intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Thái độ của giáo viên trung học cơ sở về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tạo tiền đề để xây dựng chương trình tập huấn nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường cho giáo viên trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông nói riêng và trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trong nhà trường và cộng đồng nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Thái độ của giáo viên trung học cơ sở về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THỊ THANH TÂM THÁI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NÂNG CAO HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC ĐƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THỊ THANH TÂM THÁI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NÂNG CAO HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC ĐƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Mã số: 8310401.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thành Nam HÀ NỘI – 2020 i
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành chương trình học và luận văn thạc sĩ Tâm lý học, tôi đã nhận được vô vàn sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cá nhân và các tập thể. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thành Nam – người thầy đầy trí tuệ, nhiệt huyết và luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Các khoa học giáo dục và Trung tâm Thông tin Hướng nghiệp, Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý luôn nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền lại những tri thức quý giá tới các học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn TS. Mai Quốc Khánh – giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện khảo sát online và các thầy cô giáo đến từ 64 trường trung học cơ sở trên địa bàn 17 tỉnh, thành phố trong cả nước, đã nhiệt tình tham gia khảo sát. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – những người luôn động viên, khích lệ và hỗ trợ tôi trong suốt hơn 2 năm hoàn thành chương trình học thạc sĩ. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Tâm ii
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................... 6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................ 6 1.1.1. Tổng quan các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường. ......................................................................... 6 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường. ............................................. 15 1.2. Các hướng nghiên cứu về thái độ......................................................... 17 1.2.1. Các hướng nghiên cứu về thái độ.................................................. 17 1.2.2. Các thang đo dùng để nghiên cứu về thái độ ................................ 18 1.3. Các khái niệm công cụ ......................................................................... 20 1.3.1. Khái niệm thái độ .......................................................................... 20 1.3.2. Khái niệm sức khỏe tâm thần (SKTT). ......................................... 30 1.3.3. Khái niệm sức khỏe tâm thần học đường...................................... 31 1.3.4. Chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường ................................................................................................ 33 1.3.5. Giáo viên trung học cơ sở ............................................................. 36 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 42 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 43 2.1. Tổ chức nghiên cứu .............................................................................. 43 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 43 2.1.2. Mẫu nghiên cứu ............................................................................. 46 iii
  5. 2.2. Tiến trình nghiên cứu ........................................................................... 47 2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận ........................................................ 47 2.2.2. Giai đoạn khảo sát thực tế ............................................................. 48 2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 48 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................. 48 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi............................................. 49 2.3.3. Phương pháp thống kê toán học .................................................... 52 2.4. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 52 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 54 3.1. Thực trạng thái độ của GV THCS về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường. ................................................. 54 3.1.1. Thực trạng nhận thức của GV THCS về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường. ............................. 54 3.1.2. Cảm xúc của GV THCS khi tham gia hoặc được mời tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. ........ 69 3.1.3. Hành vi của GV THCS đối với chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. ................................................................ 71 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận thức về SKTT học đường của GV THCS. ............................................................................................ 78 3.2.1. Mối quan hệ giữa sự hiểu biết của GV về SKTT học đường với kinh nghiệm tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. .................................................................................... 78 3.2.2. Mối liên hệ giữa nhận thức về sự cần thiết của chương trình huấn luyện với sự hiểu biết đầy đủ về SKTT học đường ................................ 79 3.2.3. Mối quan hệ giữa nhận thức về lợi ích khi tham gia chương trình tập huấn về SKTT học đường với sự hiểu biết đầy đủ về SKTT học đường....................................................................................................... 80 iv
  6. 3.2.4. Mối quan hệ giữa giới tính, trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm, số tuổi của GV THCS với sự nhận thức về SKTT học đường. 83 3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc của GV THCS về các vấn đề SKTT học đường. ........................................................................................ 84 3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến đến mức độ sẵn sàng tham gia các nội dung trong chương trình tập huấn nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. ..................................................................................................................... 86 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................................................. 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 92 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 97 v
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐTB Điểm trung bình GV Giáo viên GV THCS Giáo viên trung học sơ sở HS Học sinh SD Độ lệch chuẩn SKTT Sức khỏe tâm thần SL Số lượng vi
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng khách thể nghiên cứu ...................................................... 43 Bảng 2.2. Một số đặc điểm khách thể nghiên cứu .......................................... 46 Bảng 3.1. Nhận thức của GV THCS về khái niệm sức khỏe tâm thần ........... 54 Bảng 3.2. Nhận thức của GV về mức độ cần thiết của chương trình nâng cao hiểu biết về SKTT trong công việc của mình. ................................................ 56 Bảng 3.3. Lý do GV tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường ............................................................................................. 57 Bảng 3.4. Nguồn thông tin mà các GV có thể tiếp cận các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường ................................................ 60 Bảng 3.5. Nhận thức của GV về lợi ích của chương trình nâng cao hiểu biết về SKTT học đường ........................................................................................ 62 Bảng 3.6. Nhận thức chung của GV THCS về các vấn đề SKTT học đường 66 Bảng 3.7. Cảm xúc của GV THCS khi tham gia hoặc được mời tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường ................. 70 Bảng 3.8. Kinh nghiệm tham gia các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường ................................................................................. 72 Bảng 3.9. Hành vi của GV THCS về các vấn đề SKTT học đường ............... 73 Bảng 3.10. Mức độ sẵn sàng của GV THCS khi được mời tham gia vào từng nội dung của một chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường cụ thể. ................................................................................................... 77 Bảng 3.11. Mối quan hệ giữa nhận thức về lợi ích khi tham gia chương trình tập huấn về SKTT học đường với sự hiểu biết đấy đủ về SKTT học đường. .......... 81 vii
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Nhận thức của GV THCS về khái niệm SKTT học đường ........ 55 Biểu đồ 3.2: Nhận thức của GV THCS về mức độ cần thiết của chương trình nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.......................................................... 57 Biểu đồ 3.3. Lý do GV tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường ........................................................................................ 59 Biểu đồ 3.4: Nguồn thông tin mà GV THCS có thể tiếp cận các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. ...................................... 61 Biểu đồ 3.5: Nhận thức của GV THCS về lợi ích của chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.......................................................... 65 Biểu đồ 3.6. Nhận thức chung của GV THCS về các vấn đề SKTT học đường .. 69 Biểu đồ 3.7: Cảm xúc của GV THCS khi tham gia hoặc được mời tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hểu biết về SKTT học đường. ................. 71 Biểu đồ 3.8: Kinh nghiệm tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. ................................................................................ 73 Biểu đồ 3.9: Hành vi của GV THCS về vấn đề SKTT học đường ................. 76 Biểu đồ 3.10. Mức độ sẵn sàng của GV THCS khi được mời tham gia vào từng nội dung của một chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường cụ thể ............................................................................................. 78 viii
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sức khỏe tâm thần (SKTT) là một bộ phận không thể tách rời trong định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong đó sức khỏe tâm thần không chỉ có nghĩa là không mắc các rối loạn tâm thần mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực của bản thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận thức tiềm năng của bản thân. Sức khỏe tâm thần học đường được hiểu là những vấn đề về sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi học đường. Theo một nghiên cứu của Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV) phối hợp với Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị tiến hành khảo sát thực trạng SKTT tại 3 trường THPT, trường THPT Vĩnh Linh, THPT A Túc (Đakrông) và THPT Đông Hà. Kết quả của cuộc khảo sát ở Trường THPT Vĩnh Linh cho thấy, có 104 em (9,03%) có vấn đề về SKTT, 56 em (5,01%) rối loạn về cảm xúc, 27 em (2,42%) có rối loạn về hành vi, 21 em (1,88%) tăng động, 19 em (1,7%) có vấn đề về bạn bè và 22 em (1,97%) có vấn đề về tiền xã hội. Năm 2011, một nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em và vị thành niên trên thế giới đã đưa ra con số thống kê có khoảng 10-20% trẻ em và vị thành niên chịu ảnh hưởng của các vấn đề sức khỏe tâm thần [16]. Theo thông tư 31 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 18/12/2017 về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông chứng tỏ rằng vấn đề sức khỏe tâm thần học đường đã được quan tâm hơn. Trong điều 8 vể tổ chức, cán bộ đã yêu cầu nhà trường cần có Tổ tư vấn, có giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn cho học sinh, những giáo viên đó phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ tư vấn tâm lý (có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường theo chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành). Như vậy, các thầy cô sẽ là người tham gia trực tiếp vào quá trình hỗ trợ tâm lý cho học 1
  11. sinh trong trường học, vì vậy các thầy cô sẽ cần phải nâng cao hiểu biết về các vấn đề SKTT học đường. Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi xảy ra hiện tượng dậy thì ở hầu hết các em học sinh. Đặc trưng của lứa tuổi này là sự phát triển nhanh, mạnh mẽ nhưng không cân bằng cả về thể chất và tâm lý. Từ đó dẫn đến hàng loạt các vấn đề khó khăn tâm lý và các vấn đề SKTT xuất hiện. Các thầy cô cần phải là những người có kiến thức để phát hiện sớm và có những sự hỗ trợ sớm cho những HS đó, tránh gây ra những hậu quả nặng nề. Ngày 22/3/2019 ở trường THCS Phù Ủng (Hưng Yên) đã xảy ra vụ việc 5 em học sinh nữ đánh hội đồng một bạn học sinh khác cùng lớp, ngoài ra nhóm học sinh này còn quay clip lại và gửi clip cho một số bạn khác cùng lớp như khoe một chiến tích của mình. Được biết bạn học sinh bị đánh có hoàn cảnh rất khó khăn, là học sinh hiền lành và trước kia đã từng bị bắt nạt rất nhiều lần: bắt chép bài hộ, viết bản tường trình, trực nhật lớp … Sau khi sự việc xảy ra, bạn học sinh đó đã bị sốc tâm lý và phải nhập viện điều trị ở bệnh viện tâm thần Hưng Yên. Từ những lý do trên tôi quyết định thực hiện đề tài: “Thái độ của giáo viên trung học cơ sở về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường”. Luận văn kì vọng có thể trả lời câu hỏi: Thái độ của thầy cô về tính cấp thiết của việc nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường? Mức độ sẵn sàng tham gia của thầy cô đối với những nội dung có trong một chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần cụ thể là the Guide? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thái độ của giáo viên về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường? Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và xây dựng chương trình phù hợp giúp nâng cao hiểu biết của GV THCS về các vấn đề SKTT học đường. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm tạo tiền đề để xây dựng chương trình 2
