lớn đầu tiên về sức khỏe của NCT (trên mẫu gồm 13.399 người từ 60 tuổi trở lên) ở các tỉnh phía Bắc. Cuộc khảo sát cung cấp một bức tranh về sức khỏe và bệnh tật của người cao tuổi ở miền Bắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn trợ cấp hưu không đủ chi dùng, rất nhiều người nghỉ hưu mang tâm trạng bị bỏ rơi, không được Nhà nước quan tâm đúng mức. Năm 1993 các nhà y khoa và xã hội học đã tiến hành nghiên cứu định lượng trên 196 khách thể là người nghỉ hưu tại Hà Nội. Theo kết quả nghiên cứu, người cao tuổi ở Hà Nội có liên hệ khá thân thiết với những người thân, do đó họ nhận được sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần đáng kể. Nghiên cứu cũng cho thấy, người nghỉ hưu có nhu cầu được người thân chăm sóc khi ốm đau là rất cao. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của gia đình trong cuộc sống của người nghỉ hưu. Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu cấp quốc gia về nhà ở, vào năm 1983, một nhóm nhà xã hội học đã tiến hành một khảo sát thực nghiệm về đời sống người nghỉ hưu ở nội thành Hà Nội. Mẫu nghiên cứu là 500 người nghỉ hưu ở bốn phường nội thành Hà Nội (Kim Liên, Bùi Thị Xuân, Thượng Đình và Hàng Bạc). Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu việc tổ chức cuộc sống gia đình của người nghỉ hưu vào các hoạt động của gia đình và xã hội tại nơi ở; sự biến đổi về địa vị và vai trò của người nghỉ hưu trong gia đình và trong xã hội và những chính sách cần thiết để vừa phát huy vốn kinh nghiệm và những năng lực phong phú của những người nghỉ hưu tiếp tục phục vụ xã hội, vừa đảm bảo cho họ một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa lúc tuổi già. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người nghỉ hưu không thấy có sự suy giảm uy tín đáng kể trong gia đình sau khi họ về hưu. Người nghỉ hưu vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt xã hội đáng kể giữa những người nghỉ hưu là công nhân, viên chức hay trí thức. Người 8
- công nhân nghỉ hưu ít tập thể dục, thể thao, ít đọc sách báo, nghe đài, xem tivi hơn so với viên chức, trí thức nghỉ hưu.Về mối quan hệ trong gia đình, một bộ phận lớn người nghỉ hưu có tâm trạng không hài lòng với con cái sống chung trong gia đình, lý do chủ yếu là do con cái ít quan tâm chăm sóc cha mẹ, thiếu tâm tình cởi mở với cha mẹ, con cái cư xử không đúng gây xúc phạm đến cha mẹ. Đây chỉ là những lý do về mặt tâm lý tác động của những yếu tố khác còn chưa được phân tích thỏa đáng. Một khảo sát của Viện xã hội học (năm 1990) về đời sống của người nghỉ hưu ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho thấy phần lớn các cụ nghỉ hưu đều băn khoăn làm sao để dễ hòa nhập với môi trường mới, Làm gì để có thêm thu nhập... Nghiên cứu cũng cho thấy, các cụ thường tìm những người có cũng sở thích, cảnh ngộ gần giống nhau để giao tiếp. Nghiên cứu của Lê Hà (1990) “Vài nét về đời sống tâm lý của người cao tuổi” qua khảo sát đời sống của các cụ về hưu ở quận Hai Bà Trưng – Hà Nội cho thấy khoảng 80% các cụ về hưu băn khoăn nhiều về vấn đề làm sao để dễ hòa nhập với môi trường mới? Làm gì đề có thu nhập? Nền kinh tế thị trường gây nhiều khó khăn đối với các cụ già, nhất là các cụ già cô đơn. Người nghỉ hưu có nguyện vọng được làm việc, được tiếp tục cống hiến cho xã hội phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của mình. Năm 1991, Viện Xã hội học thực hiện một nghiên cứu về người cao tuổi ở An Điền (Hải Hưng). Mục đích của nghiên cứu quan tâm đến các đặc trưng dân số học và xã hội học của nhóm người cao tuổi (cấu trúc lớp tuổi và giới tính, trạng thái sức khỏe và bệnh tật, địa vị kinh tế và nghề nghiệp, định hướng giá trị và tâm trạng), vai trò của người cao tuổi trong gia đình, cộng đồng và xã hội, hệ thống an sinh xã hội và tác động của hệ thống đó vào hoàn cảnh sống của người cao tuổi. Nghiên cứu cho thấy về tinh thần 40% các cụ cho rằng cuộc sống tinh thần sau khi nghỉ hưu kém đi. Một số người nhất là những người có lương hưu cao, có chức vụ khi tại chức, cảm thấy cuộc sống hưu trí cô đơn, buồn tẻ. Nghiên cứu cho thấy, vai trò và vị thế của người cao tuổi trong cộng đồng và gia đình giảm đáng kể so với trước đây. 9