  12. tập huấn nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường cho giáo viên trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông nói riêng và trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trong nhà trường và cộng đồng nói chung. 3. Giả thuyết nghiên cứu Các GV THCS đều nhận thức được tầm quan trọng của chương trình và có cảm xúc tích cực nếu được mời tham gia vì vậy các GV THCS sẵn sàng tham gia vào các nội dung của chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận - Tổng quan các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. - Tổng quan các nghiên cứu về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường. - Tổng quan các hướng nghiên cứu và các thang đo nghiên cứu về thái độ. - Thao tác các khái niệm liên quan đến đề tài: Thái độ, giáo viên trung học cơ sở, chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường, sức khỏe tâm thần, sức khỏe tâm thần học đường. - Nghiên cứu các quy định, thông tư của nhà nước về các hướng dẫn thực hiện hỗ trợ tâm lý cho học sinh phổ thông. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn - Nghiên cứu nhận thức của GV THCS về khái niệm SKTT học đường, mức độ cần thiết của chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường, lợi ích của chương trình nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. - Nghiên cứu cảm xúc của GV THCS khi được mời tham gia chương 3
  13. trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. - Nghiên cứu mức độ sẵn sàng tham gia vào từng nội dung của chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của GV THCS đối với chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. - Ngoài ra, chúng tôi cũng nghiên cứu lý do mà GV sẽ tham gia chương trình, nguồn thông tin mà GV có thể tiếp cận được các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường và thời điểm nào phù hợp để tổ chức chương trình sao cho có nhiều GV tham gia nhất. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Thái độ của GV THCS về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường. 5.2. Phạm vi nghiên cứu 345 GV THCS ở các trường THCS trên cả nước, có đại diện ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam, có đại diện trường ở khu vực nông thôn, thành phố, bán đô thị, miền núi. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp này để khai thác tài liệu, báo, tạp chí khoa học, các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Chúng tôi sử dụng bảng hỏi để điều tra về thái độ chung về việc nâng cao hiểu biết về SKTT học đường và thái độ về một chương trình nâng cao hiểu biết về SKTT học đường cụ thể của GV THCS. 4
  14. 6.3. Phương pháp xử lý số liệu Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 23.0 để sử lý số liệu. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu. 5
  15. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường. Trên thế giới Ngay từ những năm đầu thế kỉ 21, ở một số nước trên thế giới đã có nhiều chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần (SKTT) ở trường học và đã đạt được thành công nhất định. - Một số chương trình ở Australia: MindMatters, Schools Research Initiative, Mental Illness Education, Mental health first aid, Sucide Intervention Project, Mental health first aid treining for high school teachers. - Một số chương trình ở Hoa Kì: The Science of Mental Illness curiculum supplemant, Mental Illness Awereness Week program, The Guide. - Một số chương trình ở Anh và Đức: Mental Health Awareness in Action program, “Crazy? So what! It’s normal to be different” - Malawi và Tanzania: The African Guide: Malawi version (AGMv) - Campuchia: The Guide - Canada: the Guide 6
  16. Chương trình Mental Illness Awareness Week nhằm nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên với việc tìm kiếm sự giúp đỡ cho các vấn đề SKTT. Các chủ đề được nói đến trong chương trình gồm có: tâm thần học, ma túy, rượu, tự tử, trầm cảm. Hầu hết các học sinh đã tham gia chương trình đều hứng thú và bày tỏ sự quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về các chủ đề SKTT. Các học sinh tham gia chương trình đã có thái độ tích cực với việc tìm kiếm sự giúp đỡ của các bác sĩ tâm thần.. Như vậy, bước đầu chương trình cũng đã có sự thành công nhất định trong việc nâng cao hiểu biết về một số vấn đề SKTT và giúp thay đổi thái độ về việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ tâm thần giúp cho việc can thiệp được thuận lợi hơn [12]. Chương trình MindMatter cung cấp một khung chương trình nhấn mạnh vào việc thúc đẩy sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên trong môi trường học đường theo hướng tiếp cận toàn trường. Đây là chìa khóa giúp nâng cao sức khỏe thanh thiếu niên vì nó có tiềm năng phát triển các phản ứng cộng đồng tích hơn với các nhu cầu của thanh thiếu niên. Thông qua việc to ra môi trường tiếp cận toàn trường có lợi cho sức khỏe tinh thần và có kết nối với những lực lượng trong cộng đồng khác, trường học trở thành chìa khóa để giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên trên tất cả khía cạnh của cuộc sống. Chương trình đã giúp nhận ra vai trò quan trọng của nhà trường trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh và giúp cho quá trình sàng lọc học sinh có vấn đề để có hướng can thiệp kịp thời [25]. Chương trình “Crazy? So what! It’s normal to be different” được thực hiện với mục đích nâng cao nhận thức về SKTT cho những người trẻ và giảm kì thị đối với người mắc tâm thần phân liệt dành cho học sinh THCS từ 14 – 18 tuổi. Hoạt động chính của dự án là buổi gặp mặt với bệnh nhân tâm thần phân liệt. Chương trình đã giúp làm giảm lối suy nghĩ tiêu cưc, và tăng xu 7
  17. hướng tích cực trong việc cải thiện khoảng cách xã hội. Chương trình có một tên gọi gây tò mò cho người nghe vì vậy có thể thu hút được học sinh tham gia chương trình. Ưu điểm của dự án này là chú trọng đến việc tìm bệnh nhân tâm thần phân liệt có độ tuổi tương đồng với những người tham gia để người tham gia dễ dàng xác định dấu hiệu của người mắc tâm thần phân liệt [30]. Chương trình phòng ngừa tự tử (Sucide Intervention Project) được thiết kế dựa trên chiến lược giáo dục đồng đẳng nhiều lớp nhằm mục đích sử dụng phương pháp phòng ngừa và can thiệp sớm như một biện pháp nâng cao năng lực phản ứng với vấn đề tự tử trong trường đại học. Những người tham gia được đào tạo để có thể nhận ra các vấn đề SKTT ở người khác và họ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với các sinh vên khác về các vấn đề SKTT và có kiến thức về các dịch vụ hỗ trợ SKTT dành cho sinh viên. Nhìn chung, chương trình có hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe tâm thần bằng cách cải thiện sự tự tin của những người tham gia chương trình trong việc phản ứng với những sự đau khổ của những người khác [24]. Chương trình Mental Health Awareness in Action program thực hiện nghiên cứu trên 472 học sinh các trường THCS ở Anh. Các học sinh được tham dự hai hội thảo và hoàn thành khảo sát liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi về SKTT. Trong giai đoạn đầu, các học sinh có phản ứng khá tiêu cực về các vấn đề SKTT, ở giai đoạn sau thái độ tích cực tăng lên đáng kể. Qua quá trình nghiên cứu nhận thấy có sự thay đổi lớn đối với những học sinh nữ và những học sinh có mối quan hệ cá nhân với người có vấn đề về SKTT. Kết quả của chương trình đã tạo ra những thay đổi tích cực về thái độ của những người tham gia với những người có vấn đề về SKTT [26]. Chương trình The Science of Mental Illness curiculum supplement nghiên cứu trên 1500 học sinh THCS trên toàn nước Mỹ nhằm đánh giá tác động của một chương trình can thiệp về thái độ kì thị liên quan đến các vấn đề 8
  18. SKTT. Hai câu hỏi nghiên cứu được kiểm tra là (1) Những kiến thức và thái độ cơ bản về SKTT của nhóm học sinh này là gì? (2) tham gia vào khóa học này có giúp nâng cao hiểu biết và cải thiện thái độ của học sinh về các vấn đề SKTT hay không? Đây là một chuỗi các hoạt động trong chương trình được hỗ trợ bởi rất nhiều đơn vị liên quan và được công nhận trên nhiều nước. Ưu điểm của chương trình là nội dung kết hợp các khám phá khoa học tiên tiến, dữ liệu khoa học chính xác và nghiên cứu trường hợp thực tế. Chương trình chức các thông tin bao quát và sử dụng các chiến lược học tập tích cực, áp dụng tư duy sáng tạo. Các module bao gồm cả các hoạt động trên lớp dựa vào sách vở và hoạt động trên trang web, mỗi phần gồm 5-6 bài học được thiết kế trong khoảng 45 phút được viết dưới dạng kế hoạch bài học để các giáo viên không chuyên cũng có thể thực hiện được [32]. Chương trình Mental Illness Education góp phần đáng kể giúp tăng nhận thức của học sinh về sức khỏe tâm thần, và cũng giúp giảm đáng kể sự kì thị của những người tham gia đối