- Trong hai năm 1991 đến 1992 Viện Xã hội học đã triển khai đề tài “NCT và an sinh xã hội” nghiên cứu khá công phu về đời sống của người cao tuổi ở nông thôn và thành thị nước ta từ góc độ xã hội học (lao động, thu nhập, hoàn cảnh kinh tế, tình hình nhà ở và tiện nghi, vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, việc tham gia công tác xã hội sau khi nghỉ hưu, hệ thống an sinh xã hội và tác động của hệ thống đó vào hoàn cảnh sống của người cao tuổi... ). Bài viết của Phùng Tố Hạnh “Giao tiếp xã hội và gia đình ở NCT”được rút ra từ kết quả của đề tài trên cho thấy giao tiếp của người nghỉ hưu chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ gia đình và bè bạn – những nhóm phi chính thức hơn là những nhóm chính thức (các tổ chức xã hội). Việc tham gia vào các tổ chức xã hội của người gia có xu hướng giảm, các hình thức hoạt động nghèo nàn. Nghiên cứu cũng cho thấy, ở nơi nào có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì ở đó số người cao tuổi tham gia các tổ chức xã hội sẽ tăng. Năm 1996, các nhà xã hội học thuộc Viện Xã hội học đã tiến hành cuộc khảo sát “NCT ở đồng bằng Sông Hồng” (trong đó có 16,63% người nghỉ hưu). Kết quả nghiên cứu cho thấy, đời sống của người cao tuổi đã khá lên so với nửa đầu những năm 90. Tuy nhiên do mức lương hưu và trợ cấp thấp không đủ sống nên nhiều người nghỉ hưu phải đi làm thêm (55,7). Gần 1/3 số người nghỉ hưu được hỏi (28,2%) cho biết họ có tâm trạng “buồn”. Nghiên cứu cũng cho thấy, đối với người nghỉ hưu nhu cầu chăm sóc sức khỏe và động viên tinh thần được đặt lên hàng đầu (80,3%) các cụ hưu trí, mất sức có nhu cầu này.Phần lớn người nghỉ hưu đều mong muốn đóng góp sức mình để giảm bớt khó khăn cho gia đình và xã hội. Nghiên cứu của Dương Chí Thiện (1999) về “Sự tham gia hoạt động xã hội của NCT ở đồng bằng sông Hồng” rút ra từ kết quả cuộc nghiên cứu trên đã đề cập đến sự tham gia vào các hoạt động xã hội của NCT và qua đó đánh giá những yếu tố tác động đến sự tham gia hoạt động xã hội của NCT ở vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả cho thấy tỷ lệ NCT tham gia vào các hoạt động xã hội ở các tổ chức phi chính thức cao hơn rất nhiều so với các tổ chức chính thức. Các yếu tố như khu vực cư trú; giới tính; độ tuổi; trình độ học vấn; nghề nghiệp; hoàn cảnh và điều kiện 10
- sống, tình trạng sức khỏe...đều có ảnh hưởng đến giao tiếp của NCT. Cụ thể, NCT ở khu vực đô thị thường có tỷ lệ tham gia các hoạt động xã hội cao hơn các cụ ở nông thôn trong hầu hết các tổ chức chính thức như Đảng, Chính quyền, Hội thọ, Hội Cựu chiến binh... Ngược lại, trong những hình thức tổ chức phi chính thức như đám cưới, hỏi, đám tang, đám giỗ, lễ chùa, lễ mừng thọ và các hình thức giao tiếp các hội tại cộng đồng như thăm hỏi hàng xóm, bạn bè... thì các cụ nông thôn lại có tỷ lệ tham gia cao hơn các cụ ở đô thị. Các cụ ông thường tham gia vào các hoạt động xã hội nhiều hơn các cụ bà. Nghiên cứu cũng cho thấy, các cụ có đời sống và thu nhập cao thường có tỷ lệ tham gia các hoạt động xã hội cao hơn các cụ có đời sống và thu nhập thấp hơn. Các cụ có trình độ học vấn cao hơn có tỷ lệ tham gia các hoạt động xã hội cao hơn các cụ có trình độ học vấn thấp, các cụ có tình trạng sức khỏe kém. Nghiên cứu của Nguyễn Hải Hữu (1999) cho thấy đa số người nghỉ hưu cảm thấy cuộc sống tinh thần thoải mái hơn khi làm việc, chỉ có 20% cảm thấy có cuộc sống nghèo nàn hơn so với trước. Nghiên cứu cũng cho thấy, hoạt động xã hội của NCT hiện nay co lại trong phạm vi gia đình, thân tộc nhiều hơn. Các hoạt động xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng, làng, xã còn rất nghèo nàn. Nghiên cứu của Nguyễn Phương Lan (2000) về “Tiếp cận văn hóa NCT”, trong đó có đề cập đến cuộc sống và hoạt động văn hóa tinh thần hàng ngày của người cao tuổi, trong đó có đề cập đến đời sống tâm lý, tình cảm cũng như nhu cầu của người nghỉ hưu ở đô thị hiện nay. Theo tác giả, NCT ở đô thị muốn cống hiến nhiều cho xã hội và vẫn muốn khẳng định mình, song không gian đô thị mở với nhịp sống công nghiệp và các mối quan hệ đúng thực sự bất lợi cho tuổi già vốn có nhịp điệu sinh học chậm và tâm lý trọng quan hệ tình cảm. Quan hệ láng giềng ở đô thị bị thiếu hụt do đó giao tiếp của NCT cũng như người nghỉ hưu bị bó hẹp trong phạm vi gia đình. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và Lê Trung Sơn (2003) về “Thực trạng NCT và các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc NCT ở Hà Tây” cho thấy NCT ở Hà Tây thỏa mãn tinh thần chủ yếu là vui chơi cùng con cháu (81,4%). NCT ở 11