với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, chương trình chưa thực sự thành công trong việc khuyến khích học sinh tìm kiếm sự trợ giúp [28] Chương trình Beyondblue Schools Research Initiative được thiết kế để đánh giá tác động của cách tiếp cận toàn diện đối với việc ngăn ngừa trầm cảm ở thanh thiếu niên, thông qua sự tăng cường các yếu tố bảo vệ từ phía môi trường và cá nhân trong bối cảnh trường học. Các yếu tố bảo vệ từ phía môi trường gồm có: an ninh và an toàn, sự hỗ trợ xã hội và mối quan hệ xã hội tích cực, sự tham gia và kết nối xã hội. Các yếu tố bảo vệ từ phía cá nhân gồm có: kỹ năng giải quyến vấn đề, kỹ năng ứng phó và kỹ năng xã hội, phong cách suy nghĩ tích cực. Nói chung chương trình đã có hướng tiếp cận khá toàn diện và đầy đủ đối với việc ngăn ngừa trầm cảm ở thanh thiếu niên [31]. 9
  19. Chương trình Mental health first aid đào tạo những thành viên trong cộng đồng để trợ giúp sớm cho những người mắc các vấn đề về SKTT. Khóa học gồm 12 giờ chia làm 4 bài, mỗi bài 3 giờ. Chương trình cung cấp năm bước để sơ cứu tâm lý bao gồm: (1) đánh giá rủi ro vấn đề tự tử hoặc tự hại, (2) lắng nghe không phán xét, (3) trấn an và cung cấp thông tin, (4) khuyến khích thân chủ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp, (5) khuyến khích những chiến lược tự lực. Chương trình đã mang lại kết quả khả quan cho những người tham gia chương trình: có sự cải thiện phù hợp với các chuyên gia y tế về phương pháp điều trị, cải thiện những hành vi giúp đỡ, tự tin hơn trong việc cung cấp sự trợ giúp và giảm khoảng cách xã hội giữa những người có vấn đề SKTT. Tuy nhiên chương trình chưa có sự đánh giá hiệu quả ở những thân chủ được sự trợ giúp từ những người đã từng tham gia chương trình [17]. Chương trình Mental Health First aid for high school teachers là một chương trình đã được chỉnh sửa sao cho phù hợp với đối tượng tham gia là những giáo viên THCS và THPT và phù hợp với đối tượng giúp đỡ hướng tới là các học sinh trong trường học. Quy trình đánh giá và đào tạo người tham gia chương trình khá chặt chẽ, suốt cả quá trình thực hiện chương trình, những người tham gia phải thực hiện 3 bài khảo sát: khảo sát đầu vào, khảo sát đầu ra và khảo sát theo dõi sau 6 tháng; đồng thời để đánh giá tác động của chương trình đến học sinh thì cũng đã có một khảo sát dành cho học sinh sau quá trình theo dõi 6 tháng. Chương trình đào tạo đã giúp giáo viên có thêm kiến thức, thay đổi niềm tin về việc trị liệu, trở nên giống như các chuyên gia về SKTT, giảm sự kì thị và tăng sự tự tin trong việc giúp đỡ học sinh và đồng nghiệp. Hiệu quả của chương trình cũng tác động gián tiếp đến các học sinh, học sinh đã báo cáo rằng họ nhận được nhiều thông tin về SKTT hơn từ những nhân viên nhà trường. Hầu hết các thay đổi được tìm thấy trong 10
  20. 6 tháng theo dõi sau khóa học. Tuy nhiên đối với những học sinh có vấn đề SKTT thì chưa tìm thấy có hiệu quả [13]. Chương trình The Guide là một trong những chương trình giáo dục kiến thức về SKTT đầu tiên được triển khai trong trường học ở Canada. Qua kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình, các nhà nghiên cứu thấy rằng, chương trình The Guide có thể được thực hiện bởi các giáo viên trong trường học, không nhất thiết phải là các chuyên gia về SKTT. Vì vậy, góp phần nhanh chóng lan tỏa và mở rộng mô hình thực hiện giúp chứng minh tác động tích cực của chương trình và cải thiện hiểu biết, thái độc của học sinh về các vấn đề SKTT [12]. Chương trình The African Guide: Malawi version (AGMv) là chương trình The Guide đã được chỉnh sửa sao cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở Malawi và Tanzania. Chương trình mang đến một cách tiếp cận hiệu quả và bền vững để nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần cho các nhà giáo dục và học sinh trên toàn cầu. Góp phần thúc đẩy sức khỏe tâm thần tích cực, giảm sự kì thị. Với quy trình đánh giá 3 vòng: đánh giá đầu vào, đánh giá đầu ra và đánh giá theo dõi sau 3 ngày, chương trình cho thấy có hiệu quả trong việc nâng cao hiểu biết và thái độ của các nhà giáo dục với các vấn đề SKTT. Có thể nói đây là một chương trình khá mới mẻ ở thời điểm đó đối với Malawi nói riêng và những nước đang phát triển nói chung [18]. Chương trình School–base mental health literacy programs là một chương trình mới được thích ứng ở Campuchia, chương trình được thiết kế, đánh giá qua nhiều bước, sử dụng thang đo được thiết kế sẵn có trong chương trình The Guide. Thông qua quá trình thực nghiệm đã cho thấy kết quả tích cực trong việc nâng cao nhận thức, thái độ của GV và HS về các vấn đề SKTT [25]. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2