- nông thôn sinh hoạt cùng con cháu thường xuyên hơn NCT ở thành thị (83,5% so với 77,4%). NCT ở thành thị tiếp cận với thông tin, tham quan, du lịch, thể dục thể thao và sinh hoạt đoàn thể một cách thường xuyên hơn nông thôn. Tỷ lệ các cụ ở thành thị tham gia các hoạt động Đảng, chính quyền cao hơn ở nông thôn. Các cụ ông tham gia nhiều hơn các cụ bà. Đa số các cụ (80,7%) đều hài lòng với sự chăm sóc của gia đình, con cháu. [26, tr 30-36]. Nghiên cứu của PGS. TS Hoàng Mộc Lan (2006): “Động cơ tiếp t c hoạt động lao động của người nghỉ hưu ở Hà Nội” được tiến hành trên 600 người về hưu ở Hà Nội cho thấy hơn 50% người nghỉ hưu vẫn muốn tiếp tục duy trì lao động nghề nghiệp do lương hưu thấp, thói quen làm việc và mong muốn giao tiếp với mọi người trong cơ quan, cơ sở mà họ đã sống, gắn bó nhiều năm. Trong đề tài nghiên cứu “Những đặc điểm tâm lý cơ bản của người về hưu ở Hà Nội” của Hoàng Mộc Lan đã đề cập đến sự thay đổi lớn của người về hưu: sức khoẻ suy giảm, quan hệ xã hội thu hẹp, thu nhập giảm, nhờ cậy con cái, người khác chăm sóc, bạn hữu thân cận qua đời,… Trạng thái này ảnh hưởng đến tinh thần người về hưu. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra được đặc điểm sự chuẩn bị tâm lý nghỉ hưu, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, động cơ tiếp tục lao động và tham gia vào các hoạt động, quan hệ giao tiếp trong gia đình, với bạn bè của người về hưu, đề xuất các hoạt động trợ giúp tâm lý- xã hội cho người về hưu để góp phần nâng cao chất lượng đời sống của họ Nghiên cứu của Đặng Vũ Cảnh Linh (2009):“NCT và các mô hình chăm sóc NCT ở Việt Nam” được tiến hành tại ba thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với mục đích tìm hiểu thực trạng và hiệu quả hoạt động của các loại hình dịch vụ chăm sóc NCT ở Việt Nam đã đề cập đến các mối quan hệ xã hội cũng như quan hệ gia đình của NCT Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy về quan hệ xã hội, NCT nghỉ hưu hiện nay thường xuyên tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng (trên 80% NCT thường xuyên đọc sách báo, xem tivi, nghe đài). Đây là một hình thức duy trì sự giao tiếp với xã hội của đa số NCT hiện nay. Có rất ít NCT tham gia các hình thức tham quan, du lịch, đi chơi với bạn bè…Có 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 366 | 100
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 502 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
82 p | 491 | 81
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
107 p | 435 | 79
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
119 p | 331 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
93 p | 307 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh
197 p | 267 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Sĩ quan Lục quân 2
133 p | 296 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học An ninh Nhân dân
178 p | 217 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh
106 p | 161 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
103 p | 188 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương
143 p | 171 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học
67 p | 150 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
103 p | 141 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự
124 p | 162 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Năng lực quản lý nhân sự của giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh
104 p | 127 | 19
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu
115 p | 152 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các Trung tâm Bảo trợ Xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
117 p | 119 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn